Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh vẽ hình chiếu trong chương I Công nghệ 8
1. Cơ sở lý luận.
Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học, kỹ thuật và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này.
Trong môn học Công nghệ 8, chương vẽ kỹ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh…) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất.
Vì tầm quan trọng của phân môn nêu trên nên cần đi sâu nghiên cứu, đổi mới phương pháp sao cho việc truyền thụ kiến thức tới học sinh hiệu quả nhất.
2. Cơ sở thực tiễn.
Môn Công nghệ Trung học cơ sở nói chung và phần vẽ kỹ thuật có nhiều nội dung khó. Nội dung kiến thức kỹ thuật vừa cụ thể vừa trìu tượng: Kiến thức kỹ thuật thường là những khái niệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Học sinh rất khó tiếp thu nếu không hiểu được các hình vẽ mang nhiều yếu tố của môn vẽ kỹ thuật.
Kênh hình sách giáo khoa tất cả các môn đều mang kiến thức của môn vẽ kỹ thuật như các hình không gian môn Vật lí, môn Toán (hình học không gian), hình cắt (cắt dọc, cắt ngang) môn Sinh…Đặc biệt kênh hình của môn môn Công nghệ có rất nhiều hình vẽ liên quan tới hình vẽ kỹ thuật.
Trong thực tế hiện nay môn Công Nghệ đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cho dạy học và thực hành: thiếu vật thể trực quan, thiếu mô hình dạy học, thiếu tranh vẽ, thiếu dụng cụ vẽ cho thày dạy phần Vẽ kỹ thuật…Để nâng cao chất lượng dạy học bộ mỗi thầy cô cố gắng khắc phục các khó khăn của bộ môn, đồng thời phải luôn đổi mới, rút kinh nghiệm sau mỗi bài giảng để thu được kết quả tốt hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh vẽ hình chiếu trong chương I Công nghệ 8

nắn học sinh khi làm bài. Cụ thể: - Cách chọn và gọt bút chì đúng quy định giúp các em vẽ được các đường nét đẹp, đúng tiêu chuẩn. - Cách sử dụng dụng cụ vẽ: Sử dụng Êke, Com pa, thước để dựng các đường thẳng vuông góc, các đường thẳng song song... - Cách vẽ các đường nét đảm bảo tiêu chuẩn. Cách gọt bút chì và sử dụng dụng cụ vẽ SGK cũ đã hướng dẫn khá tỉ mỉ, có thể tham khảo thêm các tài liệu khác để hướng dẫn học sinh. 2. 2. Về trực quan. - Để giảng dạy đạt kết quả tốt cần sử dụng triệt để và có hiệu quả kênh hình SGK. Để phát huy tính cực của học sinh và sử dụng tốt các hình vẽ giáo viên cần sử dụng tốt các hình vẽ do Bộ giáo dục phát hành và bổ xung thêm các hình vẽ còn thiếu. Có thể dùng máy chiếu bản trong và máy chiếu Projector để chiếu các hình vẽ SGK hiệu quả sẽ tốt hơn. Trong nhiều năm qua tôi đã sử dụng chiếu các hình ảnh SGK bằng máy chiếu bản trong trong tất cả các giờ dạy, củng cố và chiếu bằng máy chiếu Projector trong các giờ ôn tập đạt kết quả rất tốt. Học sinh hiểu bài và hứng thú học tập. Để học sinh hiểu bài tốt hơn tôi đã vẽ thêm nhiều hình vẽ phục vụ cho các bài dạy. - Hình vẽ trên bảng là một kênh trực quan không thể thiếu. Với các bài thực hành việc hướng dẫn học sinh cách vẽ nhất thiết giáo viên cần phải vẽ hình trên bảng theo các bước quy định. Đồng thời khi vẽ hình cần nhấn mạnh cách sử dụng dụng cụ vẽ kẻ các đường nét, nhất thiết phải dùng dụng cụ vẽ để vẽ và minh hoạ. - Trong phần vẽ hình chiếu cần bổ xung thêm các mô hình của vật thể để giảng bài. Có thể làm mô hình bằng gỗ nhẹ, cắt bằng xốp hay dán bằng bìa cắt tông...Cũng có thể cho học sinh tạo ra các mô hình từ bài dạy thực hành vẽ hình chiếu, hình chiếu trục đo, chấm điểm. Công việc này khiến các em hứng thú học và hiểu sâu bài. 2. 