Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3- Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Như chúng ta đã biết năm học 2022-2023 là năm học thứ 3 trong hành trình đổi mới giáo dục phổ thông. Ở đó, thay vì chú trọng hình thành kiến thức thì tập trung phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh; thay vì ghi nhớ nội dung kiến thức là chủ yếu thì chú trong vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống; thay vì thụ động lắng nghe và ghi chép thì học sinh trở lên tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng qua các hoạt động học tập; thay vì chỉ đánh giá xác nhận kết quả học tập thì chú trọng vào đánh giá vì sự tiến bộ của người học… cùng nhiều yếu tố tích cực khác. Đó chính là những tư tưởng cốt lõi của CT GDPT 2018.

Trong CT GDPT 2018, Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản và là môn học lựa chọn cho những học sinh có thiên hướng nghề nghiệp về kĩ thuật và công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở Tiểu học, Công nghệ được ghép với Tin học tạo thành môn Tin học và Công nghệ được dạy từ lớp 3 đến lớp 5.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tác động sâu sắc và toàn diện tới mọi mặt đời sống của xã hội. Ở đó, đòi hỏi con người cần được trang bị tri thức, kĩ năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống, tiếp cận và khai thác những lợi ích từ sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong CT GDPT 2018, Công nghệ là một trong những môn học chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những sự thay đổi đó. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên và Tin học, Công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, một lĩnh vực giáo dục đang rất được quan tâm triển khai trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Phần Công nghệ trong môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học được thiết kế với nhiều đổi mới và cập nhật giúp học sinh sống và học tập hiệu quả với môi trường công nghệ trong gia đình, nhà trường, qua đó hình thành và phát triển năng lực công nghệ, một trong 10 năng lực cốt lõi của CT GDPT 2018. 3

Trong nhiều nội dung đổi mới, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh được coi là vấn đề cốt lõi giúp hiện thực hóa tư tưởng phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học môn công nghệ.

docx 16 trang Hà Thanh 19/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3- Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3- Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3- Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
t triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú, óc tò mò khoa học. 
. Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ học tập với đời sống, với sản xuất. 
- Dạy học thực tiễn 
+ Phương pháp luyện tập: là lập đi lập lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Luyện tập có tính đa dạng, phụ thuộc vào đặc thù của môn học 
Ưu điểm: Giúp học sinh cũng cố được tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực độc lập hoạt động, thói quen lao động sáng tạo, tính kiên trì, nhẫn nại.. 
+ Phương pháp ôn tập 
Ưu điểm: Giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lầm, lịch lạc trong nhận thức của học sinh, đảm bảo cho toàn thể học sinh trong lớp tìm bộ đồng đều, rèn luyện những kỹ năng kỹ xảo làm việc đúngđắn và phát huy tính tích cực độc lập tư duy cũng như phát triển năng lực chú ý, kí ức 
Giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa trí thức đã học, làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển ý thức, tư duy độc lập và nâng cao hứng thú học tập 
Các dạng ôn tập: Ôn tập đầu năm học, ôn tập thường xuyên, ôn tập tổng kết, ôn tập kết thúc.
- Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, phương pháp dạy học chịu sự chi phối trực tiếp của nội dung dạy học, mỗi bài học lại cần có phương pháp phù hợp khả năng nắm vững và nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học của mỗi giáo viên không giống nhau, đặc điểm của lớp học, của học sinh, điều kiện thực tế về phương tiện, kỹ thuật dạy học cũng chi phối đến việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học. 
* Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại là cần thiết. Các hình thức tổ chức dạy học tôi hay dùng: 
- Dạy học theo nhóm 
Là hình thức có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong đó, học sinh chia sẻ những hiểu biết của mình, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vừa có trách nhiệm với việc học tập của mình vừa phải quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm. 
+ Ưu điểm 
Học sinh dễ học hỏi lẫn nhau, bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 
Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn thông tin từ bạn để bổ sung và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình. 
Giúp học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, phát triển kỹ năng giao tiếp, tính cách, hợp tác, phối hợp với các bạn khác. 
Giáo viên có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết các khó khăn trong học tập khiến hiệu quả dạy học được nâng cao 
- Tự học 
Là hình thức tổ chức dạy học hỗ trợ cho hình thức lên lớp bao gồm nắm vững tài liệu trong sách giáo khoa, hoàn thành các bài tập, các bản báo cáo, thí nghiệm, thực hành, chuẩn bị bài sắp học, ngoài ra giáo viên còn có thể ra bài tập cho học sinh giỏi- kém. 
