Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn Công nghệ 9

1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

- Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh sau khi ra Trường

- Thực tế cho thấy học sinh ở trường THCS Tân Mỹ đại đa số là con em nông thôn . Nhiều học sinh coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ học lý thuyết và đặc biệt là các giờ thực hành.Chính vì những lí do trên . Nay tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn công nghệ lớp 9

2. Thực trạng

2.1 Thuận lợi:

Hiện nay, phong trào giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đang phát động trên tất cả các bộ môn.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong giáo dục nên trường được đầu tư cung cấp các trang thiết bị dạy học như sách giáo viên, sách tham khảo, và đặc biệt tại Trường THCS Tân Mỹ, Ban Giám Hiệu cũng mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy như Tivi, laptop, hòa mạng Internet, Wifi..

2.2 Khó khăn:

Môn học Công Nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học khi thực hiện bài học ngay tại lớp học.

- Các em học sinh đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghệp như môn Công Nghệ là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, đồ dùng điện… các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều .

- Về Hs đại đa số các em xem đây là môn phụ nên chưa đầu tư nhiều .

doc 6 trang Hà Thanh 29/03/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn Công nghệ 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn Công nghệ 9

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn Công nghệ 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 9
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh sau khi ra Trường 
- Thực tế cho thấy học sinh ở trường THCS Tân Mỹ đại đa số là con em nông thôn . Nhiều học sinh coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ học lý thuyết và đặc biệt là các giờ thực hành.Chính vì những lí do trên . Nay tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về biện pháp giúp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành môn công nghệ lớp 9 
2. Thực trạng 
2.1 Thuận lợi: 
Hiện nay, phong trào giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đang phát động trên tất cả các bộ môn.
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong giáo dục nên trường được đầu tư cung cấp các trang thiết bị dạy học như sách giáo viên, sách tham khảo, và đặc biệt tại Trường THCS Tân Mỹ, Ban Giám Hiệu cũng mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy như Tivi, laptop, hòa mạng Internet, Wifi.. 
2.2 Khó khăn:
 Môn học Công Nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học khi thực hiện bài học ngay tại lớp học.
- Các em học sinh đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghệp như môn Công Nghệ là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, đồ dùng điện các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều .
- Về Hs đại đa số các em xem đây là môn phụ nên chưa đầu tư nhiều.
3. Vai trò của giáo viên trong giảng dạy:
Lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể, bố trí địa điểm, tạo điều kiện về nơi làm việc cũng như nguồn điện ổn định, an toàn.
+ Kiểm tra và chuẩn bị kỹ các dụng cụ, các vật liệu, thiết bị điện cần sử dụng trong bài giảng.
+ Nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình SGK, SGV.
+ Sưu tầm tài liệu hỗ trợ, tham khảo các loại tài liệu liên quan.
+ Làm thử nhiều lần trước
4. Biện pháp (giải pháp thực hiện):
 a. Hướng dẫn ban đầu
 Hướng dẫn ban đầu nhằm mục đích kiểm tra lại những điều kiện (kiến thức, thiết bị, ATLĐ, vật tư.) cần thiết mà học sinh phải chuẩn bị cùng với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đi vào bài học mới đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó hướng dẫn ban đầu cần nêu rõ “cái đích” mà học sinh phải phấn đấu để đạt được con đường để đi tới đích và những điều cần lưu ý để đạt được mục đích của mình trong quá trình học tập gồm các công đoạn sau:
 Nêu rõ mục tiêu bài học: Trước đây khi dạy bài mới giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ sau khi kết thúc bài học, học sinh phải hình thành được những kỹ năng gì, phải hoàn thành sản phẩm / công viêc gì trong thời gian bao lâu, với chuẩn chất lượng như thế nào ? Biết được những điều này ngay từ đầu bài học các em sẽ có được định hướng và cái đích mình phải đạt để chủ động, tích cực phấn đấu trong quá trình học.
