Mô tả Sáng kiến Dạy học theo chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng Công nghệ 11 nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bộ môn
1. Tên sáng kiến:
“Dạy học theo chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng Công nghệ 11 nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bộ môn”
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/11/2020
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
4. Mô tả giải pháp cũ thường làm:
* Giải pháp cũ:
Trong khi giảng dạy giáo viên chú trọng vào truyền đạt nội dung từ sách và dùng tranh vẽ mô phỏng các nội dung liên quan. Còn học sinh trên lớp thụ động tiếp thu kiến thức, về nhà học bài cũ và làm bài tập. Vì vậy, nội dung học sinh biết được chủ yếu từ sách giáo khoa và từ giáo viên cung cấp.
* Nhược điểm:
- Về mặt kiến thức:
+ Học sinh thụ động trong chiếm lĩnh kiến thức mới và ít có sự liên hệ thực tế.
+ Nội dung kiến thức cồng kềnh, học sinh căng thẳng.
- Về mặt kỹ năng:
+ Học sinh chủ yếu thực hành vẽ hình trên giấy.
+ Học sinh không được làm ra sản phẩm từ các nội dung liên quan trong bài học.
- Về thái độ:
+ Giờ học nhàm chán.
+ Học sinh có tâm lý “sợ” môn học; đặc biệt học sinh ít có hứng thú học tập.
+ Chất lượng bộ môn chưa cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Nắm bắt chủ trương trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và qua quá trình được tập huấn về giáo dục STEM liên quan đến bộ môn, tôi nhận thấy vai trò rất quan trọng của môn Công nghệ trong giáo dục STEM. Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM tại các nhà trường nhằm hướng tới mục đích phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là rất cần thiết.
Từ đó, bản thân tôi đã xác định được vị trí của môn học trong giáo dục STEM và xây dựng được một số chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng của Công nghệ 11.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả Sáng kiến Dạy học theo chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng Công nghệ 11 nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bộ môn

C HIỆN Tên nhóm: STT Công việc Ngày thực hiện Người phụ trách Theo dõi tiến độ công việc Thái độ; ý thức làm việc (tốt; khá;TB) 1 2 3 4 5 6 7 8 (Phiếu này dùng để đánh giá sự làm việc của các thành viên trong nhóm; nhóm trưởng đánh giá công khai trước cả nhóm trong quá trình làm việc ở nhà) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ BÀI TRÌNH BÀY Tên nhóm: .. Nhóm đánh giá: .. Tiêu chí Mức tốt 8,0 - 10 Mức khá 6,5 – 7,9 Mức TB 5,0 – 6,4 Mức cần điều chỉnh 0 – 4,9 Điểm Đặt vấn đề khi trình bày Nêu được vấn đề cần giải quyết và cách thức giải quyết thích hợp Nêu được vấn đề cần giải quyết; cách thức giải quyết tương đối thích hợp Nêu được một phần vấn đề cần giải quyết; cách thức giải quyết thích hợp Không nêu được vấn đề cần giải quyết và cách thức giải quyết Nội dung trình bày Nội dung trình bày được chọn lọc, đầy đủ và không dàn trải. Có thông tin trích dẫn đầy đủ Nội dung có chọn lọc. Có thông tin trích dẫn nhưng chưa đầy đủ Nội dung đủ. Chưa có thông tin trích dẫn khi cần thiết Nội dung đưa ra còn dàn chải Ngôn ngữ diễn đạt Diễn đạt lưu loát. Giọng điệu lôi cuốn người nghe Diễn đạt lưu loát. Diễn đạt chưa lưu loát; có chỗ bị vấp Giọng đều đều chưa mạch lạc chưa lưu loát Phong cách trình bày Bao quát khán giả, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung Bao quát khán giả, chưa có cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung Chỉ bao quát một bộ phận khán giả; cử chỉ điệu bộ lúng túng. Không bao quát khán giả. Đánh giá sản phẩm Sản phẩm hữu ích và áp dụng được trong thực tế. Sản phẩm hữu ích và cần khắc phục 1 số điểm Sản phẩm sử dụng được song chưa phù hợp với HS THPT Sản phẩm mang tính chất tượng trưng, không thực tế. TỔNG ĐIỂM Xếp loại nhóm: (Giỏi: 40-50đ; Khá 32,5-39,9; TB 25-32; Yếu 0-24,5) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (Thư ký các nhóm tổng hợp điểm đánh giá của các nhóm và xếp loại nhóm) Nhóm Điểm của phiếu đánh giá 1 Điểm của phiếu đánh giá 2 Điểm của phiếu đánh giá 3 Điểm của phiếu đánh giá 4 Điểm của