Đơn công nhận Sáng kiến Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
- Chi tiết giải pháp cũ
Vẽ kĩ thuật là lĩnh vực có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” để đưa ý tưởng của người thiết kế tới những người sản xuất, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, cơ khí… Việc học tập, tìm hiểu các kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật trở thành nhu cầu cần thiết đối với tất cả mọi người. Trong môn Công nghệ lớp 11, nội dung chương vẽ kĩ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc và lập bản vẽ kĩ thuật, từ đó bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy kĩ thuật; phát triển các phẩm chất chăm chỉ, cần cù, chính xác, tổ chức kỉ luật cho học sinh.
Phần vẽ kĩ thuật đòi hòi sự vận dụng cao vào các bài thực hành, đặc biệt là phần thực hành biểu diễn vật thể. Trước đây, khi dạy học phần này, chúng tôi thường áp dụng hình thức dạy học như sau:
* Tổ chức thực hiện
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu:
Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng, kích thước của từng bộ phận vật thể.
Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3
Sau khi học sinh đã hình dung ra được hình dạng của vât thể, tiến hành vẽ hình chiếu thứ 3 từ hai hình chiếu đã cho.
Bước 3: Vẽ hình cắt
Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch.
Bước 4:Vẽ HCTĐ theo các trình tự sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở

ệ 11. - Ti vi kết nối máy tính hoặc điện thoại phục vụ trình chiếu powerpoint. - Phiếu hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể. - Phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Học sinh xác định rõ được các chiều của vật thể trên hình chiếu vuông góc, để tiếp thu kiến thức phần vẽ hình chiếu trục đo tốt hơn. b. Nội dung Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. Hàng ngang qua 2. Cần ít nhất mấy hình chiếu vuông góc để biết cả ba chiều của vật thể. 4. Ta có thể thấy các chiều nào của vật thể trên hình chiếu cạnh? Hàng dọc xuống 1. Hình chiếu đứng cho biết các chiều nào của vật thể? 3. Hình chiếu nào cho biết chiều dài và chiều rộng của vật thể? c. Sản phẩm - Đáp án các câu hỏi trong ô chữ: 1. Hình chiếu đứng cho biết các chiều nào của vật thể? Đáp án: DAIVACAO (dài và cao) 2. Cần ít nhất mấy hình chiếu vuông góc để biết cả ba chiều của vật thể? Đáp án: HAI (hai) 3. Hình chiếu nào cho biết chiều dài và chiều rộng của vật thể? Đáp án: BANG (bằng) 4. Ta có thể thấy các chiều nào của vật thể trên hình chiếu cạnh? Đáp án: RONGVACAO (rộng và cao). d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ phiếu giải ô chữ vui. + Yêu cầu học sinh thực hiện giải các ô chữ đã cho, làm việc độc lập, trung thực, nghiêm túc. + Thời gian: 2 phút Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh giải ô chữ. + Giáo viên quan sát, nhắc nhở khi cần thiết. - Báo cáo Giáo viên rút thẻ tên gọi 04 học sinh bất kì trả lời 4 ô chữ. Học sinh khác lắng nghe, đối chiếu, nhận xét. - Kết luận, nhận định: + Giáo viên kiểm tra hiệu quả làm việc của các học sinh khác bằng cách yêu cầu các bạn trả lời đúng 04 câu, hoặc 3 câu giơ tay. + Giáo viên nhận xét thái độ và hiệu quả làm việc cá nhân của học sinh. + Giáo viên dẫn dắt vào các vấn đề cần giải quyết trong bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu - Học sinh hiểu được các bước vẽ HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều. - Học sinh hoàn thành đúng các nội dung trong phiếu học tập trong thời gian cho phép. b. Nội dung - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng hình hộp chữ nhật ngoại tiếp qua mô phỏng trực quan trên powerpoint. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp đôi tìm hiểu thông tin cách vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở và hoàn thành phiếu học tập . c. Sản phẩm Kết quả phiếu học tập của học sinh theo cặp đôi. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ Giai đoạn 1: (7 phút) Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe, quan sát, và ghi nhớ quá trình giáo viên hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng hình hộp chữ nhật ngoại tiếp qua mô phỏng trực quan trên powerpoint. Giai đoạn 2: Giáo viên phát cho mỗi cặp đôi một tờ phiếu hướng dẫn các bước vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở do giáo viên thiết kế và một tờ phiếu học tập. Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các bước vẽ và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian: 7 phút. - Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh làm việc theo cặp đôi thực hiện tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập. + Giáo viên quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Báo cáo - Giáo viên chiếu quy trình thực hành và chữa nội dung phiếu học tập. - Học sinh đổi phiếu học tập cho nhau để chấm chéo: Đúng ghi (+1), sai ghi (-1) ghi rõ nội dung sai cần sửa; câu không có đáp án ghi: 0. - Kết luận, nhận định + Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu Học sinh vận dụng vẽ được HCTĐ của vật thể từ hai hình chiếu vuông góc đã cho. b. Nội dung - Giáo viên phát phiếu học tập số 2, yêu cầu tất cả học sinh vẽ HCTĐ của vật thể cho bởi hai hình chiếu vuông góc đã cho. - Học sinh được linh hoạt vận dụng cách vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở hoặc vẽ hình hộp chữ nhật ngoại tiếp. - Thi đua các nhóm bằng cách tính số % thành viên nhóm hoàn thành đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2 theo tiêu chí đánh giá. - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi, hướng dẫn nhau. c. Sản phẩm Bản vẽ chính xác và đảm bảo các tiểu chuẩn trình bày của học sinh trên khổ giấy A4. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và phổ biến nhiệm vụ. + Yêu cầu tất cả hs thực hiện trong thời gian: 15 phút. + Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi, hướng dẫn nhau. + Điểm tính thi đua các nhóm ở hoạt động này như sau: Nhóm có số % thành viên hoàn thành đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2 theo tiêu chí đánh giá cao nhất là nhóm chiến thắng. -Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập. + Các thành viên trong nhóm, đôn đốc, hỗ trợ nhau. + Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. - Báo cáo Giáo viên lựa chọn 1 học sinh hoàn thành tốt nhất trong nhóm làm nhóm trưởng, thống kế số % thành viên đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2, báo cáo kết quả trước lớp. - Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động, trao quà cho các nhóm. 4. Hoạt đông 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để vẽ HCTĐ một số đồ vật trong gia đình b. Nội dung: HS được yêu cầu vẽ HCTĐ một số đồ vật trong gia đình c. Sản phẩm: Bản vẽ của HS d. Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục nội dung của hoạt động này. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. - Báo cáo: + GV gọi đại diện 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét và góp ý. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các HS. PHỤ LỤC 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO CỦA VẬT THỂ BẰNG CÁCH DỰNG MẶT PHẲNG CƠ SỞ Phương pháp vẽ: Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu: Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng, kích thước của từng bộ phận vật thể. Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 Sau khi học sinh đã hình dung ra được hình dạng của vât thể, tiến hành vẽ hình chiếu thứ 3 từ hai hình chiếu đã cho. Bước 3: Vẽ hình cắt Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Bước 4: Vẽ HCTĐ theo các trình tự sau Các bước vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở bao gồm 4 bước: Bước 4.1: Xác định HCTĐ cần vẽ và vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’cho các HCTĐ (chú ý tới góc trục đo và hệ số biến dạng của từng loại HCTĐ) Bước 4.2: Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng. Bước 4.3: Dựng mặt phẳng cơ sở thứ 2 song song với mặt phẳng cơ sơ thứ nhất một khoảng thích hợp (tùy thuộc vào loại HCTĐ vuông góc đều hoặc xiên góc cân) để vẽ mặt còn lại của vật thể. Bước 4.4: Nối các đỉnh còn lại của 2 mặt vật thể, đối chiếu HCĐ, HCB đã cho để tiếp tục hoàn thiện HCĐT Bước 4.5. Xóa các đường thừa, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể. Ví dụ 1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể cho bởi các hình chiếu sau: Bước 4.1: Xác định HCTĐ cần vẽ và vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’cho các HCTĐ (chú ý tới góc trục đo và hệ số biến dạng) HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.2: Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.3: Dựng mặt phẳng cơ sở thứ 2 song song với mặt phẳng cơ sơ thứ nhất một khoảng thích hợp để vẽ mặt còn lại của vật thể. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.4: Nối các đỉnh còn lại của 2 mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Ví dụ 2: Vẽ Hình chiếu trục đo của vật thể cho bởi các hình chiếu sau: TT HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.1 Bước 4.2 Bước 4.3 X1 X1 Bước 4.4 X1 PHỤ LỤC 3: CÁC PHIẾU HỌC TẬP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: .. Hoàn thành phiếu học tập dưới đây Thời gian: 4 phút Lưu ý: Các thành viên trong nhóm luân phiên nhau làm thư kí ghi đáp án vào phiếu học tập. Câu hỏi Đáp án Đánh giá (Đúng: +1; Sai: -1; Không có đáp án: 0) 1. Nêu góc trục đo của HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều. 2. Để dựng một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng, ta chọn mặt phẳng nào là mặt phẳng cơ sở? 3. Mặt phẳng cơ sở thứ hai được vẽ cách mặt phẳng thứ nhất một khoảng bao nhiêu đối với HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều? 4. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm Khi đối chiếu lại HCTĐ với HCVG đã cho ta cần ghi nhớ: hình chiếu đứng thu được khi chiếu.......từ trước đến, hình chiếu bằng thu được khi chiếu vuông góc từ 5. HCTĐ được xây dựng bằng phép chiều gì? Từ đó, rút ra lưu ý gì khi thực hiện vẽ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – THỰC HÀNH Nhiệm vụ: Vẽ HCTĐ của vật thể cho bởi hai hình chiếu vuông góc bên dưới Thời gian: 15 phút Lưu ý: Học sinh được linh hoạt vận dụng vẽ bằng cách dựng khối hình hộp chữ nhật ngoại tiếp (bảng 5.1, SGK) hoặc vẽ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở như trong bảng hướng dẫn giáo viên thiết kế: PHỤ LỤC 4: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH BÀI VẼ HCTĐ TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC ĐÃ CHO BẰNG CÁCH DỰNG MẶT PHẲNG CƠ SỞ Nhóm.. Tiêu chí đánh giá Mức độ Tên thành viên Mức độ đạt được Mức 1 Mức 2 Mức 3 Thao tác vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc đã cho Thực hành vẽ thành thạo, bài vẽ chính xác, đúng thời gian quy định Thực hành vẽ được hình chiếu trục đo trong thời gian quy định, có tham khảo lại các bước vẽ, có sự hướng dẫn của thành viên trong nhóm Chưa hoàn thành được bài vẽ trong thời gian quy định Tổng kết: Số % thành viên của nhóm đạt mức độ 1 và 2 là:. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ (RUBRIC) MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC Dưới đây là những biểu hiện, hành vi cụ thể; các em tự đánh giá bản thân sau tiết học và lựa chọn mức độ bản thân đạt được Chỉ chọn 1 trong 3 mức độ 1: Tốt 2: Đạt 3: Cần cố gắng STT Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 1 Tự thực hiện được các hoạt động cá nhân giáo viên yêu cầu 2 Tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong nhóm 3 Chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập 4 Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập 5 Tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình, để tự điều chỉnh hợp lí 6 Tập trung, chú ý lắng nghe 7 Nỗ lực, cố gắng đến cùng giải quyết các vấn đề học tập bằng sự say mê và yêu thích 8 Tạo sự gắn kết, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè 9 Nhiệt tình, sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến 10 Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không ngại đặt câu hỏi khi chưa rõ vấn đề PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾT HỌC THEO CÁC TIÊU CHÍ (RUBRIC) TẠI TRƯỜNG THPT BÌNH MINH STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 11C – thực nghiệm (44 học sinh) 11D – đối chứng (41 học sinh) 1 Tự thực hiện được các hoạt động cá nhân giáo viên yêu cầu Mức độ 1 35 – 79.6% 6 - 14.6% Mức độ 2 9 - 20.4 % 15 – 36.6% Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 2 Tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong nhóm Mức độ 1 37 – 84.1% 6 – 14.6% Mức độ 2 7 – 15.9% 18 – 43.9% Mức độ 3 0 – 0% 17 – 41.5% 3 Chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập Mức độ 1 32 – 72.7% 2 – 4.9% Mức độ 2 12 – 27.3% 2 – 4.9% Mức độ 3 0 – 0% 37 – 84.1% 4 Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập Mức độ 1 40 – 90.9% 6 – 14.