Báo cáo Sáng kiến Mô hình mạng điện đơn giản
Môn công nghệ là môn học có tính ứng dụng cao, nó bao gồm các lĩnh vực rất gần gũi với cuộc sống.
Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà được xây dựng dưới dạng mô đun kĩ năng nghề nhằm mang lại cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết của từng lĩnh vực nghề nghiệp, hình thành và rèn luyện cho các em thói quen làm việc chính xác, khoa học, theo tác phong công nghiệp. Từ đó, các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày, đồng thời góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
Mặt khác, dạy kĩ thuật đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức tới học sinh mà phải biết gắn giữa lý thuyết với thực hành, dạy học gắn liền với thực tiễn. Có câu:
“Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một làm”
Trong các bài học đã có các hình ảnh để bổ trợ cho phần học của học sinh nhưng phần hoạt động của các đồ dùng điện và mạch điện khi quan sát bằng tranh ảnh thì học sinh không thể hiểu được. Để giúp cho học sinh hiểu bài một cách dễ dàng thay vì quan sát tranh ảnh từng đồ dùng thì tôi đã nghĩ ra cách đó là lắp các đồ dùng này thành một mạng điện đơn giản nhằm đem lại cho các em hiểu sâu hơn về các phần tử điện cũng như nguyên tắc hoạt động trong mạch điện, qua đồ dùng trực quan này thì học sinh sẽ nắm được bài học dễ dàng hơnmà không mất nhiều thời gian giải thích.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Mô hình mạng điện đơn giản

2 dây nguồn (2 dây nguồn này được nối với 2 chân của phích cắm để lấy điện) + Chân 2, 4 (nối ra phụ tải) nối xuống cực phía trên của cầu dao (cực động) + Hai chân phía dưới cầu dao lúc này đóng vai trò giống như 2 dây nguồn của nguồn điện. (Dây đỏ đặc trưng cho dây pha, dây màu vàng đặc trưng cho dây trung tính) + Chân 1 của cầu chì 1 và 2 nối lên dây pha + Chân 2 cầu chì 2 nối với chân 1 của công tắc, chân thứ 2 của công tắc nối với 1 chân của bóng đèn, chân còn lại của bóng đèn nối với dây trung tính. + Chân 2 của cầu chì 1 nối với chân 1 của ổ cắm và chân thứ 2 của ổ cắm nối với dây trung tính. + Phích cắm thứ 2 nối với quạt điện. Bước 5: Luồn dây dẫn vào ống ghen hình chữ nhật Bước 6: Hoàn chỉnh mạch điện Sau đó lắp ống ghen lại ta được một mạch điện hoàn chỉnh như hình IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 3 năm 2019 - Ngày sáng kiến được áp dụng chính thức: tháng 3 năm 2020. - Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Lộc Tấn; Học sinh lớp 8A1 của trường Trung học cơ sở Thị trấn Lộc Ninh (Tại kỳ thi GV dạy giỏi vòng Huyện năm học 2020 – 2021). + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 1. Tính khoa học - Sáng kiến mô hình mạng điện đơn giản được sắp xếp các phần tử điện, thiết bị điện như: Công tơ điện, cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện, các đồ dùng điện trên một bảng phóc di động một cách có hệ thống, chính xác và khoa học dễ dàng cho học sinh quan sát về cấu tạo của mạng điện trong nhà đơn giản . 2. Tính sáng tạo - Thiết bị của trường chưa có bộ đồ dùng dạy học này nên việc phát minh, nghiên cứu ra bộ đồ dùng này có ý nghĩa rất to lớn và mang tính sáng tạo thể hiện sự liên thông, liên kết giữa nội dung phần kĩ thuật điện (lớp 8) với mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà lớp 9, phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. 3. Tính thực tiễn - Bộ đồ dùng dạy học này đảm bảo tính thực tiễn của các bài học trong môđun điện môn Công nghệ 8,9 vật liệu dễ kiếm, dễ làm đã được tôi áp dụng mang lại hiệu quả cao tại trường Trung học cơ sở Lộc Tấn, và trong tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học vừa qua được thầy Trần Văn Sáng ( Giáo viên trường THCS Lộc Hiệp) sử dụng làm đồ dùng giảng môn công nghệ 8 - Sáng kiến có thể nhân rộng đại trà trong toàn huyện Lộc Ninh mà không cần chỉnh sửa, bởi mô hình này được làm để ứng dụng dạy học với đối tượng học sinh theo vùng miền theo chuẩn kiến thức kĩ năng không mang tính xa