Đơn công nhận Sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học môn Công nghệ 8
Trong công văn số: 4771/BGDĐT-CNTT “V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2023 – 2024” (ngày 31/8/2023). Bộ giáo dục có nêu rõ cần “tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học)”. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là sử dụng các thiết bị kết nối với internet và tích hợp thêm các phần mềm để giảng dạy. Mục đích là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và các phương thức giải quyết vấn đề. Những kiến thức này sẽ không đơn thuần truyền đạt bằng bảng đen chữ trắng mà có thể thông qua màn hình tivi, máy tính, trình chiếu slide, học online… Công nghệ thông tin ngày nay cũng được giáo viên khai thác và sử dụng, ở các trường đều có trang bị máy tính kết nối tivi, hoặc màn hình chiếu. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, không gây nhàm chán so với dạy học theo truyền thống.
Trong văn bản số 3089 về triển khai STEM (ngày 14/8/2020), Bộ GD-ĐT định nghĩa: "Giáo dục STEM" là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh".
Bên cạnh những lợi ích mà STEM mang lại thì có những ngộ nhận về STEM như: STEM chỉ phù hợp cho học sinh nam, giáo dục STEM phù hợp cả hai giới tính và đang giúp cho học sinh nữ ngày càng yêu thích các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các môn học khoa học giúp nữ sinh rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trong các hoạt động thí nghiệm và thực hành. Các chủ đề giáo dục đa dạng cũng góp phần cho tiếng nói của giới nữ được quan tâm nhiều hơn. Hoặc là: dạy học theo STEM sẽ rất tốn kém và cho rằng cần phải mua sắm thiết bị hiện đại và đắt tiền. Trên thực tế, các chủ đề của STEM thường rất đa dạng được ứng dụng trong nhiều môn học, ít hoặc không tốn chút chi phí nào (ví dụ như đi thăm công viên, bảo tàng, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, các làng nghề để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá hoặc làm các sản phẩm tái chế từ các vật dụng bỏ đi như chai nhựa, rác thải nhằm bảo vệ môi trường….).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học môn Công nghệ 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Thành phố Phú Quốc. Tôi tên: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Hồng Đậm 15/6/1989 Trường TH-THCS Bãi Thơm GV ĐHSP 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học môn Công nghệ 8” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2023 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 1. Tình trạng giải pháp đã biết Giáo dục STEM hiện nay không còn là thuật ngữ xa lạ với những người làm giáo dục. Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM trong dạy học đều hướng đến sự phát triển năng lực của học sinh, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trong tương lai. Giáo dục STEM thường tập trung vào học tập dựa trên dự án trong lớp học. Các dự án và hoạt động kết hợp công nghệ để nhấn mạnh việc ứng dụng khoa học. Bên cạnh đó việc tích hợp công nghệ thông tin cùng với STEM sẽ có nhiều khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống, giúp giáo viên đổi mới, đón đầu xu thế dạy học trong thời đại công nghệ 4.0 và trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng làm việc, phát triển bản thân mình trong thế giới hiện đại ngày nay. Theo quan điểm tiếp cận năng lực, giáo dục STEM, hiện nay trong chương trình môn Công nghệ 8 giáo viên có thể tích hợp lồng ghép STEM và công nghệ thông tin vào các bài học. Vì lý do đó mà tôi chọn đề tài sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học môn Công nghệ 8” 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.1. Mục đích của giải pháp Công nghệ thông tin sẽ thiết lập tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức khiến cho bài giảng trở nên sinh động, trực quan và hấp dẫn hơn. Với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, cả giáo viên và học sinh đều được “giải phóng” khỏi những công việc thủ công, tốn thời gian, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất bài học. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số. Bên cạnh đó giáo dục STEM với mục đích cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh thời đại công nghệ 4.0 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng. Cải cách giáo dục là điều tất yếu, triển khai giáo dục STEM cùng với ứng dụng công nghệ thông tin để đón đầu xu hướng phát triển giáo dục sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Hiện tại, trong chương trình Công nghệ lớp 8 thì giáo viên có thể tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin và STEM một số bài như: “Hình chiếu”, “ Bản vẽ nhà”, “Dự án: gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay”. 2.2. Nội dung giải pháp Trong công văn số: 4771/BGDĐT-CNTT “V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2023 – 2024” (ngày 31/8/2023). Bộ giáo dục có nêu rõ cần “tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học)”. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là sử dụng các thiết bị kết nối với internet và tích hợp thêm các phần mềm để giảng dạy. Mục đích là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và các phương thức giải quyết vấn đề. Những kiến thức này sẽ không đơn thuần truyền đạt bằng bảng đen chữ trắng mà có thể thông qua màn hình tivi, máy tính, trình chiếu slide, học online Công nghệ thông tin ngày nay cũng được giáo viên khai thác và sử dụng, ở các trường đều có trang bị máy tính kết nối tivi, hoặc màn hình chiếu. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, không gây nhàm chán so với dạy học theo truyền thống. Trong văn bản số 3089 về triển khai STEM (ngày 14/8/2020), Bộ GD-ĐT định nghĩa: "Giáo dục STEM" là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh". Bên cạnh những lợi ích mà STEM mang lại thì có những ngộ nhận về STEM như: STEM chỉ phù hợp cho học sinh nam, giáo dục STEM phù hợp cả hai giới tính và đang giúp cho học sinh nữ ngày càng yêu thích các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các môn học khoa học giúp nữ sinh rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trong các hoạt động thí nghiệm và thực hành. Các chủ đề giáo dục đa dạng cũng góp phần cho tiếng nói của giới nữ được quan tâm nhiều hơn. Hoặc là: dạy học theo STEM sẽ rất tốn kém và cho rằng cần phải mua sắm thiết bị hiện đại và đắt tiền. Trên thực tế, các chủ đề của STEM thường rất đa dạng được ứng dụng trong nhiều môn học, ít hoặc không tốn chút chi phí nào (ví dụ như đi thăm công viên, bảo tàng, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, các làng nghề để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá hoặc làm các sản phẩm tái chế từ các vật dụng bỏ đi như chai nhựa, rác thải nhằm bảo vệ môi trường.). 2.2.1. Giải pháp 1: Hoạt động của tổ chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin và STEM. Tổ chuyên môn nhà trường luôn thường xuyên động viên các giáo viên tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, nghiên cứu, soạn giảng, lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp Và cao hơn, là soạn bài giảng E-Learning. Triển khai các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, có sử dụng bài giảng điện tử. Giáo viên tại trường được tham gia tập huấn về dạy học STEM chia sẻ lại cho giáo viên trong trường; thành lập câu lạc bộ STEM (câu lạc bộ khoa học kĩ thuật), tổ chức các hoạt động như ngày hội STEM; tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn chuyên sâu, trao đổi về dạy học theo chủ đề STEM; căn cứ vào kiến thức bộ môn, phân công giáo viên có kinh nghiệm dạy học STEM giúp đỡ giáo viên chưa nắm vững để khuyến khích đông đảo giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới. Hình 1: Sinh hoạt chuyên môn về dạy học theo STEM tại đơn vị 2.2.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn công nghệ lớp 8. Hiện nay tại trường TH- THCS Bãi Thơm đều được trang bị 100% màn hình kết nối máy tính ở các lớp học để đảm bảo cho giáo viên có thể khai thác sử dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và dạy học. Nhà trường đã đầu tư Wifi tại các điểm trường như Đá Chồng, Rạch Tràm để giáo viên thuận lợi hơn trong việc học tập, kết nối khai thác, tìm kiếm tài liệu phục vụ giảng dạy. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin: Giáo viên được tham gia tập huấn Module 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở”. Do đó có thể vận dụng khai thác hiệu quả các phần mềm miễn phí như: Phần mềm dạy học tương tác Kahoot!; Quizizz; wordwall Các phần mềm trên là một công cụ giáo dục trực tuyến được sử dụng để tạo ra các hoạt động tương tác, trò chơi và bài tập cho học sinh. Nó cung cấp một loạt các mẫu sẵn có và công cụ tạo trò chơi giúp giáo viên tạo ra các hoạt động học tập hấp dẫn và tương tác dựa trên nội dung của mình. Hiện nay, hầu hết học sinh đều có điện thoại thông minh nên có thể dễ dàng truy cập vào các đường link mà giáo viên gửi qua nhóm zalo để thực hiện bài tập hoặc khảo sát Hình 2: sử dụng phần mềm Wordwall tạo bài tập cho học sinh ôn tập tại nhà Ví dụ 1: ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy bài “ Hình chiếu” Phần vẽ hình chiếu của vật thể là một kiến thức mới đòi hỏi sự tư duy trừu tượng, học sinh chưa được học về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng nên khái niệm phép chiếu được mô tả chủ yếu dựa vào hình ảnh. Nên nếu giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức theo kiểu truyền thống chỉ sử dụng hình ảnh minh hoạ đơn thuần thì học sinh khó nắm bắt được kiến thức, chưa tạo được hứng thú học tập dẫn tới việc học tập hời hợt không tập chung chú ý khiến lượng kiến thức trôi đi. Do đó giáo viên có thể sử mô hình không gian ba chiều, mô hình vật thể và sử dụng phẩn mềm Untitled – Sketchup Pro 2020 kết nối với màn hình tivi để cho học sinh quan sát các hình chiếu và hướng chiếu, từ đó dễ dàng hình dung ra hình dạng của hình chiếu, vị trí các hình chiếu. Hình 3: sử dụng phần mềm Untitled – Sketchup Pro để minh hoạ các hướng chiếu và hình chiếu Ví dụ 2: ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy bài “ Bản vẽ nhà” Ngoài hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh minh hoạ khác, các hình chiếu phối cảnh ngôi nhà, hoặc phần mềm AutoCAD các bản vẽ nhà khác giúp học sinh thích thú, hiểu biết rộng hơn. Qua đó có thể định hướng nghề nghiệp cho những em có sở thích học vẽ kĩ thuật. Hình 4: sử dụng phần mềm AutoCAD để minh hoạ bản vẽ nhà 2.2.3. Giải pháp 3: Ứng dụng STEM vào môn công nghệ lớp 8. Hầu hết giáo viên đều nắm được ý nghĩa của việc dạy ứng dụng STEM vào bài học. Đối với mô hình STEM: lấy học sinh làm trung tâm, thực hành là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công cho STEM. Muốn áp dụng hiệu quả mô hình STEM bên cạnh giảng dạy kiến thức chuyên môn, giáo viên cũng cần tổ chức các bài học theo STEM để học sinh được thực hành áp dụng các kiến thức đã học vào đời sống, đồng thời cũng khuyến khích học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách, báo, internet hoặc học hỏi từ đồng nghiệp khi ứng dụng phương pháp STEM vào dạy học. Tích cực soạn bài giảng có định hướng STEM. Hướng dẫn học sinh cách học tập và nghiên cứu để học sinh cảm nhận được tính ưu việt của phương pháp học này. Bên cạnh phát huy những ưu điểm của dạy học truyền thống, giáo viên cần cho học sinh thấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng những kiến thức vào cuộc sống, mang lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh. Hướng dẫn học sinh cách tự học hiệu quả, không nhất thiết đặt nặng vấn đề tạo ra các sản phẩm phức tạp, cầu kỳ. Giáo viên khai thác hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị đã được nhà trường đầu tư, bênh cạnh đó không quên những vật liệu dễ dàng tìm kiếm, thân thiện, và gần gũi xung quanh từ đó giới thiệu, định hướng cho học sinh tham gia vào các tiết học ứng dụng STEM. Cấu trúc của bài học STEM có thể chia thành 5 hoạt động chính, thể hiện 8 bước của quy trình thiết kế kỹ thuật Thứ nhất: Xác định vấn đề hay yêu cầu chế tạo ra sản phẩm ứng dụng gắn với bài học. Thứ hai: Nghiên cứu kiến thức trong bài học và đề ra