Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ 8

Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.

Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác, có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Thực hiện tư tưởng chủ đạo của môn học Công nghệ: “ Nhẹ nhàng – hấp dẫn – thiết thực” để thúc đẩy giáo dục STEM: chương trình công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “ Học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”. Đó cũng là động lực để tôi thực hiện sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn công nghệ 8”.

docx 34 trang Hà Thanh 05/04/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ 8
ệm của tôi, các nội dung trên sẽ là :
4.1. Xác định mục tiêu tích hợp
- Để khắc sâu kiến thức bài học.
Ví dụ: Trong bài 36- Vật liệu kĩ thuật điện, để học sinh nắm rõ khái niệm, đặc tính cũng như công dụng của các loại vật liệu điện giáo viên tích hợp kiến thức vật lí thực hiện các thí nghiệm về vật liệu dẫn điện (thanh đồng, nhôm), vật liệu cách điện (thanh nhựa, cao su, thuỷ tinh) và vật liệu dẫn từ (chuông điện...).
 - Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
	Ví dụ: Trong bài 39- Đèn huỳnh quang, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bảo vệ đôi mắt nên lựa chọn loại đèn có hai đèn huỳnh quang mắc song song trong một hộp đèn (giảm bớt hiệu ứng nhấp nháy) hoặc đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu điện tử (biến đổi tần số dòng điện từ 50Hz lên 20kHz, loại trừ được hiệu ứng nhấp nháy, tổn hao ít, hiệu suất phát quang tăng lên khoảng 10%).
 Hai đèn mắc song song vào hộp đèn. Đèn huỳnh quang chấn lưu điện tử.
- Để giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường cho học sinh.
Ví dụ: Trong bài 32- Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh: Nguồn năng lượng hoá thạch (than, khí đốt) đã dần cạn kiệt chính vì thế cần phải sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên để sản xuất điện năng, bảo vệ môi trường, như:
Năng lượng Mặt Trời. Năng lượng gió. Năng lượng từ sóng biển.
4.2. Xác định nội dung tích hợp.
- Xác định những nội dung kiến thức trong bài cần phải tích hợp.
- Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học: Tìm mối liên hệ
giữa nội dung cần tích hợp với các môn học liên môn. Tìm hiểu kỹ nội dung cần tích hợp và nội dung ấy liên môn với môn học nào để xây dựng kiến thức, hình ảnh thực tế với nội dung cần tích hợp cho phù hợp.
 Đây là khâu quan trọng trong tích hợp liên môn để từ đó chỉ ra được địa chỉ tích hợp. Nếu thiếu sự lựa chọn sẽ làm biến dạng tiết học. Nên tuỳ thuộc vào từng bài mà chúng ta xây dựng nội dung tích hợp phù hợp, gần gũi với học sinh và chương trình học.
 Ví dụ: Trong bài 32- Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Tích hợp môn Âm nhạc: Mở đầu bài học giáo viên cho học sinh nghe bài hát
 “Tiếng gọi sông Đà”- Sáng tác Trần Chung, giới thiệu cho học sinh những gian khổ cũng như những vinh quang trong quá trình xây dựng các nhà máy điện.
 - Tích hợp địa lí: Hình ảnh một số nhà máy điện ở nước ta vào mục 2 - sản xuất điện năng.
Nhà máy nhiệt điện (Quãng Ninh) Nhà máy thuỷ điện (Hoà Bình) Lò phản ứng hạt nhân (Đà Lạt).
- Tích hợp tin học: Hoạt động của các nhà máy điện bằng hình ảnh động, mục 2:
Nguyên lý hoạt dộng của nhà máy nhiệt điện.
Nguyên lý hoạt dộng của nhà máy thủy điện.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Nội dung này được sử dụng ở cuối bài học. Ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường để giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm và hợp lí điện năng.
Mặc dù tro, bụi đã được tách ra khỏi dòng khói trước khi thải ra môi trường nhưng có tới 41% lượng khí CO2 thải ra môi trường là từ các nhà máy nhiệt điện.
Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện.
Với ưu thế địa hình đất nước có nhiều sông, hồ có thể xây dựng được các công trình thủy điện, thế nhưng các công trình thủy điện đó tác động không nhỏ đến môi trường đó là tàn phá rừng đầu nguồn, hạn hán về mùa khô và ngập lụt về mùa mưa cho khu vực hạ lưu khi các nhà máy này xả lũ.
Lũ lụt do nhà máy thủy điện xả lũ.
 Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl (Ukraine) đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Tổng số người chết liên quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Sự cố hạt nhân fukushima- Nhật Bản mới xảy ra gần đây, các đám mây phóng xạ đã ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, chất phóng xạ phát ra từ nhà máy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. 
Thảm họa hạt nhân từ nhà máy điện Chernobyl ( Ukraine).
Sự số hạt nhân Fukushima – Nhật bản.
4.3. Lựa chọn bài học và thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp. 
 	Việc lựa chọn bài học, thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Vì vậy cần có phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục. 
Ví dụ: Trong bài 32- Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, nếu chuyển nội dung tích hợp bảo vệ môi trường “Ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường” vào từng phần ở mục 2- Sản xuất điện năng, sẽ làm giảm vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
