Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt và trồng cây cảnh, hoa kiểng trong chậu ở môn Công nghệ cho học sinh Lớp 4

Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động thực hành ở những bài gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu? Bản thân tôi đã dành thời gian nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Các giải pháp cụ thể như sau:

1.1. Giải pháp thứ nhất: Giáo viên cần tham khảo thật kĩ sách giáo viên trước khi thiết kế tiết dạy

Việc này có vẻ hiển nhiên nhưng có thể có nhiều giáo viên bỏ qua hoặc nghiên cứu qua loa. Đọc sách giáo viên, sẽ giúp người dạy hiểu tác giả sách mong muốn học sinh đạt được những mục tiêu hoặc kĩ năng gì sau bài học. Sách giáo viên cũng đã trình bày chi tiết cách thức tiến hành các hoạt động dạy học cho từng bài, người dạy có thể dựa vào đó để thực hiện hoặc thay đổi hình thức hoạt động phù hợp hơn cho học sinh của lớp mình.

1.2. Giải pháp thứ hai: Chuẩn bị đầy đủ nhất có thể các vật liệu, vật dụng, dụng cụ thực hành

Trước mỗi tiết thực hành, học sinh cần chuẩn bị khá nhiều thứ như: cây giống, giá thể, chậu và dụng cụ trồng cây. Để giảm nhẹ khâu chuẩn bị này, tôi chọn hình thức thực hành nhóm 4 thay cho nhóm 2 hoặc cá nhân. Thành viên của mỗi nhóm sẽ chung tay chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo có đủ các vật liệu, vật dụng và dụng cụ, cả giáo viên và học sinh cần thực hiện thêm một số công việc như sau:

Đối với giáo viên: thường xuyên nhắc nhở học sinh những gì cần chuẩn bị cho tiết thực hành; dự kiến được những vật liệu, vật dụng, dụng cụ nào học sinh có thể khó tìm để có bước chuẩn bị bổ sung cho học sinh; hướng dẫn học sinh tận dụng các vật dụng như: chai nhựa, can nước giặt để làm chậu trồng cây.

Đối với học sinh: ghi lại những vật liệu, vật dụng, dụng cụ như hướng dẫn của giáo viên để tự mình hoặc nhờ phụ huynh chuẩn bị đầy đủ.

Việc chuẩn bị đầy đủ vật liệu, vật dụng và dụng cụ giúp tăng cơ hội thực hành cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu.

1.3. Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn cách thức điều hành nhóm và trao quyền điều hành cho các nhóm trưởng

Việc thực hành theo nhóm như đã nêu ở giải pháp thứ hai, có thể giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác. Tuy nhiên, hình thức hoạt động này cũng dễ phát sinh một vài bạn hoạt động với nhóm thiếu tích cực. Và để khắc phục điều này, trước tiên, giáo viên cần bao quát lớp khi học sinh thực hành, tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cách thức quản lí nhóm cho các nhóm trưởng. Bạn nhóm trưởng cần chia nhiệm vụ chung của nhóm thành nhiều công việc nhỏ và phân công cho từng bạn trong nhóm phụ trách, ví dụ: một bạn trộn giá thể, một bạn cho giá thể vào chậu, một bạn đặt cây con vào giá thể, một bạn tưới nước. Nhóm trưởng cần giám sát và đôn đốc những bạn lười hoặc thụ động, cần tuyên dương hoặc nhắc nhở những bạn hoạt động tích cực hoặc chưa tích cực.

docx 5 trang Hà Thanh 10/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt và trồng cây cảnh, hoa kiểng trong chậu ở môn Công nghệ cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt và trồng cây cảnh, hoa kiểng trong chậu ở môn Công nghệ cho học sinh Lớp 4