 Kiểm tra cũng cố lại những kiến thức và các điều kiện mà học sinh phải chuẩn bị cho bài thực hành. Bài thực hành chỉ được thực hiện thành công khi học sinh đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức liên quan ( từ tiết học lý thuyết trước ), những điều kiện cần thiết và học sinh đã ở tâm thế sẵn sàng hoạt động. Do vậy, trước khi thực hành giáo viên cần nêu một số câu hỏi để kiểm tra lại những kiến thức cần thiết có liên quan đến bài thực hành, không để tình trạng học sinh bước vào thực hành mà chưa nắm vững được những kiến thức kiến thức cần thiết. Nhiều trường hợp, học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà một số thiết bị,vật liệu. liên quan đến bài thực hành. Trong trường hợp này giáo viên cần kiểm tra lại sự chuẩn bị của học sinh trước khi bước vào bài học.
 Trình bày quy trình công nghệ tiến hành công việc: Điều quan trọng nhất trong dạy thực hành là phải giới thiệu cho học sinh biết quy trình để tiến hành công việc, hoặc quy trình công nghệ gia công sản phẩm trước khi trước khi giới thiệu kỹ thuật để tiến hành từng bước, từng công đoạn của công việc. Biết được quy trình một cách rõ ràng từ đầu, HS sẽ chủ động trong học tập, không bị giáo viên dẫn dắt một cách thụ động trong từng bước công việc, nhờ vậy sẽ kích thích được sự hứng thú và chủ động của học sinh trong quá trình học tập.
b. Thao tác làm mẫu:
 Để hình thành kỹ năng, trước hết, học sinh phải quan sát thao tác mẫu của giáo viên để bắt chước làm theo. Thao tác mẫu của giáo viên có một ý nghĩa quan trọng trong dạy thực hành. Giáo viên phải thao tác làm mẫu đúng quy trình, chuẩn xác. Trong quá trình thao tác, giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu rõ cái gì đang diễn ra theo trình tự các bước của quy trình công nghệ và những điều cần lưu ý ở những thao tác khó. Để thao tác làm mẫu đạt kết quả giáo viên cần lưu ý ở một số điều sau đây:
 Giáo viên cần sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, dụng cụ cần đến trong quá trình làm mẫu.
 Nếu có những lúc cần thời gian chờ đợi hãy chuẩn bị đưa vào một số điều giải thích, nhắc nhở phù hợp với thời gian sao cho việc thao tác làm mẫu diễn ra nhịp nhàng không có thời gian chết.
 Giáo viên cần thao tác làm mẫu một vài lần trước khi trình diễn trước học sinh. Điều đó giúp giáo viên kiểm tra được các bước hay kiến thức bị bỏ sót, căn lại thời gian và làm cho mình tin tưởng để trình diễn được chính xác tự tin.
 Trong điều kiện có thể sử dụng máy để quay, ghi âm, chụp ảnh, sử dung máy chiếu việc thao tác làm mẫu để dùng nhiều lần sau này, hoặc khi học sinh học theo nhóm.
Trong quá trình thao tác làm mẫu, giáo viên :
 Nói cho HS biết chính xác cái gì sẽ được thao tác làm mẫu.
 Liên hệ kỹ năng đó với công việc trước đây và sau này.
 Không quên rằng, việc đánh giá học sinh trước khi vào học là rất quan trọng, nếu học sinh chưa sẵn sàng và chưa có đủ kiến thức cần thiết thì phải gợi ý để HS nhắc lại, nếu không thực hành sẻ thất bại.
 Thao tác làm mẫu đúng quy trình, nêu ra các kiến thức chủ yếu và các yêu cầu cho từng bước, giải thích rõ những thuật ngữ mới dùng.
Nhấn mạnh các điểm cốt yếu và kiểm tra về an toàn lao động.
Chọn vị trí đứng để đảm bảo cho tất cả học sinh có thể quan sát và nghe được.
Dùng hình ảnh để chỉ rõ các bước phức tạp.
Dừng lại ở những chổ chủ chốt và hỏi HS để biết chắc chắn các em đã nắm được vấn đề trước khi tiếp tục sang thao tác mới.
Nêu các chuẩn chất lượng để học sinh ghi nhận và cố gắng đạt tới.
Quan sát học sinh thường xuyên để biết được học sinh theo dõi việc làm mẫu như thế nào.
Thao tác làm mẫu xong cần tổng kết và nhắc lại các bước của công việc để học sinh nắm chắc trước khi thực hành.
Đối với các công việc phức tạp nếu cần thiết thì sau khi làm mẫu giáo viên gọi một học sinh làm thử. Giáo viên theo dõi, uốn nắn và giải thích lại từng bước.
Nếu cần thì nhắc lại tất cả hay một số thao tác khó của quy trình.
Sau khi thao tác làm mẫu, phải hướng dẫn cho học sinh thực hành ngay để khỏi quên.
 Thông thường giáo viên thao tác làm mẫu 3 lần, lần đầu với tốc độ bình thường để giải thích quy trình tiến hành công việc. Lần 2 làm mẫu thật chậm rãi và giải kỹ càng từng bước để học sinh có thể quan sát, theo dõi cụ thể từng thao tác một của công việc. Lần 3 lặp lại với tốc độ bình thường để học sinh biết được nhịp độ công việc, biết được chuẩn về tốc độ mà mình phải hoàn thành. 
