Sáng kiến kinh nghiệm Các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Công nghệ 8

Bộ môn Công nghệ trong chương trình THCS thường được đánh giá là một môn học khô khan, thậm chí là môn phụ, không đóng vai trò quan trọng. Thực tế đó là một cách nhìn phiến diện, duy ý chí. Để có cách nhìn đúng đắn về bộ môn cần phải trên 2 phương diện; trước hết là đối với người học: mọi môn học đều có ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan trọng như nhau, không được xem nhẹ hay quá coi trọng môn học nào. Đối với giáo viên bộ môn, ngoài việc không ngừng nâng cao tay nghề, tiếp nhận thêm kiến thức mới còn phải tạo ra được hứng thú của học sinh đối với môn mình phụ trách. Một trong những cách mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy của mình, đặc biệt là đưa kiến thức môn môn Vật lí vào dạy học Công nghệ một cách linh hoạt, mang lại hiệu quả rất cao. Trong thời gian qua ngành giáo dục đang có các đợt phát động, các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp. Với những thế mạnh và thời cơ đó, giáo viên Công nghệ hoàn toàn có thể làm giảm bớt tính khô khan. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã khai thác tối đa những hiểu biết của bản thân, tìm tòi trong sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp để tạo hứng thú hơn cho học sinh trong khi học môn Công nghệ. Chính vì thế với mong muốn chia sẽ, cùng đúc rút và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Công nghệ 8”.
doc 20 trang Hà Thanh 29/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Công nghệ 8
và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- GV. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng? (Tích hợp vật lí 9)
HS Trả lời các nội dung Như SGK Vật lí 9 trang 52
? Ngoài lợi ích trên tiết kiệm điện còn nhằm mục đích nào khác nữa? (Tích hợp thực tế bảo vệ môi trường)
? Em hãy liệt kê các đồ dùng điện trong gia đình em? 
+ Đại diện HS trả lời 
? Theo em có những cách nào để sử dụng điện năng hợp lý?
? Tại sao cần phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Vậy cần phải thực hiện biện pháp nào?
+ đại diện HS trả lời 
? Tại sao cần sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao? 
- Yêu cầu đại diện HS trả lời g gọi HS khác nhận xét bổ sung.
- GV Nhận xét.
- GV: Đưa ra công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện .
- GV. Ở môn công nghệ 8 điện năng tiêu thụ được tính theo công thức nào? 
- GV. Ở môn vật lí 9 điện năng tiêu thụ được tính theo công thức nào? (Tích hợp Vật lí 9)
- GV. Nhấn mạnh dù kí hiệu khác nhau nhưng về bản chất hai công thức trên là một. 
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức
GV. Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà.Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và dảm bảo an toàn điện? (Tích hợp vật lí 9 và thực tế cuộc sống)
Hs thảo luận trả lời câu hỏi.
? Có thể có cách nào khác không?
GV.Cho HS làm bài tập.
GV.Treo bảng phụ ghi bài tập
HS. Suy nghĩ thảo luận trả lời .
Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng,có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa 1000giờ. Một bóng đèn compac giá 60000đồng, công suất 15W có độ sáng bằng đèn dây tóc nói trên,thời gian thắp sáng tối đa 8000giờ 
a/Tính điện năng sử dụng của mỗi bóng đèn trong 8000giờ.
b/Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8000 giờ,nếu giá 1KW.h là 700 đồng.
c/Sử dụng loại bóng nào có lợi hơn ? vì sao?