Báo cáo Sáng kiến Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt và trồng cây cảnh, hoa kiểng trong chậu ở môn Công nghệ cho học sinh Lớp 4
UBND THỊ XÃ BÌNH MINH
TRƯỜNG TH THOẠI NGỌC HẦU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG 
CỦA SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI 
A. Thông tin chung:
1. Tên sáng kiến/đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt và trồng cây cảnh, hoa kiểng trong chậu ở môn Công nghệ cho học sinh lớp 4
2. Họ và tên tác giả sáng kiến/ chủ nhiệm đề tài:
Bà: Nguyễn Thị Thắm 
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu 
B. Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài
1. Hiệu quả áp dụng:
Địa chỉ: áp dụng tại Lớp 4/1 của trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu, ấp Thuận Tiến A, xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian áp dụng: từ 18/10/2023 đến 19/01/2024.
Phần Công nghệ và đời sống ở môn Công nghệ lớp 4 – sách “Chân trời sáng tạo” mang đến cho người học và người dạy những trải nghiệm thú vị về cây cảnh và hoa kiểng. Nội dung các bài học được xây dựng theo định hướng giáo dục STEM, đòi hỏi học sinh phải tự mình trải nghiệm thông qua hoạt động thực hành tạo ra sản phẩm như: gieo hạt và trồng cây cảnh trong chậu, trồng hoa kiểng trong chậu trang trí lớp học. Tuy nhiên, đây là môn mới đối với giáo viên Tin học và đòi hỏi học sinh cần chuẩn bị khá nhiều vật liệu, vật dụng và dụng cụ như: cây giống, giá thể, chậu và dụng cụ trồng cây nên khi tổ chức các hoạt động thực hành, giáo viên còn nhiều lúng túng, học sinh thì gặp phải một số khó khăn như: chuẩn bị chưa đủ vật liệu, vật dụng và dụng cụ; một vài học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động; làm vung vãi giá thể ra khu vực xung quanh khi thực hành.
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động thực hành ở những bài gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu. Và điều này có thể thấy rõ thông qua việc quan sát quá trình thực hành của các em và đã được tôi ghi lại vào bảng số liệu dưới đây:
TSHS
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ
Tham gia thực hành
Thao tác thực hành
Đầy đủ
Chưa
đầy đủ
Tích cực
Chưa
tích cực
Gọn gàng
Chưa
gọn gàng
29
41,4%
(12 em)
58,6%
(17 em)
62%
(18 em)
38%
(11 em)
65,5%
(19 em)
34,5%
(10 em)
Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động thực hành ở những bài gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu? Bản thân tôi đã dành thời gian nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Các giải pháp cụ thể như sau:
1.1. Giải pháp thứ nhất: Giáo viên cần tham khảo thật kĩ sách giáo viên trước khi thiết kế tiết dạy
Việc này có vẻ hiển nhiên nhưng có thể có nhiều giáo viên bỏ qua hoặc nghiên cứu qua loa. Đọc sách giáo viên, sẽ giúp người dạy hiểu tác giả sách mong muốn học sinh đạt được những mục tiêu hoặc kĩ năng gì sau bài học. Sách giáo viên cũng đã trình bày chi tiết cách thức tiến hành các hoạt động dạy học cho từng bài, người dạy có thể dựa vào đó để thực hiện hoặc thay đổi hình thức hoạt động phù hợp hơn cho học sinh của lớp mình.
1.2. Giải pháp thứ hai: Chuẩn bị đầy đủ nhất có thể các vật liệu, vật dụng, dụng cụ thực hành
Trước mỗi tiết thực hành, học sinh cần chuẩn bị khá nhiều thứ như: cây giống, giá thể, chậu và dụng cụ trồng cây. Để giảm nhẹ khâu chuẩn bị này, tôi chọn hình thức thực hành nhóm 4 thay cho nhóm 2 hoặc cá nhân. Thành viên của mỗi nhóm sẽ chung tay chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo có đủ các vật liệu, vật dụng và dụng cụ, cả giáo viên và học sinh cần thực hiện thêm một số công việc như sau:
Đối với giáo viên: thường xuyên nhắc nhở học sinh những gì cần chuẩn bị cho tiết thực hành; dự kiến được những vật liệu, vật dụng, dụng cụ nào học sinh có thể khó tìm để có bước chuẩn bị bổ sung cho học sinh; hướng dẫn học sinh tận dụng các vật dụng như: chai nhựa, can nước giặt để làm chậu trồng cây.
Đối với học sinh: ghi lại những vật liệu, vật dụng, dụng cụ như hướng dẫn của giáo viên để tự mình hoặc nhờ phụ huynh chuẩn bị đầy đủ.
Việc chuẩn bị đầy đủ vật liệu, vật dụng và dụng cụ giúp tăng cơ hội thực hành cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu.
1.3. Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn cách thức điều hành nhóm và trao quyền điều hành cho các nhóm trưởng
