Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8

Như chúng ta đã biết giáo dục phổ thông nước ta đã và đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học,... Đồng thời để thực hiện thành công sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà quản lí giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Năm học 2020 – 2021 BGD&ĐT tiếp tục ban hành thông tư 26 về sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đánh giá xếp loại học sinh.., công văn 5512 để hướng dẫn giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học.

Theo tinh thần công văn hướng dẫn, khái niệm “Kiểm tra bài cũ” không còn, thay vào đó học sinh được đánh giá thường xuyên, đánh giá theo quá trình học; kế hoạch bài dạy cũng cần thiết kế theo các hoạt động cụ thể. Trong đó “Hoạt động mở đầu” giáo viên cần thiết kế để vừa tạo được sự hứng thú, giúp học sinh có tâm thế phấn khởi muốn tìm hiểu nội dung bài học vừa kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh.

Trước những yêu cầu đổi mới của ngành như đã nêu cùng với thực tế giảng dạy trong bối cảnh dạy học trực tuyến như hiện nay tôi nhận thấy cần phải “thiết kế hoạt động mở đầu” sao cho thật hấp dẫn lôi cuốn học sinh mà vẫn đảm bảo nội dung và thời lượng giờ học, vì vậy tôi đã đầu tư, nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ lớp 8”

doc 14 trang Hà Thanh 04/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8

Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2022
I. TÊN SÁNG KIẾN: Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ lớp 8. 
II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết giáo dục phổ thông nước ta đã và đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học,... Đồng thời để thực hiện thành công sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà quản lí giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Năm học 2020 – 2021 BGD&ĐT tiếp tục ban hành thông tư 26 về sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đánh giá xếp loại học sinh.., công văn 5512 để hướng dẫn giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học.
Theo tinh thần công văn hướng dẫn, khái niệm “Kiểm tra bài cũ” không còn, thay vào đó học sinh được đánh giá thường xuyên, đánh giá theo quá trình học; kế hoạch bài dạy cũng cần thiết kế theo các hoạt động cụ thể. Trong đó “Hoạt động mở đầu” giáo viên cần thiết kế để vừa tạo được sự hứng thú, giúp học sinh có tâm thế phấn khởi muốn tìm hiểu nội dung bài học vừa kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh.
Trước những yêu cầu đổi mới của ngành như đã nêu cùng với thực tế giảng dạy trong bối cảnh dạy học trực tuyến như hiện nay tôi nhận thấy cần phải “thiết kế hoạt động mở đầu” sao cho thật hấp dẫn lôi cuốn học sinh mà vẫn đảm bảo nội dung và thời lượng giờ học, vì vậy tôi đã đầu tư, nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ lớp 8”
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Trước đây, để thực hiện tiến trình dạy học của một môn học bất kì đều phải tuân theo 5 bước. Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 khi công văn 5512 có hiệu lực thì tiến trình dạy học của mỗi môn học phải thiết kế thành 4 hoạt động, mỗi hoạt động có vai trò nhiệm vụ riêng trong đó “hoạt động mở đầu” cần thiết kế sao cho vừa đảm bảo khung thời gian, đảm bảo xác định được vấn đề cần tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo, đồng thời có thể kết hợp kiểm tra đánh giá học sinh và đặc biệt tạo được không khí vui tươi phấn khởi, sẵn sàng tìm hiểu nội dung bài học của học sinh. Chính vì vậy giải pháp “Ứng dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu trong dạy học môn Công nghệ lớp 8” là cần thiết. 
Tôi đã thực hiện giải pháp này qua các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Biên soạn nội dung các câu hỏi cần kiểm tra ứng với mỗi bài học. 
