Mô tả Sáng kiến Hướng dẫn phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành môn Công nghệ 6

Thực tế hiện nay do yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu thập thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của cá nhân và tính chủ động tự chủ của học sinh.

Bộ môn công nghệ được cải cách từ môn kĩ thuật và theo chương trình mới. Là bộ môn cần áp dụng từ lý thuyết sang thực hành và được áp dụng ngay vào đời sống gia đình hàng ngày và làm thế nào để sử dụng các dụng cụ thực hành phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả vẫn là mối quan tâm của nhiều giáo viên dạy môn công nghệ.

Như chúng ta đã biết việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau giảng dạy và học tập. Việc giảng dạy và việc học tập đều là một quá trình nhận thức, tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong việc dạy học của giáo viên và nhận thức trong việc truyền thụ tiếp thu kiến thức của học sinh với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.

Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là rất quan trọng và có ý nghĩa. Giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng rồi kiểm tra điều ghi nhớ bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa. Mà điều quan trọng là giáo viên phải cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản như kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lí và các phương pháp nhận thức làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và trong cuộc sống. Việc dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học thực hành còn có thể giải thích được các nguyên nhân cho rằng môn công nghệ là môn phụ, việc dạy còn thiếu dụng cụ đồ dùng dạy chay.

docx 10 trang Hà Thanh 19/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả Sáng kiến Hướng dẫn phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả Sáng kiến Hướng dẫn phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành môn Công nghệ 6

