Đơn công nhận Sáng kiến Một số giải pháp để dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8
- Thực trạng:
+ Theo mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là giáo dục học sinh theo hướng tích cực hóa “lấy học sinh làm trung tâm” phần lớn học sinh tự hoạt động tìm hiểu kiến thức, tìm tòi phát hiện kiến thức, tham gia tranh luận, phát biểu ý kiến đóng góp cùng bạn bè. Giáo viên chỉ hướng dẫn, cố vấn, trọng tài giữa các nhóm tranh luận. Mặt khác môn Công nghệ thường được xem là môn phụ nên tâm lí chung của học sinh thường không quan tâm chú trọng vào việc học tập, cố gắng rèn luyện. Còn học trong lớp không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, làm việc riêng không cố gắng học hỏi đào sâu, khắc sâu kiến thức. Công nghệ lớp 8 là môn học chuyên về công nghiệp nên các em ít tiếp xúc nhiều về máy móc kĩ thuật cao hay thiết bị dụng cụ. Trong giảng dạy giáo viên phụ thuộc nhiều vào mẫu vật, hình ảnh, mô hình ...để minh họa hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu hơn, thực tế hơn và học sinh có tâm lí tin tưởng, suy nghĩ đúng thật về vấn đề trong khi đó thiết bị dạy học như vật mẫu, tranh ảnh, mô hình còn thiếu nhiều.
+ Phân môn vẽ kĩ thuật là một phần khá khó đối với học sinh lớp 8, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian tốt, phải thường xuyên tiếp xúc với các vật thể, liên hệ với sản phẩm thực tế trong sản xuất và đời sống. Khả năng phân tích tổng hợp của một số em còn hạn chế, chưa tích cực trong tư duy sáng tạo, còn nhận thức một cách thụ động.
- Sau khi dạy xong chương I năm 2021, tôi đã khảo sát để đánh giá, kết quả:
+ 20% học sinh không hiểu hình chiếu vuông góc là gì; Không phân biệt được hình chiếu .
+ 35% học sinh không vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 45% học sinh vẽ được hình chiếu nhưng vẫn còn thiếu sót. Rõ ràng học sinh đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do đó không đọc được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản ở sách giáo khoa.
- Vấn đề cần giải quyết:
+ Hiểu rõ về hình chiếu, vị trí của chúng trên bản vẽ.
+ Nhận định sự chính xác của hình khi chúng có liên quan giữa các cạnh.
+ Vẽ được hình chiếu, đọc được bản vẽ.
+ Tạo thêm hứng thú học tập với phân môn này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Một số giải pháp để dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8

nh nghề. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống. - Giúp đồng nghiệp có thêm nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh 1.3. Những điểm mới của sáng kiến. - Đóng góp cho ngành giáo dục kinh nghiệm phương pháp, cách thức giảng dạy môn Công nghệ 8 theo định hướng pháp triển năng lực. 1.4. Các bước thực hiện: - Nghiên cứu cơ sở lí luận - Đưa ra các giải pháp: + Thể hiện trực quan bằng mô hình mặt phẳng chiếu để học sinh dễ hiểu về hình chiếu và mặt phẳng chiếu. + Hướng dẫn vẽ hình chiếu từ hình chiếu trục đo (đây là phần mở rộng nâng cao cho học sinh) để học sinh biết sâu hơn. + Các bài tập thực hành nhận định và vẽ hình chiếu để củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng cần thiết cho học sinh, tập cho các em vận dụng các kiến thức kĩ thuật và kĩ năng đã được học vào cuộc sống hàng ngày. - Thực nghiệm thực tế vào tiết học. - Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung sau mỗi giờ học 2. Nội dung chi tiết của sáng kiến: Phần 1: Ngiên cứu, nắm vững cơ sở lí luận. - Phân môn vẽ kĩ thuật là một