Báo cáo Sáng kiến Thiết kế, sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7 tại trường TH&THCS Hải Quế
Đảng và nhà nước ta khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực theo hướng lấy “HS là trung tâm” là rất cần thiết, được coi là một là một khâu đột phá trong việc đổi mới nền giáo dục quốc gia. Cùng với việc quán triệt quan điểm chỉ đạo thực hiện chương trình SGK mới, mỗi một GV khi đứng lớp phải tự thiết kế cho mình bài dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, việc phát huy cao độ tính tích cực trong học tập của học sinh đang là vấn đề được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục - Đào tạo là phải đổi mới PPDH, chú ý nhiều hơn đến khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực và chủ động sáng tạo của HS.
Trò chơi giáo dục là những dạng trò chơi có tác dụng cải thiện năng lực và phẩm chất của người tham gia chơi, có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và năng lực tư duy, do đó có thể sử dụng trong dạy học để bổ sung mở rộng, củng cố và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh.
Kết hợp những ưu điểm của trò chơi và thế mạnh của phần mềm PowerPoint, thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học không những mang lại cho học sinh hứng thú học tập mà còn góp phần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học là một biện pháp làm tăng cường tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Môn Công nghệ có nhiều điều kiện để sử dụng trò chơi. Nội dung của chương gắn liền với thực tiễn, bước đầu các em làm quen với một số thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất. Vì vậy, thông qua trò chơi HS không những lĩnh hội được tri thức, mà còn phát triển kỹ năng và thái độ học tập tích cực của HS, vận dụng linh hoạt những kiến thức đó và thực tiễn cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Thiết kế, sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7 tại trường TH&THCS Hải Quế

và giới thiệu chủ đề của ô chữ, cho học sinh đoán chữ cái có mặt trong ô chữ. Mỗi câu trả lời đúng của học sinh giáo viên gỡ tấm có các chữ cái đúng, học sinh trả lời đúng thì tiếp tục chơi (đoán các chữ cái còn lại), nếu học sinh trả lời sai thì mất quyền chơi tiếp. Các gợi ý chỉ đưa ra khi không có học sinh nào trả lời đúng (có thể giới hạn sau 5 câu trả lời không đúng thì đưa ra gợi ý để khống chế thời gian). - Đánh giá kết quả trò chơi: Mở được một chữ cái được 2 điểm, ô chữ được 20 điểm. - Cộng điểm và đánh giá giải nhất, giải nhì và giải ba. 3. Nhà Nông thông thái Đây là một cuộc đua tài giữa các nhà nông. Các nhà nông được lập thành những đội chơi. Người quản trò đưa ra hệ thống câu hỏi (hệ thống câu hỏi nhằm giải quyết một nội dung hay một vấn đề học tập). Một câu hỏi được trả lời trong vòng 1 phút. Sau khi quản trò đọc xong câu hỏi, đội nào phất cờ sớm giành được quyền trả lời, tùy đội hình chơi nhiêu hay ít mà đội sai có thể bị loại trực tiếp hay trừ điểm. Trò chơi được chia làm nhiều nhóm, một trọng tài theo dõi thời gian trả lời của người tham gia trò chơi. - Cách chơi: 4 nhóm tham gia chơi được bố trí ngồi ở 4 bàn đầu.Giáo viên đặt từng câu hỏi cho 4 đội tham gia, người chơi phải chọn đáp án trả lời trong thời gian 10 giây. Đội phất cờ sớm sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi sẽ có quyền trả lời, trả lời sai sẽ bị loại. Các đội còn lại có quyền trả lời câu hỏi trong 10 giây tiếp theo, hết thời gian thì không có quyền trả lời. - Đánh giá kết quả trò chơi: Đội còn lại sẽ là đội thắng cuộc, đạt danh hiệu “nhà nông thông thái”. 2.1.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 1. Nguyên tắc xây dựng trò chơi .Trò chơi là một biên pháp làm tăng tính tích cực, độc lập và sáng tạo học tập của học sinh. Trong quá trình thiết kế trò chơi dạy học, dựa trên cơ sở nội dung bài học và đối tượng học sinh chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc : a. Nguyên tắc khoa học. Trò chơi phải được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học; nội dung của trò chơi phải chính xác, rõ ràng, phản ánh nội dung tri thức khoa học của môn học, bài học hay vấn đề học tập; hình thức tổ chức chơi phải đảm bảo tính vừa sức, lý thú, bổ ích, hợp trình độ nhận thức của HS. b. Nguyên tắc sư phạm. Trò chơi được xây dựng