Việc thực hành theo nhóm như đã nêu ở giải pháp thứ hai, có thể giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác. Tuy nhiên, hình thức hoạt động này cũng dễ phát sinh một vài bạn hoạt động với nhóm thiếu tích cực. Và để khắc phục điều này, trước tiên, giáo viên cần bao quát lớp khi học sinh thực hành, tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cách thức quản lí nhóm cho các nhóm trưởng. Bạn nhóm trưởng cần chia nhiệm vụ chung của nhóm thành nhiều công việc nhỏ và phân công cho từng bạn trong nhóm phụ trách, ví dụ: một bạn trộn giá thể, một bạn cho giá thể vào chậu, một bạn đặt cây con vào giá thể, một bạn tưới nước. Nhóm trưởng cần giám sát và đôn đốc những bạn lười hoặc thụ động, cần tuyên dương hoặc nhắc nhở những bạn hoạt động tích cực hoặc chưa tích cực. 
1.4. Giải pháp thứ tư: Giáo viên cần chuẩn bị các khây để đựng giá thể cho học sinh thực hành
Khây đựng giá thể cần có độ rộng hợp lí, sao cho vừa đựng đủ lượng giá thể cần thiết, vừa có đủ không gian cho học sinh đặt chậu vào lúc lấy giá thể. Làm được như vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh hạn chế làm rơi giá thể ra xung quanh khu vực thực hành. 
1.5. Giải pháp thứ năm: Giáo viên tổ chức cho học sinh đi tham quan và bình chọn sản phẩm của các bạn
Sau khi trưng bày sản phẩm, giáo viên cho các nhóm đi tham quan sản phẩm của các nhóm khác. Giáo viên chuẩn bị cho mỗi bạn một ngôi sao để tặng cho sản phẩm nào mình thấy ưng ý. Hoạt động này nhằm làm cho học sinh thư giãn và phần thực hành sôi động hơn. 
* Kết quả cụ thể: Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng vào thực tiễn tại lớp 4/1 từ ngày 18 tháng 10 năm 2023 đến 19 tháng 01 năm 2024. Việc hướng dẫn học sinh làm chậu trồng cây từ chai nhưa, đã giúp các em tiết kiệm được một khoản tiền vì không cần mua chậu trồng cây, lại có thể bảo vệ được môi trường. Và với sự cố gắng của thầy và trò cùng với việc áp dụng các giải pháp đã nêu, các tiết thực hành gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu diễn ra thuận lợi, hiệu quả và sôi động hơn. Để thấy rõ sự tiến bộ trên, tôi đã tiến hành khảo sát lại cũng với các tiêu chí đánh giá như ban đầu và thu về số liệu như sau: 
Bảng số liệu khảo sát đầu vào (chuẩn bị thực hiện các giải pháp):
TSHS
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ
Tham gia thực hành
Thao tác thực hành
Đầy đủ
Chưa
đầy đủ
Tích cực
Chưa
tích cực
Gọn gàng
Chưa
gọn gàng
29
 42,9% 
(03 nhóm)
 57,1% 
(04 nhóm)
 62% 
(18 em)
 38% 
(11 em)
 65,5% 
(19 em)
 34,5% 
(10 em)
Bảng số liệu khảo sát đầu ra (sau khi thực hiện các giải pháp):
TSHS
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ
Tham gia thực hành
Thao tác thực hành
Đầy đủ
Chưa
đầy đủ
Tích cực
Chưa
tích cực
Gọn gàng
Chưa
gọn gàng
29
 100% 
 (07 nhóm)
 0% 
 100% 
(29 em)
 0% 
 93,1% 
(27 em)
 6,9% 
(02 em)
* Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: đề cập và làm rõ nét ý nghĩa của việc nghiên cứu sách giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy. Xem trọng vai trò quản lí nhóm của các bạn nhóm trưởng; xác định và hướng dẫn những kĩ năng mà các bạn nhóm trưởng cần nắm vững, đặc biệt là kĩ năng chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ, để quản lí nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 
2. Phạm vi ảnh hưởng: 
2.1. Ứng dụng trong cơ quan, đơn vị , địa phương: Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng và đạt hiệu quả rất tích cực tại lớp 4/1 của trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu. Các tiết thực hành gieo hạt, trồng cây cảnh và hoa kiểng trong chậu diễn ra thuận lợi, hiệu quả và sôi động hơn. 
2.2. Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Các giải pháp nêu trên đã thu được kết quả tốt tại trường tôi giảng dạy, đồng thời, đã được chuyển giao đến tất cả giáo viên dạy Công nghệ lớp 4 trong thị xã Bình Minh thông qua Chuyên đề “Giải pháp tổ chức thực hành gieo hạt trong chậu ở phân môn Công nghệ lớp 4 đạt hiệu quả” do tôi báo cáo và dạy minh họa vào ngày 03 tháng 11 năm 2023. Tổ chuyên môn Tin học - Công nghệ cũng đã thống nhất với hiệu quả của các giải pháp nêu trên. Ngoài ra, những sáng kiến của tôi cũng đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của nhà trường  với mục đích nhân rộng nhất có thể.
C. Khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiềm năng khai thác hiệu quả của sáng kiến, đề tài 
Sáng kiến này đã được áp dụng hiệu quả tại trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu và cũng đã được các giáo viên dạy Công nghệ lớp 4 ở các trường tiểu học trong thị xã Bình Minh hưởng ứng nhiệt tình và tiến hành áp dụng vào các tiết dạy Công nghệ 4, phần “Công nghệ và đời sống” ở Học kì 1. 
Người báo cáo sáng kiến/đề tài
Nguyễn Thị Thắm

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thuc_hanh_gieo.docx