II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Ngắt diện ngay khi mọi người ra khỏi nhà Tránh lãng phí điện năng và loại bỏ nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.
+ Dành phần điện năng tiết kiệm được để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập cho đất nước.
+ Giảm bớt chi phí xây dựng các nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
+ Giảm bớt số tiền điện phải chi trả cho gia đình.
2. Các biện pháp tiết kiệm điện năng.
a. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
b. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao.
c. Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng rất thấp: 4%-5%, các bóng đèn neon có hiệu suất cao hơn: 20% - 25% Để tiết kiệm điện, cần nâng cao hiệu suất phát sáng của các bóng đèn điện. 
- Biện pháp bảo vệ môi trường: Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: Điện năng được tính: 
A = P. t
+ t: thời gian làm việc của đồ dùng điện (h)
+ P. : công suất của đồ dùng điện (W)
+ A: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện (Wh) 
- Đơn vị điện năng: Wh hoặc KWh.
3. Vận dụng
+ Viết lên tờ giấy dòng chữ to “Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà” và gián chỗ cữa ra vào để dễ nhìn thấy.
+ Treo bảng to có ghi dòng chữ “ Nhớ tát điện” lên phía cửa ra vào ngang tầm mắt.
+ Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắt điện.
 + Lắp cảm biến hiện diện.
Bài tập:
+ Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng trong 8000 giờ:
.Bóng đèn dây tóc:
A1 = P1.t = 0,075.8000 = 600kW.h
 = 2160.106(J)
. Bóng đèn compac huỳnh quang:
A2= P2.t = 0,015.8000 = 120kW.h
 = 432.106(J).
+ Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trên 8000 giờ là :
Phải cần 8 bóng đèn dây tóc nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này là :
T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000(đ).
Chỉ cần dùng 1 bóng đèn Compact nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này là :
T2 = 60000 + 120.700 = 144000 (đ).
Dùng bóng đèn Compact có lợi hơn vì:
. Giảm bớt 304.000đ tiền chi phí cho 8000 giờ sử dụng.
. Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành công suất tiết kiệm cho nơi khác chưa có điện hoặc cho sản xuất.
. Góp phần giảm bớt sự cố quá tải.
. Tiết kiệm được số tiền phải chi trả.

Tiết 44: THỰC HÀNH TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Công của dòng điện ( Mục II bài 13 VL9).
- GV thông báo về công của dòng điện.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Học sinh nêu công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
- Hãy cho biết công thức liên hệ giữa công A và công suất? 
- GV Đề nghị một HS lên bảng trình bày trước lớp cách suy luận công thức tính công của dòng điện.
- Đề nghị một HS khác nêu tên đơn vị đo từng đại lượng công thức trên.
- GV nhấn mạnh thực ra hai công thức đó là một. (Tích hợp Vật lí 9)
- GV Theo công thức A = UIt, để đo công của dòng điện phải dùng các dụng cụ đo nào? HS trả lời, HS khác bổ sung GVKL.
- Trong thực tế người ta dùng dụng cụ nào để đo điện năng tiêu thụ của dòng điện? (Liên hệ thực tế)
- HS trả lời, HS khác bổ sung, GVKL
- GV Chiếu Slide 1 cho HS quan sát trên sự làm việc của công tơ điện 
Hỏi: Mỗi số đếm của công tơ ứng với điện năng sử dụng là bao nhiêu? (Tích hợp Vật lí 9)
- HS trả lời, HS khác bổ sung, GVKL.
- GV Trình chiếu Slide 2 Cho HS quan sát một số loại công tơ điện. ( Tích hợp thực tế)
- Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V – 40W trong một tháng (30 ngày) mỗi ngày bật đèn 4 giờ. Cho biết số đếm của công tơ là bao nhiêu?
- HS trả lời, HS khác bổ sung, GVKL.
1. Công của dòng điện. (Tích hợp Vật lí 9)
Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
2. Công thức tính công của dòng điện.
(Tích hợp Vật lí 9).
- Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện được tính theo công thức sau: A = P.t = U.I.t
 Trong đó:
+ t Thời gian làm việc của đồ dùng điện (h).
+ P Công suất của đồ dùng điện (W).
+ A Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t (KW.h).
+ U đo bằng vôn (V).
+ I đo bằng Am pe (A).
+ Trong vật lí công A của dòng điện được đo băng Jun (J)
1J = 1W.1s = 1V.1A.1s
1KW = 1000Wh = 1000 W.3600s = 3600 000J = 3,6.106 J.
Trong thực tế nếu P tính (W), t(h), A (Wh).
Khi điện năng tiêu thụ lớn:KWh
3. Đo điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện. 
(Tích hợp Vật lí 9)
- Trong thực tế người ta sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ.
- Mỗi số đếm của công tơ ứng với điện năng sử dụng là: 1KWh
4. Vận dụng
Bài giải
+ Thời gian thời gian sử dụng trong 1 tháng tính thành giờ là: t = 4 x 30 = 120h
+ Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng là: 
A = P.t = 40 x 120 = 4800 Wh = 4,8 KW. 
- Số đếm của công tơ là 4,8 số.
Hoạt động 6.2: Tính toán điện năng tiêu thụ.
? Em hãy kể tên các loại đồ dùng điện trong gia đình mà em biết.Trên các đồ dùng điện đó thường cho biết những số liệu kĩ thuật nào ?
- GV chiếu các đồ dùng điện lên để học sinh quan sát.
GV: Chiếu bảng tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện trong ngày của 1 lớp học. (Tích hợp thực tế).
1. Hãy tính điện năng tiêu thụ của 1 lớp học có sử dụng máy chiếu và không sử dụng máy chiếu trong 1 ngày?
2. Tiêu thụ điện năng của 1 lớp học trong 1 tháng có sử dụng máy chiếu và không sử dụng máy chiếu (26 ngày)?
3. Tiêu thụ điện năng của 20 lớp học (Biết 3 lớp luân phiên sử dụng máy chiếu còn lại 17 lớp không sử dụng) trong 1 tháng (26 ngày)?
4. Cho biết số đếm của công tơ trong 1 tháng của 20 lớp học là bao nhiêu số?
5. Tính số tiền phải trả trong một tháng của 20 lớp học biết số tiền phải trả 100KWh đầu là 1450đ/1KW trên 100KWh là 2000đ/1KW.
- HS quan sát và làm việc theo nhóm.
GV nêu câu hỏi:
 - Để tính được điện năng tiêu thụ điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong 1 ngày ta sử dụng công thức nào?
HS trả lời, HS khác bổ sung, GVKL 
- Nêu cách tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng?
HS trả lời, HS khác bổ sung, GVKL 
- Nêu cánh tính số đếm của công tơ trong một tháng?
- Nêu cánh tính số tiền phải trả trong một tháng.
- HS quan sát tìm hiểu trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV và ghi vào báo cáo thực hành.
- GV: Tổ chức hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành
- HS thực hiện theo nhóm đã được phân công.
- GV: yêu cầu các nhóm nhận xét chéo báo cáo thực hành.
- Các nhóm nhận xét chéo nhau.
- Tính toán điện năng tiêu thụ trong lớp học nhằm mục đích gì?
- GV thu báo cáo thực hành.
- GV kết luận và nêu câu hỏi: (Tích hợp thực tế về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường)
+ Để giảm điện năng tiêu thụ chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi trời lạnh chúng ta có nên bật quạt điện không?
+ Khi lớp học có đủ ánh sáng có nên bật đèn không?
HS trả lời, HS khác bổ sung GVKL
 + Giảm thời gian tiêu thụ điện có tác dụng gì?
HS trả lời, HS khác bổ sung GVKL
- GV thu báo cáo thực hành.
- Về nhà tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình em trong một ngày và một tháng và so sánh với số tiền phải trả.
II. Tính toán điện năng tiêu thụ của lớp học.
1. Tiêu thụ điện năng của lớp học trong ngày
TT
Tên đồ dùng điện
P
(W)
SL
t(h)
A
(Wh)
1
Đèn ống huỳnh quang và chấn lưu
36
6
5