Ở bước này giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi có nội dung phù hợp, đảm bảo vừa kiểm tra được kiến thức cũ của học sinh vừa đảm bảo giới thiệu được nội dung của bài mới, đồng thời đảm bảo được khung thời gian dành cho hoạt động (Khoảng 3 đến 5 phút)
- Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp “có sẵn”
Các trò chơi như: Lật mảnh ghép, vòng quay may mắn, ngôi sao may mắn, đừng để điểm rơi, đã được tác giả thiết kế trên nền tảng phần mềm trình chiếu powerpoint và được chia sẻ dưới dạng tài liệu đính kèm của sáng kiến, nhằm giúp cho các giáo viên khác dễ tiếp cận cũng như dễ sử dụng hơn. Giáo viên giảng dạy các bài khác hay môn khác chỉ việc thay đổi nội dung câu hỏi và trả lời phù hợp. Mặt khác các trò chơi kể trên phù hợp với đa số môn học, phù hợp với tâm lí của đa số HS là “ vừa chơi vừa học”
- Bước 3: Ghép các câu hỏi vào trò chơi trên nền PowerPoint
Lần lượt soạn các câu hỏi đã chuẩn bị ở bước 1 vào các slide của trò chơi
- Bước 4: Tổng kết trò chơi, giới thiệu hoạt động tiếp theo của bài học. Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học
+ GV tổng kết trò chơi, chuyển ý để giới thiệu hoạt động tiếp theo của bài học 
+ Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học
Do hoạt động mở đầu được thiết kế dưới dạng trò chơi trên 1 tệp trình chiếu độc lập nên khi sử dụng giáo viên chỉ việc tạo liên kết tệp này với tệp nội dung của bài học đã có của giáo viên (nội dung bài học đã được thiết kế dưới dạng bản trình chiếu power point) hoặc giáo viên có thể soạn tiếp nội dung bài học vào các slide tiếp theo của tệp trò chơi (nếu soạn mới các nội dung bài học)
* Giải pháp được ứng dụng thông qua các ví dụ sau:
1/ Ví dụ 1: Hoạt động mở đầu bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - môn công nghệ 8
Bước 1: Nội dung các câu hỏi cần kiểm tra có trong trò chơi
Câu 1: Điện năng được sản xuất ra từ các . 
Câu 2: Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng 
Câu 3: Đồ dùng điện trong nhà được chia làm mấy nhóm?
Câu 4: Để mở (tắt) đèn điện ta dùng loại thiết bị điện nào ? 
Câu 5: Trên một bàn là điện có ghi (220V-1000W) nêu ý nghĩa các số liệu trên?
Câu 6: Trong gia đình máy biến áp 1 pha dùng để . ?
Bước 2: Chọn trò chơi “ Lật mảnh ghép tìm tranh”
Bức tranh cần tìm là “ Sơ đồ mạng điện trong nhà”
Bước 3: Ghép các câu hỏi và câu trả lời thích hợp vào trò chơi trên nền PowerPoint
+ Slide 1: GV giới thiệu trò chơi “ Lật mảnh ghép tìm tranh” và phổ biến “luật chơi”. Hs cả lớp được chia làm 2 đội chơi, mỗi đội cử 1đại diện tham gia chính, HS mỗi đội có 10 giây để trả lời mỗi câu hỏi, đội nào trả lời đúng hình ảnh sau các mảnh ghép sẽ chiến thắng và thành viên trả lời đúng bức tranh được 10 điểm
+ Slide 2: Bức tranh bị che bởi 6 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng với 6 câu hỏi đã nêu ở bước 1
+ Slide 3: Soạn nội dung hỏi và trả lời cho câu hỏi số 1
Soạn nội dung câu trả lời số 1
Soạn nội dung câu hỏi số 1
+ Slide 4,5,6,7,8: Tương tự soạn nội dung hỏi và trả lời tương ứng cho câu hỏi số 2,3,4,5,6
- Bước 4: Tổng kết trò chơi, giới thiệu hoạt động tiếp theo của bài học. Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học
+ Giáo viên tổng kết trò chơi, chuyển ý giới thiệu về mạng điện trong nhà, chuyển sang hoạt động tiếp theo
+ Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học: 
Tại slide 2 GV tạo liên kết đến hoạt động tiếp theo của bài học theo các bước
Chèn 1 đối tượng bất kì vào slide
Nhấp chuột phải vào đối tượng vừa chèn, chọn Hyperlink
Chọn tệp có chứa các hoạt động khác của bài học trong hộp thoại isert hyperlink, chọn OK (GV đã có sẵn tệp bài giảng)
Nếu trường hợp giáo viên soạn các hoạt động khác ngay trong tệp trò chơi thì tại cửa sổ Insert Hyperlink, chọn Bookmark, chọn Slide phù hợp, chọn Ok
Chèn đối tượng bất kì
Nhấp chuột phải vào đối tượng vừa chèn, chọn Hyperlink
Nhấp chuột phải vào đối tượng, Chọn Hyperlink
Chọn tệp có chứa các hoạt động khác của bài học trong hộp thoại isert hyperlink, chọn OK (trường hợp GV đã có sẵn tệp bài giảng)
Chọn tệp chứa nội dung phù hợp 
Nếu trường hợp giáo viên soạn các hoạt động khác ngay trong tệp trò chơi thì tại cửa sổ Insert Hyperlink, chọn Chọn Place in This Document, chọn Slide phù hợp, chọn Ok
Chọn slide phù hợp
Chọn Place in This Document
Chọn OK
Ví dụ 2: Hoạt động mở đầu bài 51: Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà - môn công nghệ 8
Bước 1: Nội dung các câu hỏi cần kiểm tra có trong trò chơi
Câu 1: Ở mạng điện trong nhà, công tơ điện dùng để.