để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó, nội dung và phương pháp thực hiện trò chơi phải phù hợp ý đồ sư phạm cần thiết trong các khâu của quá trình thực hiện bài lên lớp. 2. Quy trình xây dựng trò chơi Xây dựng trò chơi trong dạy học được nhiều nhà sư phạm quan tâm như Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng Theo Thái Duy Tuyên, trò chơi được thiết kế theo 5 bước: Bước 1 xác định mục tiêu của trò chơi; bước 2: xác định nội dung; bước 3 lựa chọn trò chơi; bước 4: xác định nhóm chơi; bước 5 tạo tình huống chơi. Trong dạy học Công nghệ 7, do đặc thù bộ môn và đặc điểm nhận thức của học sinh, chúng tôi đề xuất thiết kế trò chơi theo các bước sau (hình 2.1): Hình 2.1: Quy trình xây dựng trò chơi trong dạy học Công nghệ 7 Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học để xác định cái đích của trò chơi phải đạt. Theo quan điểm Công nghệ, mục tiêu là đầu ra, là cái đích mà học sinh cần phải đạt được. Thông qua nghiên cứu mục tiêu, GV có thể xác định được mục tiêu của trò chơi trong dạy học (hình thành tri thức mới hay củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng) từ đó xác định định hướng trong việc xây dựng trò chơi đáp ứng mục tiêu đặt ra. Bước này phải trả lời được các câu hỏi: sử dụng trò chơi này nhằm mục đích gì?; giải quyết khâu nào trong quá trình dạy học? Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học và đặc điểm nhận thức của HS Trong dạy học, trò chơi vừa là phương tiện vừa là cách thức tổ chức dạy học, do đó, trò chơi phải chứa đựng nội dung bài học. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc điểm nhận thức của đối tượng học sinh, GV có thể xác định được những hoạt động dạy học cần thực hiện để khai thác nội dung tri thức chứa đựng trong trò chơi. Trong dạy học, tùy từng đối tượng HS và nội dung bài học mà GV có thể lựa chọn xây dựng loại trò chơi khác nhau. Bước 3: Xây dựng cấu trúc của trò chơi Trong bất kỳ trò chơi nào cũng có cấu trúc chung của nó. Cấu trúc trò chơi là kịch bản của cả người chơi và quản trò. Cấu trúc trò chơi cho GV biết cần phải chuẩn bị các phương tiện thiết bị, dụng cụ nào cho người chơi, nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể của người chơi và quản trò, bản hướng dẫn cách thực hiện trò chơi bao gồm giải thích trò chơi, phân công lực lượng, làm thử; Hướng dẫn đánh giá kết quả trò chơi. Bước 4: Xây dựng bản hướng dẫn cách chơi Để phát huy được hiệu quả của trò chơi trong dạy học, bên cạnh việc thiết lập cấu trúc trò chơi hợp lý thì người thiết kế cần định hình cách chơi sao cho hấp dẫn, gây sự hứng thú đối với người chơi từ đó thúc đẩy thêm sự nhiệt tình, làm phát triển óc tưởng tượng. Trên cơ sở cấu trúc của trò chơi, GV viết bản hướng dẫn cách chơi bao gồm: giới thiệu nội dung trò chơi, hướng dẫn làm nháp, hướng đến tổ chức chơi thật và đánh giá tổng kết. Bước 5: Hoàn thiện - sử dụng Trò chơi sau khi được thiết kế cần được thử nghiệm để hoàn thiện, từ đó, sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của HS. - Đánh giá kết quả trò chơi: Đội chiến thắng là đội khám phá được bí ẩn của bức tranh. 2.1.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 1. Nguyên tắc sử dụng a. Đúng mục đích dạy học Khi sử dụng trò chơi học tập đòi hỏi GV phải nắm vững mục đích cụ thể của trò chơi. Vì vậy, GV phải nghiên cứu kỹ nội dung của bài học và đặc điểm nhận thức HS mà lựa chọn trò chơi thích hợp để đạt được mục đích dạy học. b. Đúng cường độ Trò chơi sử dụng nhằm mục đích dạy học do đó phải đảm bảo thời gian, tránh sa đà biến tiết học thành một buổi sinh hoạt. GV nên xác định thời điểm dừng trò chơi đúng lúc để gây sự luyến tiếc, đồng thời tạo hứng thú cho HS ở lần chơi sau. c. Phù hợp với đối tượng HS trong môi trường lớp học Trò chơi dạy học có tác dụng cải thiện năng lực phẩm chất của người chơi. Với đối tượng là HS trung học, GV lưu ý lựa chọn những trò chơi phù hợp khả năng của HS, không lựa chọn những trò chơi quá khó và quá dễ sẽ không kích thích sự tìm tòi của các em. 2. Quy trình sử dụng trò chơi trong dạy môn Công Nghệ 7 Trong dạy học Công nghệ, có thể sử dụng trò chơi theo các bước sau (hình 2.2): Hình 2.2: Quy trình sử dụng trò chơi trong dạy học Công nghệ Bước 1: Chuẩn bị chơi. Đây là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của