Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động môn Công nghệ cấp THCS
Nói về sự nghiệp trồng người Bác Hồ đã viết:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Trong xã hội nhân tố con người vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của hoạt động giáo dục. Với từng giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội, giáo dục đều có những định hướng đổi mới mục tiêu và đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp.
Ngày nay với xu thế phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mọi mặt của đời sống xã hội vẫn song hành những mảng tồn tại đối lập với hiện tượng trên. Nó không chỉ hiện hữu trong kết cấu hạ tầng, trong kinh tế, văn hóa… mà còn biểu hiện cả trong nhân cách sống của con người trong xã hội.
Thế hệ học sinh ngày hôm nay chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Cho nên mục tiêu chính của giáo dục hướng vào đối tượng là con người. Mà mục tiêu của giáo dục phổ thông theo luật giáo dục năm 2005 đã xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
- Môn công nghệ là một khoa học tự nhiên mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống con người.
- Môn công nghệ lớp 6,7 kiến thức rất gần gũi với cuộc sống của con người nhưng học sinh mới chỉ thụ động thu nhận kiến thức, chưa tìm tòi khám phá những kiến thức có liên quan trong đời sống.
- Môn công nghệ 8 với nội dung kiến thức mới, rất trừu tượng và khó hiểu, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng trong không gian. Hơn nữa, đối tượng môn công nghệ là những thiết bị, máy móc, mô hình, sơ đồ…nội dung kiến thức khô khan, khiến học sinh dễ nhàm chán.
- Môn công nghệ lớp 9 chủ yếu là lắp đặt các mạch điện, cho nên có một số ít em muốn học tập còn lại đa số ngại làm, ngại khó không muốn học.
- Thực tế, nhiều học sinh coi đây là môn phụ nên thường lơ là, coi nhẹ môn học, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao.
Nhiều học sinh có trí tưởng tượng trong không gian rất kém nên việc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng gặp nhiều khó khăn.
- Từ những thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên được giảng dạy môn công nghệ luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập bộ môn? Làm thế nào để học sinh tiếp thu được kiến thức, hình thành được những kỹ năng, vận dụng được những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Bởi vậy tôi đã chọn sáng kiến này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn công nghệ ở cấp THCS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động môn Công nghệ cấp THCS

hệ ở cấp THCS. II. Tên sáng kiến - Một số giải pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động môn công nghệ cấp THCS. III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Sáng kiến này áp dụng trong giảng dạy môn công nghệ cấp THCS. IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Ngày 6/9/2022. V. Về nội dung của sáng kiến: 1.Thực trạng Trường THCS nơi tôi đang công tác: * Giáo viên: - Những mặt thuận lợi + Được sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu và các đoàn thể nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy của giáo viên và học của học sinh. +Thầy, trò rất nhiệt tình trong công tác dạy và học. - Những mặt khó khăn và tồn tại +Thiết bị dạy học chưa đầy đủ cho các tiết dạy ở tất cả các khối lớp nên ảnh hưởng đến việc dạy của giáo viên và nhận thức của học sinh. + Nội dung phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 rất trừu tượng nên học sinh gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. + Sử dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc trưng của môn học hoặc các kiểu bài lên lớp nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. * Học sinh. - Những mặt thuận lợi: + Học sinh có đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp + Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt + Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. - Những mặt khó khăn: + Thực tế, học sinh cấp