4.4. Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet.
 	Cách thông dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là vào trang web www.google.com.vn , gõ từ khoá liên quan đến chủ đề ta đang cần tìm. Khi chọn được nội dung, hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tệp tin với định dạng cỡ ảnh to nhất.
4.5. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. Mặt khác đối với môn Công nghệ có những nội dung khó hoặc không quan sát được bằng thực tế thì có thể cho học sinh quan sát bằng hình ảnh máy chiếu.
Ví dụ: - Trong bài 32- Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, cho học sinh quan sát hoạt động của các nhà máy điện bằng hình ảnh động.
- Trong bài 35 - Thực hành: Cứu người bị tai nạn điện, cho học sinh quan sát clip các bước sơ cứu người bị tai nạn điện. 
Video “sơ cứu người tai nạn điện” trên You Tube
4.6. Những nguyên tắc trong dạy học tích hợp.
- Đảm bảo mục tiêu bài học, biết tích hợp vừa đủ kiến thức các môn có liên quan, tránh trùng lặp, nặng nề, cũng không xem nhẹ bỏ qua. 
- Không biến giờ học môn Công nghệ thành các môn vật lí, hoá học, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống... và ngược lại.
5. Giáo dục ý thức an toàn điện, tiết kiệm điện cho học sinh.
5.1. Điện năng được hình thành như thế nào?
- Trước hết giáo viên phải cho học sinh biết được điện năng là gì, điện năng được hình thành như thế nào?
- Trong bài 32 “ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống” , giáo viên sẽ kèm theo các hình ảnh và các clip minh họa.
Nguyên lý hoạt dộng của nhà máy nhiệt điện.
Nguyên lý hoạt dộng của nhà máy thủy điện.
Nguyên lý hoạt dộng của nhà máy điện nguyên tử.
5.2. Sự nguy hiểm của dòng điện.
- Trong bài 32 các em đã tìm hiểu điện năng có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất nhưng cũng rất nguy hiểm, học sinh chú ý tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong thực hành.
- Giáo viên lồng ghép các kiến thức về sự nguy hiểm của điện năng trong các bài học về an toàn điện trong bài 33, 34.
a/ Nguy cơ bị điện giật.
Con người có thể bị nguy hiểm bởi:
– Tia hồ quang điện.
– Dòng điện truyền qua ngưòi khi chạm vào mạch điện.
– Phóng điện từ bộ phận mang điện qua không khí vào cơ thể người (nếu người đó đến quá gần các bộ phận mang điện áp cao).
b/ Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật.
Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Điện trở của người.
– Loại và trị số dòng điện.
– Thời gian dòng điện qua người.
– Đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
– Tần số dòng điện.
– Ảnh hưởng của điện áp.
c/ Tác hại của dòng điện.
Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và sinh lý. Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích các tổ chức tế bào kèm theo sự co giật các cơ bắp.
Ví dụ:
Tia hồ quang điện: gây thương tích ngoài da: Bỏng, cháy, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương.
Dòng điện truyền qua cơ thể con người gây ra tác động:
– Nhiệt: đốt cháy cơ thể: mạch máu, dây thần kinh, tim, não —-> Phá huỷ
– Điện phân: phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể (máu) —-> phá vỡ thành phần máu và các mô.
– Sinh học: gây co giật cơ bắp đặc biệt cơ tim , phổi —-> ngừng hoạt động của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Nếu dòng điện truyền qua não: phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh trung ương.
Tai nạn điện do bất cẩn khi cẩu cây xanh.
5.3. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện.
Trong bài 33 “An toàn điện”, giáo viên có thể cho học sinh xem video 12 biện pháp an toàn điện của EVN.
12 biện pháp an toàn điện của EVN.
Kết hợp với giáo án các bài 34, 35 “ Thực hành xử lý các tình huống khi bị tay nạn điện”.
Sơ cứu người bị tai nạn điện.
5.4. Giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho học sinh trong nhà trường và gia đình.
- Giáo viên đặt vấn đề : “ Giám thị hay nhắc nhở các em nhớ tắt đèn quạt khi ra khỏi lớp, nếu ra chơi mà cả 20 lớp đều bật đèn,quạt thì sẽ tiêu tốn một lượng điện rất lớn”.
- Giáo viên đưa ra bảng so sánh khi học xong bài 38 “ Đèn Sợi đốt” và bài 39 “Đèn huỳnh quang”, từ đó học sình sẽ biết nên chọn loại đèn nào.
- Trong bài 48 “ Sử dụng hợp lý điện năng”, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề sau:
- Các em đã làm gì để tiết kiệm điện trong gia đình?
Sử dụng đèn led thay cho đèn sợi đốt, compact.
Điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa thích hợp.
Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời.
Cho học sinh xem video về giờ trái đất năm 2019 (tiết kiệm được 900 triệu đồng trong 1 giờ ).
Chung tay tham gia giờ trái đất năm 2019.
5.5. Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- Trong bài 49 “ Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình .Giáo viên đặt ra vấn đề cần giải quyết: hàng tháng các em cầm hóa đơn tiền điện trên tay nhưng không biết cách tính như thế nào, công tơ điện có công dụng ra sao?
- Giáo viên cho học sinh làm bản báo cáo tính toán điện năng tiêu thụ.
STT
Teân ñoà duøng ñieän
Coâng suaát
(W)
Soá 
löôïng
Thôøi gian söû duïng
trong ngaøy t (h)
Tieâu thuï ñieän naêng
trong ngaøy A (Wh)
1
Ñeøn sôïi ñoát
60
2
2