phần khá khó đối với học sinh lớp 8, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian tốt, phải thường xuyên tiếp xúc với các vật thể, liên hệ với sản phẩm thực tế trong sản xuất và đời sống. - Phương pháp dạy học môn Công Nghệ ở trường THCS phải luôn gắn liền việc dạy học kiến thức, kỹ năng với việc giáo dục rèn luyện con người với việc phát triển trí tuệ của học sinh. Cần chú ý các điểm sau: Phương pháp dạy học phải kích thích học sinh hứng thú, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức độc lập, năng lực tự học của học sinh.Việc dạy học học sinh trong tập thể (nhóm, tổ) là cần thiết, có tác dụng giáo dục học sinh biết đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập nhưng việc dạy học phải nhằm phát triển tới mức tối đa mọi cá nhân học sinh theo đúng mục tiêu đào tạo.Giáo viên phải thường xuyên nắm được kết quả học tập của học sinh, nắm được những thuận lợi và khó khăn của học sinh để kịp thời điều chỉnh. Giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống học tập và áp dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục và hình thành tác phong cho học sinh. Các hình thức đổi mới phương pháp giảng dạy trong thực tế rất đa dạng, tuỳ từng điều kiện cụ thể chúng ta có thể vận dụng các loại hình phù hợp với khả năng cho phép. - Các bài thực hành vẽ đòi hỏi yêu cầu cần độ chính xác cao và chúng có mối liên hệ với nhau. Bài thực hành chính là yếu tố giúp giáo viên đánh giá tốt việc hiểu bài và sự phát triển tư duy của học sinh. Phần 2: Một số phương pháp để dạy tốt phần vẽ kỹ thuật. 2.1. Thể hiện trực quan bằng mô hình mặt phẳng chiếu. Một số giải pháp phân tích hình chiếu: - Xác định hướng chiếu và mặt phẳng chiếu: Nhằm xác định hướng chiếu phù hợp cho từng hình và từng mặt của hình ứng với các mặt phẳng chiếu. - Cách tưởng tượng ảnh của vật in trên mặt phẳng: Khi giáo viên trình bày bằng cách diễn giải học sinh khó hiểu, có thể liên hệ với một số ví dụ thực tế biện pháp phân tích như: + Dùng đèn pin rọi vào vật mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát ảnh. + Ảnh của bóng cây khi mặt trời chiếu vào. + Ảnh của vật, đồ dùng trong nhà khi có đèn điện, đèn cầy. - Các đường nét vẽ phải vẽ đúng mới thể hiện được ý nghĩa đặc điểm của hình. - Xác định mặt phẳng chiếu: Giúp chúng ta dễ chiếu hình, chọn đúng mặt phẳng chiếu. Ở đây tôi sử dụng không gian 3 chiều với mô hình mặt phẳng chiếu (Nếu không có thì sử dụng các cạnh tường của phòng học làm ví dụ) gồm 3 mặt phẳng tương ứng với 3 mặt phẳng chiếu. Mô hình này thường không có trong trường học nên giáo viên cần tự làm bằng bìa cứng, xốp, gỗ. GV thực hiện dùng đèn chiếu vào vật thể lên các mặt phẳng của mô hình để học sinh nhận biết các mặt phẳng tương ứng với các hình chiếu và ban đầu nhận biết sự tương quan giữa các mặt của vật thể. Học sinh hiểu khi nào ta chiếu phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể. Với bài thực hành “Hình chiếu của vật thể” ta áp dụng tốt cho việc nhận biết hướng chiếu và vẽ lại đúng vị trí của chúng trên bản vẽ kĩ thuật (Bài thực hành 3: Hình chiếu của vật thể và bài thực hành 5: Đọc bản vẽ các khối đa diện) Do điều kiện mẫu vật thiếu nên Giáo viên có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép bởi các tấm bìa các tông khác nhau. Sau đó ta đánh số (1,2,3) và các hướng chiếu (A,B,C) lên các mặt phẳng cần chiếu của vật thể như sau : - Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất. - Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai. - Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây (Vật thể) (Hình thể) Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu các mặt đó trên bản vẽ dưới dạng mặt phẳng. 