+ Ưu điểm: 
Giúp học sinh rèn luyện tính độc lập trong hoạt động trí tuệ, trong tổ chức học tập và bộc lộ đặc điểm tích cực cá nhân. 
Mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa những điều đã học ở trên lớp, làm hoàn thiện vốn hiểu biết. 
Rèn luyện kỹ năng kỹ xảo học tập, vận dụng kiến thức đã học dễ giải quyết tình huống. 
Chuẩn bị lĩnh hội những tri thức mới băng cách đọc, viết, sưu tầm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
-Thảo luận 
Hình thức này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị ý kiến về những vấn đề nhất định có liên quan đến nội dung bài học rồi tiến hành báo cáo thảo luận, tranh luận 
Ưu điểm: Giúp học sinh làm quen với việc mở rộng đào sâu những vấn đề học tập. Phát triển óc tư duy khoa học ngôn ngữ và hứng thú học tập. Bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức. 
- Tham quan 
Là hình thức tổ chức dạy học nhằm cho học sinh quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, xã hội, trong cuộc sống, sản xuất từ đó mở rộng vồn hiểu biết cho học sinh gây hứng thú hơn trong việc học. 
Ưu điểm: 
+ Giúp học sinh tích lũy được nhiều tri thức, đào sâu vấn đề, nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, trí tò mò khoa hoc. 
+ Hình thành cho học sinh phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp những tài liệu thu được trong quá trình tham quan. 
- Phụ đạo 
Trong quá trình dạy học tất yếu phải có sự phân hóa về trình độ nhận thức và sẽ xuất hiện 2 loại học sinh đáng chú ý: loại yếu- kém và khá-giỏi. Vì vậy cần phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ tích cực phù hợp với từng loại. 
+ Ưu điểm: 
GV có thể giúp đỡ HS kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh giỏi học giỏi hơn bằng cách gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước. 
Tạo sự bình đẳng để mỗi học sinh có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình. Đồng thời tạo mối quan hệ thân mật của giáo viên với từng em học sinh trên cơ sở tôn trọng nhân cách của các em trong học tập. 
Thông qua giao việc cụ thể cho từng học sinh buộc học sinh phải tích cực hoạt động, tự mình phát hiện ra kiến thức. 
b. Một số ví dụ minh họa 
* Khi dạy bài 2 “Sử dụng đèn học” 
Để bài học hiệu quả, tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu về tác dụng của đèn học. Học sinh trình bày sản phẩm vào giấy A3 bằng nhiều hình thức khác nhau. Viết, vẽ, sơ đồ tư duy, hình ảnh... Các em được tham gia trò chơi “Giải mật thư” để tìm hiểu về tác dụng của đèn học. 
Để cung cấp thêm cho học sinh về các loại sản phẩm trên thị trường hiện nay tôi đã làm một clip ngắn giới thiệu một số nét độc đáo của đèn học để tạo sự tò mò, gây hứng thú tìm tòi cho các em. Qua đó học sinh hiểu về các loại đèn học trên thực tế. 
Học sinh được đóng vai thể hiện tình huống để khắc sâu tác dụng của đèn học. Sau đó, các em trao đổi về công dụng qua hình ảnh minh họa của đại diện nhóm. Cuối cùng tôi giúp trò hiểu được tác dụng của đèn học qua sơ đồ tư duy. Khi tìm hiểu về các loại đèn học, trò được giới thiệu cùng các bạn về đèn học của mình. 
Tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả khi các em được thay đổi các hoạt động ở mỗi nội dung. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh, không gian lớp học. Các em được tham gia các hoạt động qua đó phát triển được năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác với các bạn để tìm hiểu nội dung học tập, phát triển năng lực đặc thù của môn học. Từ đó, các em biết khi học bài cần thiết phải sử dụng đèn học để bảo vệ đôi mắt của mình, biết dùng đèn học đúng cách, tiết kiệm điện khi không sử dụng.
*Đối với Bài 3 “Sử dụng quạt điện” tiết 2 
Bài học này yêu cầu học sinh cần nắm được kiến thức về sử dụng quạt điện, nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện. 
Các em sẽ được phát triển năng lực tự chủ, tự học, sử dụng quạt phù hợp với điều kiện thời tiết để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ việc học tập. Bên cạnh đó, các em được phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. Để giảng dạy bài này, tôi đã chuẩn bị sẵn giáo án PowerPoint; dùng đồ dạy học thiết bị số và một số quạt điện. 