trò chơi. Tùy vào mục tiêu chơi mà GV có thể lựa chọn và chuẩn bị chơi khác nhau. Ví dụ để tiến hành trò chơi ô chữ, GV phải chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi như: ô chữ, các thẻ chữ cái, giấy khổ to, bút dạ, cờ khẩu hiệu ... Bước 2: Giới thiệu trò chơi và hướng dẫn chơi Giáo viên giới thiệu trò chơi và phổ biến nội dung, luật của trò chơi, những điểm cần chú ý khi thực hiện trò chơi. Trước khi bắt đầu cuộc chơi, GV cần tạo ra những tình huống hấp dẫn để lôi cuốn HS tham gia chơi. Tình huống có thể là những mâu thuẫn có tính hài hước được thể hiện trên hành động, hình ảnh, lời nói; những mâu thuẫn trong thực tế sản xuất và bất ngờ đối với nhận thức của HS. Bước 3: Tổ chức chơi và theo dỏi quá trình chơi + Tổ chức chơi: Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, tổ, mỗi nhóm, tổ là một đội để tham gia chơi. Tuỳ vào yêu cầu của từng trò chơi mà trong các đội chơi có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng các nhân hay nhóm nhỏ. Khi có hiệu lệnh của GV (trọng tài/quản trò) các đội bắt đầu trò chơi cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc thì dừng lại. + Theo dỏi quá trình chơi: Khi chơi, GV nên quan sát HS tham gia chơi để biết được các mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá sau này. + Đối với trò chơi có hình phạt: GV nên quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, nên khuyến khích động viên người bị phạt tiếp tục tham gia trong trò chơi. GV cũng nên xác định thời điểm dừng trò chơi đúng lúc để gây sự luyến tiếc, đồng thời tạo hứng thú cho HS ở lần chơi sau. + Bước 4: Nhận xét – đánh giá sau cuộc chơi. + Giáo viên (trọng tài/quản trò) là người nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. Khi đánh giá, giáo viên cần giúp học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau bằng điểm, cờ, hoa, vỗ tay,... Tránh lạm dụng yếu tố thi đua trong khi chơi, gây tâm lý thắng – thua căng thẳng cho học sinh. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho các đội chơi xuất sắc. 3. Sử dụng trò chơi để dạy môn Công Nghệ 7 a. Vận dụng quy trình sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức mới Trong kiến thức môn Công nghệ 7 bên cạnh những kiến thức mà học sinh đã biết trong thực tế hay đã được học ở một số môn học liên quan thì còn có rất nhiều kiến thức mới mà đa số học sinh chỉ mới tiếp cận lần đầu, để tiếp thu các kiến thức này một cách có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải tự lực tìm tòi, khám phá. Một trong những phương pháp mà giáo viên sử dụng để học sinh tự tìm lấy kiến thức có hiệu quả nhất trong việc hình thành kiến thức mới là sử dụng trò chơi. Ví dụ: Sử dụng trò chơi để hình hành tri thức mới bài . “ cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường”. Bước 1: Chuẩn bị chơi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, mỗi câu hỏi hoặc các đáp án của cùng một câu hỏi được viết lên trên cùng một tờ giấy A4. Bước 2: Giới thiệu trò chơi và hướng dẫn chơi Đây là trò chơi có sự chung sức của các thành viên trong nhóm. Nội dung bài học được thiết kế theo dạng câu hỏi nhận thức. Nhiệm vụ của nhóm là sắp xếp các miếng ghép cho phù hợp với từng câu hỏi và miếng ghép đáp án tương ứng. Bước 3: Tổ chức chơi và theo dõi quá trình chơi + Tổ chức chơi: Hai đội chơi, 7 người/đội, 5 câu hỏi. Giáo viên chia bộ câu hỏi và đáp án thành 2 phần, phát cho từng đội, khi giáo viên hô “bắt đầu” học sinh mới được xem những câu hỏi và đáp án của đội mình. Cả đội chung sức ghép câu hỏi và đáp án trả lời tương ứng. Thời gian sắp xếp là 2 phút. Sau khi hết giờ, giáo viên kiểm tra kết quả, cho điểm. + Theo dõi quá trình chơi: Khi chơi, GV nên quan sát HS tham gia chơi để biết được các mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá sau này. Với trò chơi này, các thành viên trong nhóm phải phối hợp nhịp nhàng và ăn ý, nhanh nhẹn, tinh mắt. Bước 4: Nhận xét – đánh giá sau cuộc chơi. Mỗi câu được 2 điểm (ghép đúng 1 điểm, chọn đáp án đúng 1 điểm). Đội thắng cuộc là đội đạt được nhiều điểm hơn. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho các đội chơi xuất sắc. b. Vận dụng quy trình sử dụng trò chơi để củng cố, hoàn thiện kiến thức cho học sinh Trò chơi được sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức nhằm giúp giáo viên một lần nữa củng cố, nhắc lại kiến thức, kỹ năng cho học sinh và qua đó học sinh có thể khắc sâu nội dung kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất. Ví dụ: Sử dụng trò chơi “Cờ ca rô” để dạy bài 34: “Nhân giống vật nuôi” nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Bước 1: Chuẩn bị chơi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, 2 lá cờ. Bước 2: Giới thiệu trò chơi và hướng dẫn chơi Đây là một cuộc đua tài giữa các nhà nông. Các nhà nông được lập thành những đội chơi. Người quản trò đưa ra hệ thống câu hỏi (hệ thống câu hỏi nhằm giải quyết một nội dung hay một vấn đề học tập). Một câu hỏi được trả lời trong vòng 1 phút. Sau khi quản trò đọc xong câu hỏi, đội nào phất cờ sớm giành được quyền trả lời, tùy đội hình chơi nhiêu hay ít mà đội sai có thể bị loại trực tiếp hay trừ điểm. Trò chơi được chia làm nhiều nhóm, một trọng tài theo dõi thời gian trả lời của người tham gia trò chơi. Bước 3: Tổ chức chơi và theo dõi quá trình chơi + Tổ chức chơi: 2 nhóm tham gia chơi được bố trí ngồi ở 2 bàn đầu. Giáo viên đặt từng câu hỏi cho 2 đội tham gia, người chơi phải chọn đáp án trả lời trong thời gian 10 giây. Đội phất cờ sớm sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi sẽ có quyền trả lời, trả lời sai sẽ nhường quyền cho đội khác trả lời. Đội còn lại có quyền trả lời câu hỏi trong 10 giây tiếp theo, hết thời gian thì không có quyền trả lời. + Theo dõi quá trình chơi: Khi chơi, GV nên quan sát HS tham gia chơi để biết được các mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá sau này. Bước 4: Nhận xét – đánh giá sau cuộc chơi. Đội nào trả lời được 3 câu hỏi sắp theo hàng ngang, dọc hay chéo sớm hơn sẽ là đội thắng cuộc. Giáo viên (trọng tài/quản trò) nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho các đội chơi xuất sắc. 2.2. Tính thực tiễn: Giải pháp đã được triển khai thực nghiệm tại trường TH&THCS Hải Quế bắt đầu từ ngày 10/9/2023. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến cho thấy các giải pháp này có tính mở, khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến vào dạy học cao, có thể áp dụng cho tất cả học sinh các vùng miền với tất cả các khối lớp bậc tiểu học. Sáng kiến này tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệm trong trường, bước đầu áp dụng đã mang lại hiệu quả. 2.3. Hiệu quả trong chất lượng giáo dục: Với chất lượng khảo sát trước thực nghiệm của 02 năm còn có phần hạn chế. Tuy nhiên, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy năng lực, phẩm chất cũng như kết quả học tập của học sinh được nâng cao. 2.4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Phạm vi ảnh hưởng đầu tiên là tất cả học sinh lớp 5B năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023, 3. Kết luận Thực hiện mục đích của đề tài, đối với các nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7. Từ đó đề xuất được 3 dạng trò chơi đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH ở trường THCS. - Đề xuất quy trình xây dựng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7 gồm 5 bước: Xác định mục tiêu, nghiên cứu nội dung bài học và đặc điểm nhận thức của HS, xây dựng cấu trúc trò chơi, xây dựng bản hướng dẫn cách chơi và hoàn thiện- sử dụng. - Đề xuất quy trình sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7 dựa trên cơ sở nội dung bài học và nhận thức của HS. Quy trình sử dụng bao gồm 4 bước: Chuẩn bị chơi, giới thiệu trò chơi và hướng dẫn chơi, tổ chức chơi và theo dõi quá trình chơi, nhận xét đánh giá. - Đã thiết kế sử dụng được 3 trò chơi: trò chơi ô chữ, trò chơi cờ ca rô và trò chơi nhà nông thông thái. Qua quá trình dạy học, rút kinh nghiệm từ chính bản thân, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học sinh, ngoài yếu tố đội ngũ giáo viên thì giải pháp phù hợp có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của chất lượng giáo dục. XÁC NHẬN CẤP TRÌNH SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thanh Đàn NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Đức Phú
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_thiet_ke_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_day.docx
Báo cáo Sáng kiến Thiết kế, sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn Công nghệ 7 tại trường TH&THCS.pdf