Trung học cơ sở thường coi đây là môn phụ, nên chưa chú ý học tập dẫn đến kết quả chưa cao. + Đa số học sinh gia đình làm nông nghiệp nên sự hiểu biết về kỹ thuật còn hạn chế. + Một số học sinh chưa tập trung học tập, chưa tích cực hoạt động thực hành do chưa có động cơ học tập. 2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn: * Về nội dung của sáng kiến: Để nâng cao chất lượng bộ môn thì trong mỗi tiết dạy người giáo viên cần phải giúp cho học sinh thấy yêu, thấy thích và hứng thú trong học tập. Đây là cách mà tôi đã làm để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. * Giải pháp 1. Định hướng động cơ học tập cho học sinh 1. Định hướng tầm quan trọng của môn công nghệ - Khi giảng dạy bộ môn ở các khối lớp tôi luôn có những định hướng nhất định cho học sinh giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học. Tuy môn công nghệ không phải là môn học đánh giá thi vào cấp 3 như môn toán - văn, nhưng nó có vai trò rất quan trọng, là môn học tập hợp của những hoạt động có hệ thống, có sự sáng tạo với mục đích chính là phát triển kiến thức có liên quan tới con người, tự nhiên, xã hội. Từ đó sử dụng các kiến thức này vào việc tạo ra những nguồn ứng dụng mới. - Sau khi học tập môn công nghệ và phát triển nghiên cứu cao hơn để đưa ra những sản phẩm mới đầy tính sáng tạo góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội. Giúp bổ trợ học tốt các môn khoa học khác và là nền tảng cho việc chọn nghề cho tương lai của các em. Ví dụ: - Sau khi học phần “Vẽ kỹ thuật” môn công nghệ lớp 8 học sinh có thể ứng dụng đọc được một số bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng đơn giản trong gia đình, đọc được bản vẽ nhà. Từ đó có niềm đam mê lựa chọ ngành nghề sau khi tốt nghiệp THCS,THPT. Có thể thi vào ngành kiến trúc chuyên lĩnh vực thiết kể kỹ thuật. - Từ chỗ biết cách nhìn các hình chiếu của một vật thể sẽ bổ trợ cho các em học tốt phần toán hình không gian trong môn toán . - Học phần cơ khí hoặc kỹ thuật điện các em có thể ứng dụng vào sử dụng tốt các đồ dùng cơ khí, đồ dùng điện trong gia đình nhờ các thông số kỹ thuật đã được học. Hoặc khi sử dụng chiếc xe đạp các em biết mối ghép nào có thể tháo được ra để bảo dưỡng, sửa chữa, mối ghép nào không thể tháo ra được. - Học xong môn công nghệ 9 các em có thể lắp được những mạch điện đơn giản cho gia đình, giúp ích cho cuộc sống. - Học phần chế biến các món ăn trong môn công nghệ lớp 6 các em về nhà có thể chế biến được một số món nộm thông thường, biết nấu ăn những món đơn giản, biết tỉa hoa trang trí cho các món ăn tạo được sự hấp dẫn cho các món ăn. - Học về kĩ thuật trồng trọt môn công nghệ lớp 7 giúp các em cách cải tạo và bảo vệ đất trồng, biết các loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ cho cây trồng. - Những nội dung bài học môn công nghệ nó rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi biết được tầm quan trọng của môn học, học sinh có ý thức học tập tốt hơn. 2. Đưa ra hình ảnh những thành công trong lĩnh vực áp dụng khoa học, công nghệ để tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống. Những thành tựu về lĩnh vực nông nghiệp * Giải pháp 2. Một số hình thức tổ chức trong hoạt động khởi động Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học công nghệ sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả, đặc biệt với môn công nghệ đòi hỏi người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo sự hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên. 1. Tổ chức khởi động tiết học dưới dạng trò chơi - Hiện nay hầu hết các tiết học, giáo viên thường chọn cho mình hình thức khởi động bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như: + Đuổi hình bắt chữ + Giải ô chữ + Ngôi sao may mắn + Vòng quay kì diệu + Nhìn bóng đoán vật - Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên... Trong tiết học công nghệ các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước như học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Thực hành