Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Bài 24 “Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép” - Môn Công nghệ Lớp 8

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực.

Đối với môn công nghệ, môn mà rất nhiều tiết thực hành và vấn đề xoay quanh thực tiễn, đời sống hàng ngày. Với đặc điểm của môn học này tôi đã sử dụng các Kỹ thuật dạy học tích cực để giảm bớt thuyết trình, diễn giải, tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, học sinh thực hành xử lý tình huống, học sinh hệ thống và logic kiến thức, tự chiếm lĩnh và lĩnh hội kiến thức. Để phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên cần sử dụng một số Kỹ thuật dạy học tích cực. Giáo viên là người chủ đạo giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu thảo luận, chia sẻ theo nhóm. Giáo viên bao quát hoạt động của các nhóm. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

Vì nhận thức đó tôi đã áp dụng một số Kỹ thuật dạy học tích cực trong kế hoạch giảng dạy cuả mình và áp dụng tại trường THCS Ninh Thành, trong thời gian áp dụng tôi đã đạt được hiệu quả nhất định.

docx 30 trang Hà Thanh 29/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Bài 24 “Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép” - Môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Bài 24 “Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép” - Môn Công nghệ Lớp 8

Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Bài 24 “Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép” - Môn Công nghệ Lớp 8
thúc ý kiến GV đánh giá.
- HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập để biết công dụng của các phần tử trong cụm trục trước xe đạp.
- Sử dụng Kỹ thuật “Động não công khai” để trả lời 2 câu hỏi.
- Mỗi thành viên viết lên giấy về đặc điểm chung của các phần tử và rút ra khái niệm về chi tiết máy.
- Sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến.
* B3: Báo cáo kết quả:
- Cụm trục trước có cấu tạo gồm 5 bộ phận (phần tử).
- Phiếu học tập số 1.
 Nêu được công dụng của từng nhần tử nhờ vào thực hiện nối nội dung của cột A với cột B vào phiếu bài tập.
- Đặc điểm chung của các phần tử đó là: Có cấu tạo hoàn chỉnh và có một chức năng nhất định trong máy.
- Khái niệm về chi tiết máy: CTM là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
* B4: Đánh giá nhận xét: 
- Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động về ý thức thực hiện, ý thức giao tiếp của các thành viên để đưa ra kiến thức cần lĩnh hội.
- Gv rút ra kết luận về nội dung cần lĩnh hội trong phần.
1.2. Tìm hiểu dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy (5ph).
Mục tiêu:
- Đưa ra dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy.
- Rèn luyện HS ý thức tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Sử dụng Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”.
Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, nhóm đôi
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS hoạt động nhóm và tìm ra phần tử không phải là chi tiết máy và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.
1. Cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy. Tại sao?
2. Các phần tử là CTM có cấu tạo như thế nào?
3. Các phần tử là CTM thì có thể tháo rời ra được hơn nữa không?
4. Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy?
* B2: Tiếp nhận và thực hiện:
- Học sinh hoạt động nhóm: Quan sát quan sát vật thật và thảo luận, tìm ra phần tử không phải là chi tiết máy và giải thích vì sao đó không phải là chi tiết máy.
Sử dụng Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” trả lời các câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi mở (câu 1 – 4), dành thời gian để dành thời gian 2 phút để suy nghĩ. 
- Thành lập nhóm 2 bạn thảo luận, chia sẻ về đặc điểm về cấu tạo của mảnh vỡ máy và của CTM, dấu hiệu nhận biết CTM
- Các nhóm đôi này chia sẻ với cả lớp về dấu hiệu nhận biết CTM.
* B3: Báo cáo kết quả:
- Cử đại diện nhóm báo kết quả hoạt động của nhóm.
- Trong các mẫu vật thật: Mảnh vỡ máy không phải là chi tiết máy.
Vì: Mảnh vỡ đó không có cấu tạo hoàn chỉnh nên không thể thực hiện được nhiệm vụ trong máy.
- Các phần tử là CTM có cấu tạo hoàn chỉnh.
- Các phần tử là CTM không thể tháo rời ra hơn được nữa.
- Rút ra được dấu hiệu nhận biết của chi tiết máy.
* B4: Đánh giá nhận xét: 
- Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm về ý thức thực hiện, ý thức giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong tổ nhóm để đưa ra kiến thức cần lĩnh hội.
- Gv rút ra kết luận về nội dung HS cần lĩnh hội trong phần.
- GV tích hợp tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
2. Tìm hiểu phân loại chi tiết máy (5ph).
Mục tiêu:
- Phân loại được chi tiết máy theo công dụng.
- Góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Sử dụng Kỹ thuật mảnh ghép.
Các bước thực hiện:
* B 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
 * B2: Tiếp nhận và thực hiện
- Tiếp nhận, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
Vòng 1: Thời gian (1 phút).
Nhóm 1. Kể tên những máy có sử dụng chi tiết bu lông, đai ốc.
Nhóm 2. Kể tên những máy có sử dụng chi tiết lò xo, bánh răng.
 Nhóm 3. Kể tên những máy có sử dụng chi tiết khung xe đạp và kim máy khâu.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép thực hiên 2 NV (4ph)
- NV 1. Câu trả lời thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
- NV 2. Nhận nhiệm vụ mới : 
1. Nhận xét phạm vi sử dụng của các nhóm?
2. Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy nhóm?
3. Tại sao ngày nay hầu hết các chi tiết khi sản xuất đều được sản xuất theo một qui định thống nhất về hình dáng, kích thước, YCKT. Những quy định thống nhất của chi tiết gọi là gì?
* B3: Báo cáo kết quả:
Phiếu học tập số 2.
- Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm. Nhóm chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng.
- Những quy định thống nhất chung đó của chi tiết gọi là Tiêu chuẩn hóa. 
* B4: Đánh giá nhận xét: 
- Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm về ý thức thực hiện, ý thức giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong tổ nhóm để đưa ra kiến thức cần lĩnh hội.
- Gv rút ra kết luận về nội dung cần lĩnh hội trong phần.
I. Khái niệm chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì?
1.1. Khái niệm: 
- CTM là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
1.2. Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy.
- Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: 
+ Có cấu tạo hoàn chỉnh.
+ Không thể tháo rời ra được hơn nữa.
2. Tìm hiểu phân loại chi tiết máy.
- Theo công dụng, chi tiết máy chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung: Được sử dụng ở nhiều loại máy khác nhau.
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Chỉ được sử dụng ở một loại máy nhất định.
* Lưu ý: Ngày nay, hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hóa, nhằm đảm bảo tính đồng nhất và khả năng lắp lẫn cho nhau, thuận lợi cho việc sử dụng và chế tạo hàng loạt.