vời, trừu tượng. - Nhờ có đồ dùng này làm cho bài học sinh năng động hơn, học sinh có thể tham gia vào việc lắp đặt mạch điện đơn giản ở gia đình. - Bồ đồ dùng này đảm bảo tính lâu dài, vĩnh cửu có thể để lại qua từng năm học để đáp ứng quá trình dạy và học mà không phai màu, cháy, chập, bị hỏng. 4. Tính hiệu quả - Qua quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài mà còn mạnh dạn hơn trong việc thực hành lắp mạch điện cũng như vận hành mạch điện nhất là đối với những em học sinh nữ từ đó các em yêu thích môn học hơn, khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai một số em còn mạnh dạn nói theo nghề điện dân dụng. - Không chỉ các em hoàn thành các sản phẩm của mình ngay tại lớp học mà các em có thể lắp đặt được mạch điện đơn giản ngay tại gia đình của mình. - Giúp giáo viên, học sinh đạt hiệu quả cao trong quá trình hướng dẫn thực hành và thực hành. giúp cho học sinh biết tiết kiệm dây dẫn điện trong bước nối dây mạch điện biết, tiết kiệm điện cho gia đình, xã hội đồng thời giáo dục cho học sinh về tính an toàn điện trong quá trình thực hành. Ngoài ra, tiết kiệm được chi phí mua đồ dùng (Với mô hình này nếu chúng ta đặt mua của công ty thiết bị giáo dục giá thành lên đến từ 110000- 150000 nghìn đồng trong khi đó chi phí lắp đặt của mô hình này chỉ mất 412000 giá rẻ rất nhiều) Lộc Tấn, ngày 15 tháng 04 năm 2021 Thủ trưởng Đơn vị (nhận xét và xác nhận) Người viết Phan Thị Hiền CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến Trường Trung học cơ sở Lộc Tấn; - Hội đồng Sáng kiến huyện Lộc Ninh. Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp 1 Phan Thị Hiền 03/9/1981 Trường THCS Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, Bình Phước Giáo viên Đại học sư phạm kĩ thuật 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Mô hình mạng điện đơn giản” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Lộc Tấn - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công nghệ công nghiệp) - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 3/2020 - Mô tả bản chất sáng kiến: + Tình trạng của giải pháp đã biết: Môn công nghệ là môn học có tính ứng dụng cao, nó bao gồm các lĩnh vực rất gần gũi với cuộc sống. Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà được xây dựng dưới dạng mô đun kĩ năng nghề nhằm mang lại cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết của từng lĩnh vực nghề nghiệp, hình thành và rèn luyện cho các em thói quen làm việc chính xác, khoa học, theo tác phong công nghiệp. Từ đó, các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày, đồng thời góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Mặt khác, dạy kĩ thuật đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức tới học sinh mà phải biết gắn giữa lý thuyết với thực hành, dạy học gắn liền với thực tiễn. + Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Trong các bài học đã có các hình ảnh để bổ trợ cho phần học của học sinh nhưng phần hoạt động của các đồ dùng điện và mạch điện khi quan sát bằng tranh ảnh thì học sinh không thể hiểu được. Để giúp cho học sinh hiểu bài một cách dễ dàng thay vì quan sát tranh ảnh từng đồ dùng thì tôi đã nghĩ ra cách đó là lắp các đồ dùng này thành một mạng điện đơn giản nhằm đem lại cho các em hiểu sâu hơn về các phần tử điện cũng như nguyên tắc hoạt động trong mạch điện, qua đồ dùng trực quan này thì học sinh sẽ nắm được bài học dễ dàng hơn mà không mất nhiều thời gian giải thích. - Sáng kiến này là mô hình minh họa trực quan sinh động của các thiết bị điện và mối quan hệ của các thiết bị điện (Công nghệ 9) và nghiên cứu về cấu tạo mạng điện trong nhà (Công nghệ 8) giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh. - Phát huy được khả năng tư duy của học sinh, hiểu sâu sắc nội dung lí thuyết gắn với thực tiễn đời sống, biết cách sử dụng và lắp đặt mạng điện trong gia đình Cụ thể như sau: Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu Để lắp đặt được mô hình cần chuẩn bị những vật liệu, thiết