Đơn công nhận Sáng kiến Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ
Trong nền giáo dục hiện đại đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất là một trong những nhiệm vụ trong tâm nhất. Xuất phát từ thực tế đó đòi hỏi giáo viên không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc tổ chức các trò chơi để tạo ra giờ giảng sinh động, ấn tượng mà ở đó học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của giáo viên.
Khi tiến hành giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” tôi nhận thấy đây là giải pháp có hiệu quả đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tế của nhà trường.
Giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được.
CNTT Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp.
Giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” giúp học sinh qua các hoạt động học tập đa dạng trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng làm việc nhóm có trách nhiệm trong môi trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người khác để cùng hoàn thành công việc. Từ đó giúp các em học sinh thấy hứng thú trong học tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài một cách tự giác, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, tăng cường giao tiếp trong lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ

rả lời. Hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép. * HS: Bầu nhóm trưởng và thư ký. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoạt động. Từng thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình. Cần đảm bảo rằng, tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày và hiểu được các nội dung của cả 2 nhiệm vụ, được được một số nội dung chính của các hình biểu diễn ngôi nhà. Thư kí ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ theo mẫu 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK, phân tích các hình biểu diễn trong hình 11.2 và bảng 11.2 SGK và hướng dẫn học sinh đọc các bản vẽ. * Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân: nghiên cứu các nội dung trong SGK, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân. - Làm việc nhóm: + Làm việc trong nhóm chuyên gia: Lần lượt từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm chuyên gia. Các thành viên trong nhóm ghi bổ sung các ý kiến cả nhóm đã thống nhất để chuẩn bị báo cáo trong nhóm mảnh ghép. + Làm việc trong nhóm mảnh ghép: Trong mỗi nhóm mảnh ghép có thể có 4 thành viên đến từ 2 nhóm chuyên gia. Do đó, với mỗi nhiệm vụ sẽ có đại diện của 1 nhóm chuyên gia báo cáo, đại diện các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ bổ sung ý kiến. Các thành viên khác trong nhóm ghi chép báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm vào vở. Mỗi thành viên phải ghi chép đầy đủ kết quả thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm mảnh ghép vào bảng phụ theo mãu 1. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn kịp thời. * Trình bày, báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ - Đại diện một nhóm mảnh ghép treo bảng phụ lên bảng và báo cáo các kết quả thực hiện nhiệm vụ . Sản phẩm của các nhóm khác để tại vị ngồi của nhóm đó để nhóm tự đánh giá. - Đại diện một báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. Các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm dựa theo kết quả thống nhất và kết luận cuả GV. - Nếu các nhóm học sinh trả lời chưa chính xác thì giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phát vấn để gợi ý cho học sinh. Ví dụ : Học sinh chỉ trả lời được mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại bản vẽ và đặt câu hỏi phát vấn: ? Khi biểu diễn vật thể thường dùng những loại hình chiếu vuông góc nào, hình biểu diễn mặt đứng ngôi nhà là hình chiếu vuông góc nào? * Đánh giá kết quả - Giáo viên trình chiếu đáp án đúng của các câu hỏi trên MS-PowerPoint. Đánh giá nhận xét về kết quả hoạt động của học sinh. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài thông qua việc luyện tập giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức sơ đồ tư duy theo phần mềm Mindomo b. Nội dung và tổ chức thực hiện. -Hoạt động cá nhân theo kĩ thuật tia chớp. GV chia lớp thành hai đội thi đua với nhau, lớp trưởng làm trọng tài tính điểm cho các đội.. - HS tích cực suy nghĩ, thảo luận và trả lời cac câu hỏi. *Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. GV chia lớp thành 4 đội, các đội cùng tham gia trả lời câu hỏi. Sau khi GV đọc câu hỏi đội nào có tín hiệu thì trả lời. Nếu trả lời sai thì đội còn lại được quyền trả lời. Giáo viên trình chiếu hình ảnh và câu hỏi, đáp án trên MS-PowerPoint Câu 1: Số lượng bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà hai tầng là bao nhiêu: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Trong các hình biểu diễn của ngôi nhà, hình nào là quan trọng nhất: A. Mặt đứng. B. Mặt bằng. C. Hình cắt. D. Cả A và B. Câu 3: Hình biểu diễn hình cắt của ngôi nhà là: A. Hình cắt đứng. B. Hình cắt bằng. C. Hình cắt cạnh. D. Cả A và C. Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa mặt đứng ngôi nhà với các hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của một vật thể. Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa mặt bằng và hình cắt ngôi nhà với hình cắt của một vật thể. Câu 6: Quan sát một số bản vẽ: mặt bằng tổng thể, mặt bằng, hình chiếu phối cảnh. Hãy xác định tên gọi của bản vẽ trên. c. Sản phẩm học tập - Phần trình bày kết quả các bài tập vận dụng được giao: d. Phương án đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Đánh giá dựa trên câu trả lời trực tiếp của học sinh HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: - Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm hiểu, tìm ra cái mới, mở rộng kiến thức và phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực học tập nói chung. - Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để lập và đọc được bản vẽ xây dựng trong thực tiễn. b. Nội dung và tổ chức thực hiện Hoạt động nhóm Chuyển giao nhiệm vụ * Giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Giáo viên cho học sinh quan sát phố cảnh tổng thể trường THPT Vũ Duy Thanh chụp từ trên cao trên cao trước rồi nêu yêu cầu nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ 1: Quan sát, tìm hiểu ngôi trường em đang học và vẽ mặt bằng tổng thể toàn bộ khu trường - GV cho HS quan sát bộ hồ sơ thiết kế thi công ngôi nhà mơ ước của mình trong tương lai và nêu yêu cầu nhiệm vụ 2: Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng cơ bản và tìm hiểu kiến trúc xây dựng nhà ở địa phương em. Từ đó hãy thiết kế sơ bộ ngôi nhà mơ ước của em trong tương lai. Hồ sơ thiết kế gồm: - Bản vẽ mặt bằng tổng thể toàn bộ khu nhà. - Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và hình cắt của ngôi nhà. c. Sản phẩm hoạt động * - Những ghi chép của học sinh về thông tin và hình ảnh thu thập được về bản vẽ xây dựng, về trường THPT Vũ Duy Thanh và kiến trúc xây dựng hiện tại ở địa phương. - Bản vẽ mặt bằng tổng thể trường THPT Vũ Duy Thanh - Bản vẽ mặt bằng tổng thể; bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và hình cắt ngôi nhà trong tương lai của học sinh. d. Phương án đánh giá - Đánh giá thông qua bản thuyết trình, bản vẽ của học sinh trên phần mềm MS-PowerPoint TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Tên nhóm ............................................................................................................................. Người đánh giá: .......... Tiêu chí Tốt (8 - 10 điểm) Khá (6 - 8 điểm) Trung bình (4 - 6 điểm) Cần điều chỉnh (0 - 4 điểm) Điểm Ý thức học tập Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động nhóm. Tham gia hầu hết các buổi hoạt động nhóm. Tham gia các buổi hoạt động nhóm nhưng để lãng phí Tham gia nhưng thực hiện các công việc không liên quan. Tranh luận, trao đổi Chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và đưa ra ý kiến cá nhân Thường lắng nghe cẩn thận ý kiến người khác, đôi khi đưa ra ý kiến cá nhân Đôi khi không lắng nghe ý kiến người khác Thường không có ý kiến riêng trong HĐ của nhóm. Đôi khi đưa ra ý kiến cá nhân nhưng không lắng nghe ý kiến của người khác. Hợp tác Tôn trọng ý kiến người khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Thường tôn trọng ý kiến người khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Thường tôn trọng ý kiến người khác nhưng chưa hợp tác đưa ra ý kiến chung. Ít tôn trọng ý kiến người khác và ít hợp tác đưa ra ý kiến chung. Sắp xếp thời gian Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn Thường hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, không làm chậm trễ công việc chung của nhóm. Không hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, làm đình trệ công việc chung của nhóm. Không hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch. Tổng điểm Chú ý: Nhóm trưởng đánh giá phiếu điểm này - Đánh giá cá nhân: ĐGcá nhân ĐGcá nhân = ĐGTB của nhóm GV đánh giá +ĐGnhóm trưởng đánh giá 2.3. Tính mới, tính sáng tạo Ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi dạy học môn Công nghệ là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Hình thức tổ chức trò chơi có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động giúp học sinh tiếp thu và kiến tạo kiến thức mới bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên. Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khí lớp học trở nên dễ chịu thoải mái hơn. Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái và khỏe hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo khả năng quan sát tốt, tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ, lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo cho các em. Khi tổ chức trò chơi có ứng dụng CNTT giúp giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình trong dạy học. Ngoài ra việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh về mọi mặt: Thứ nhất về kỹ năng: Giúp hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết cho sự phát triển toàn diện: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong một đội chơi, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng trao đổi, trình bày và tiếp nhận thông tin. Kỹ năng làm việc có trách nhiệm biết kết hợp sử dụng thành quả của người khác để hoàn thành công việc của mình. Thứ hai về thái độ: học sinh có ý thức hợp tác trong công việc, ý thức chịu trách nhiệm trong công việc, ý thức tôn trọng thành quả lao động của người khác, ý thức cùng người khác hướng tới một mục đích hoạt động chung. Đối với giáo viên khi tổ chức trò chơi có ứng dụng CNTT giúp giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình trong dạy học, chủ động hơn các tình huống, chuẩn bị bài kĩ hơn, tự tin hơn, tác phong điều khiển chuyên nghiệp hơn, tổ chức kỉ luật chặt chẽ hơn, sự hợp tác giữa GV và HS luôn luôn được củng cố. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC Đề tài bắt đầu thực hiện từ năm học 2021 - 2022, qua quá trình áp dụng đã đạt được một số hiệu quả như sau: 1. Đối với học sinh: Sau 1 năm học triển khai và áp dụng ở lớp 11A, 11C trường THPT Vũ Duy Thanh, số lượng HS xếp loại học lực khá, giỏi tăng đáng kể, số lượng HS xếp loại hạnh kiểm Trung Bình giảm so với năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau: Kết quả đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức của HS ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng như sau: Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều thực hiện làm bài kiểm tra 15 phút. Sau khi chấm, thu được kết quả như sau: + Kết quả bài kiểm tra 15 phút ở lớp đối chứng Lớp Sĩ số Điểm từ 8 đến 10 Điểm từ 6,5 đến dưới 8 Điểm từ 5 đến dưới 6,5 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 11B 43 8 18,6% 18 41,8% 17 39,6% 0 0% 11G 42 7 16,6% 12 28,5% 17 40,5% 6 14,4% + Kết quả bài kiểm tra 15 phút ở lớp thực nghiệm Lớp Sĩ số Điểm từ 8 đến 10 Điểm từ 6,5 đến dưới 8 Điểm từ 5 đến dưới 6,5 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉlệ % 11A 42 15 35,7% 22 52,3% 5 11,9% 0 0% 11C 43 12 27,9% 21 48,3% 10 23,8% 0 0% Kết quả trên cho thấy dù 4 lớp có lực học tương đương nhưng học sinh các lớp (11A, 11C) được dạy học theo phương pháp mới –Ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi trong môn Công nghệ có tỉ lệ điểm khá 52,3%, giỏi 35,7 cao hơn lớp (11B, 11G) khá 28,5, giỏi 16,6. Việc ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi dạy học môn Công nghệ khơi dạy hứng thú học tập cho học sinh bởi mỗi cá nhân đều được nêu ra quan điểm của mình và đóng góp vào việc hình thành kiến thức chung trong tiết học. Điều đó tăng cướng sự chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi, khám phá của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Học sinh tích cực phản hồi các ý kiến cá nhân của mình giúp đa dạng hóa các phương án, mở rộng vấn đề nghiên cứu, không khí lớp học trở nên sôi nổi. Học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học vì vậy các em phát huy được nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như kĩ năng chia sẻ, hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề.....Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh trở nên gần gũi, cởi mở và chân thành hơn. 2. Đối với giáo viên Ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi dạy học môn Công nghệ đã thổi một luồng sinh khí mới vào trong trường học, làm thay đổi hoàn toàn phong thái, lề lối làm việc cũ của giáo viên. Không khí bao trùm trong tổ chuyên môn là tinh thần, trách nhiệm, ý thức học hỏi, lẫn nhau. Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học. ứng Để đạt được hiệu quả cao yêu cầu giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, trình độ sư phạm lành nghề, biết sử dụng CNTT vào dạy học, biết định hướng phát triển năng lực học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. Thông qua các bài giảng giáo viên thu nhận được sự phản hồi của học sinh một cách khách quan.Thông qua đó nắm bắt được khả năng nhận thức của từng học sinh, phát hiện những học sinh còn yếu, kém từ đó điều chỉnh quá trình giảng dạy của mình và có những định hướng, giải pháp lâu dài đối với từng học sinh. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện: Giáo viên tham gia giảng dạy môn Công Nghệ yêu nghề, làm việc tâm huyết với tinh thần trách nhiệm cao. 2. Khả năng áp dụng - Chuyên đề có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng học sinh THPT. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, yêu cầu liên quan đến đặc điểm tâm – sinh lí của người học. Trong đó Ứng dụng CNTT để tổ chức các trò chơi trong môn Công nghệ là một trong những hình thức dạy học phát huy được tối đa năng lực cần có của người học trong thế kỉ 21. Học sinh được học thông qua các trò chơi nên tăng cường tính tự học, nâng cao ý thức trách nhiệm và đặc biệt là phát huy sự sáng tạo. Bên cạnh đó góp phần khơi dạy lòng đam mê, nhiệt huyết cũng như trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng dạy. Đồng thời góp phần để các giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học, tiến tới nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 2. Đề xuất Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà tôi đã thực hiện tại trường THPT, với mong muốn của cá nhân góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn nữa khi được áp dụng vào giảng dạy thực tế. Do thời gian có hạn nên chắc chắn nội dung chúng tôi trình bày ở trên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để chuyên đề trên được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Yên Khánh, ngày 01 tháng 5 năm 2022 Xác nhận của lãnh đạo đơn vị Nhóm viết sáng kiến Phạm Thị Bình An Bùi Ngọc Minh Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Anh Đức Phạm Thị Na
File đính kèm:
don_cong_nhan_sang_kien_hieu_qua_cua_viec_ung_dung_cong_nghe.doc