Câu 2: Ở mạng điện trong nhà, đường dây mạch chính được lắp đặt
Câu 3: Em chọn loại đèn nào sau đây cho bàn học của mình?
Đèn compac huỳnh quang (220V- 20W)
Đèn ống huỳnh quang (220V-40W)
Đèn sợi đốt (220V- 100W)
Đèn compac huỳnh quang (110V- 20W)
Câu 4: Đường dây các mạch nhánh mắc với nhau như thế nào?
Câu 5: Trong các thiết bị sau thiết bị nào thường lắp ở đầu đường dây chính, sau công tơ điện?
Công tắc điện 
Cầu dao tổng
Đèn sợi đốt 
Cầu dao
Câu 6: Đèn sợi đốt thuộc nhóm đồ dùng điện nào?
Câu 7: Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng điện nào?
Câu 8: Đâu không phải là đồ dùng điện của mạng điện trong nhà?
Phích cắm điện 
Đèn bàn học 
Ti vi
Quạt điện
Câu 9: Để bật (tắt) đèn điện gia đình em thường dùng?
Bước 2: Chọn trò chơi “ Vòng quay may mắn”
Bước 3: Ghép các câu hỏi và câu trả lời thích hợp vào trò chơi trên nền PowerPoint
+ Slide 1: GV giới thiệu trò chơi “ Vòng quay may mắn” và phổ biến “luật chơi”. 
Học sinh lần lượt chọn câu hỏi bất kì. Mỗi câu hỏi có 10 giây để trả lời. 
- Trả lời đúng liên tiếp 2 câu học sinh được quay điểm (Học sinh có quyền lấy điểm hoặc không lấy điểm. Khi đã quay điểm hoặc trả lời sai 2 lần học sinh không được chơi tiếp)
 Có tối đa 3 học sinh lần lượt tham gia trò chơi
+ Slide 2: “Slide chính” Gồm các liên kết của các câu hỏi từ 1 đến 9. Vòng quay, nhấn nút “play” để quay, nút “Stop” để dừng, kim chỉ mức điểm nào thì Học sinh được mức điểm đó. HS có thể lấy điểm hoặc không lấy điểm.
+ Slide 3: Soạn nội dung hỏi và trả lời cho câu hỏi số 1
Nhấn vào đây về slide chính của trò chơi
Đáp án đúng 
Đáp án sai
+ Slide 4,5,6,7,8,9,10,11: Tương tự soạn nội dung hỏi và trả lời tương ứng cho câu hỏi số 2,3,4,5,6,7,8,9
- Bước 4: Tổng kết trò chơi, giới thiệu hoạt động tiếp theo của bài học. Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học
+ Giáo viên tổng kết trò chơi, từ câu hỏi số 8 chuyển ý giới thiệu về “thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà”, chuyển sang hoạt động tiếp theo
+ Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học: 
Tại slide 2 GV tạo liên kết đến hoạt động tiếp theo của bài học theo các bước như ví dụ 1.
Ví dụ 3: Hoạt động mở đầu chủ đề: Thiết kế mạch điện - môn công nghệ 8
Bước 1: Nội dung các câu hỏi cần kiểm tra có trong trò chơi
+ Chủ đề: Nguồn điện 
Câu 1: Đường dây mạch chính đi từ đâu tới đâu?
Câu 2: Đường dây các mạch nhánh mắc như thế nào với nhau?
Câu 3: Đường dây mạch chính có chức năng gì?
Câu 4: Đường dây mạch nhánh có chức năng gì?
+ Chủ đề: Dây dẫn điện
Câu 1: Loại dây dẫn nào cung cấp điện đến từng đồ dùng điện?
Câu 2: Khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính ta thấy có hiện tượng gì?
Câu 3: Để đưa điện từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ, ta làm như thế nào?
Câu 4: Để lấy điện từ mạng điện phân phối cho mạng điện trong nhà ta sử dụng đường dây cao áp hay hạ áp? Vì sao?
+ Chủ đề: Thiết bị điện
Câu 1: Các thiết bị đóng – cắt phổ biến gồm:..