3. Về đổi mới phương pháp. Đây là vấn đề trọng tâm nhất và cũng cần trao đổi nhiều nhất. Nhiều quan niệm đổi mới không giống nhau như: Có trình chiếu mới là đổi mới, Vấn đáp nhiều mới phát huy tính tích cực, đổi mới phải chia nhóm thảo luận trao đổi...Qua các kỳ học tập chuyên môn tôi được trực tiếp nghe giảng các lớp tập huấn thay sách và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy: Đổi mới hiểu đúng nghĩa là đổi mới cách dạy và cách học để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu bài giảng, dưới sự gợi ý, dẫn dắt của thầy, học sinh đi tìm kiến thức theo các mục tiêu đề ra. Trong cách dạy và học tích cực thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động. Cũng cần thống nhất rằng học sinh không chỉ học những kiến thức cụ thể mà cần học cách học cách tư duy và tư duy sáng tạo. Những kiến thức kỹ thuật cụ thể sau này có thể không dùng đến nhưng những “tư duy kỹ thuật” bao giờ cũng cần và có ích. Giảng bài theo “phương châm đổi mới” khó hoặc không thành công nếu thiếu cơ sở vật chất, thiếu đầu tư vào soạn giảng. Thực tế tôi ngồi cả buổi để soạn bài nhưng khi giảng vẫn không rõ việc đổi mới học sinh vẫn không hiểu bài. Bức xúc với thất bại vừa gặp trong giờ nghỉ giữa giờ tôi tranh thủ suy nghĩ tìm hướng mới và đã thực sự thành công với bài này ở tiết dạy sau. Như vậy để thành công ở bài dạy theo hướng “Đổi mới phương pháp” cần tốn nhiều công sức và cần rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy. Để gợi mở dẫn dắt được học sinh tìm kiến thức cần có “điểm xuất phát”, đó là các kiến thức đã học, những kiến thức thực tế và kênh hình và kiến thức SGK.Từ các điểm xuất phát này giáo viên vấn đáp, gợi mở (tuỳ theo đối tượng) để học sinh tháo gỡ, tìm hiểu xây dựng nội dung kiến thức . Sau đây tôi xin nêu một số kinh nghiệm dạy một số bài khó cần đổi mới phương pháp trong chương: BÀI 2 HÌNH CHIẾU Để học sinh hiểu được khái niệm về phương pháp hình chiếu vuông góc cần sử dụng hiệu quả hình 2-1 qua việc lựa chọn các câu hỏi vấn đáp, gợi mở: Theo chương trình giảm tải giáo viên chỉ xây dựng nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất còn phương pháp góc chiếu thứ ba chỉ giới thiệu, không dạy. Dùng tranh vẽ 2-4 SGK vấn đáp xây dựng nội dung. ? 1-Xem hình vẽ cho biết vật thể đặt trong góc tạo bởi các mặt phẳng nào? Học sinh nhìn hình vẽ dễ dàng trả lời câu hỏi: Vật thể được đặt trong góc tạo bởi ba mặt phẳng là mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh. ?2-Xem hình vẽ cho biết các hướng chiếu? Trên hình vẽ đã ghi rõ các hướng chiếu đó là hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái. Học sinh dễ dàng trả lời. ?3-Tên gọi các hình chiếu A, B, C trên các mặt phẳng hình chiếu? HS: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Sau khi vấn đáp giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa nêu, nêu lí do phải xoay các mặt phẳng hình chiếu để các hình biểu diễn ở trên cùng mặt phẳng biểu diễn (mặt phẳng tờ giấy vẽ) và cách xoay. Sau khi đã xoay các hình chiếu được biểu diễn như hình 2-2 SGK được 3 hình chiếu trên cùng mặt phẳng. Như vậy từ vật thể đã xây dựng được các hình chiếu của vật thể đó. Cần vấn đáp làm rõ tên gọi, vị trí và kích thước vật thể qua các hình chiếu. ?4-Xem hình 2-2 SGK cho biết vị trí các hình chiếu? (HS: Hình chiếu đứng bên trên, Hình chiếu bằng bên dưới và hình chiếu