2.2. Hướng dẫn vẽ hình chiếu từ hình chiếu trục đo Ở phần này giáo viên đặc biệt chú trọng phân tích về kích thước của hình chiếu về mối liên hệ giữa chiều cao, chiều rộng, chiều dài giữa hình chiếu này với hình chiếu kia. Để thể hiện được đúng về kích thước giáo viên tiến hành hướng dẫn vẽ hình chiếu vuông góc thông qua các hình chiếu trục đo (ở phần 2 bài 2 hoặc trong các bài thực hành) để học sinh thấy được sự thương quan giữa các cạnh của hình chiếu. Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng hứng trên tọa độ Oxyz để hứng các hình chiếu. Qua đó học sinh hiểu rõ về phương pháp chiếu. Ta tiến hành vẽ theo hình vẽ dưới: Z P1 P3 X P2 Y Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2, P3 vuông góc với nhau: - Mặt phẳng (P1) thẳng đứng phía trước (hình chiếu đứng) - Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng) - Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh) Dễ dàng thấy rằng hình chiếu đứng của vật thể sẽ cho biết chiều cao và chiều rộng của nó, hình chiếu bằng cho biết chiều rộng và chiều dài, còn hình chiếu đứng cho biết chiều cao và chiều dài. Ba hình chiếu này bổ xung cho nhau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về hình dạng và kích thước. Để hình chiếu nằm gọn trên cùng một mặt phẳng ta thể hiện như sau: Sau khi chiếu, ta xoay mặt phẳng P2 quanh trục Ox, đưa về trùng với mặt phẳng P1. Xoay mặt phẳng P3 quanh trục Oz đưa P3 trùng với P1. Ta được như hình vẽ (hình biểu diễn) Giáo viên có thể vẽ trước lên giấy cứng áp với các mặt phẳng của mô hình mặt phẳng chiếu rồi trải ra trên bảng, học sinh sẽ hiểu rõ vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật. Với cách thực hiện trên tôi còn sử dụng hình vẽ thị phạm lên bảng và chỉ rõ các cạnh của hình chiếu. Phần này khá quan trọng để vẽ đúng kích thước để chỉ rõ kích thước các cạnh phải tương ứng với nhau như thế nào, kích thước cạnh nào tương ứng với cạnh nào. Khi vẽ cần gióng các đường xuống sao cho trùng nhau trên một đường thẳng thì hình mới đúng và lưu ý các đường song song kẻ sao cho không bị nghiêng, bị lệch thì hình mới đẹp. 2.3.. Cách trình bày bản vẽ chi tiết - Cách trình bày khung tên, khung bản vẽ: Trước khi vẽ bất cứ bản vẽ nào công việc đầu tiên cần trình bày rõ đó là khung tên, khung bản vẽ. Nếu chuẩn bị tốt sẽ tạo cho người xem có cảm giác tốt, dễ hiểu và dễ bắt mắt. Đồng thời rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch đẹp và chi tiết nội dung ngay từ bước đầu khi làm bất kì một công việc nào (Giáo viên có thể dành thời gian cho các em kẻ và lấy điểm đánh giá khuyến khích học sinh còn yếu). Khung bản vẽ có 4 đường ngang dọc, khi vẽ trên giấy các đường này cách mép tờ giấy là 10 mm và loại giấy sử dụng thường là giấy A4. Khung tên nằm trong khung bản vẽ và đều có kích thước nhất định. Giáo viên giảng dạy phần này cần chú ý các kích thước, khoảng cách của khung tên rõ ràng theo quy định. Khi vẽ chiều dài của khung tên là 140mm và chiều rộng là 32mm, trong đó được chia thành nhiều ô nhỏ có những kích thước xác định như sau: Chú giải: 1: Tên bài thực hành (khi viết chiều cao của chữ là 7mm và nằm ngay giữa). 2: Tên vật liệu, 3: Tỉ lệ, 4: Bài số 5: Họ tên học sinh 6: Ngày làm bài tập 7: Chữ kí giáo viên 8: Ngày kí 9: Tên trường, lớp - Phân chia các mặt phẳng vẽ: Trong bản vẽ kĩ thuật mặt phẳng chiếu được chia thành 3 mặt phẳng chiếu như: mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu cạnh và mặt phẳng chiếu bằng, 3 mặt phẳng này cũng là 3 mặt phẳng không gian 3 chiều. Khi chiếu hình tưởng tượng vật thể dựa theo 3 mặt phẳng không gian 3 chiều để vẽ. Nhưng khi trình bày trên giấy A4 chỉ vẽ trên một mặt phẳng, vì các mặt phẳng này được mở sang thành một mặt phẳng. Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với góc phần tư thứ nhất so với mặt phẳng chiếu đứng. Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng. Chiếu hình lên từng mặt phẳng và chỉnh sửa các đường nét Ví dụ: Chiếu hình hộp chữ nhật và trình bày một bản vẽ hoàn chỉnh trên giấy A4 (nhưng các kích thước dưới đây chỉ là mang tính chất mô phỏng không chính xác, trong thực tế phải vẽ chính xác theo quy định ). * Ví dụ hướng dẫn vẽ hình hộp chữ nhật - Khi quan sát vào hình hộp chữ nhật, phần có thể trông thấy được là các mặt phẳng A, B, C. Tương tự chiếu từng mặt phẳng này lên các mặt phẳng chiếu, khi tiến hành chiếu thì tùy ý chiếu mặt nào của vật thể lên hình chiếu đứng hoặc là hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, làm sao để dễ quan sát trong trường hợp này chọn: + Mặt A chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng. + Mặt B chiếu lên mặt phẳng chiếu bằng. + Mặt C chiếu lên mặt phẳng chiếu cạnh. Quan sát vào mặt A thấy đó là một hình chữ nhật HGFI chiếu từng điểm này lên mặt phẳng chiếu đứng. Khi chiếu một hình lên mặt phẳng chiếu thì chúng ta tìm được ảnh của hình chữ nhật trên mặt phẳng chiếu đứng là H’G’F’I’. - Tiếp tục chiếu mặt phẳng B lên hình chiếu bằng, khi quan sát mặt B với hướng từ trên xuống chúng ta vẫn thấy một hình chữ nhật NGFE, tương tự dùng các tia chiếu đi qua các điểm này tìm được ảnh N’G’F’ E’ trên mặt phẳng chiếu bằng. - Tiếp tục chiếu mặt phẳng B lên hình chiếu bằng, khi quan sát mặt B với hướng từ trên xuống chúng ta vẫn thấy một hình chữ nhật NGFE, tương tự dùng các tia chiếu đi qua các điểm này tìm được ảnh N’G’F’ E’ trên mặt phẳng chiếu bằng - Chiếu lên hình chiếu cạnh: Là hình mặt (C) bên của vật thể, nó cũng là hình chữ nhật. Nhưng khi vẽ trên trang giấy thì vẽ như thế nào cho đúng với hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh, vì thế trong phần này giáo viên cần hướng dẫn chi tiết từng bước một. Trước khi vẽ cần lưu ý học sinh góc phần tư thứ tư vẽ thêm đường xuyên góc tạo với trục x là 45 0 (xy dựng hình chiếu thứ 3 bằng phương pháp tia phân giác). Từ hình chiếu bằng có sẵn dóng các đường thẳng N’E’ và G’F’ qua trục y và vuông góc với trục y gặp trục xuyên vừa vẽ tại các điểm D, Z từ các điểm này tiếp tục dóng qua trục x và vuông góc với trục x. Tìm được hai đường thẳng song song với trục y. Từ mặt phẳng chiếu đứng dóng các đường thẳng G’F’và H’I’qua và vuông góc với trục y gặp hai đường dóng của hai điểm X, Z tạo thành bốn điểm và bốn điểm này chính là hình chiếu cạnh của mặt C. - Một số lỗi khi học sinh vẽ: + Đường dóng vẽ đậm làm cho người xem không phân biệt được đường nào là đường dóng và đường bao của vật thể. + Các hình chiếu bị lệch không ngay thẳng với nhau. + Đường dóng N ' thiếu các mũi tên. 2.4. Các bài tập thực hành - Với bài nhận biết các khối cơ bản như trong bài 7 - thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay. Việc điền đúng khối hình học nhiều học sinh còn sai (nhất là vật thể D) mặc dù có hình ảnh nhưng có một số chỗ hình vật thể không rõ ràng. Vậy giáo viên đưa ra mô hình (mô hình tự làm bằng xốp hoặc gỗ...) các vật thể đó thì các em dễ dàng nhận ra được tạo bởi các khối hình học nào. 3. Kết quả cụ thể khi áp dụng - Thông qua việc áp dụng các biện pháp trên trong khi giảng dạy phần vẽ kĩ thuật tôi nhận thấy đa số học sinh có thể phân tích được hình, xác định được các mặt phẳng của hình và trình tự chiếu hình lên mặt phẳng chiếu. Cách chiếu hình hay vẽ hình lên mặt phẳng chiếu có cơ sở hơn theo trình tự và chính xác hơn. Dẫn đến việc vận dụng làm bài kiểm tra cũng như bài thi đạt hiểu quả cao. * Bảng so sánh giữa năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 như sau: Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một quá trình tác động có chủ tích của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ thực trạng đời sống kinh tế, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp cũng như trình độ giảng dạy của giáo viên, chương trình sách giáo khoa...từ đó sản phẩm (kết quả học tập của học sinh) được nâng cao tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của quá trình giáo dục phổ thông. V. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Bản thân tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến này thấy hiệu quả cao, trong hoạt động học sinh dễ tiếp thu yêu cầu, hiểu sâu hơn. Các bài học sau cũng dễ dàng hơn - Vì thời gian có hạn nên áp dụng một phần cơ bản của bài học và nhấn mạnh ở những bài thực hành. Sáng kiến áp dụng cho tất cả các trường trên phạm vi toàn tỉnh. VI. Những thông tin cần được bảo mật: Không VII. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Để nâng cao chất lượng dạy và tạo điều kiện cho sáng kiến được áp dụng rộng rãi, bản thân cũng xin có một số kiến nghị với các cấp quản lý giáo dục như sau: - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, đặc biệt là trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, mô hình - Đối với giáo viên tích cực tự làm hay sưu tầm những mô hình dễ, liên quan tới bài học. Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tập huấn các chuyên đề về nâng cao chất lượng giáo dục để giáo viên được tham gia học hỏi, giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là sáng kiến kinh nghiện của bản thân tôi về một số giải pháp để dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8 cho học sinh trường THCS VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. - Thực hiện sáng kiến vào thực tế ở trường THCS Bản Ngoại, tôi thấy sáng kiến thực sự đã mang lại hiệu quả rất tốt. Chất lượng tiếp thu kiến thức được nâng lên rõ rệt, các em học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. - Trong tình hình ngành giáo dục đã đổi mới cả về nội dụng và hình thức, cả phương pháp, thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn học ở trung học cơ sở là điều tất yếu. Đối với môn công nghệ 8 đòi hỏi giáo viên và học sinh phải phối hợp nhiều phương pháp với nhau nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy và giáo dục. IX. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Đỗ Thị Duyên 24/03/1975 Trường THCS Bản Ngoại Giáo viên Đại học toán Tham gia đóng góp nhận xét và áp dụng vào một số bài dạy Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bản Ngoại, ngày 20 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Tiến Mạnh
File đính kèm:
don_cong_nhan_sang_kien_mot_so_giai_phap_de_day_hoc_tot_phan.doc