bị sau: TT Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị Số lượng Yêu cầu kĩ thuật Hình ảnh 1 Bảng gỗ 1 cái 60x90 2 Bảng điện nhỏ 3 cái 10x15 3 Công tơ điện 1 cái còn tốt 4 Cầu dao 1 cái 220V – 10A 5 Cầu chì 2 cái 220V – 5A 6 Công tắc 1 cái 220V – 5A 7 Ổ cắm 1 cái 220V – 5A 8 Bóng đèn 1 cái cßn tốt 9 Quạt điện 1 cái cßn tốt 10 Phích cắm 1 cái 220V – 5A 11 Dây dẫn 4m còn tốt 12 Ống luồn dây dẫn 2m còn tốt 13 Vít gỗ 10 đôi còn tốt Bước 2: Vạch dấu - Dùng bút chì đánh dấu vị trí lắp đặt công tơ điện, vị trí đi dây trên bảng lớn - Gắn các ống luồn dây lên bảng bằng máy khoan. Bước 3: Nối dây vào các thiết bị điện theo sơ đồ sau: Bước 4: Lắp các thiết bị điện lên bảng điện Công tơ điện gồm 4 chân nối: Thứ tự từ trái qua phải quy định chân 1, 2, 3,4 + Chân số 1, 3 (nối nguồn vào) nối ra 2 dây nguồn (2 dây nguồn này được nối với 2 chân của phích cắm để lấy điện) + Chân 2, 4 (nối ra phụ tải) nối xuống cực phía trên của cầu dao (cực động) + Hai chân phía dưới cầu dao lúc này đóng vai trò giống như 2 dây nguồn của nguồn điện. (Dây đỏ đặc trưng cho dây pha, dây màu vàng đặc trưng cho dây trung tính) + Chân 1 của cầu chì 1 và 2 nối lên dây pha + Chân 2 cầu chì 2 nối với chân 1 của công tắc, chân thứ 2 của công tắc nối với 1 chân của bóng đèn, chân còn lại của bóng đèn nối với dây trung tính. + Chân 2 của cầu chì 1 nối với chân 1 của ổ cắm và chân thứ 2 của ổ cắm nối với dây trung tính. + Phích cắm thứ 2 nối với quạt điện. Bước 5: Luồn dây dẫn vào ống ghen hình chữ nhật Bước 6: Hoàn chỉnh mạch điện Sau đó lắp ống ghen lại ta được một mạch điện hoàn chỉnh như hình - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Đồ dùng này được áp dụng trong các bài học như sau: Phần III: Kỹ Thuật Điện công nghệ 8 Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà Bài 51: Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà Bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà Bài 55: Sơ đồ điện Phần công nghệ 9 mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà Bài 4: Thực hành Sử dụng đồng hồ đo điện Bài 6: Lắp mạch điện bảng điện Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà + Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường. + Chi phí mua thiết bị, vật liệu. STT Tên vật liệu, thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bảng gỗ 01 70 000 70 000 2 Bảng điện nhỏ 02 6 000 12 000 3 Công tơ điện 01 150 000 150 000 4 Cầu dao 01 20 000 20 000 5 Cầu chì 02 4000 8000 6 Công tắc 01 5000 5000 7 Ổ cắm 01 10 000 10 000 8 Bóng đèn 01 5 000 5 000 9 Quạt điện 01 80 000 80 000 10 Phích cắm 01 5 000 5 000 11 Dây dẫn 4m 8000 32 000 12 Ống luồn dây dẫn 2m 5 000 10 000 13 Vít gỗ 10 đôi 5000 5000 Tổng 412 000 đồng + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 1. Tính khoa học - Sáng kiến mô hình mạng điện đơn giản được sắp xếp các phần tử điện, thiết bị điện như: Công tơ điện, cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện, các đồ dùng điện trên một bảng phóc di động một cách có hệ thống, chính xác và khoa học dễ dàng cho học sinh quan sát về cấu tạo của mạng điện trong nhà đơn giản. 2. Tính sáng tạo - Thiết bị của trường chưa có bộ đồ dùng dạy học này nên việc phát minh, nghiên cứu ra bộ đồ dùng này có ý nghĩa rất to lớn và mang tính sáng tạo thể hiện sự liên thông, liên kết giữa nội dung phần kĩ thuật điện (lớp 8) với mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà lớp 9, phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. 