lắp mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn” môn công nghệ lớp 9 Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “giải ô chữ” Trò chơi như sau: gồm có 4 ô chữ Mạch Điện Cầu Thang Giáo viên đưa ra câu hỏi cho từng ô chữ? Yêu cầu học sinh đoán nội dung. Ô số 1: Khi 2 viên gạch được xây chồng lên nhau nhờ có vữa xây. Vậy đường gắn kết của 2 viên gạch gọi là gì? Ô số 2: Các thiết bị điện, đồ dùng điện trong gia đình sử dụng được thì nhận năng lượng đầu vào là năng lượng gì? Ô số 3: Cái gì bắc qua con sông để giúp người tham gia giao thông đi lại được dễ dàng? Ô số 4: Vật gì được làm bằng tre hoặc nhôm, sắt giúp con người leo trèo được lên cao? Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi, đoán ra được ô chữ. Giáo viên sẽ thuyết trình mạch điện cầu thang hay chính là mạch điện 2 công tác 3 cực điều khiển 1 đèn. Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Hình chiếu” môn công nghệ lớp 8 Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhìn bóng đoán vật”. Luật chơi như sau: - Chuẩn bị 1 cái hộp để hở 1 mặt; treo ở giữa hộp 1 chiếc bút bi, mặt hộp đối diện mặt hở có để 1 chỗ đủ lọt đầu chiếc đèn pin. - Không để học sinh nhìn thấy chiếc bút và quay mặt hộp hở về phía bảng - Học sinh chú ý nhìn lên tường theo tay gióa viên cầm vật vật thể. Đoán chính xác vật thể sẽ nhận phần thưởng là 1 chiếc bút bi Thực hiện: - Dùng đèn pin vào chiếc hộp qua chỗ hở lên bảng. Gọi 2 học sinh trả lời - Rồi nhận xét, trao thưởng và thuyết trình: Hình ảnh của chiếc bút bi mà chúng ta vừa nhìn thấy trên bảng khi chiếu đèn pin vào gọi là hình chiếu. Các tia sáng ở chiếc đèn pin là tia chiếu. Vậy hình chiếu là gì? có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu của các hình chiếu là gì, vị trí trên bản vẽ kỹ thuật là ở đâu. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Học sinh sau khi được chơi trò chơi xong rất sôi nổi, hào hứng không có tình trạng uể oải, tiết học sẽ trở nên thích thú hơn không khô khan, khó hiểu. 2. Sử dụng tranh ảnh, video, hình ảnh trực quan có liên quan đến bài học Để tiết học công nghệ thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học. Ví dụ1: Dạy học bài “Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả” của chương trình công nghệ lớp 6, giáo viên có thể trình chiếu 2 bức tranh. Bức tranh số 1 hình ảnh các món ăn được bày trên đĩa và được sắp xếp trên bàn ăn không có trang trí các loại hoa được tỉa từ rau, củ, quả và bức tranh số 2 hình ảnh các món ăn được bày trên đĩa và được sắp xếp trên bàn ăn có trang trí các loại hoa được tỉa từ rau, củ, quả trên dĩa thức ăn. Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi: - Em hãy quan sát 2 bức tranh trên và cho biết những món ăn ở bức tranh nào em cảm thấy ngon và đẹp mắt hơn? - Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Sau đó giáo viên thuyết trình qua 2 bức tranh ta thấy những món ăn ở bức tranh số 2 cảm thấy ngon và đẹp mắt hơn vì trên các món ăn có trang trí các loại hoa được tỉa từ các loại rau, củ, quả. Vậy làm thế nào để làm được ra các loại hoa ấy chúng ta học bài hôm nay “Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả” Từ đó giáo viên làm cơ sở dẫn vào thể loại và bài học một cách tự nhiên nhất. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bản vẽ các khối đa diện” môn công nghệ lớp 8 Giáo viên đưa ra các khối: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tam giác đều, Hình chóp đều có đáy là hình vuông. Cho học sinh thảo luận nhóm khi quan sát vật thật là các khối: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tam giác đều, Hình chóp đều có đáy là hình vuông . - Cho học sinh: quan sát từng khối hình - Giáo viên đưa ra câu hỏi? Hình dạng các mặt của các khối hình vừa quan sát là những hình gì? - Học sinh quan sát mẫu vật giáo viên đưa ra để trả lời câu hỏi. - Học sinh trả lời: hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình tam giác vuông, hình vuông - Các hình em vừa trả lời có đặc điểm chung nào? - Sau đó giáo