2
Quạt trần
80
2
4

3
Máy chiếu
450
1
1


- Tính toán điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện:
+ Điện năng trong ngày lớp có sử dụng máy chiếu:
A1 = Ađ + Aq + Amc 
+ Điện năng trong ngày lớp không sử dụng máy chiếu:
A2 = Ađ + Aq 
2. Tiêu thụ điện năng của 1 lớp học trong 1 tháng: 
+ Điện năng trong tháng lớp có sử dụng máy chiếu:
A t1 = A 1ngày x 26 
+ Điện năng trong tháng lớp không sử dụng máy chiếu:
A t2 = A2ngày x 26 
3. Tiêu thụ điện năng của 20 lớp học trong 1 tháng là:
Atháng 20lớp = (At1 x 3) +(At2 x 17)
4. Số đếm của công tơ trong 1 tháng của 20 lớp học là:
5. Số tiền phải trả trong một tháng: 
(Số đếm của công tơ 100KWh x 1450đ) + (Số đếm của công tơ trên 100KWh x 2000đ)
III. Báo Cáo thực hành:
1. Tiêu thụ điện năng của lớp học trong ngày:
+ Điện năng trong ngày lớp có sử dụng máy chiếu:
A1 = Ađ + Aq + Amc = 1080 +640 + 600 = 2320 (Wh)
+ Điện năng trong ngày lớp không sử dụng máy chiếu:
A2 = Ađ + Aq = 1720(Wh).
2. Tiêu thụ điện năng của 1 lớp học trong 1 tháng: 
+ Điện năng trong tháng lớp có sử dụng máy chiếu:
A t1 = A 1x 26 = 2320 x 26 = 60320(Wh).
+ Điện năng trong tháng lớp không sử dụng máy chiếu:
A t2 = A2 x 26 = 1720 x 26 = 44720(Wh).
3. Tiêu thụ điện năng của 20 lớp học trong 1 tháng là:
Atháng 20lớp = (At1 x 3) +(At2 x 17) 
=(60320 x 3) + (44720 x 17) = 936950(Wh) = 936,95 (KWh)
4. Số đếm của công tơ trong 1 tháng của 20 lớp học là: 936,95 số.
5. Số tiền phải trả trong một tháng: 
(Số đếm của công tơ 100KWh x 1450đ)+(Số đếm của công tơ trên 100KWh x 2000đ)
= 145000 + (836,95 x 2000) = 1.819.000đ.
- Giảm thời gian sử dụng của đồ dùng điện khi không cần thiết.
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao.
- Tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, tiết kiệm được số tiền phải chi trả số tiền phải chi trả.
- Góp phần bảo vệ môi trường.