phiếu đánh giá 5 Điểm trung bình của nhóm 1 2 3 4 5 6 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Dành cho giáo viên đánh giá các nhóm) Mức tốt (8,0 – 10) Mức khá (6,5 – 7,9) Mức trung bình (5,0 – 6,4) Mức yếu (0 – 4,9) Bản thiết kế đánh giá điểm .. (tối đa là điểm 10) Bản thảo được vẽ đầy đủ và đẹp; rõ ràng các góc nhìn và thành phần của sản phẩm; có chú thích về kích thước và vật liệu. Bản thảo được vẽ rõ ràng các góc nhìn và thành phần của sản phẩm; có chú thích về kích thước và vật liệu. Bản thảo được vẽ đầy đủ các thành phần của sản phẩm; có chú thích về kích thước và vật liệu. Bản thảo chưa được vẽ đầy đủ, chưa rõ ràng các góc nhìn và thành phần của sản phẩm. Sản phẩm thiết kế được đánh giá điểm (tối đa là điểm 10) Có đầy đủ các phần như theo thiết kế; các bộ phận có nhỏ gọn, thích hợp và đẹp mắt. Sản phẩm hữu ích trong thực tế Có đầy đủ các phần như theo thiết kế; các bộ phận chưa được đẹp mắt. Có đầy đủ các phần như theo thiết kế. Sản phẩm chưa được đầy đủ các phần như theo thiết kế. Tính sáng tạo được đánh giá điểm (tối đa là điểm 10) Có 4 tiêu chí: + Sản phẩm có tính sáng tạo, lạ mắt. + Cách sử dụng dễ dàng và thuận tiện. + Vật liệu sử dụng đơn giản, dễ tìm, mới lạ so với vật liệu thông thường nhưng có thể dễ tìm trong đời sống. Đạt 2 trong 3 tiêu chí Đạt 1 trong 3 tiêu chí Không đạt tiêu chí nào. Sự hợp tác và đóng góp cá nhân được đánh giá điểm (tối đa là điểm 10) - Nhóm thảo luận ý kiến và nhất trí ở những phần chính yếu trong quá trình làm sản phẩm, nhất trí với mọi thay đổi đã thực hiện. - Các thành viên đoàn kết, có sự tôn trọng lẫn nhau. Biết lắng nghe góp ý, chia sẻ với nhau; biết đưa ra các nhận xét có tính xây dựng; giải quyết hợp lý các bất đồng nảy sinh. - Bảng đánh giá làm việc nhóm rõ ràng, các thành viên trong nhóm đều hoàn thành tốt công việc của nhóm đã phân công, hoạt động tích cực, có trách nhiệm. - Nhóm cùng làm việc và nhất trí ở những phần chính yếu trong quá trình làm sản phẩm. - Các thành viên đoàn kết, có sự tôn trọng lẫn nhau. Không đưa ra bất kỳ thay đổi nào mà không thảo luận; biết góp ý, chia sẻ. Nhóm xử lý được các bất đồng nhỏ. - Bảng đánh giá làm việc nhóm của các thành viên đều hoàn thành tương đối tốt công việc của nhóm đã phân công, hoạt động tương đối tích cực. - Nhóm cố gắng làm việc cùng nhau và chưa có sự nhất trí cao ở những phần chính yếu trong quá trình làm sản phẩm. - Nhóm có sự tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn có những thay đổi mà chưa được thảo luận rõ ràng, thường xuyên có sự bất đồng. - Bảng đánh giá làm việc nhóm chưa rõ ràng, các thành viên trong hoạt động không đều nhau. - Các thành viên trong nhóm không làm việc cùng nhau, sự nhất trí không cao. - Các thành viên chưa đoàn kết, chưa chia sẻ với nhau, thường xuyên bất đồng. - Bảng đánh giá làm việc nhóm còn sơ sài, chung chung. Phân công công việc chưa rõ ràng. Kỹ năng thuyết trình được đánh giá điểm (tối đa là điểm 10) - Nêu được vấn đề và cách thức giải quyết. Nội dung trình bày được chọn lọc. Diễn đạt lưu loát. Tác phong tự tin, lôi cuốn người nghe - Nêu được vấn đề. Nội dung trình bày được chọn lọc. Diễn đạt lưu loát. - Nội dung được chọn lọc song chưa cô đọng. Diễn đạt còn cần góp ý. - Nội dung còn dàn chải. Diễn đạt còn thiếu tự tin, chưa lưu loát. Tổng điểm Nhận xét của GV PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Thư ký các nhóm tính điểm cho các nhóm theo công thức: điểm GV + điểm HS Nhóm Điểm trung bình các nhóm đã đánh giá Điểm GV đã đánh giá Điểm cuối cùng Xếp hạng 1 2 3 4 5 6 Kết quả khi thực hiện giải pháp: Áp dụng giáo dục STEM cho lớp 11A5; 11A4. Còn 2 lớp 11A9 và 11A10 giảng dạy theo phương pháp thông thường. Kết quả tổng kết học kỳ 1 năm học 2020-2021: Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu 2020-2021 % 2020-2021 % 2020-2021 % 2020-2021 % 11A4 43 22 51,2 21 48,8 0 0 0 0 11A5 45 32 71,1 13 28,9 0 0 0 0 11A9 42 02 4,8 25 59,5 15 35,7 0 0 11A10 41 11 26,8 28 68,3 02 4,9 0 0 Biểu đồ so sánh kết quả: Qua kết quả này cho thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp dạy học STEM với phần nội dung Vẽ kỹ thuật của môn Công nghệ lớp 11. Số lượng học sinh khá, giỏi trong lớp 11A4 và 11A5 nhiều hơn hẳn và cách biệt so với 11A9, 11A10; đặc biệt trình độ học sinh lĩnh hội kiến thức môn Công nghệ khá đồng đều, không có học sinh Trung bình. Hơn thế nữa, học sinh rất sáng tạo và năng động trong việc đặt tên nhóm như nhóm FAKE, nhóm CEO, hội những người yêu công nghệ Học sinh tự tin trong thuyết trình trước lớp. + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Các sản phẩm được tạo ra rất đang dạng và hữu ích, thiết thực. Hộp đựng đồ dùng học tập được làm từ mica Hộp đựng đồ dùng học tập được làm từ bìa các tong có tích hợp đèn trang trí của nhóm 2 – tên nhóm FAKE – lớp 11A5 Sản phẩm Phiếu học tập số 1 của nhóm FAKE “Hộp đựng cả thế giới” của nhóm có tên “Hội những người yêu Công nghệ” – học sinh lớp 11A5 Phiếu học tập số 1 của nhóm “Hội những người yêu Công nghệ” NHỮNG HÌNH ẢNH HỌC SINH THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ CỦA LỚP 11A4 Học sinh vui vẻ làm sản phẩm + Sau khi áp dụng giáo dục STEM trong giảng dạy tôi nhận thấy hứng thú học tập của học sinh đã thay đổi. Các bảng số liệu so sánh kết quả khi thực hiện sáng kiến. Bảng 1: Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú trong học tập phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng của học sinh của 4 lớp 11A4, 11A5, 11A9, 11A10 trường THPT Yên Dũng số 2; với các lớp có sử dụng giáo dục STEM (11A4,11A5 ) và lớp chưa áp dụng giáo dục STEM trong dạy học (11A9, 11A10) như sau: Lớp 11A4, 11A5 - Tổng 2 lớp có 88 học sinh STT Lớp Sĩ số Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Số lượt % Số lượt % Số lượt % 1 11A4 43 20 46,5 22 51,2 1 2,3 2 11A5 45 31 68,9 14 31,1 0 0 Tổng 88 51 58 36 40,9 1 1,1 Lớp 11A9, 11A10 - Tổng 2 lớp có 83 học sinh STT Lớp Sĩ số Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Số lượt % Số lượt % Số lượt % 1 11A9 42 5 11,9 20 47,6 17 40,5 2 11A10 41 8 19,5 23 56,1 10 24,4 Tổng 83 13 15,7 43 51,8 27 32,5 Biểu đồ so sánh về số lượt hứng thú trong học tập của học sinh Qua các bảng trên tôi thấy số lượng học sinh rất hứng thú và hứng thú với phần Vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 11 qua các giờ học có áp dụng giáo dục STEM nhiều hơn so với các lớp chưa được áp dụng. Bảng 2: Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng giáo dục STEM trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 11 với học sinh 2 lớp 11A4, 11A5 – tổng số 88 học sinh STT Ứng dụng giáo dục STEM trong dạy học phần Vẽ Kỹ Thuật Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Số HS % Số HS % Số HS % 1 Là cần thiết 66 75 10 11,4 2 13,6 2 Làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn 86 97,7 2 2,3 0 0 3 Học sinh chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức 80 90,9 8 9,1 0 0 4 Phát huy được tính trách nhiệm và năng lực tự chủ và tự học của học sinh 63 71,6 25 28,4 0 0 5 Phát huy năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh 81 92 7 8 0 0 6 Phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 84 95,5 4 4,5 0 0 7 Đánh giá được kết quả học tập của cá nhân và nhóm 78 88,6 10 11,4 0 0 8 Nhớ kiến thức lâu hơn 79 89,8 9 10,2 0 0 Thông qua giảng dạy với các chủ đề STEM tôi thấy học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng và năng lực cần thiết trong học tập. Học sinh đoàn kết hơn, biết giúp đỡ nhau nhiều hơn và kết quả học tập cũng cao hơn. * Tên giải pháp 2: Làm quen với nghiên cứu khoa học * Nội dung: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới. Có nhiều hình thức nghiên cứu khoa học: Theo chức năng nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. - Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật. - Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai. - Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng. - Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất. - Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm * Các bước tiến hành thực hiện giải pháp: Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung môn học hoặc liên quan đến thực tiễn cuộc sống mà học sinh có thể làm được. Trong phần vẽ kỹ thuật ứng dụng có một số đề tài học sinh có thể làm được đó là phát triển từ mô hình nhà thành những mô hình nhà có mạch điện thắp sáng cảm ứng, có mạch điện tử báo động khi có người đột nhập trái pháp, có thêm mạch điện cầu thang, mạch chiếu sáng thông thường, mạch chuông Bước 2: Từ việc thực hiện làm được sản phẩm sẽ phát triển thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên ở lứa tuổi THPT chỉ dừng ở việc nghiên cứu mô tả, vận dụng các thành tựu của nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng, tạo ra các giải pháp quy trình công nghệ có quy mô nhỏ hay các sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất. * Kết quả thực hiện giải pháp: - Bước đầu học sinh đã tích cực tham gia câu lạc bộ KHKT – STEM của nhà trường. Học sinh say mê nghiên cứu những kiến thức mới, thường xuyên tạo sản phẩm và cải tiến sản phẩm. - Học sinh đã phát triển các chủ đề STEM được học trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng để làm các sản phẩm được trưng bày trong câu lạc bộ KHKT – STEM của nhà trường. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ngôi nhà có tích hợp mạch chiếu sáng Các sản phẩm trưng bày của câu lạc bộ KHKT – STEM trường THPT Yên Dũng số 2 7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sángkiến Sáng kiến có thể áp dụng với toàn bộ học sinh khối 11 của trường THPT Yên Dũng số 2 khi học môn Công nghệ. Sáng kiến có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các giáo viên bộ môn có ứng dụng STEM tại trường THPT Yên Dũng số 2. Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học cấp trung học phổ thông và đòi hỏi ở giáo viên phải xây dựng các chủ đề/ bài học STEM nghiêm túc, khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế để mỗi nội dung chủ đề/ bài học STEM chính xác và phong phú. Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học, đặt các tình huống thực tế để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận, qua đó năng lực, kĩ năng, phẩm chất của học sinh được nâng lên. Qua mỗi chủ đề/ bài học STEM phải vận dụng được kiến thức các môn học và các kiến thức liên môn, phát huy vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và cả tập thể chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của thầy. 7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Sau khi được tìm hiểu một số chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng thì ta thu được lợi ích như sau: * Với học sinh: - Những hạn chế của giải pháp cũ đã được khắc phục, học sinh có hứng thú trong quá trình học tập, học sinh không còn thấy “sợ” môn Công nghệ như trước. - Trong mỗi giờ dạy học sinh sôi nổi, say mê học tập. Tâm lý học sinh vững vàng ngay cả trong thi cử. - Học sinh còn đưa ra được các câu hỏi chuyên sâu và có tính thực tiễn liên quan đến bài học. - Học sinh biết cách học tập hơn, tìm hiểu nội dung bài khoa học hơn, không còn ôm đồm nhiều kiến thức. - Học sinh say mê làm nghiên cứu khoa học. Mạnh dạn tham gia Câu lạc bộ KHKT – STEM của nhà trường; các sản phẩm được tạo ra từ bài học được dự thi trong “Ngày hội STEM” và trưng bày trong Câu lạc bộ STEM. * Với giáo viên - Việc thực hiện dạy học theo các chủ đề TSEM góp phần tích lũy kinh nghiệm cho tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn. - Sáng kiến là tài liệu có giá trị trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công nghệ. Giúp học sinh sáng tạo hơn, hứng thú hơn trong việc học lý thuyết và áp dụng lý thuyết vào thực tế, từ đó nâng cao chất lượng học tập hơn. * Với nhà trường - Các sản phẩm trong các chủ đề Stem góp phần phát triển Câu lạc bộ STEM của nhà trường. Một số sản phẩm đã được chọn tham dự “Ngày hội STEM”. - Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của giáo dục STEM trong nhà trường. Và đáp ứng được chủ trương đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Lê Đình Khương Yên Dũng, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Nga
File đính kèm:
mo_ta_sang_kien_day_hoc_theo_chu_de_stem_trong_phan_ve_ky_th.docx
Mô tả Sáng kiến Dạy học theo chủ đề STEM trong phần Vẽ kỹ thuật ứng dụng Công nghệ 11 nhằm tạo hứng.pdf