Mô tả Sáng kiến Hướng dẫn phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành môn Công nghệ 6
g các giờ học thực hành đều đòi hỏi phải có đồ dùng học tập, chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ và hoàn thiện sản phẩm khi kết thúc thực hành. Các đồ dùng dạy học có thể giúp học sinh nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và thực hành. Nó cũng giúp giáo viên minh họa truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, là nội dung thông tin giúp giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
          Để đạt hiệu quả chất lượng bộ môn, ngay trong mỗi bài,  mỗi tiết dạy phải đảm bảo hiệu quả chất lượng. Trước khi dạy bài mới cần phải kiểm tra bài cũ, bất kì dưới hình thức nào, có thể kiểm tra ở đầu tiết dạy, có thể lồng ghép trong suốt tiết dạy. Đây là khâu quan trọng, giúp giáo viên biết được sự tiếp thu kiến thức bài cũ của học sinh, ổn định nề nếp học sinh vào đầu tiết, học sinh chú tâm theo dõi bài, tiếp thu bài mới có kết quả hơn.  Trong tiết dạy có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy, tùy theo mỗi bài, sao cho phù hợp. Giáo viên cần phải nghiên cứu một số phương pháp để vận dụng một cách cụ thể nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn.
b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến.
Để tổ chức tốt các giờ thực hành theo tôi phải giải quyết các vấn đề sau đây:
Sử dụng tốt đồ dùng dạy học: Môn công nghệ là môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật vì vậy phải có đồ dùng để học sinh ngiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, để giáo viên minh họa... Đồ dùng đa dạng có thể như tài liệu học tập, các phương tiện như mô hình, tranh ảnh, bản đồ, mẫu vật, phim, đèn chiếu, bảng, băng, đĩa,...Các phương tiện kỹ thuật dạy như máy chiếu, máy vi tính, bảng phụ. Cụ thể môn công nghệ 6 phải có tranh, các mẫu vải, áo gối, bao tay trẻ em, chỉ, phấn may, kim, hoa, dụng cụ tỉa hoa,...
 	Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao tính trực quan, giúp học sinh tiếp cận đồ dùng dạy học
 	Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành như đốt sợi vải, nhúng vải trong nước cho học sinh quan sát từ đó nêu lên tính chất của các loại vải, học sinh tự phối hợp các màu sắc của vải từ đó rút ra được nội dung của việc phối hợp các loại trang phục. Và cũng để tăng kỹ năng thực hành của học sinh.
 Kích thích hứng thú học tập của học sinh qua các đồ dùng, tạo động cơ học tập, rèn luyện thái độ tích cực thực hành, cụ thể như khi học sinh quan sát quy trình may bao tay trẻ em, quan sát thêm các mẫu áo gối. Học sinh rất hứng thú và háo hức thực hành tự mình hoàn thiện sản phẩm. Hay khi học sinh quan sát sản phẩm và quy trình trộn hỗn hợp các em rất thích mong muốn thực hành ngay và các em làm rất tốt trong tiết thực hành này.
 	Phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách của học sinh thông qua các thí nghiệm, thực hành, sử dụng các mẫu vật trang ảnh giúp các em nhận thức bản chất và giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên xã hội, rèn luyện kỹ năng quan sát, tính cần cù, tác phong làm việc nghiêm túc để hoàn thành công việc một cách khoa học.
Tổ chức thực hành đúng phương pháp, phân chia thời gian hợp lí: Công nghệ là môn học có tính thực tiễn cao cho nên trong giờ học giáo viên là người hướng dẫn  tổ chức cho học sinh thu nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc tổ chức lớp học, giờ học theo hướng tích cực, tự lực tự giác, làm việc nhiều hơn suy nghĩ nhiều hơn...và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong mỗi giờ học, thường cho học sinh làm theo cặp, theo nhóm hoặc nhóm nhỏ 4 đến 6 em để trao đổi thảo luận những vấn đề đặt ra sau đó cử đại diện nhóm trình bày trước lớp để được đóng góp và cùng nhau hoàn thiện. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ ý, ổn định cho cả tiết học hay thay đổi từng phần của tiết học, các nhóm có thể giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công một phần việc và phải làm việc tích cực để hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả của mỗi nhóm sẽ là kết quả chung của cả lớp.
Đầu tiên là làm việc chung cả lớp như nêu mục tiêu của bài, tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. Kế đến là làm việc theo nhóm như trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm, phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi, cử đại diện trình bày kết quả. Tiếp theo là thảo luận tổng kết toàn lớp như các nhóm báo cáo kết quả làm việc, thảo luận chung cho cả lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Nói chung phải tùy đặc điểm bài dạy mà thời gian dành cho các giai đoạn làm việc có thể khác nhau. Cần chú ý nhiệm vụ của bài trên lớp không nên quá ôn đồm, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm, các bài trên lớp không nên lặp lại theo tiến trình quen thuộc sẽ gò bó ảnh hưởng đến sự sáng tạo của giáo viên và sự hứng thú của học sinh.
Đánh giá đúng, nhận xét kịp thời: Là nội dung quan trọng và đặc biệt đối với môn công nghệ. Vì thông qua việc kiểm tra đánh giá thực hành, thí nghiệm giúp cho giáo viên nắm thêm những thông tin về kĩ năng thực hành, ý thức cẩn thận và tính tiết kiệm của mỗi học sinh. Ngoài ra nó còn giúp cho giáo viên thấy được sự nổ lực học tập cá nhân của mỗi học sinh, sự phấn đấu làm việc trong nhóm thể hiện sự hợp tác đoàn kết tương trợ cùng tiến trong học tập. Đây là hình thức đánh giá khá toàn diện về kiến thức kĩ năng và thái độ học tập của học sinh. Thông qua đó giáo viên có thể uốn nắn kịp thới các em có thái độ học tập chưa tốt, ý thức chưa cao, có tính cá nhân...,để dần dần giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Do đó để đánh giá và nắm chính xác thông tin của từng nhóm, từng cá nhân trong tiết thực hành thì giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành, thí nghiệm, phải biết quan sát và quản lí lớp học. Có thể giáo viên làm 2 phiếu ( phiếu thực hành của học sinh và phiếu quản lí của giáo viên) sau đó cho học sinh thực hành rồi ghi lại vào phiếu, phiếu có thể:
Phiếu thực hành của học sinh
Bài thực hành số:
Tên bài thực hành:
Lớp
Nhóm:
Nhận xét
Đánh giá
Ý thức thái độ
(2 đ)
Thao tác thực hành (3đ)
Kết quả
(5đ)
Tổng điểm
1






