Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ Lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử

Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học trong nhà trường là bảo đảm cho học sinh nắm vững những kiến thức được truyền thụ, nghĩa là làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của những kiến thức ấy, gắn được chúng với những điều đã tiếp thu từ trước và vận dụng được chúng vào thực tiễn.

Trong nhà trường, quá trình học sinh nắm vững kiến thức không phải là tự phát mà là một quá trình có mục đích rõ rệt, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy, mức độ tự lực của học sinh càng cao thì kiến thức nắm được càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng được phát triển, năng lực nhận thức càng được nâng cao, kết quả học tập càng tốt, đặc biệt là trong hoàn cảnh khoa học và kĩ thuật đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Là môn học trong hệ thống các môn học trong nhà trường phổ thông, môn Công nghệ nói chung và môn Kĩ thuật điện - điện tử nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước ta. Nó nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức chung nhất về các thiết bị thông thường về điện, điện tử. Nó giúp cho học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ đo điện và lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản. Những nội dung này học sinh có thể trực tiếp tri giác được ngay trên đối tượng nghiên cứu (thông qua các phương tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên ...). Mặt khác chính bản thân môn kĩ thuật điện - điện tử lại mang tính trừu tượng cao. Tính trừ tượng ấy được phản ánh trong hệ thống các khái niệm kĩ thuật, các nguyên lí hoạt động mà học sinh không trực tiếp tri giác được, ví dụ như: nguyên lí hoạt động của mạch khuếch đại, nguyên lí hoạt động mạch nguồn một chiều, nguyên lí hoạt động của mạch tạo xung … Để tiếp thu loại tri thức này đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng (tức tư duy). Song để có dữ liệu cho tư duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan).