2
Ñeøn huyønh quang
45
8
4

3
Quaït baøn
65
4
2

4
Quaït traàn
80
2
2

5
Tuû laïnh
120
1
24

6
Tivi
70
1
4

7
Beáp ñieän
1000
1
1

8
Noài côm ñieän
630
1
1

9
Maùy bôm nöôùc
250
1
0.5

10
Radioâ
50
1
1

Em hãy tính điện năng tiêu thụ trong 1 ngày và trong 1 tháng ?
Tính tiền điện trong tháng này dựa vào số liệu sau: (VAT=10%).
0-50 Kwh: 1500 VNĐ.
51-100 Kwh: 1700 VNĐ.
Trên 100 Kwh: 2000 VNĐ.
- Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu thêm sơ đồ công tơ điện trong gia đình.
IV. KẾT QUẢ.
Năm học 2017-2018, khi chưa áp dụng sáng kiến.
Năm học 2018-2019, khi đã áp dụng sáng kiến.
So với điểm thi HKI năm học 2017-2018 thì điểm thi HKI năm học 2018-2019 có tỉ lệ học sinh yếu, kém đã giảm đi đáng kể từ 11,1% xuống còn 0 %, trong khi đó tỉ lệ học sinh khá, giỏi đã tăng lên từ 73,7 % tăng lên 92,7 %. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ các em đã có sự thay thái độ, tích cực hơn trong học tập, không xem công nghệ là môn phụ nữa. Đây là kết quả rất xứng đáng khi tôi đã áp dụng các phương pháp phù hợp trong bộ môn công nghệ 8
Ngoài ra còn mang lại những hiệu quả sau:
Học sinh yêu thích học môn công nghệ nhiều hơn, chất lượng bộ môn được cải thiện.
Rèn luyện cho học sinh khả năng làm việc nhóm,tự tin, mạnh dạn phát biểu trước đám đông, kỹ năng tính toán,tư duy, phân tích ngày càng phát triển.
Tập cho học sinh làm việc một cách khoa học, an toàn, thích tìm tòi, khám khám phá, sáng tạo trong thế giới tri thức.
Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành.
Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Đây là sáng kiến của cá nhân tôi, rất mong được các thầy cô giáo và các thầy cô cán bộ quản lý góp ý, động viên để sáng kiến được hoàn chỉnh và đạt chất lượng cao hơn. 
2. KIẾN NGHỊ.
Qua giảng dạy và quá trình áp dụng sáng kiến, tôi có một số đề xuất như sau:
Thứ nhất: Ban giám hiệu, thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn cần tiếp tục quan tâm, động viên học sinh để không còn tâm lý coi môn Công nghệ là môn phụ, bổ trợ hoặc học để đủ điểm. Xác định tầm quan trọng của bộ môn sẽ giúp các em có thái độ học đúng đắn, nhiệt tình hơn, tự giác thực hành và áp dụng với cuộc sống. 
Thứ hai: Tổ chức định kỳ họp chuyên môn trong nhóm chuyên môn, trong tổ chuyên môn và cả trong nhà trường để góp ý xây dựng bài, góp ý tích hợp kiến thức liên môn, thống nhất các mục tiêu dạy học.
Thứ ba: Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Thứ tư: Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh - học sinh nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
	Quận 2, ngày 03 tháng 02 năm 2020
	 	 Người thực hiện
	NGUYỄN NGỌC TRỌNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ 8.
2. Sách giáo viên Công nghệ 8.
3. Sách chuẩn kiến thức mà kĩ năng môn Công nghệ 8.
4. Bảng điểm môn Công nghệ 8 (Năm học 2017 – 2018 đến 2018 - 2019).
5. Các phương pháp dạy học tích cực.
6. Văn kiện Đại hội Đảng XII và các Tư liệu về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 – 2020. 
7. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học của Phòng GD-ĐT Quận 2.
8. Các tài nguyên dạy học trên mạng internet.
Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị :
	 Ngày..... tháng.. năm....
	HIỆU TRƯỞNG 
Nhận xét của Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo quận 2:
 	 Ngày..... tháng..năm..
	TRƯỞNG PHÒNG 
Nhận xét của Hội đồng Khoa học cấp trên:
	Ngày.....tháng..năm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.docx