Phần II: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào (10 phút)?
* Mục tiêu: 
	- Sau phần này học sinh có khả năng hiểu được khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động.
	- Nhận biết và phân loại được 2 kiểu mối ghép.
	- Nhận biết được mối ghép cố định tháo được và mối ghép cố định không tháo được, mối ghép động trong đời sống thực tế.
	Học sinh ham thích học tập có ý thức rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
	- Góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực thuyết trình. 
- Có ý thức sử dụng các loại mối ghép trong đời sống thực tế hiệu quả và đảm bảo an toàn.
* Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? (12 phút)
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS lên chỉ trực tiếp, nêu tên một số bộ phận và một số mối ghép trên xe đạp. 
* B2: Tiếp nhận và thực hiện:
- HS hoạt động cá nhân: Lên thuyết trình chỉ trực tiếp, nêu tên các bộ phận và mối ghép trên xe đạp
- Hoạt động nhóm dùng Kỹ thuật khăn phủ bàn. -Chia giấy A0 thành phần chính giữa và các phần xung quanh, 2 thành viên trong nhóm đưa thông tin vào một phần xung quanh.
- Tuy nhiên có hạn chế: Do số lượng thành viên nhiều nên việc ghi ý tưởng của mình lên các phần của các thành viên cùng một lúc thì rất khó, chữ viết xấu và mất thời gian vì phải chờ đợi.
- Nên GV cắt rời khăn trải bàn thành phần xung quanh và phần chính rồi cho cá nhân viết phần xung quanh của mình, sau đó gộp các phần lại và tiến hành thảo luận đưa ra ý tưởng chung.
- Minh họa như hình vẽ sau:
Phần ý kiến chung
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân
Nội dung hoạt động của cá nhân trong nhóm.
- Quan sát mối ghép trên vật thật và viết ra ý kiến của mình với câu hỏi gợi ý của GV
1. Điểm khác nhau cơ bản giữa các mối ghép trên
2.Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo mấy kiểu?
3. Hình thành khái niệm cơ bản của 2 kiểu ghép chính đó.
* B3: Báo cáo kết quả: 
- HS lên chỉ và nêu tên bộ phận và mối ghép trên xe đạp.
- Dự kiến câu trả lời của các câu hỏi.
Câu 1:
- Mối ghép trên xe đạp như hình 1,2 các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép trên xe đạp như hình 3,4 các chi tiết được ghép có chuyển động tương đối với nhau.
Câu 2: Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu: Mối ghép cố định và mối ghép động.
Câu 3: Hình thành được khái niệm cơ bản của mối ghép cố định và mối ghép động.
- B4: Đánh giá nhận xét: 
 - GV nhận xét hoạt động cá nhân và nhóm của các nhóm, có khen ngợi các nhóm tích cực hợp tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian qui định.
- GV rút ra kết luận nội dung cần lĩnh hội: Các chi tiết được ghép theo 2 kiểu là mối ghép cố định và mối ghép động.
II1: Mối ghép cố định.
B1: Giao nhiệm vụ.
HS hoạt động cá nhân thực hiện:
NV1: Nhắc lại khái niệm về mối ghép cố định.
NV2: Quan sát 2 mối ghép trên xe đạp và trả lời gói câu hỏi sử dụng kỹ thuật động não để hiểu mối ghép cố định có 2 loại: Tháo được và không tháo được.
B2, 3: Nhận thực hiện và báo cáo nhiệm vụ.
- Hoạt động cá nhân nêu lại khái niệm mối ghép cố định.
- Sử dụng Kỹ thuật động não để đưa ra được phân loại mối ghép cố định.
Câu 1: Điểm khác nhau của mối ghép là gì.
Câu 2: Mối ghép cố định chia làm mấy loại?
Câu 1:
- Mối ghép hình 1 giữa yên xe và cọc yên là mối ghép có thể tháo ra được.
- Mối ghép hình 2 giữa các ống khung xe là mối ghép không tháo ra được.
Câu 2: Mối ghép cố định chia làm 2 loại: Tháo được và không tháo được.
B4: Đánh giá nhận xét.
 Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động của học sinh và đưa ra nội dung chính.
II2. Mối ghép động.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ.
NV1: Quan sát video và trả lời câu hỏi( vấn đáp tìm tòi và gợi mở):
Cho biết một số chi tiết trong cơ cấu được ghép chuyển động như thế nào?
B2,3: Tiếp nhận thực hiện và báo cáo kết quả
- HS hoạt động cá nhân tập trung QS video
- Trả lời câu hỏi:
- Câu trả lời dự kiến sau khi HS quan sát video
Các chi tiết được ghép trong cơ cấu có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
- Hoàn thành khái niệm của mối ghép động.
- HS lấy ví một vài ví dụ.
B4: Đánh giá nhận xét.
- Giáo viên nhận xét hoạt động và ý thức của cá nhân.
- Chốt và đưa ra nội dung chính.