C. KẾT LUẬN
1. Ý Nghĩa của đề tài:
Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Chính vì thế với mong muốn chia sẽ, cùng đúc rút và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Bởi vậy, khi được tiếp thu về hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, bản thân thấy rằng đây là một xu hướng dạy học mới tiến bộ, khoa học, nếu áp dụng tốt sẽ kích thích niềm đam mê, tò mò trong học tập cho học sinh, đó cũng là điều kiện tốt, nền tảng tốt cho giáo viên dạy học có hiệu quả.
2. Kết quả cụ thể thu được như sau:
2.1. Về phía học sinh:
+ Hầu hết các em biểu hiện hứng thú với hình thức học tập mới nên phát biểu xây dựng bài sôi nổi và có nguyện vọng được học nhiều chủ đề như thế nữa. 
+ Phát huy hết tính tích cực của học sinh.
 + Phần lớn các em trả lời được các câu hỏi trong phần mô tả đánh giá chứng tỏ học sinh đã hiểu bài và chuyên đề có hiệu quả.
+ Ở bài khảo sát sau chuyên đề, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên, đặc biệt là điểm khá, giỏi nhiều:
Lớp

Tổng số
Kết quả chất lượng trước khi thực nghiệm đề tài
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
28
7
25
15
53.5
6
21.5
0
0
0
0
8B
27
5
18.5
10
35.5
11
40.5
1
3.5
0
0
+ Như vậy việc thể nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp mà tôi đã thực hiện bước đầu đã thu được những kết quả thiết thực: học sinh tích cực, hứng thú hơn trong học bài mới, tự giác tìm hiểu và tổng hợp kiến thức để xây dựng thành những khái niệm, công thức mới, vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. Đặc biệt là giúp học sinh bớt thụ đọng khi tiếp cận kiến thức mới. 
 3.2. Về phía giáo viên:
	Qua việc thực hiện một hình thức dạy học mới mẻ, bản thân người viết thấy đó là một trải nghiệm thú vị và cũng “học” được thêm rất nhiều điều càng thấy mình cần phải nỗ lực tự học hơn nữa để không bị “cũ” trước học sinh của mình.
	Được sự đồng thuận và góp ý chân thành từ các giáo viên tham gia dự giờ.
 3. Bài học kinh nghiệm.
	Trong lần đầu tiên thử nghiệm hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn, tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá đối với sự nghiệp giảng dạy của bản thân:
- Về chuẩn bị: Cần chuẩn bị chu đáo các yếu tố từ bài giảng và các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học.
- Về phương pháp: Cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, đặc biệt là phương pháp tích cực, kết hợp với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan, đa dạng các hình thức dạy học.
- Đối với HS: Trong quá trình dạy học cần có thái độ nhẹ nhàng, cởi mở, sử dụng những câu hỏi gợi mở nhằm kích thích và động viên các em kèm theo những lời khen đúng lúc.
- Trong vận dụng kiến thức liên môn nên chăng chỉ kết hợp hai môn hay hai đơn vị kiến thức trong một hoạt động, tránh sa đà mà làm loãng trọng tâm vấn đề đặt ra.
 4. Kiến nghị, đề xuất.
Qua việc thực nghiệm hiệu quả chuyên đề mình đã lựa chọn, tôi kính mong BGH nhà trường:
- Bổ sung thêm các đồ dùng, trang thiết bị cho bộ môn Công nghệ, Vật lí nói riêng và các bộ môn khác để công tác giảng dạy được thuận lợi, học sinh học tập hiệu quả.
- Cần có chủ trương áp dụng rộng rãi phổ biến hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn để phát huy tốt tính tích cực, tự học của học sinh, nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sống để phát triển toàn diện.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_chu_de_day_hoc_tich_hop_trong_mon.doc