Báo cáo Giải pháp Kỹ năng lắp đặt và kiểm tra mạch điện ở môn Công nghệ 9
Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về môn Công nghệ tôi thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau:
a.Về tâm lý:
Các em còn ngại môn học, không có hứng thú học tập bởi vì các em nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi tốt nghiệpvà lại môn phụ . Xem những điều được học sẽ không giúp ích được gì cho cuộc sống, sản xuất và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
b.Về kiến thức:
Đây là môn học được xây dựng dưới dạng mô đun kỷ năng nghề, đơn vị kiến thức còn mới lạ và mang tích chất thực hành nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực hành.
c.Về kỹ năng:
Học sinh chưa được tiếp xúc với thực tiễn nên những dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành tương đối mới lạ với các em. Do đó quá trình thực hành của học sinh để hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được theo yêu cầu kĩ thuật, theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp nhiều khó khăn.
d.Về điều kiện cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng mỗi học sinh tự thực hành mà phải thực hành theo nhóm lớn (mỗi tổ một nhóm). Nhà trường không đủ không gian, điều kiện mua sắm thêm. Mặt khác do điều kiện kinh tế nên việc các em tự mua sắm thêm đồ dùng để phục vụ cho học tập lại càng khó khăn hơn.
Do những nguyên nhân trên nên dẫn đến kết quả thu được là tỉ lệ học sinh trung bình cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, còn có học sinh yếu. Đặc biệt là kĩ năng thực hành là rất hạn chế.
Từ tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi phải suy nghĩ và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Sau mỗi tiết dạy tôi lại đánh giá chất lượng, sự hứng thú của học sinh và dần dần tôi đã hình thành được “kỹ năng thực hành trong môn công nghệ 9”, mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà.
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm này tôi thấy các em hứng thú, hăng say, sôi nổi trong việc tiếp thu bài mới. Đặc biệt là nhiệt tình, chăm chị, nhanh nhẹn và thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thực hành. Từ đó chất lượng và hiệu quả thực hành của các em được nâng cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp Kỹ năng lắp đặt và kiểm tra mạch điện ở môn Công nghệ 9

CHUYÊN ĐỀ: KỸ NĂNG LẮP ĐẶT VÀ KIỂM TRA MẠCH ĐIỆN Ở MÔN CÔNG NGHỆ 9 I. THỰC TRẠNG: 1. Đối với nhà trường: Thiết bị dạy học được cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng, (cơ số 4), một số thiết bị có chất lượng kém. Phòng học bộ môn của trường còn tạm bợ, không gian hẹp và kèm nhiều môn khác nên việc dạy thực hành gặp không ít khó khăn trong việc sắp xếp bố trí phân công vị trí học thực hành, đồ dùng, thiết bị. Số lượng học sinh trong một lớp 32 em nên khi phân chia trang thiết bị không đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu để tự chủ động trong học tập. Từ đó dẫn đến công tác hướng dẫn quản lý các em gặp nhiều khó khăn. 2. Đối với giáo viên: Được đào tạo đúng chuyên ngành, nhiệt tình và luôn cố gắng học hỏi. 3. Đối với học sinh: Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về môn Công nghệ tôi thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau: a.Về tâm lý: Các em còn ngại môn học, không có hứng thú học tập bởi vì các em nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi tốt nghiệpvà lại môn phụ . Xem những điều được học sẽ không giúp ích được gì cho cuộc sống, sản xuất và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. b.Về kiến thức: Đây là môn học được xây dựng dưới dạng mô đun kỷ năng nghề, đơn vị kiến thức còn mới lạ và mang tích chất thực hành nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực hành. c.Về kỹ năng: Học sinh chưa được tiếp xúc với thực tiễn nên những dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành tương đối mới lạ với các em. Do đó quá trình thực hành của học sinh để hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được theo yêu cầu kĩ thuật, theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp nhiều khó khăn. d.Về điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng mỗi học sinh tự thực hành mà phải thực hành theo nhóm lớn (mỗi tổ một nhóm). Nhà trường không đủ không gian, điều kiện mua sắm thêm. Mặt khác do điều kiện kinh tế nên việc các em tự mua sắm thêm đồ dùng để phục vụ cho học tập lại càng khó khăn hơn. Do những nguyên nhân trên nên dẫn đến kết quả thu được là tỉ lệ học sinh trung bình cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, còn có học sinh yếu. Đặc biệt là kĩ năng thực hành là rất hạn chế. Từ tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi phải suy nghĩ và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Sau mỗi tiết dạy tôi lại đánh giá chất lượng, sự hứng thú của học sinh và dần dần tôi đã hình thành được “kỹ năng thực hành trong môn công nghệ 9”, mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà. Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm này tôi thấy các em hứng thú, hăng say, sôi nổi trong việc tiếp thu bài mới. Đặc biệt là nhiệt tình, chăm chị, nhanh nhẹn và thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thực hành. Từ đó chất lượng và hiệu quả thực hành của các em được nâng cao. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Thực tế dạy học môn Công nghệ 9 mô đun: “Lắp đặt mạng điện trong nhà” tại trường tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm khi dạy thực hành cụ thể như sau: 1. Về việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh. * Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kĩ các tài liệu, phương pháp để giảng dạy lí thuyết đạt hiệu quả cao đặc biệt là tìm hiểu nguyên lí, vẽ sơ đồ lắp đặt và quy trình lắp đặt. Khi vẽ sơ đồ lắp đặt giáo viên lưu ý: Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ mà dựa vào đó học sinh lắp đặt mạch điên. Do đó giáo viên phải vẽ rõ ràng, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Củ thể: + Đường đi dây phải song song, vuông góc. + Bố trí các thiết bị điện trên bảng điện phải cân đối. + Các dây dẫn vào bảng điện, đồ dùng điện (bóng đèn) nơi nào thì ra nơi đó, tương tự đối với các dây dẫn nằm ngang. Tôi xin đưa ra sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện: - Giáo viên phải hiểu rõ cấu tao, nguyên lí làm việc và cách kiểm tra các thiết bị điện, đồ dùng điện, vật liệu điện và dụng cụ. Để từ đó mới hướng dẫn và cùng học sinh khắc phục được các sự cố có thể sẩy ra. - Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị điện, đồ dùng điện, vật liệu điện và dụng cu cho các nhóm thực hành như đã giữ tính. - Giáo viên phải lắp đặt thử mạch điện trước khi dạy thực hành. - Lập kế hoạch cho tiết dạy. * Đối với học sinh: - Xem trước và hiểu nội dung lí thuyết. - Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cu như giáo viên đã giao. 2. Về tổ chức ổn định lớp. - Phân nhóm học sinh theo tổ. Lưu ý số lượng và chất lượng học sinh trong các nhóm phải tương đối đồng đều. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo đúng nội quy, yêu cầu của phòng thực hành. - Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng lên nhân dụng cụ, vật liệu và thiết bị cho nhóm của mình. 3. Hướng dẫn ban đầu. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, quy trình của bài thực hành. - Giáo viên phải làm mẫu các kĩ năng, thao tác mới. Chú ý làm chậm và đúng kĩ thuật để học sinh theo dõi, quan sát. Làm đến đâu giáo viên giới thiệu đến đó. 4. Hướng dẫn thường xuyên. - Giáo viên đến từng nhóm để hướng dẫn, uốn nắn về thao tác, tác phong để học sinh hình thành các kĩ năng mới. Đồng thời đặt các câu hỏi cho các thành viên trong nhóm để phân loại được các thành viên trong nhóm. Điều này thuận trong công việc đánh giá học sinh khách quan hơn. - Khi thấy nhiều học sinh mắc phải sai sót, thì phải cho cả lớp ngừng công việc để hướng dẫn lại. - Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh làm việc theo đúng quy trình kĩ thuật và đảm bảo an toàn. 5. Công tác kiểm tra, đánh giá. - Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh. - Sau khi hoàn thành sản phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh tự kiểm tra lại sản phẩm của nhóm mình. Sau đó giáo viên kiểm tra lại một lần nữa. - Sản phẩm nhóm nào đạt yêu câu giáo viên tập hơp lại một nơi để thuận lợi cho việc đánh giá. Sản phẩm nào chưa đạt yêu câu, giáo viên hướng dẫn học sinh biện pháp khắc phục. - Những sản phẩm đạt yêu câu giáo viên cho vận hành. Đây là bước rất quan trọng, vì lúc này học sinh mới thấy được thành quả lao động của nhóm mình, tạo nên hứng thú cho các tiết thực hành tiếp theo. - Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh giá chéo sản phẩm lẫn nhau, sau đó giáo viên đánh giá và cho điểm các nhóm. 6. Hướng dẫn kết thúc. - Yêu cầu học sinh tự rút cho mình bài học kinh nghiệm để khắc phục những sai sót mà mình chưa đạt được trong bài thực hành. - Giáo viên nhân xét, đánh giá giờ thực hành, tuyên dương các nhóm có thành tích tốt trong buổi thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh don vệ sinh nơi mình làm việc. Quá trình áp dụng các giải pháp trên giúp các em hình thành và rèn luyện cho bản thân một số kỷ năng lao động nghề nghiệp, làm việc đúng quy trình kĩ thuật và làm quen với nghề điện. Đồng thời giúp các em sau khi học xong có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày và điều quan trọng hơn nữa góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Tiên điền ngày 06 tháng 12 năm 2021 Người thực hiện Hoàng văn Hùng
File đính kèm:
bao_cao_giai_phap_ky_nang_lap_dat_va_kiem_tra_mach_dien_o_mo.doc