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu:
+ Mối ghép cố định 
+ Mối ghép động.
- KN Mối ghép cố định: 
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:
- KN: Mối ghép động: 
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có chuyển động tương đối với nhau.
1. Mối ghép cố định:
- Khái niệm: (SGK)
- Phân loại:
+ Mối ghép tháo được như ghép bằng ren, then, chốt
+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng hàn, đinh tán 
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút).
* Mục tiêu: - Củng cố và khái quát lại nội dung của bài.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ.
- Có ý thức nâng cao hiệu quả sử dụng các đồ dùng trong thực tế.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
* Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Luyện tập:
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hoạt động nhóm HS thực hiện 2 nhiệm vụ:
- NV1: Vẽ bản đồ tư duy khái quát lại nội dung kiến thức bài học (Kỹ thuật bản đồ tư duy).
- NV2: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1. Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao?
Câu 2. Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?
* B2: Tiếp nhận và thực hiện:
- Học sinh hoạt động nhóm và hoạt động cá nhận để thực hiện nhiệm vụ.
- Hoàn thành các câu hỏi với hoạt động nhóm để hoàn thiện bản đồ tư duy.
- HS trả lời các câu hỏi bài tập SGK .
* B3: Báo cáo kết quả.
- Học sinh hoàn thiện nội dung củng cố hệ thống lại kiến thức trong bài bằng sơ đồ tư duy.
- Cá nhân nêu đáp án của các câu hỏi bài tập SGK.
* B4: Đánh giá nhận xét: 
- Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động của học sinh, nhận xét ý thức tham gia trong quá trình củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học trong bài.
- Khen ngợi nhóm có bản đồ tư duy đẹp nhất.
- Khen ngợi cá nhân các em có câu trả lời tốt.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.