cạnh bên trái phía trên và liên quan với nhau bằng các đường dóng.) ?5-Em có nhận xét gì về kích thước của vật thể qua các hình chiếu? HS: - Hình chiếu đứng cho biết chiều dài và chiều cao. - Hình chiếu bằng cho biết kích thước chiều dài và chiều rộng. - Hình chiếu cạnh cho biết kích thước chiều rộng và chiều dài. Giáo viên cần lưu ý học sinh cần nhớ vị trí của các hình chiếu và vẽ đúng kích thước khi biểu diễn vật thể bằng vẽ hình chiếu. Các bài tập bổ sung: Vẽ hình chiếu đứng bằng cạnh của các vật thể sau. BÀI 8: KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT. HÌNH CẮT Qua bài giảng HS cần hiểu rõ khái niệm và tác dụng của mặt cắt, hình cắt trong bản vẽ kỹ thuật và biết biểu diễn mặt cắt, hình cắt. Biết vẽ hình cắt trong bài thực hành biểu diễn vật thể ở bài 6. Các hình vẽ này không có trong các tranh đã được Bộ giáo dục phát hành ở mỗi trường, vì vậy giáo viên cần tự xây dựng lấy tranh vẽ hoặc in và trình chiếu bằng máy chiếu bản trong... - Để xây dựng khái niệm mặt cắt, hình cắt, vấn đáp để xây dựng khái niệm với hệ thống câu hỏi sau: ?1- Vị trí của mặt phẳng cắt so với mặt phẳng hình chiếu? HS: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu. ?2-Vật thể được cắt như thế nào? HS: Cắt thành 2 phần ?3-Hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu biểu diễn nửa phí trước hay phía sau của vật thể? HS: Nửa sau mặt phẳng cắt. ?4- Hình chiếu của nửa vật thể phía sau mặt phẳng cắt được gọi là hình cắt. Vậy hình cắt là gì? HS: Hình cắt là hình biểu diễn vật thể phía sau mặt phẳng cắt ?5- Nếu biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt ta được mặt cắt. Vậy mặt cắt là gì? HS: Mặt cắt là hình biểu diễn của đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. ?6-Vậy mặt cắt và hình cắt có gì khác nhau? HS: Mặt cắt chỉ biểu diễn phần vật thể bị cắt còn hình cắt biểu diễn cả phần bị cắt và că phần phía sau mặt phẳng cắt. BÀI THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN Để đạt được mục tiêu của bài học sinh phải biết biểu diễn vật thể bằng phương pháp hình chiếu vuông góc. Từ vật thể đã cho (các đề trang 21) học sinh phải vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh và ghi kích thước trên các hình chiếu theo đúng tiêu chuẩn bản vẽ. Bài thực hiện trong 2 tiết (trước đây là 1 tiết) nên học sinh thực hiện trên lớp trong đó dành 1 tiết hướng dẫn nội dung bài, 1 tiết thực hành vẽ. Tôi xin bàn về việc hướng dẫn các em vẽ ở tiết đầu. Để dễ dàng giúp các em hiểu được cách vẽ cần ôn và nhắc lại những kiến thức về tiêu chuẩn bản vẽ và vị trí, kích thước của vật thể trên hình biểu diễn (7-10 phút). Các bước thực hiện bản vẽ được giới thiệu bằng các hình từ hình 3-1 đến 3-7 SGK. Để học sinh hiểu bài giáo viên cần vẽ các hình minh hoạ vào giấy A4 hoặc dùng máy chiếu để mô tả các bước sau đó thực hiện vẽ trên bảng bằng dụng cụ vẽ. Khi vẽ cần lưu ý các em cách sử dụng dụng cụ vẽ để kẻ đường thẳng, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, cung tròn, đường tròn 4 Cần chuẩn bị chu đáo các câu hỏi vấn đáp cho bài. Cụ thể: Câu hỏi cho bước 1: Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn các hướng chiếu vuông góc với các mặt của vật thể để biểu diễn hình dạng của vật thể. ?1- Khối bao ngoài vật thể là khối gì? HS: Khối hộp chữ nhật ?2- Khối hộp này được cắt bỏ những phần nào để tạo thành vật thể HS: Phần phia trên cắt bỏ khối hộp chữ nhật 4 được khối L số 