viên nhận xét và nêu rõ: Hình chữ nhật, hình tam giác cân, hình tam giác vuông, hình vuông chúng đều có nhiều cạnh và là hình phẳng. Các khối hình các em vừa quan sát là hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều. Trong thực tế còn có rất nhiều các vật thể khác nữa. Vậy khối đa diện là gì? Thế nào là hình hộp chữ, hình lăng trụ đều, hình chóp đều? Hình dạng hình chiếu của chúng trên bản vẽ kỹ thuật là hình gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Bản vẽ các khối đa diện. Với cách khởi động như vậy học sinh sẽ thấy được các khối hình học mà mình sẽ tìm hiểu trong tiết này và sẽ dễ dàng ghi nhớ được: khối đa diện là khối được bảo bởi các mặt là các hình đa giác phẳng cũng như hình dạng các mặt của các khối đa diện. Ví dụ 3: Khi dạy bài “ Truyền và biến đổi chuyển động” Giáo viên chiếu 1 đoạn vi deo hình ảnh 1 cậu bé đạp chiếc xe đạp đi trên đường. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đoạn video. Sau đó đưa ra câu hỏi: Chiếc xe đạp chuyển động được là do đâu? Học sinh sau khi quan sát đã có những nhận biết nhất định. Sau đó giáo viên thuyết trình: Do lực tác động của đôi bàn chân con người vào bàn đạp, thông qua bàn đạp làm cho trục giữa xe quay dẫn động đĩa xích quay, thông qua dây xích truyền chuyển động đến líp, dẫn động bánh xe chuyển động. Xe chuyển động trên đường. Qua video học sinh thấy được các bộ phận của xe đạp truyền chuyển động như thế nào. Giáo viên vào bài dạy cho tiết học, tạo được cảm giác thích tìm hiểu, khám phá bài học mới. 3. Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ1: Khi dạy bài “Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp” của môn công nghệ lớp 6 GV sẽ đưa ra câu hỏi: Em hãy cho biết câu tục ngữ nào nói về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. Học sinh suy nghĩ trả lời đưa ra câu tục ngữ: “Nhà sạch thì mát Bát sạch ngon cơm” Đây là câu hỏi học sinh sẽ vận dụng kiến thức thông qua những hiểu biết của bản thân, qua bài học giáo dục kỹ năng sống, qua bộ môn GDCD đã được học để trả lời. Giáo viên sẽ lấy đó làm tiền đề để dẫn đến tại sao phải giữ cho nhà ở sách sẽ? Nếu nhà ở sạch sẽ có tác dụng như thế nào? Nhà ở bẩn sẽ có tác hại như thế nào đến đời sống sức khỏe của con người. Cô và trò cùng tìm hiểu bài học Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu hỏi để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học công nghệ cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học. VI. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Áp dụng vào giảng dạy phần hoạt động khởi động môn công nghệ các khối lớp cấp THCS. VII. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất của nhà trường cần được trang bị đủ (phòng bộ môn, máy chiếu) - Cần có đủ tranh ảnh, mô hình, vật mẫu cho mỗi bài học - GV: Linh hoạt, sáng tạo khi thực hiện các phương pháp dạy học. IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Năm áp dụng Khối 8 Số HS Hứng thú với môn học công nghệ Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 2021-2022 115 4,3% 21,7% 43,5% 30,5% 2022-2023 125 24% 56% 16% 4% 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Tôi đã áp dụng sáng kiến này với học sinh khối 8 cấp THCS nơi tôi đang giảng dạy, đem lại lợi ích như sau: + Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. + Đa số học sinh có hứng thú học tập, tích cực hoạt động trong các giờ học, yêu thích môn học, về nhà chịu khó học bài + Phát huy năng lực bản thân. Từ đó đạt được những kỹ năng, năng lực nhất định trong môn học X. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Học sinh khối 8 Trường THCS Hương Sơn Học môn công nghệ 8 2 Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hòa Trường THCS Hương Sơn Dạy môn công nghệ 8 Hương sơn, ngày tháng năm 2022 Hương sơn, ngày 2 tháng12 năm 2022 Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu) Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Văn Quảng Nguyễn Thị Thu Hòa
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_tron.docx