Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2016 cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.
Mặc dù các kiến thức đưa vào giảng dạy trong nhà trường đã được gia công thành các môn học nhưng phải dạy cho các em phương pháp nghiên cứu để có các kiến thức đó, các em là người đóng vai trò chủ đạo trong sự lĩnh hội kiến thức.
Khi nói tới năng lực là nói tới khả năng của con người trong một hoạt động nhất định nào đó. Năng lực chỉ được phát triển khi nào các yếu tố của những mặt hoạt động luôn luôn tác động đúng chỗ, đúng hướng vào con người và đề ra yêu cầu phải có tác động trở lại một cách có hiệu quả nhất. Một học sinh có năng lực tốt nhất trong nhận thức là có khả năng tư duy tốt.
Một trong những nhiệm vụ nổi bật của nhà trường phổ thông hiện nay là hình thành các kĩ năng, kĩ xảo, các biện pháp, các hoạt động học tập tức là dạy cách học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9

sóc. a. Thời vụ: - Vụ xuân: tháng 2 – 4 - Vụ thu: tháng 8 - 9 b. Khoảng cách trồng. c. Đào hố, bón phân lót. d. Làm cỏ, vun xới e. Bón phân thúc. g. Tưới nước h. Tạo hình, sửa cành. i. Phòng trừ sâu bệnh. IV Thu hoạch, bảo quản, chế biến. Thu hoạch - Khi vỏ quả chuyển sang mầu hồng hoặc mầu đỏ - Bẻ hoặc cắt từng chùm quả không kèm theo lá. 2. Bảo quản - Kho lạnh, có thể dùng hoá chất không độc hại để bảo quản. 3. Chế biến. - Sấy khô. - Đóng hộp. - Chế biến món ăn. - Dùng làm vị thuốc. Hoạt động 1: Giá trị dinh dưỡng của quả vải: GV cho HS quan sát hình ảnh quả vải, hoa vải, cây vải. GV: Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc sách giáo khoa (SGK) và liên hệ thực tế cho biết giá trị dinh dưỡng của quả vải? * CH: Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có giá trị nào khác? GV: Kết luận Hoạt động 2: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật (Cây vải nhỏ nhổ cả rễ) nêu đặc điểm về bộ rễ của cây vải? GV: Sự phân bố của bộ rễ giúp cho việc bón phân thúc hiệu quả hơn. GV cho HS quan sát hình ảnh hoa vải, Hoa đực Hoa cái GV: Em hãy quan sát và cho biết nhận xét của em về cấu tạo hoa vải? * CH: Hoa của cây vải có đặc điểm gì? GV: Hoa được và hoa cái không nở cùng một lúc. Hoa lưỡng tính ít và không đậu quả. GV: Khi ra hoa gặp thời tiết nắng, khô,ít mây mù, mưa phùn thì tỷ lệ quả sẽ cao. * CH: Cây vải chịu tác động của những yếu tố ngoại cảnh nào? Nhiệt độ thích hợp cho vải ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là bao nhiêu? GV: 2 yếu tố chính là nhiệt độ và lượng mưa rất cần cho thời kỳ phân hoá mầm hoa. Từ tháng 12, 1 cây vải cần nhiệt độ nhỏ hơn 130C. Năm nào mùa đông ít lạnh vải ra hoa kém. GV: Kết luận. Hoạt động 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc. * CH: Em hãy kể tên các giống vải mà em biết? GV: giới thiệu hình ảnh một số giống vải. Vải thiều Vải lai *CH: Nêu các phương pháp nhân giống phổ biến được áp dụng đối với cây vải? Ở địa phương em bà con thường nhân giống bằng phương pháp nào? GV: Nhân giống là khâu quan trọng phải được chuẩn bị sớm và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. GV nhận xét. GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, thảo luận và điền vào phiếu học tập nội dung kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải? Yêu cầu làm trong 5 phút GV gọi HS lên bảng treo phiếu học tập của nhóm mình. GV treo đáp án chuẩn và yêu cầu HS nhận xét. (Nội dung bảng phụ ở cuối giáo án) *CH: Ở địa phương