Tôi tạo không khí vui vẻ trước khi bước vào bài học với trò chơi “Vệ sinh lớp học” để học sinh ôn lại kiến thức từ tiết học trước. Học sinh hào hứng cùng nhau dọn rác trong lớp qua việc trả lời các câu hỏi. 
Ở hoạt động khám phá, học sinh đã biết cách sử dụng quạt điện đúng cách, nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn. Qua các bức tranh về hình ảnh quạt điện, học sinh được hoạt động nhóm để cùng phân tích, thảo luận về các bước sử dụng. Học sinh được thực hành sử dụng quạt an toàn và nắm được các kĩ năng tiết kiệm điện khi không cần thiết. 
Tiết học sôi nổi khi học sinh được chơi trò “Bé làm phóng viên”. Các bạn nhỏ chia nhóm để đóng vai phóng viên Báo Mặt trời nhỏ, phỏng vấn xung quanh chủ đề sử dụng quạt điện. Giáo viên khéo léo chốt vấn đề và giao nhiệm vụ cho trò tìm hiểu các loại quạt điện trong gia đình và quan sát việc sử dụng quạt điện của mọi người. 
*Hay ở Bài 6 “An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình”, tiết 2 
Để tạo không khí sôi nổi trước khi vào bài tôi tổ chức cho học sinh múa hát bài “Đồ dùng bé yêu”, qua bài hát này học sinh kể được rất nhiều đồ dùng ở gia đình mình và ôn lại được kiến thức ở tiết học trước. Học sinh rất hào hứng tham gia múa hát. 
Ở hoạt động khám phá tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng các thiết bị công nghệ trong gia đình qua từng bức tranh.
Học sinh được hoạt động nhóm để cùng phân tích, thảo luận về các lưu ý khi sử dụng các thiết bị công nghệ sao cho an toàn và tiết kiện năng lượng nhất. 
Ở hoạt động luyện tập tôi cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi trước. Hai bạn cùng nhau trao đổi về các sản phẩm công nghệ trong gia đình mình, cách mình và người thân trong gia đình sử dụng các thiết bị đó đã an toàn và tiết kiệm năng lượng chưa, nếu chưa thì vì sao. Sau đó các em hoạt động các nhân từng em sẽ lên trình bày và giải trình các ý kiến thắc mắc của các bạn xung quanh chủ đề sử dụng các thiết bị công nghệ trong gia đình mình và trong lớp học. 
Qua hoạt động này tất cả các em trong lớp học đều được suy nghĩ tái hiện lại quá trình mình hay người thân đã sử dụng các thiết bị công nghệ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức. 
Tiết học sôi nổi hơn khi học sinh được chơi trò “Phóng viên nhỏ”. Các bạn nhỏ chia nhóm để đóng vai phóng viên “Báo Công nghệ và đời sống”, phỏng vấn xung quanh chủ đề sử dụng các thiết bị công nghệ sao cho an toàn và tiết kiệm năng lượng. Giáo viên khéo léo chốt vấn đề và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị công nghệ trong gia đình và quan sát việc sử dụng các thiết bị công nghệ của mọi người. 
Ở hoạt động củng cố, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”. Trò chơi gồm 12 ô cửa dưới mỗi ô cửa là một thiết bị công nghệ các em thường gặp khi các em tìm được điều lưu ý khi sử dụng thiết bị đó thì các em là người chiến thắng. Qua trò chơi các em nắm chắc hơn kiến thức đã học.
Một số hình ảnh minh họa quá trình lên lớp môn Công nghệ lớp 3 -Sách kết nối tri thức với cuộc sống-
2.2.3 Tài liệu tham khảo 
- Tôi đã tích cực lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, video hay bài viết có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Để học sinh hứng thú trong các tiết học, tôi thiết kế bài giảng có nhiều tranh nhiều video mô phỏng thực tế. 
- Với từng bài để tổng hợp kiến thức có liên quan và giúp học sinh có thể tự tìm hiểu nội dung cũng như tự kiểm tra kiến thức đã học tôi sẽ thiết kế bài giảng eleaning, đồ dung dạy học số tương ứng và xuất ra file HTML, video bài giảng để học sinh có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi. 
Ví dụ như “Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình” tôi đã thiết kế thiết bị đồ dùng số có nội dung tương ứng với 3 nội dung chính trong bài như sau:
Với thiết bị này tôi có thể dùng để hỗ trợ quá trình dạy học trực tiếp trên lớp, dạy học trục tuyến hay học sinh có thể tự học ở nhà. 
