Đơn công nhận Sáng kiến Dạy học theo chủ đề Bản vẽ xây dựng - Công nghệ Lớp 11
a. Giải pháp cũ thường làm:
Ưu điểm:
- Dạy theo phương pháp dạy học truyền thống không dạy học theo phát triển năng lực : Lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thầy dạy tuần tự theo các khâu các bước lên lớp đã được chuẩn bị từ trước đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức không dạy học theo phát triển năng lực vào môn công nghệ.
- Kiến thức được truyền tải từ thầy sang trò, thầy là người thuyết trình, diễn giảng học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo không mở rộng kiến thức các bộ môn khác có liên quan đến môn học.
- Giáo án được thiết kế từ trước theo đường thẳng tuần tự từ trên xuống có tính hệ thống và logic cao.
Nhược điểm:
- Môn Công nghệ trong trường phổ thông là một bộ môn kỹ thuật khó, lượng kiến thức lại nhiều đại đa số các em tư tưởng đây là “bộ môn phụ” không thi tốt nghiệp không kiểm định chất lượng giáo dục . Giáo viên lại dạy theo phương pháp dạy học truyền thống : Học sinh bị thụ động tiếp thu về kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý thuyết, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của học sinh; do đó kỹ năng thực hành ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống thực tế bị hạn chế.
Tồn tại của giải pháp cần được khắc phục:
Do học sinh bị thu động tiếp thu về kiến thức nên dẫn đến học sinh không chăm học, học không đều, số đông chưa chuẩn bị ở nhà bài trước khi đến lớp, giáo viên thiếu năng động, học hỏi, tìm tòi kiến thức mới không thoát lý khỏi kiến thức của sách giáo khoa chậm đổi mới phương pháp dạy học.
Để khắc phục tình trạng này : Giáo viên giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tăng cường hoạt động tích cực của học sinh, đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học, sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp dạy giỏi bộ môn của mình để học tập kinh nghiệm.
b. Giải pháp mới cải tiến:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Dạy học theo chủ đề Bản vẽ xây dựng - Công nghệ Lớp 11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Dạy học theo chủ đề: Bản vẽ xây dựng - Công nghệ lớp 11” Tác giả: Phạm Thanh Sơn Đồng tác giả (nếu có): Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nho Quan A Nho Quan, tháng 05 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp trường THPT Nho Quan A Chúng tôi gồm: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Phạm Thanh Sơn 02/08/1975 THPT Nho Quan A Giáo viên ĐHSP Công nghệ 100% 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Dạy học theo chủ đề: Bản vẽ xây dựng - Công nghệ lớp 11” Lĩnh vực áp dụng : Dạy học bộ môn Công nghệ 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: Ưu điểm: - Dạy theo phương pháp dạy học truyền thống không dạy học theo phát triển năng lực : Lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thầy dạy tuần tự theo các khâu các bước lên lớp đã được chuẩn bị từ trước đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức không dạy học theo phát triển năng lực vào môn công nghệ. - Kiến thức được truyền tải từ thầy sang trò, thầy là người thuyết trình, diễn giảng học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo không mở rộng kiến thức các bộ môn khác có liên quan đến môn học. - Giáo án được thiết kế từ trước theo đường thẳng tuần tự từ trên xuống có tính hệ thống và logic cao. Nhược điểm: - Môn Công nghệ trong trường phổ thông là một bộ môn kỹ thuật khó, lượng kiến thức lại nhiều đại đa số các em tư tưởng đây là “bộ môn phụ” không thi tốt nghiệp không kiểm định chất lượng giáo dục . Giáo viên lại dạy theo phương pháp dạy học truyền thống : Học sinh bị thụ động tiếp thu về kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý thuyết, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của học sinh; do đó kỹ năng thực hành ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống thực tế bị hạn chế. Tồn tại của giải pháp cần được khắc phục: Do học sinh bị thu động tiếp thu về kiến thức nên dẫn đến học sinh không chăm học, học không đều, số đông chưa chuẩn bị ở nhà bài trước khi đến lớp, giáo viên thiếu năng động, học hỏi, tìm tòi kiến thức mới không thoát lý khỏi kiến thức của sách giáo khoa chậm đổi mới phương pháp dạy học. Để khắc phục tình trạng này : Giáo viên giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tăng cường hoạt động tích cực của học sinh, đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học, sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp dạy giỏi bộ môn của mình để học tập kinh nghiệm. b. Giải pháp mới cải tiến: * Bản chất của giải pháp mới: - Dạy theo dạy học theo phát triển năng lực : Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho học sinh tự tìm kiếm, khám phá những kiến thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Giáo viên có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy, phân loại được đối tượng học sinh. - Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. - Giáo án dạy học theo phát triển năng lực được thiết kế theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò có sử dụng dạy học theo phát triển năng lực liên quan đến bài giảng ở môn công nghệ . * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Dạy học theo phát triển năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống Yêu cầu có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được Kết quả thực hiện: Trong năm học 2021 – 2022 BẢNG THỐNG KÊ CÁC LỚP ĐÃ DẠY TRONG NĂM HỌC: 2021 – 2022. Sĩ số Thái độ học tập của học sinh trong các tiết dạy theo chủ đề bài học Hứng thú Không hứng thú Số lượng % Số lượng % 11G 44 40 90,9% 04 9,1% 11N 42 36 85,7% 06 14,3% Tổng 86 76 88,4% 10 11,6% * Hiệu quả kinh tế: Nếu sáng kiến này được áp dụng trong việc giảng dạy ở môn công nghệ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, giúp cho giáo viên và học sinh : + Tiết kiệm về thời gian : Khi dạy học theo phát triển năng lực trong bộ Công nghệ. + Tiết kiệm được tiền trong việc mua các tài liệu và sách tham khảo đỡ tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội. *Hiệu quả xã hội: - Giáo viên : + Gây hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập . Vận dụng nhiều giác quan. + Phát huy tính sáng tạo của giáo viên . + Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. + Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp giúp học sinh hiểu bài nhanh, nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ . - Học sinh: Học sinh hiểu bài học sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng - Điều kiện áp dụng: Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học theo phát triển năng lực bộ môn Công nghệ và các bộ môn khác ở mọi cấp học nó đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên để giảng nội dung chính xác và phong phú, đồng thời phải lấy ví dụ thực tiễn để liên hệ.Về phương tiện dạy học : Có thể sử dụng trình chiếu đưa trước những tư liệu hay ví dụ và tình huống để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận. - áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn công nghệ và tất cả các giáo viên dạy các bộ môn khác. - áp dung giảng dạy cho học sinh ở mọi cấp học như Tiểu học, THCS. THPT. - Sử dụng bài giảng dạy học theo phát triển năng lực trong việc giảng dạy cho học sinh ở mọi vùng miền từ : Nông thôn, miền núi, thị xã, thành phố trong cả nước. - Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng cho dạy học theo phát triển năng lực trong bộ môn Công nghệ và các bộ môn khác ở mọi cấp học. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ Không Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Nho Quan , ngày 15 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thanh Sơn
File đính kèm:
don_cong_nhan_sang_kien_day_hoc_theo_chu_de_ban_ve_xay_dung.doc