doc 51 trang Hà Thanh 29/03/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ Lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ Lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ Lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử
. Để giúp cho học sinh nắm được nội dung bài học trong bài giảng giáo viên phải mô phỏng những nội dung trừu tượng bằng các kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ... Công nghệ thông tin đã, đang và sẽ hỗ trợ tích cực và có hiệu quả trong dạy và học. Được như vậy là vì công nghệ thông tin có thể đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của quá trình dạy học cũng như có thể được ứng dụng trong nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Vì thế tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử”.
	2. Mục đích của đề tài
	Thông qua việc tìm hiểu khái niệm giáo án điện tử, các yêu cầu và quy trình thiết kế bài giảng bằng Powerpoint  nhằm phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh.
	Vận dụng giáo án điện tử vào quá trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 12. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ.
	3. Nhiệm vụ của đề tài
	 Hiểu được quy trình thiết kế bài giảng công nghệ bằng Powerpoint.
	Thông qua các yêu cầu khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng MS. Powerpoint, thiết kế các bài giảng điện tử giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học.
	4. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ lớp 12 rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau. Nội dung và mức độ phản ánh những đối tượng trên được thể hiện trong chương trình và hệ thống tài liệu giáo khoa của môn học. Chúng được lựa chọn và sắp xếp thành các phân môn cụ thể đó là: Kĩ thuật điện tử và kĩ thuật điện.
	Đề tài mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương
 pháp dạy học trong trường trung học phổ thông theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm và hưởng ứng phong trào của ngành, đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, cụ thể là những giờ dạy truyền thống đang được thay thế bằng giáo án điện tử. Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn kĩ thuật khô khan, trừu tượng nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kĩ thuật này. 
PHẦN 2
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
	1. Cơ sở khoa học 
	Các trường trung học phổ thông trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh trung học phổ thông về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, chống lại thói quen học tập thụ động đang tồn tại phổ biến hiện nay, việc thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
	Công nghệ là môn học có tính thực tiễn cao. Do đó trong mỗi giờ học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thu nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc tổ chức giờ học dưới nhiều hình thức. Đồng thời phải sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống phù hợp với đặc trưng bộ môn.
	2. Cơ sở thực tiễn 
	Từ mục tiêu, chương trình dạy học cho thấy đối tượng của môn Công nghệ 12 đa dạng thuộc hai lĩnh vực: Kĩ thuật điện tử và kĩ thuật điện. Nội dung giảng dạy gồm hai phần: Lí thuyết và thực hành. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 12 giải pháp cũ tôi thường làm:
	- Sử dụng các linh kiện điện tử, các thiết bị, các mạch điện tử do Bộ giáo dục và Đào tạo cung cấp làm mô hình dạy học.
	- Sử dụng các tranh ảnh, làm các phiếu học tập  trong quá trình dạy học.
	Phương pháp trên đạt được ưu điểm là đã phần nào gây được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
	 Nhưng chúng ta cũng biết rằng các linh kiện điện tử được cấp về cũng không nhiều chủng loại, các mạch điện tử được cấp về phục vụ cho các bài học đã được lắp ráp hoàn chỉnh nếu làm mô hình trực quan trong quá trình dạy học thì gặp phải các nhược điểm sau:
	- Linh kiện quá nhỏ, học sinh ngồi dưới lớp khó quan sát. 
	- Học sinh khó hình dung được nguyên lí làm việc của các mạch điện tử.
	- Trong các tiết thực hành, giai đoạn hướng dẫn ban đầu cho cả lớp nắm được nội dung thực hành học sinh khó quan sát được các thao tác mẫu của giáo viên nên trong quá trình thực hành sẽ có học sinh ngại, lười không tham gia, không khí giờ thực hành có thể rất ồn.
	- Học sinh không tự lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản. 
	Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy môn Công nghệ lớp 12 giúp cho các em thích học và hiểu rõ nội dung bài học. 
Tính sáng tạo khi sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy:
	- Học sinh có thể quan sát được nhiều loại linh kiện điện tử khác nhau trong quá trình học tập.
	- Học sinh quan sát được nguyên lí làm việc của các mạch điện tử, các thiết bị điện.
	- Trong các giờ học thực hành giáo viên hướng dẫn cùng một lúc cho cả lớp nội dung thực hành dựa trên các slide khi trình chiếu. 
Những đề xuất trong đề tài:
- Dùng MS. POWERPOINT để thiết kế và trình chiếu bài giảng.
- Dùng phần mềm Microsoft Visio để vẽ hình, dùng phần mềm Ultra Video Splitter và Adobe Photoshop 7.0 thiết kế ảnh. 
B - THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN CÔNG NGHỆ BẰNG MICROSOFT POWERPOINT
	1. Một số khái niệm
	Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy tính điện tử tạo ra.
	Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông.
	Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. 
	2. Quy trình thiết kế bài giảng công nghệ bằng Powerpoint
	Để có được một bài giảng tốt, việc thiết kế và xây dựng trình chiếu phải được lập kế hoạch cụ thể và thực hiện theo từng bước cụ thể nhất định.
	Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trong bài dạy.
	Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các môđun. Mỗi môđun thông tin sẽ được hiển thị trong một slide.
	Bước 3: Lựa chọn tối đa các đối tượng Multimedia có thể dùng để minh họa cho nội dung học tập.
	Bước 4: Chuẩn bị tài nguyên (văn bản; hình ảnh tĩnh, động; mô hình mô phỏng ...) bằng các công cụ phần mềm khác nhau.
	Bước 5: Sử dụng MS. Powerpoint để tích hợp các nội dung trên vào các slide.
	Bước 6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide (Animation).
	Bước 7: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide.
	Bước 8: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slide.
	Bước 9: In nội dung liên quan tới bài giảng.
	Bước 10: Trình diễn thử và sửa đổi.
	3. Các yêu cầu khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng MS. Powerpoint
	- Thiết kế bài dạy bằng Powerpoint phải dựa trên nguyên lí dạy học, đặc biệt là lí luận dạy học hiện đại. Do vậy, Powerpoint chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả.
	- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, logic, thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp. Không thể và không nên đưa tất cả thông tin cần trình bày với học sinh trên slide mà dựa trên cơ sở những thông tin trình chiếu, giáo viên và học sinh trao đổi, đàm thoại để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề.
	- Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh, khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải thường xuyên bao quát lớp tránh tình trạng làm việc với máy tính là chủ yếu.
	- Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, logic của kiến thức. Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu.
	- Sử dụng bài dạy đúng tiến trình, với tư thế, cử chỉ, giọng nói của giáo viên hợp lí. 
	4. Cấu trúc thể hiện bài dạy
	Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng điện tử. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng có thể thực hiện một trong hai cách sau:
	* Biểu đồ dạng xương cáThông tin hỗ trợ 3
Thông tin hỗ trợ 1
Thông tin hỗ trợ 2
Thông điệp chính
Kết quả
	Theo cách tiếp cận này, bài trình bày không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính cần truyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó dẫn dắt, liên hệ và đi tới kết luận vấn đề chính cần đề cập.
	* Sử dụng lưu đồ:
Giới thiệu
Vấn đề 2
Kết thúc
Vấn đề 1
Kết luận
 Cách tiếp cận này được sủ dụng phổ biến, theo đó bài trình bày được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung (vấn đề) chính cần trình bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết. Sau những vấn đề thường có những tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là nội dung để kết thúc phiên trình bày.