Câu 1: Xích xe đạp và ổ bi là chi tiết máy của xe đạp nhưng là cụm chi tiết máy đối với nhà sản xuất.
Câu 2: Máy gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lý hoạt động rất phức tạp nên một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút).
* Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để lấy ví dụ và phân loại các mối ghép trong thực tế.
	- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
	- Có ý thức nâng cao hiệu quả sử dụng các đồ dùng trong thực tế.
* Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
NV1: Hoạt động nhóm để phân loại các mối ghép.
NV2: Hoạt động cá nhân lấy ví dụ về các mối ghép trong thực tế.
* B2: Tiếp nhận và thực hiện:
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện 2 nhiệm vụ.
* B3: Báo cáo kết quả.
- Báo cáo kết quả của phân loại các mối ghép - HS: Một số mối ghép ở đồ dùng trong đời sống hàng ngày: Mối ghép ở tai nồi, tay cầm chảo, nắp nồi, ở quạt bàn, ở quạt trần, kìm, dao
* B4: Đánh giá nhận xét: 
- Giáo viên đánh giá nhận xét hoạt động của học sinh.
- Khen ngợi các em linh hoạt vận dụng kiến thức đã được học liên hệ với thực tế để phân loại các loại mối ghép.

- Ví dụ một số mối ghép ở đồ dùng trong đời sống hàng ngày: Mối ghép ở tai nồi, tay cầm chảo, nắp nồi, ở quạt bàn, ở quạt trần, mối ghép động tại vị trí của bản lề cửa đi và cửa sổ, 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (4 phút).
* Mục tiêu: - Học sinh hiểu nội dung kiến thức về chi tiết máy và lắp ghép.
	- Tìm ra nguyên nhân một số sự cố của xe đạp.
	- Tìm hiểu thêm một số mối ghép trong chiếc xe đạp.
	- Nâng cao ý thức bảo quản và sử dụng các đồ dùng trong thực tế.
* Các hoạt động:
Tìm tòi và mở rộng:
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
	- Yêu cầu HS quan sát video về một số sự cố của xe đạp.
	- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố và cách khắc phục.
* B2: Tiếp nhận và thực hiện:
- Tiếp nhận câu hỏi yêu cầu và quan sát video.
- Phát hiện những sự cố trong video.
* B3: Báo cáo kết quả. 
Tiết học sau các em báo cáo về nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố trong video.
* B4: Đánh giá nhận xét: 
	- Giáo viên đánh giá nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm.
1. Ảnh minh họa vật thật cho phần chuẩn bị:
Hình 1: Hình ảnh chiếc xe đạp
Hình 2: Hình ảnh một số mối ghép
Hình 4: Hình ảnh một số mối ghép và một số chi tiết máy
Hình 3: Hình ảnh một số chi tiết máy
2. Ảnh minh họa cho quá trình thực hiện hoạt động khởi động.
3. Hình ảnh cho phần tìm hiểu khái niệm chi tiết máy.
Hình 9: Hình ảnh HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập
Hình 8: Hình ảnh các bộ phận cụm trục trước xe đạp
Hình 10 Hình ảnh phiếu học tập HS hoạt động nhóm hoàn thành.
4. Hình ảnh học sinh hoạt động nhóm tìm ra phần tử không phải là chi tiết máy.
Hình 11, 12: Hình ảnh HS hoạt động nhóm tìm phần tử không phải là chi tiết máy
5. Hình ảnh minh họa cho phần phân loại chi tiết máy sử dụng Kỹ thuật mảnh ghép.
Hình 13, 14, 15, 16 Hình ảnh HS hoạt động nhóm và kết quả phiếu học tập vòng 1 
6. Hình ảnh HS hoạt động nhóm sử dụng Kỹ thuật mảnh ghép vòng 2.
Hình 17, 18: Hình ảnh HS hoạt động nhóm và kết quả phiếu học tập vòng 2 
Hình 23: Hình ảnh kết quả HS hoạt động nhóm.
Đùi xe - Trục giữa
3
1
Yên xe - cọc yên
2
Mối ghép ống khung xe
Hình 20,21,22: Hình ảnh mối ghép trên xe đạp. 
6. Hình ảnh học sinh hoạt động nhóm vẽ bản đồ tư duy.
Hình 24: Hình ảnh HS hoạt động nhóm và kết quả vẽ bản đồ tư duy
Hình 25,26: Hình ảnh HS hoạt động nhóm phân loại CTM phần Luyện tập
Hình 27: Hình ảnh ví dụ các mối ghép trong thực tế phần Luyện tập
Hình 28: Hình ảnh minh họa phần giao nhiệm vụ về nhà.

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_sang_kien_su_dung_cac_ky_thuat_day_hoc_tich_cu.docx