em thường trồng vải vào tháng nào? GV nhận xét, bổ sung. *CH: Em hãy cho biết cách bón phân như thế nào, bón vào thời điểm nào ? GV nhận xét. *CH: Khi bón phân bón cần chú ý những gì ? GV nhận xét. * CH: Em có nhận xét gì về khoảng cách trồng và mật độ cây của đất đồng bằng, đất đồi? (Bảng 6) SGK trang 46. GV nhận xét. * CH: Em hãy nhận xét bảng 7 SGK trang 47 ( kích thước và khối lượng phân bón)? GV nhận xét. Hoạt động 4: Thu hoạch, bảo quản, chế biến. GV: giới thiệu hình ảnh vải đã chín, cách thu hoạch và bảo quản vải. GV: Em hãy quan sát hình ảnh cho biết thời gian và cách thu hoạch quả vải? GV nhận xét, bổ sung. * CH: Vậy ở địa phương em thu hoạch vải như thế nào? GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và chỉ vị trí bẻ cành quả. * CH: Tại sao phải chú ý đến kỹ thuật bẻ cành GV: yêu cầu học sinh sưu tầm trước các phương pháp bảo quản và chế biến vải? liên hệ thực tế ở địa phương? * CH: Cần phải bảo quản quả vải như thế nào? Ở địa phương em bảo quản quả vải sau khi thu hoạch như thế nào? GV nhận xét, bổ sung. * CH: Vậy quả vải được chế biến như thế nào? GV: Giới thiệu tranh 1 số phương pháp chế biến vải. Sirô vải Nước ép vải Kẹo vải Bánh vải Chè vải Hoạt động 1: Giá trị dinh dưỡng của quả vải: HS quan sát HS quan sát, suy nghĩ, trả lời: - Vỏ quả, thân cây dùng làm thuốc. - Hoa là nguồn mật nuôi ong chất lượng cao. - Bảo vệ môi trường: Cho bóng mát, ngăn bụi, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Hoạt động 2: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. HS: quan sát mẫu vật trả lời HS: Lắng nghe HS: quan sát Hoa lưỡng tính HS: quan sát hình 17 (SGK trang 44) trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi của GV: HS: Lắng nghe HS: Suy nghĩ trả lời - Ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, đất. - Nhiệt độ thích hợp cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là 180C - 240C. HS: Lắng nghe Hoạt động 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc. HS: Suy nghĩ trả lời HS: quan sát hình ảnh Vải chua HS: Suy nghĩ trả lời Phương pháp nhân giống phổ biến là chiết cành và ghép HS: Lắng nghe HS: Suy nghĩ trả lời HS: khác nhận xét bổ sung. HS: Ghi nội dung HS: Đọc SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Kỹ thuật Nội dung Trồng cây Thời vụ trồng Khoảng cách trồng Đào hố, bón phân lót Chăm sóc Làm cỏ, vun xới. Bón phân thúc. Tưới nước. Tạo hình, sửa cành. Phòng trừ sâu, bệnh. Từng nhóm đọc kếtquả các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi tiếp theo của GV Hoạt động 4: Thu hoạch, bảo quản, chế biến. HS: quan sát hình ảnh HS: quan sát, trả lời. HS: quan sát hình ảnh HS: quan sát, trả lời. HS sưu tầm theo nhóm Đại diện nhóm có kết quả sưu tầm phong phú và đa dạng lên trình bày HS : Trả lời theo sự hiểu biết riêng: Để dảm bảo cho cây vải vẫn ra hoa, quả nhiều ở vụ sau. HS thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét HS thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung Học sinh quan sát Thạch vải Vải sấy khô Rượu vải 4. Củng cố: (2 phút) - Muốn cây vải sinh trưởng, phát triển tốt cho nhiều quả và không có hiện tượng ra quả cách năm ta phải làm gì? 5. Kiểm tra đánh giá: (2 phút). - Hãy nối nội dung ở cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 vào các mục A, B, C, D, E, G, H, I sao cho phù hợp. 1. Tỷ lệ đậu quả sẽ cao nếu... 2. Nhiệt độ thích hợp cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh... 3. Đất trồng thích hợp là đất... 4. Nhân giống bằng các phương pháp... 5. Thời vụ thích hợp để trồng... 