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 15 –36.6% Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 5 Tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình, để tự điều chỉnh hợp lí Mức độ 1 40 – 90.9% 6 – 14.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 12 – 29.3% Mức độ 3 0 – 0% 23 – 56.1% 6 Tập trung, chú ý lắng nghe Mức độ 1 40 – 90.9% 15 – 36.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 15 – 36.6% Mức độ 3 0 – 0% 11 – 26.8% 7 Nỗ lực, cố gắng đến cùng giải quyết các vấn đề học tập bằng sự say mê và yêu thích Mức độ 1 44 - 100% 5 – 12.2% Mức độ 2 0 – 0% 16 – 39% Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 8 Tạo sự gắn kết, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè Mức độ 1 44 – 100% 20 – 48.8% Mức độ 2 0 – 0% 21 – 51.2% Mức độ 3 0 – 0% 0 – 0% 9 Nhiệt tình, sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến Mức độ 1 34 – 77.3% 5 – 12.2% Mức độ 2 10 – 22.7% 16 – 39% Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 10 Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không ngại đặt câu hỏi khi chưa rõ vấn đề Mức độ 1 44 – 100% 5 – 12.2% Mức độ 2 0 – 0% 10 – 24.4% Mức độ 3 0 – 0% 26 – 63.4% TẠI TRƯỜNG THPT KIM SƠN A STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 11B4 – thực nghiệm (44 học sinh) 11B5 – đối chứng (42 học sinh) 1 Tự thực hiện được các hoạt động cá nhân giáo viên yêu cầu Mức độ 1 38 – 86.4 % 2 - 4.8% Mức độ 2 6 -13.6 % 15 – 35.7% Mức độ 3 0 – 0% 25 – 59.5% 2 Tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong nhóm Mức độ 1 39 – 88.6% 2 – 4.8% Mức độ 2 5 – 13.4% 19 – 45.2% Mức độ 3 0 – 0% 21 – 50% 3 Chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập Mức độ 1 35 – 79.5% 0 – 0% Mức độ 2 9 – 20.5% 5 – 11.9% Mức độ 3 0 – 0% 37 – 88.1% 4 Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập Mức độ 1 39 – 88.6% 2 – 4.8% Mức độ 2 5 – 13.4% 19 – 45.2% Mức độ 3 0 – 0% 21 – 50% 5 Tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình, để tự điều chỉnh hợp lí Mức độ 1 40 – 90.9% 3 – 7.1% Mức độ 2 4 – 9.1% 11 – 26.2% Mức độ 3 0 – 0% 28 – 66.7% 6 Tập trung, chú ý lắng nghe Mức độ 1 41 – 93.2% 11 – 26.2% Mức độ 2 3 – 6.8% 18 – 42.9% Mức độ 3 0 – 0% 13 – 30.9% 7 Nỗ lực, cố gắng đến cùng giải quyết các vấn đề học tập bằng sự say mê và yêu thích Mức độ 1 44 - 100% 3 – 7.1% Mức độ 2 0 – 0% 10 – 23.8% Mức độ 3 0 – 0% 29 – 69.1% 8 Tạo sự gắn kết, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè Mức độ 1 44 – 100% 22 – 52.4% Mức độ 2 0 – 0% 20 – 47.6% Mức độ 3 0 – 0% 0 – 0% 9 Nhiệt tình, sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến Mức độ 1 35 – 79.5% 3 – 7.1% Mức độ 2 9 – 20.5% 16 – 38.1% Mức độ 3 0 – 0% 23 – 54.8% 10 Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không ngại đặt câu hỏi khi chưa rõ vấn đề Mức độ 1 44 – 100% 5 – 11.9% Mức độ 2 0 – 0% 13 – 31% Mức độ 3 0 – 0% 24 – 57.1% PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH Việc đánh giá mức độ nhận thức và năng lực thực hành của mỗi học sinh được tổ chức tại các lớp thực nghiệm và đối chứng tại trường THPT Bình Minh và trường THPT Kim Sơn A. * Trường THPT Bình Minh Kết quả thu được cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Điểm Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ %) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 11C - thực nghiệm 44 0 0 6 13.6 20 45.5 18 40.9 11D - đối chứng 41 5 12.2 15 36.6 15 36.6 6 14.6 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (Trường THPT Bình Minh) * Trường THPT Kim Sơn A Kết quả thu được cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Điểm Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ %) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 11B4 - thực nghiệm 44 0 0 8 18.2 21 47.7 15 34.1 11B5 - đối chứng 42 5 11.9 17 40.5 14 33.3 6 14.3 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (Trường THPT Kim Sơn A) MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM HỌC TẬP THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI TẠI TRƯỜNG THPT BÌNH MINH TẠI TRƯỜNG THPT KIM SƠN A
File đính kèm:
don_cong_nhan_sang_kien_huong_dan_hoc_sinh_cach_ve_hinh_chie.doc