Cụ thể: với thiết bị này tôi thiết kế trên phần mềm story line khi mỗi lớp hay mỗi học sinh sử dụng đồ dùng sẽ lưu lại kết quả và chuyển về cho giáo viên qua gmail. Đồ dùng có 3 phần khi học sinh muốn học hay ôn luyện phần nào thì chọn vào phần đó. 
Phần 1: Nhận biết một số tình huống không an toàn 
Khi học sinh bấm vào tình huống không an toàn nào thì sẽ hiện lên nguyên nhân và hậu quả của tình huống không an toàn đó.
Phần 2: An toàn khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ 
Với phần này dưới mỗi ô cửa là một thiết bị công nghệ và các lưu ý khi sử dụng thiết bị công nghệ đó. Các em sẽ chọn đáp án đúng. Phần này giúp các em củng cố lại kiến thức đã học một cách hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh khi ôn luyện.
Phần 3: Xử lý tình huống khi có sự cố không an toàn
Tôi đã đưa vào các video mô phỏng tình huống và cách xử lý tình huống không an toàn.
Với đồ dùng số này, tôi có thể tổ chức cho học sinh trong tiết học hoặc cho học sinh học ở phòng tin cho học sinh làm việc cá nhân trên máy của mình, hoặc tổ chức học sinh thao tác trên máy theo nhóm ở lớp. 
Do trò chơi đã được xuất dạng HTML nên hoc sinh có thể mở video và tự chơi bất kì lúc nào để củng cố kiến thức. 
Sau khi áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau vào giảng dạy phân môn Công nghệ, đặc biết là đưa các thiết bị số vào giảng dạy tôi thấy học sinh rất hứng thú với tiết học và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh rất nhẹ nhàng, học sinh khắc sâu được kiến thức một cách tự nhiên. 
Bảng khảo sát về năng lực của phân môn công nghệ lớp 3 ngày 10.4.2023 (khảo sát trên 100 học sinh lớp 3 trường Tiểu học Giao Thịnh- Giao Thủy- NĐ)
Mức đạt được
Năng lực 
Tốt
(HS)
Khá
(HS)
Đạt
(HS)
Không đạt
(HS)
Năng lực đặc thù 
50
40
10
0
Năng lực chung 
45
35
20
0
III. HIÊU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 
1. Hiệu quả về mặt kinh tế. 
Với những kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Công nghệ bước đầu đã đạt kết quả tốt. Tất cả học sinh đều đã có ý thức sử dụng các thiết bị công nghệ trong gia đình và nhà trường đúng cách, đảm bảo an toàn cho sản phẩm, an toàn cho sức khỏe các em. Góp phần tiết kiệm năng lượng và chi phí sửa chữa, mua sắm thiết bị mới. 
- Giáo viên nâng cao năng lực về ứng dụng CNTT vào giảng dạy 
- Trường có thêm một thư viện đồ dùng số phục vụ các hoạt động dạy và học phân môn Công nghệ. 
2. Hiệu quả về mặt xã hội. 
Sau một thời gian giảng dạy phân môn Công nghệ tôi nhận thấy: 
- Các giờ học phân môn Công nghệ trở nên sinh động, thoải mái, học sinh học hứng thú và tích cực hơn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 
- Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh ở trường đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh vì các em ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên. 
Với các thiết bị số tôi đã tạo ra này phụ huynh có thể tải về cho các con tự học ở nhà, học sinh rất thích thú khi được tự mình học và tương tác, học sinh hứng thú khi thấy cô giáo của mình xuất hiện trên màn hình máy tính. 
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 
Sáng kiến kinh nghiệm được viết dựa trên cơ sở thực tiễn được đúc rút từ thực tế quá trình giảng dạy phân môn Công nghệ lớp 3, bước đầu nhằm góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện đổi mới dạy học ở Tiểu học. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học là một vấn đề lớn phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lâu dài và công phu hơn.
Vì vậy với sáng kiến này của tôi hy vọng rằng có thể áp dụng và nhân rộng tới tất cả các giáo viên giảng dạy phân môn Công nghệ nói riêng và giáo viên Tiểu học nói chung. 
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi không sao chép và vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
Giao Thịnh, ngày 10 tháng 04 năm 2023
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Cơ quan áp dụng sáng kiến
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD& ĐT
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_h.docx
  • pdfBáo cáo Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3- nhằm phát t.pdf