Câu 2: Các thiết bị lấy điện của mạng điện trong nhà gồm: 
Câu 3: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà là?
Câu 4: Trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí nào?
+ Chủ đề: Đồ dùng điện
Câu 1: Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng điện nào?
Câu 2: Điện áp định mức của nồi cơm điện gia đình em đang sử dụng là bao nhiêu?
Câu 3: Bình nước nóng sử dụng điện thuộc nhóm đồ dùng điện nào?
Câu 4: Kể tên các nhóm đồ dùng điện của mạng điện trong nhà?
Bước 2: Chọn trò chơi “Đừng để điểm rơi”
Bước 3: Ghép các câu hỏi và câu trả lời thích hợp vào trò chơi trên nền PowerPoint
+ Slide 1,2: GV giới thiệu trò chơi “Đừng để điểm rơi” và phổ biến “luật chơi”. 
Mỗi HS tham gia chơi được chọn tối đa 2 chủ đề, cược tối đa 2 mức câu hỏi. Học sinh chọn chủ đề: GV nhấn chủ đề HS chọn;
Trong chủ đề, HS cược điểm tối đa 2 lần trong số 1, hoặc 2, 8, 9 điểm trước. 
HS chọn số của câu hỏi, GV nhấn số đó, nội dung câu hỏi xuất hiện. HS trả lời Đ hoặc S. Nếu đúng giữ nguyên điểm, nếu sai điểm HS chọn sẽ bị rơi.
Hết lượt chọn và cược của Chủ đề. HS sẽ được điểm tương ứng.
Học sinh có thể không lấy điểm nếu điểm thấp
+ Slide 3: “Slide chủ đề” Gồm các liên kết của các chủ đề, mỗi chủ đề có 4 câu hỏi 
+ Slide 4: “Slide chính” của chủ đề nguồn điện
Nhấn vào đây để cược điểmhỏi
Nhấn vào đây để chọn câu hỏi
Nhấn vào đây để về slide chủ đề
+ Slide 5,6,7,8: Soạn nội dung hỏi và trả lời cho câu hỏi số 1 đến 4
Nhấn vào đây để quay về slide chính của chủ đề
+ Slide 9,10,11,12,13: Tương tự soạn nội dung câu hỏi và trả lời cho chủ đề dây dẫn điện
+ Slide14, 15,16,17,18: Tương tự soạn nội dung câu hỏi và trả lời cho chủ đề thiết bị điện
+ Slide19, 20,21,22,23: Tương tự soạn nội dung câu hỏi và trả lời cho chủ đề đồ dùng điện
- Bước 4: Tổng kết trò chơi, giới thiệu hoạt động tiếp theo của bài học. Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học
+ Giáo viên tổng kết trò chơi, từ các chủ đề của trò chơi, chuyển ý giới thiệu về “Chủ đề: Thiết kế mạch điện”, chuyển sang hoạt động tiếp theo
+ Tạo liên kết cho hoạt động mở đầu với các hoạt động khác của bài học: 
Tại slide 2 GV tạo liên kết đến hoạt động tiếp theo của bài học theo các bước như ví dụ 1.
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Bằng cách sử dụng các trò chơi game show vào hoạt động mở đầu bài học, giúp giảm áp lực cho học sinh khi không bị thầy cô kiểm tra bài cũ. HS học tập tích cực chủ động hơn, thích thú hơn với những trò chơi tựa “trò chơi game show truyền hình” nổi tiếng; Giáo viên có thể vừa kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với học sinh vừa giới thiệu được bài học mới; Giáo viên có thể chia sẻ với nhiều GV khác; Các trò chơi đa dạng có thể áp dụng vào hoạt động mở bài của nhiều bài, nhiều môn học khác nhau.
Sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cấp trường công nhận và được triển khai phổ biến đến các giáo viên trong tổ chuyên môn cùng thực hiện ở tất cả các môn học phù hợp.
  Lộc Thái, ngày 10 tháng 02 năm 2022
 Người viết
	Vũ Thị Thắm Hồng 
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ TỰ NHIÊN TRƯỜNG THCS LỘC THÁI
	Lộc Thái, ngày 15 tháng 02 năm 2022
	TỔ TRƯỞNG
	Phạm Thị Hoài
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG THCS LỘC THÁI 
Lộc Thái, ngày  tháng năm 2022
	TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 HIỆU TRƯỞNG
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN PHÒNG GD – ĐT LỘC NINH 

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_ung_dung_cac_tro_choi_game_show_vao_hoat_d.doc