1, Phần đế nằm ngang cắt bỏ rãnh hình hộp chữ nhật 2, phần thẳng đứng khoét lỗ trụ 3 Câu hỏi cho bước 2: ?3-Để bản vẽ đẹp, cân đối cần bố trí các hình chiếu như thế nào? HS: Cách đều mép giấy, khoảng cách giữa các hình chiếu hợp lý Giáo viên phân tích và hướng dẫn cách bố trí vẽ các ô hình chữ nhật theo các chiều dài, rộng, cao theo mỗi hình chiếu Câu hỏi cho bước 3: VÏ khèi ch÷ L VÏ r·nh h×nh hép VÏ lç h×nh trô Quan sát kỹ hình vẽ cho biết: ?4- Các hình chiếu của hình hộp chữ nhật là các hình gì? Kích thước thế nào? HS: Là các hình chưc nhật. Kích thước chiều dài và cao cho HCĐ, Dài và rộng cho HCB, rộng và cao cho HCC.Giáo viên hướng dẫn chỉ cần lấy kích thước dài cho HCĐ dóng xuống cho HCB. Từ kích thước chiều cao cho HCĐ dóng ngang cho HCC. Từ kích thước chiều rộng ở HCB dóng tới đường nghiêng 45o để lấy kích thước rộng cho HCC. ?5- Hình a) biểu diễn phần nào của vật thể. HS: Phần vật thể đã bị cắt đi một phần khối hộp chữ nhật 4 phía trên bên trái có dạng chữ L. ?6- Các hình chữ nhật màu vàng cam biểu diễn phần bị cắt nào của vật thể? HS: Phần rãnh dạng khối hộp 2 ở phần đế. ?7- Tương tự với hình c). HS: Phần lỗ trụ 3 thuộc phần thẳng đứng của vật thể. Các bước sau giáo viên phân tích hướng dẫn HS thực hirnj. Lưu ý cách tô đậm và ghi kích thước. 28 20 14 Ba hình chiếu vật thể 14 18 38 28 18 50 Vì bài 3 được gia tăng thêm 1 tiết nên có thể giới thiệu cách vẽ thứ 2: Vẽ dựa vào định nghĩa hình chiếu. Khi nắm được cả hai cách vẽ tuỳ theo mỗ bài tập học sinh có thể vận dụng. Sau đây là bản trong tôi đã vẽ và chiếu để giảng bổ xung cách vẽ này cho học sinh và thu được kết quả tốt. Trên hình vẽ chủ yếu vẽ hình và ghi vắn tắt, khi giảng giáo viên vấn đáp, phân tích làm rõ từng bước, đặc biệt lưu ý cách quan sát các bề mặt thấy, khuất và cách vẽ. C¸ch vÏ: Dùa vµo ®Þnh nghÜa h×nh chiÕu H×nh chiÕu lµ h×nh biÓu diÔn bÒ mÆt nh×n thÊy cña vËt thÓ theo híng chiÕu ®èi víi ngêi quan s¸t. Quy íc biÓu diÔn bÒ mÆt thÊy, nÐt thÊy b»ng nÐt liÒn ®Ëm, mÆt khuÊt, nÐt khuÊt b»ng nÐt ®øt. Bíc 1: Chän híng chiÕu. Từ trên Từ trái Từ trước Bíc 2: X¸c ®Þnh bÒ mÆt thÊy, khuÊt theo híng chiÕu, tiÕn hµnh vÏ c¸c h×nh chiÕu. a) VÏ h×nh chiÕu ®øng. Hướng chiếu từ trước Bề mặt thấy Lỗ khuất R·nh khuÊt b) VÏ h×nh chiÕu b»ng. Hướng chiếu từ trên Bề mặt thấy Lỗ khuất c) VÏ h×nh chiÕu c¹nh. Từ trái Bề mặt thấy Bíc 3: KiÓm tra, söa ch÷a (tÈy nÐt thõa, bæ xung nÐt thiÕu), ghi kÝch thíc vµ hoµn thiÖn b¶n vÏ. 3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Qua nhiều năm dạy học tôi luôn cố gắng suy nghĩ tìm cách giảng phần vẽ kỹ thuật sao cho hiệu quả nhất. Theo SGK cũ tôi cũng có đề tài bàn về cách dạy phân môn này, đã được nhiều đồng nghiệp ủng hộ. Trong các năm học tôi luôn đổi mới rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy của bộ môn nó chung và phần vẽ kỹ thuật nói riêng. Trong ba bốn năm gần đây nhờ máy chiếu bản trong và tích cực sưu tầm tài liệu trên mang tôi đã thành công nhiều hơn trong mỗi bài dạy. Trong năm học 2013 - 2014 đã tiến hành dạy và kiểm tra ở một số lớp dạy trong trường hợp có hoặc không bổ xung kiến thức như đã nêu trên. Thử nghiệm cách dạy truyền thống và cách dạy nêu vấn đề, đổi mới phương pháp tôi nhận thấy kết quả rất khác biệt. Đổi mới phương pháp giúp học sinh hiểu bài nhanh, nắm chắc các kiến thức lý thuyết và thực hành, biết vận dụng kỹ năng vẽ khi làm bài. Học sinh vui vẻ, hứng thú học tập. Nhiều em