3. Tính thực tiễn - Bộ đồ dùng dạy học này đảm bảo tính thực tiễn của các bài học trong môđun điện môn Công nghệ 9, phần kĩ thuật điện môn Công nghệ 8 vì nó không mang tính xa vời, trừu tượng. - Bộ đồ dùng này dễ làm, vật liệu dễ kiếm, đã được tôi áp dụng mang lại hiệu quả cao tại trường Trung học cơ sở Lộc Tấn, - Và trong tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học vừa qua được thầy Trần Văn Sáng (Giáo viên trường THCS Lộc Hiệp) sử dụng làm đồ dùng giảng môn công nghệ 8 - Sáng kiến có thể nhân rộng đại trà trong toàn huyện Lộc Ninh mà không cần chỉnh sửa, bởi mô hình này được làm để ứng dụng dạy học với đối tượng học sinh theo vùng miền theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Nhờ có đồ dùng này làm cho bài học sinh năng động hơn, học sinh có thể tham gia vào việc lắp đặt mạch điện đơn giản ở gia đình. - Bồ đồ dùng này đảm bảo tính lâu dài, vĩnh cửu có thể để lại qua từng năm học để đáp ứng quá trình dạy và học mà không phai màu, cháy, chập, bị hỏng. 4. Tính hiệu quả - Qua quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài mà còn mạnh dạn hơn trong việc thực hành lắp mạch điện cũng như vận hành mạch điện nhất là đối với những em học sinh nữ từ đó các em yêu thích môn học hơn, khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai một số em còn mạnh dạn nói theo nghề điện dân dụng. - Không chỉ các em hoàn thành các sản phẩm của mình ngay tại lớp học mà các em có thể lắp đặt được mạch điện đơn giản ngay tại gia đình của mình. - Giúp giáo viên, học sinh đạt hiệu quả cao trong quá trình hướng dẫn thực hành và thực hành. giúp cho học sinh biết tiết kiệm dây dẫn điện trong bước nối dây mạch điện biết, tiết kiệm điện cho gia đình, xã hội đồng thời giáo dục cho học sinh về tính an toàn điện trong quá trình thực hành. Ngoài ra, tiết kiệm được chi phí mua đồ dùng (Với mô hình này nếu chúng ta đặt mua của công ty thiết bị giáo dục giá thành lên đến từ 110000- 150000 nghìn đồng trong khi đó chi phí lắp đặt của mô hình này chỉ mất 412000 giá rẻ rất nhiều) - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: + Đánh giá của em Nguyễn Trí Thức (Học sinh lớp 8A3 - Đại diện học sinh khối 8 trường THCS Lộc Tấn năm học 2020 – 2021): Nhờ có mô hình nhóm em thấy khi tìm hiểu cấu tạo của mạng điện trong nhà rất đơn giản, dễ hiểu, dễ hình dung hơn, hơn thế các thiết bị được sử dụng trong mô hình là những thiết bị đã được học và tìm hiểu ở các bài học trước nhưng sử dụng thực tế thì chỉ khi giáo viên sử dụng mô hình mới thấy sao mà gần gũi. XÁC NHẬN CỦA HỌC SINH (Ký và ghi rõ họ tên + Đánh giá của em Hồ Trung Thành (Học sinh lớp 9A5 - Đại diện học sinh khối 9 trường THCS Lộc Tấn năm học 2020– 2021): Nhóm em biết được đường đi của dòng điện như thế nào và mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, phần nào hình dung được cách lắp các phần tử điện khi thực hành lắp đặt mạch điện, từ đó em có thể áp dụng lắp đặt mạch điện ở gia đình, thông qua mô hình chúng em thấy môn công nghệ thật lí thú. XÁC NHẬN CỦA HỌC SINH (Ký và ghi rõ họ tên + Đánh giá Thầy Trần Văn Sáng (Giáo viên dạy Công nghệ 8,9 trường Trung học cơ sở Lộc Hiệp): Mô hình được ứng dụng linh hoạt trong khi dạy phần kỹ thuật điện công nghệ 8 và hướng dẫn thực hành môn công nghệ lớp 9 mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà, mô hình sử dụng các thiết bị, vật tư thông dụng trên thị trường và phù hợp với mạng điện trong nhà thực tế hiện nay.Với mô hình này nếu chúng ta đặt mua của công ty thiết bị giáo dục giá thành lên đến từ 110000- 150000 nghìn đồng trong khi đó chi phí lắp đặt của mô hình này chỉ mất 412000 giá rẻ rất nhiều Bộ đồ dùng này minh họa trực quan sinh động của các thiết bị điện đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy thực hành, đảm bảo sự liên thông, liên kết giữa nội dung phần kĩ thuật điện (lớp 8) với mô dul lắp đặt mạng điện trong nhà lớp 9, phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Ghi chú 1 Phan Thị Hiền 1981 Trường THCS Lộc Tấn Giáo viên Đại học sư phạm 2 Học sinh khối 8, 9 Trường THCS Lộc Tấn Học sinh Tham gia áp dụng sáng kiến 3 Trần Văn Sáng 1980 Trường THCS Lộc Hiệp Giáo viên Đại học sư phạm Tham gia áp dụng sáng kiến 4 Học sinh lớp 8A1 Trường THCS Lộc Ninh Học sinh Tham gia áp dụng sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lộc Tấn, ngày 15 tháng 4 năm 2021 Người nộp đơn Phan thị Hiền
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_mo_hinh_mang_dien_don_gian.docx
Báo cáo Sáng kiến Mô hình mạng điện đơn giản.pdf