giải pháp Thứ 3: Giáo viên chia nhóm đảm bảo sự đồng đều về năng lực giữa các thành viên trong nhóm, để trình bày thảo luận đề ra phương án thiết kế sản phẩm. Thứ 4: Học sinh chế tạo sản phẩm theo các tiêu chí đã đề ra. Thứ 5: Trình bày thảo luận về sản phẩm của nhóm. Học sinh là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tự giác và chủ động, vì thực hiện nhiệm vụ không chỉ trong không gian lớp học mà còn phạm vi bên ngoài nhà trường. Do đó trong các bài dạy STEM giáo viên cần tăng cường hoạt động nhóm để phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải có sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết lắng nghe, chia sẻ. Các sản phẩm STEM có tính mới đối với học sinh, kích thích được sự tò mò, hứng thú trong quá trình học tập của học sinh. Sản phẩm 1: Sản phẩm STEM từ bìa giấy, ống hút trong bài “ Bản vẽ nhà” Hình 5: Sản phẩm STEM bài “ Bản vẽ nhà” Sản phẩm 2: Học sinh làm móc khoá bằng những dụng cụ cơ khí cầm tay trong bài 10 “ Dự án gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay” Hình 6: Một số sản phẩm STEM của dự án bài 10 công nghệ 8 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Do nội dung kiến thức môn Công nghệ 8 đều mới mẻ so với các em nên việc ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học trong chương trình Công nghệ 8 nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong việc nêu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức khoa học công nghệ để phát triển kỹ năng tư duy. Kích thích tính chủ động của học sinh trong việc tự nghiên cứu để sáng tạo ra một sản phẩm theo ý tưởng của riêng mình. Những sản phẩm nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh đã tạo được niềm vui nhỏ cho các em. Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại trường TH - THCS Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và STEM có thể tạo ra được sản phẩm học tập, tạo môi trường học tập phấn khởi, bản thân tôi tin tưởng những giải pháp này có thể ứng dụng, triển khai rộng rãi cho tất cả các nhà trường có điều kiện tương tự trong toàn thành phố. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Phương pháp dạy học STEM và ứng dụng công nghệ thông tin mang lại cho học sinh hứng thú vì học sinh được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ nên nó không đơn điệu, nhàm chán. Các tiết được ứng dụng công nghệ thông tin và STEM tạo được không khí sôi nổi tích cực ở từng đối tượng học sinh, thông qua việc làm việc nhóm học sinh hình thành được nhiều kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày Dưới đây là bảng khảo sát trên công cụ google form của 28 em học sinh về mức độ yêu thích và tiếp cận bài dạy mà giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin và STEM vào môn công nghệ 8. Câu hỏi Mức độ 1/Em có thích được giáo viên giảng bài mới kết hợp với trình chiếu PowerPoint không? 2/ Em có thích làm bài tập trên các phần mềm như Wordwall, Padlet, Quizizz...không? 3/Em có thích tham gia các sản phẩm STEM không? Không thích 0 % 0 % 0 % Bình thường 46,4% 10,7% 14,3% Rất thích 53,6% 89,3 % 85,7 % Hình 7: phiếu khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và khả năng tiếp thu bài của các em là chiếm 92,9%. Bảng kết quả học tập đầu năm và học kì I (kết quả của 28 em học sinh) Khảo sát đầu năm Kết quả học kì 1 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 17.8% 25% 57,8% 0% 43% 35,7% 21,3% 0% 5. Tài liệu kèm theo: không Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet; sự quan tâm tạo điều kiện từ nhà trường, tổ chuyên môn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông tin liên hệ: - SĐT: 0819352714; - Email: hongdam2015@gmail.com; - Cơ quan: Trường TH-THCS Bãi Thơm; - Địa chỉ: Ấp Bãi Thơm, xã Bãi Thơm, TP. Phú Quốc, Kiên Giang. Phú Quốc, ngày 20 tháng 3 năm 2024 Người nộp đơn Nguyễn Thị Hồng Đậm
File đính kèm:
don_cong_nhan_sang_kien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_stem.docx
Đơn công nhận Sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin và STEM vào dạy học môn Công nghệ 8.pdf