 Một con đường để lôi cuốn HS vào học tập bộ môn này là làm mẫu chính xác, hướng dẫn rõ ràng để học sinh có thể làm được, làm thành công bài thực hành của mình, và làm ra sản phẩm tốt nhất. Do vậy làm mẫu là một bước hết sức quan trọng của việc dạy thực hành.
 Thành công của HS chủ yếu phụ thuộc vào bước này, vì trong quá trình theo dõi giáo viên thao tác làm mẫu, các em hiểu và theo dõi được đến đâu thì sẽ làm theo như vậy.
c. Hướng dẫn thường xuyên học sinh học thực hành. 
Khi học sinh đã nắm được quy trình thực hiện công việc, hiểu được nội dung các thao tác và sẵn sàng thực hành thì GV cho học sinh thực hiện công việc thực hành. Trong giai đoạn này, học sinh có thể làm việc cá nhân hay theo nhóm, tuỳ thuộc vào tính chất của bài học và điều kiện cơ sở vật chật của trường.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên thường xuyên theo dõi, chỉ dẫn và uốn nắn kịp thời các sai sót. Những thao tác mà nhiều học sinh sai phạm thì giáo viên cho học sinh tạm ngừng công việc để giải thích và hướng dẫn lại cách tiến hành thao tác đó rồi mới cho học sinh làm tiếp để khỏi ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.
Giáo viên phải thường xuyên theo dõi và nhắc nhở học sinh thực hiện an toàn lao động.
d. Đánh giá kết quả thực hành của học sinh
Kết quả học tập của học sinh được đánh giá trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được nêu trong mục tiêu.
- Đánh giá kiến thức
 Ngoài những phương pháp đánh giá thông thường như: vấn đáp, ra câu hỏi, bài tập ... giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm để đảm bảo tính khách quan, công bằng đồng thời tiết kiện được thời gian đánh giá.
- Đánh giá kĩ năng
Môn công nghệ có đặc điểm là thời lượng thực hành khá nhiều, đặc biệt ở lớp 9. Do vậy, đánh giá kĩ năng có một ý nghĩa quan trọng, kĩ năng cần được đánh giá trên hai mặt.
Căn cứ vào sản phẩm học sinh làm ra hoặc kết quả công việc mà học sinh thực hiện. Giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra chéo sản phẩm giữa các nhóm với nhau nhằm giúp học sinh có thể đánh giá, nhìn nhận khách quan kết quả của mình. Đây là cơ sở để giáo viên có thể đánh giá chính xác kết quả năng lực thao tác của học sinh và cũng góp phần giúp hs phấn đấu thi đua trong học tập.
Cách đánh giá này cần có một chuẩn mực đặt ra để học sinh có thể so sánh kết quả của mình so với chuẩn được quy định. Ngoài ra cũng cần phải đánh giá quy trình học sinh thực hiện so với quy trình hợp lí mà học sinh được học là đúng hay sai.
Đây là yêu cầu đặt ra hết sức quan trọng song để đánh giá chính xác yêu cầu này là một vấn đề khó khăn vì quá trình thực hiện công việc theo thời gian cả tiết học nên để đánh giá được tiêu chí này giáo viên phải thường xuyên theo dõi học sinh thao tác để hướng dẫn và uốn nắn kịp thời nếu học sinh thao tác sai quy trình, làm việc tuỳ tiện.
- Đánh giá thái độ:
5. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
 	Đối với phương pháp day thực hành này áp dụng cho tất cả các bài thực hành ,đặc biệt đối với phần dạy nghề điện. 
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
	 + Qua thời gian vận dụng phương pháp dạy như trên, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng đoc sơ đồ mạch điện và lắp đặt mạch điện rất tốt.
 + Học sinh tích cực phát biểu, tham gia xây dựng bài, học sinh yêu thích môn học
 + HS tích cực phát biểu, tham gia xây dựng bài, HS yêu thích môn học, từ đó chất lượng môn công nghệ 9 từng bước được nâng lên rõ rệt .
Kết quả giảng dạy môn công nghệ 9 năm học 2023-2024 như sau:
Thời điểm
Khối
TSHS
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
9
108
41
37,6%
25
22,9%
37
34,3%
5
5,2%
Học kì I
9
108

57
52,3%
27
25,7%
24
22%
0
0
Cuối HKII
9
108
64
58,7%
33
30,3%
11
11%
0
0

III. KẾT LUẬN
- Trong quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kỹ năng thực hành được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. 
- Không chỉ các em được làm việc thực tế tại trường học với sảm phẩm được đưa vào sử dụng, mà các em có thể lắp đặt được một số mạch điện đơn giản trong gia đình nhà mình. Các em cũng có thể tính toán thiết kế lắp một mạch điện với việc lập dự trù của mình.
- Kết quả đã đạt được tại Trường THCS Tân Mỹ rất khả quan, qua các năm đều được nâng cao.
 Tân Mỹ, ngày 15 tháng 5 năm 2024
 Giáo viên thực hiện 
 Nguyễn Văn Tấn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_nang_cao_chat_luong_tie.doc