2






3






4






5






6






Giáo viên đánh giá tại lớp theo các mục của phần đánh giá rồi ghi vào trong phiếu quản lí của giáo viên. Cuối tiết thực hành giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh tự đánh giá nhận xét để chọn ra những cá nhân tiêu biểu đánh dấu (+) và ngược lại phê bình những cá nhân không tham gia tích cực đánh dấu (-)vào tên những thành viên đó trong phiếu thực hành. Thông qua những việc này sẽ giúp giáo viên đánh giá được khá chính xác thái độ, kĩ năng, kiến thức của từng nhóm, từng cá nhân trong thực hành. Đây cũng chính là động cơ giúp cho học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
VÍ DỤ: Dạy bài THỰC HÀNH- TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ          Tuần 24, tiết 47
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh biết cách tỉa hoa trang trí bằng rau, củ, quả. Thực hiện tỉa được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng để trang trí món ăn. Có ý thức vận dụng vào thực tế để tỉa hoa trang trí món ăn.
II. Chuẩn bị:   GV: bộ dụng cụ cắt tỉa trang trí món ăn, cà chua...
                       HS: Cà chua 2 quả, dưa chuột 1 quả, ớt 2 quả, hành lá 2 cây, dao, kéo, đĩa, bình nước...
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên hỏi "Tác dụng của việc trang trí món ăn? Khi trang trí, trình bày món ăn chúng ta cần chú ý điều gì?"
 3. Bài mới: Để có món ăn ngon miệng, ngoài việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn, ta cũng cần chú ý đến trình bày trang trí món ăn để tăng thêm vẽ hấp dẫn ngon miệng. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta một số cách trang trí món ăn đơn giản mà hiệu quả.
Vào nội dung bài:
Hoạt động 1: Giáo viêu nêu yêu cầu giờ thực hành
Về kĩ năng: Biết được một số nguyên liệu, dụng cụ và kĩ thuật tỉa hoa trang trí món ăn. Trình bày được sản phẩm trên một món ăn.
Về ý thức: Nghiêm túc, trật tự, vệ sinh sạch sẽ, an toàn trong thực hành và sử dụng dao kéo.
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của từng nhóm.
Hoạt động 2:  Giới thiệu quy trình thực hành
 - Giáo viên giới thiệu nguyên liệu các loại rau, củ, quả: hành lá, ớt, dưa chuột, cà chua và dụng cụ như dao nhỏ, mũi nhọn, mỏng, kéo nhỏ mũi nhọn, thau nhỏ...
 - Học sinh theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên để nắm được cách thực hiện các thao tác.
 - Giáo viên hướng dẫn: Ngồi thoải mái, vai thẳng, đầu hơi cúi, mắt chăm chú nhìn dao. Tay trái cầm nguyên liệu, tay phải cầm dao, ngón tay cái tì lên sống dao, ngón tay trỏ áp vào má dao, giữ cho dao không bị lệch ra ngoài, ba ngón tay còn lại nắm chặt chuôi dao. Dùng dao cắt ngang phần cuống quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần. Lạng phần vỏ cà chua dày 0,1 - 0,2 cm từ cuống theo dạng vòng tròn ốc xung quanh quả cà chua để có một dải dài. Cuộn từ dưới lên, phần cuống dùng làm đế hoa.
Học sinh quan sát
Tương tự giáo viên tỉa hoa đồng tiền và hoa huệ tây từ quả ớt
Hướng dẫn cách tỉa hoa hình bó lúa từ dưa chuột
Học sinh quan sát, lắng nghe
Giáo viên lưu ý một số điều trong quá trình thực hành: Cần lưu ý cẩn thận trong khi dùng dao sắc rất dễ đứt cánh hoa, không lạng phần vỏ hoa quá dày sẽ khó uốn cánh hoa, không lạng phần vỏ quá mỏng vì cánh khi cuốn dễ đứt, dễ dính, khi cuốn hoa, lòng bàn tay phải đỡ phần cuống hoa và cuối cùng bày sản phẩm lên đĩa.
Học sinh quan sát
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành
Giáo viên chia nhóm học sinh, phân công nhóm trưởng, nhắc các em nguyên tắc an toàn thực hành
Học sinh nhận nhiệm vụ thực hành và nhớ các nguyên tắc an toàn thực hành
Giáo viên tổ chức cho lớp bắt đầu thực hành, nêu rõ nhiệm vụ thực hành
Học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Giáo viên theo dõi, quan sát, hướng dẫn học sinh kịp thời trong quá trình các em làm
Cho một số học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp để các học sinh khác quan sát, nhận xét sản phẩm
Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm
Nhóm trình bày sản phẩm, các em học sinh nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm cho nhau. Nhóm trưởng theo dõi đánh giá ý thức của từng thành viên vào phiếu.
4. Nhận xét, đánh giá kết quả:
 - Nhận xét: Sự chuẩn bị của học sinh, ý thức thực hành của nhóm, cá nhân. Nhận xét ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực hành. Đánh giá quy trình thực hành của các nhóm.
 - Đánh giá: Học sinh tự đánh giá, đánh dấu (+) cho học sinh có ý thức thực hành tốt, đánh dấu (-) cho học sinh có ý thức thực hành chưa tốt.
 - Giáo viên thu phiếu và nhận xét cho điểm...Ý thức thực hành đạt 2 điểm, thao tác thực hành đúng 3 điểm, kết quả tốt 5 điểm...
5. Hướng dẫn về nhà:
Học sinh đọc trước phần 2 tỉa hoa từ hành lá và quả ớt. Theo nhóm chuẩn bị nguyên liêu (hành lá 2 cây, ớt 2 quả mỗi cá nhân...), dụng cụ (dao nhỏ, mũi nhọn, kéo nhỏ, thau nhỏ....)
VÍ DỤ:  Dạy bài 14 Thực hành- Cắm hoa ; Bài 20 Thực hành- Trộn hỗn hợp nộm rau muống. Khi tiến hành dạy thực  hành có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Ở tiết trước tiết thực hành, giáo viên dặn dò tỉ mỉ học sinh chuẩn bị dụng cụ thực hành. Phân chia nhóm thực hành để học sinh phân công nhau chuẩn bị
- Bước 2: Trong giờ thực hành giáo viên kiểm tra dụng cụ, đồ dùng thực hành. Phân công nhóm trưởng các nhóm, các nhóm trưởng phải theo dõi thực hành trong nhóm, quản lí nhóm.
- Bước 3: Giáo viên nêu yêu cầu giờ thực hành, các chú ý khi thực hành như an toàn khi sử dụng dao kéo, vệ sinh lớp học, giữ trật tự chung...
- Bước 4: Giáo viên hướng dẫn thực hành
- Bước 5: Tổ chức thực hành
- Bước 5: Đánh giá, nhận xét
Hoàn thiện sản phẩm phải được kiểm tra, nhận xét, đánh giá...
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Việc nâng cao chất lượng bộ môn là một trong những vấn đề quan trọng trong nhà trường hiện nay. Xác định được nhiệm vụ trên bản thân cố gắng nổ lực, phấn đấu trong giảng dạy, học hỏi tìm tòi, sáng tạo, qua việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được của sáng kiến kinh nghiệm, tạo được không khí học tập sinh động, thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh vui thích thực hành, thích học môn công nghệ nhiều hơn, biết tự học, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm hơn và đặc biệt thấy được lợi ích của việc học môn công nghệ. Các em có biểu hiện tiến bộ hơn, học tập tích cực hơn, không còn lơ là hay  thụ động trong giờ học. Các em biết đoàn kết có ý thức tôn trọng kĩ luật, giữ gìn vệ sinh cá nhân trường lớp. Nhìn chung so với lúc trước, học sinh đã biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống một cách rõ nét hơn. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp dạy học này có thể áp dụng không chỉ cho học sinh lớp 6 mà còn cho tất cả các em học sinh lớp khác nữa trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc vận dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi phải kiên trì, nghiên cứu, sử dụng có chất lượng đạt hiệu quả. Qua một lần sử dụng một phương pháp nào đó phải rút kinh nghiệm để đạt chất lượng lần sau cao hơn lần trước. Với sự linh hoạt xử lý trong quá trình giảng dạy, qua phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành công nghệ 6 tôi nhận thấy học sinh yêu thích học môn công nghệ nhiều hơn, biết tích cực, chủ động, biết đoàn kết làm việc theo cặp theo nhóm. Những bài học thực hành lần sau các em tham gia nhiệt tình hơn. Có những bài các em tham gia thành công ở tại gia đình như cắm hoa, lựa chọn trang phục phù hợp, tỉa hoa trang trí món ăn, trộn hỗn hợp. Học sinh hình thành được một số kĩ năng đơn giản, hoàn thiện được sản phẩm như bao tay trẻ em...Điểm kiểm tra các em cũng được cải thiện hơn, điểm dưới trung bình rất ít và cuối năm không có học sinh yếu. Các em có thể ứng dụng kiến thức đã học vào việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và bản thân, các em có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt. Từ đó chất lượng bộ môn ngày một nâng cao.
Chất lượng bộ môn công nghệ 6 
Đầu năm 2019-2020
Lớp
TSHS
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6/2
40
27
67,5
6
15
6
15
1
2,5
6/3
39
27
69,2
7
17,9
4
10,3
1
2,6
6/4
42
29
69,1
8
19
4
9,5
1
2,4

Cuối năm học 2019-2020
Lớp
TSHS
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6/2
40
34
85
6
15




6/3
39
35
89,7
4
10,3




6/4
42
33
78,6
9
21,4




Qua thực tế giảng dạy thì tôi nhận thấy vai trò của người giáo viên là quan trọng. Muốn có giờ dạy thực hành thành công thì giáo viên phải có sự đầu tư thời gian, công sức soạn bài, chuẩn bị các bước lên lớp. Trong giờ dạy giáo viên luôn mềm dẻo các phương pháp dạy chứ không phải cứng nhắc một phương pháp. Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn mọi hoạt động, khơi dậy sự tìm tòi ham làm, ham biết của các em. Học sinh chủ động sáng tạo thực hành thì giờ thực hành sẽ thành công. Với những vấn đề nêu trên bản thân tôi nhận thấy rất cần thiết khi thực hiện tiết dạy công nghệ nhất là tiết thực hành công nghệ 6, nên tôi xin phép được nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo, cũng mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng bộ môn công nghệ nói riêng và vào sự nghiệp giáo dục nói chung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một giảng dạy tốt hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo: không

File đính kèm:

  • docxmo_ta_sang_kien_huong_dan_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_o_mot.docx