C - VẬN DỤNG PHẦN MỀM MS. POWERPOINT
VÀO THIẾT KẾ CÁC BÀI DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12
	Môn Công nghệ lớp 12 gồm có hai phần:
	- Phần 1: Kĩ thuật điện tử 
	- Phần 2: Kĩ thuật điện. 
	Trong cả hai phần có nhiều nội dung khó dạy, khó học nên tôi đã sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy của mình. 
	Sau đây là một số ví dụ ứng dụng phần mềm MS. Powerpoint vào thiết kế các bài dạy môn công nghệ lớp 12.
Ví dụ 1: Bài 2. Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm.
Ví dụ 2: Bài 3. Thực hành: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm.
Ví dụ 3: Bài 4. Linh kiện bán dẫn và IC.
Ví dụ 4: Bài 5. Thực hành: Điôt - Tirixto - Triac.
Ví dụ 5: Bài 6. Thực hành: Tranzito.
Ví dụ 6: Bài 7. Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguòn một chiều.
Ví dụ 7: Bài 14. Mạch điều khiển tín hiệu.
Ví dụ 8: Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha.
D - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
	1. Kết quả nghiên cứu
So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn công nghệ 12 tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu các nội dung học tập. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
Cụ thể tôi đã tiến hành khảo nghiệm trong năm học 2013 - 2014 với hai lớp có khả năng nhận thức tốt của khối 12 đó là 12A1 và 12A2 như sau: 
	+ Lớp 12A1 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh vẽ và thiết bị dạy học làm mô hình trực quan. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu từng nội dung cụ thể, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được nội dung bài học. 
	+ Lớp 12A2 dạy bằng máy chiếu, giáo viên chỉ cần trình chiếu nội dung trên các Slide kết hợp với phương pháp đàm thoại, trao đổi để học sinh hiểu sâu, hiểu rõ nội dung bài học.
Sau khi dạy xong thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10 %
Điểm 7 - 8 %
Điểm 5 - 6 %
Điểm 3 - 4 %
Điểm < 3 %
12A1
39
08
(20,5%)
20
(51,3%)
11
(28,2%)
0
0
12A2
41
17
(41,5%)
16
(39%)
8
(19,5%)
0
0
 
	* Về hiệu quả kinh tế
	Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp và hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu mà sáng kiến này đề cập tới.
	* Về hiệu quả xã hội và giáo dục
	Sau khi học xong chương trình môn Công nghệ 12 đã giúp cho học sinh hiểu và nắm bắt được bản chất của các vấn đề điện, điện tử thì đây quả là một nguồn tri thức đáng quí cho những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bước tiếp vào các trường học nghề.
	Qua kinh nghiệm giảng dạy học sinh, tôi nhận thấy cách học như vậy sẽ làm cho học sinh chăm chú hơn, lí thú hơn trong khi học. Việc dạy học môn kĩ thuật điện - điện tử sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều.
	* Điều kiện và khả năng áp dụng 
	 Chúng ta biết rằng các trường học đều được trang bị phòng học ứng dụng công nghệ thông tin. Bất kể giáo viên nào cũng biết ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để soạn giảng bằng giáo án điện tử. Đề tài này có thể áp dụng tới từng giáo viên và nhiều môn học khác nhau.
	2. Những kiến nghị đề xuất. 
 	Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
	* Đối với học sinh :
 - Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên (Đọc trước nội dung theo hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà giáo viên đưa ra).
	- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
	* Đối với giáo viên:
- Nội dung giáo án điện tử trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc truyền tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần được khai thác triệt để.
	- Trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp gây phấn chấn, tích cực nhận thức của học sinh.
	- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án. 
	- Phải khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao.
PHẦN 3
KẾT LUẬN CHUNG
	Qua nhiều năm sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn Công nghệ lớp 12, tôi thấy đã đạt được những hiệu quả cao trong quá trình dạy học:
	- Kích thích học sinh tích cực, độc lập tư duy, tìm câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất về thông tin, nhận định ... được trình chiếu.
	- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói, đồng thời bồi dưỡng hứng thú học tập của học sinh qua những hình vẽ, hình ảnh mô phỏng.
	- Tạo không khí làm việc sôi nổi sinh động trong giờ học.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận nội dung học một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Ninh Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Tác giả sáng kiến
 Phạm Thị Chiên

PHẦN IV - TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp tập 1, tập 2 - Tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi - Nhà xuất bản giáo dục.
	2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 12 PGS. TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên - Nhà xuất bản Giáo dục.
	3. Tư liệu từ trang Web: (“WWW.tvtl.bachkim.vn” ).
	4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông môn Công nghệ - Tác giả Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy Hoàng, Đặng Xuân Thuận - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_cong.doc
  • docxBìa trong đề tài.docx
  • docBìa.doc