rất say mê học tập. Với bài thực hành chỉ một lớp tôi dạy theo cách vẽ SGK mà không bổ xung cách vẽ thứ hai, thời gian làm bài của các em lâu hơn và không kịp thời gian làm bài phải cho thêm thời gian (thu lại, tiết sau phát lại) còn những lớp khác có hướng dẫn thêm cách vẽ thứ 2 thì đa số các em đều áp dụng cách vẽ này và hoàn thành bài thực hành trong thời gian quy định. Ở một lớp khác, trong tiết ôn tập tôi đã ra đề vẽ hình chiếu trục đo (không lấy điểm) giao đề và yêu cầu nửa lớp dãy phải làm bài theo cách vẽ khối bao ngoài, cắt bỏ từng phần như nội dung SGK, nửa lớp làm bài theo phương pháp vẽ trước một mắt làm cơ sở để khảo sát và thu được kết quả sau: - Các em vẽ theo cách vẽ khối bao ngoài rồi cắt bỏ (cách 1) rất lúng túng khi cắt bỏ và khi hoàn thành lại quên xoá các nét thừa khi đã cắt bỏ. Bản vẽ xấu do phải tẩy xoá nhiều. - Các em làm bài theo cách vẽ vẽ trước mặt cơ sở (cách 2) vẽ nhanh hơn, ít hỏi thày hơn. Điểm số cụ thể như sau: Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Cách 1 21 62 17 Cách 2 42 52 6 Tuy nhiên mỗi cách vẽ đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng với các đề đơn giản thì cách vẽ trước mặt cơ sở rất thích hợp cho các em Kết quả bài kiểm tra 1 tiết ở các lớp năm học này 2013-2014 cả phần lý thuyết và thực hành các em làm rất tốt. 100% các em có điểm 7 trở lên, không có điểm trung bình. Các em đều vẽ đúng bài thực hành, tuy nhiên kỹ năng vẽ vẫn còn yếu. Như vậy lợi ích của việc cân nhắc nội dung giảng dạy, một mặt tuân thủ đúng chuẩn kiến thức bộ môn, mặt khác cân nhắc bổ xung các kiến thức cần thiết có thể qua trao đổi nhóm chuyên môn là rất rõ. Tôi rất mong các thầy cô dạy cùng bộ môn thực hiện khảo sát và cho ý kiến góp ý. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Để góp phần tích cực vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao tính tích cực của học sinh, những công việc tôi làm không có gì mới, là những việc bình thường với mong muốn làm tốt hơn công việc của mình và đóng góp công sức nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Qua thời gian thực hiện và rút kinh nghiệm tôi muốn đóng góp với đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình, dù còn rất ít ỏi. Mong muốn việc giảng dạy môn công nghệ ở trường trung học cơ sở nói chung và phân môn vẽ kỹ thuật nói riêng sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng và thực tế hơn. Các em học tập say mê, hứng thú và đạt được nhiều kết quả tốt. Tôi cũng xin đề nghị những lần viết sách giáo khoa lần sau, Bộ giáo dục nên lấy ý kiến tham khảo của các giáo viên bộ môn để biên soạn nội dung phù hợp hơn. Hiện nay cơ sở vật chất bộ môn công nghệ còn rất thiếu thốn, để việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn thành công, đề nghị Bộ giáo dục tăng cường các mô hình, hình vẽ SGK và dụng cụ vẽ kỹ thuật dạy trên lớp cho giáo viên. Do khả năng có hạn, chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, góp ý của các thầy cô trong nhà trường và các thầy cô cùng bộ môn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Tư liệu SGK Kĩ thuật 8: Vẽ kỹ thuật và gia công vật liệu NXB Giáo dục Tác giả: Trần Hữu Quế - Đoàn Như Kim - Phạm Văn Khôi 2- Tư liệu SGK Công nghệ công nghiệp 8 NXB Giáo dục Tác giả: Nguyễn Văn Khôi chủ biên. 3- Tài liệu Vẽ kỹ thuật NXB Đại học sư phạm Trần Hữu Quế chủ biên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_ve_hin.doc