6. Trước khi trồng 1 tháng phải... 7. Khi cây có quả non và sau khi thu hoạch phải... 8. Quả vải dùng để A. Phù sa, đất đồi pH từ 6 – 6,5 B. Chiết cành, ghép C. Mùa xuân, mùa thu D. 180C - 240C. E. Đào hố bón phân lót F. Thời tiết ẩm, nắng khô, gió nhẹ G. Ăn tươi, đóng hộp, sấy khô H. Bón thúc cho cây I. Đầu mùa mưa Đáp án: 1.F; 2.D; 3.A; 4.B; 5.C; 6.E; 7.H; 8.G; 6. Nhận xét, dặn dò: (1 phút). - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết. - Học bài và đọc trước Bài 10 : Kỹ Thuật trồng cây xoài. Nội dung bảng phụ. Kỹ thuật Nội dung Trồng cây Thời vụ trồng Vụ xuân(2 - 4),Vụ thu (8 - 9) – Phía Bắc. Khoảng cách trồng Bảng 6 (SGK) Đào hố, bón phân lót Bảng 7 (SGK) Chăm sóc Làm cỏ, vun xới. - Kết hợp trồng cây họ đậu. Bón phân thúc. Bón vào thời kỳ xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch quả. Tưới nước. Thường xuyên Tạo hình, sửa cành. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ. Phòng trừ sâu, bệnh. - Bọ xít, sâu đục quả,sâu gặm vỏ cành, nhện lông nhung, bệnh thối hoa, bệnh mốc sương. - Cần sử dụng tổng hợp các biện pháp phong trừ khi sâu bệnh phá hại phát triển. Bảng 6: KHOẢNG CÁCH VÀ MẬT ĐỘ CÂY. Loại đất Khoảng cách (m) Mật độ (cây/ha) Đất đồng bằng 9 x 10 ; 10 x 10 100 - 110 Đất đồi 7 x 8 ; 8 x 8 150 - 180 Bảng 7: KÍCH THƯỚC HỐ VÀ KHỐI LƯỢNG PHÂN BÓN. Loại đất Kích thước (cm) Khối lượng phân bón (kg/hố) Sâu Rộng Hữu cơ Lân (P) Kali (K) Đất đồng bằng 40 80 20 - 30 0,5 0,5 Đất đồi 60 - 80 100 30 - 40 0,6 0,6 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Trong 3 năm học vừa qua bản thân tôi đã áp dụng đề tài " Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9 " trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: - Chất lượng các giờ học của mình được nâng cao rõ rệt, việc truyền thụ kiến thức cho học sinh rất nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy thỏa mái, hào hứng mỗi khi bước vào lớp. - Về phía học sinh, đây đúng là phương pháp tích cực giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức. Không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, vận dụng, sử dụng CNTT góp phần nâng cao kiến thức môn Công nghệ. Giờ học trở lên sôi nổi, các em hăng hái xây dựng bài, tỷ lệ học sinh yêu thích và ham học môn Công nghệ ngày càng được nâng lên.... Nhìn chung chất lượng các giờ học được nâng cao rõ rệt. Hơn thế giờ học Công nghệ được các em đón chờ với sự hứng thú đặc biệt. Đáng quý hơn cả là trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Công nghệ của năm học: 2013- 2014, 2014 - 2015, 2016 – 2017 tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện của tôi đều đạt 87%. Đặc biệt là đều có học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi thành phố. Hơn thế nữa năm học 2013 - 2014 em Nguyễn Minh Ngọc học sinh lớp 9A đã đạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Công nghệ. Năm học 2016 - 2017 em Nguyễn Thị Linh Chi cũng đang chẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Công nghệ tổ chức vào đầu tháng 4 này. Kết quả môn Công nghệ trong 2 năm qua và cuối học kì I năm học: 2016 - 2017 của các lớp được nâng lên rõ rệt, điểm kiểm tra khá giỏi nhiều, điểm dưới trung bình rất ít. Kết quả môn học ở năm sau thường cao hơn năm trước đặc biệt là số học sinh đạt loại khá, giỏi tăng hơn rất nhiều so với năm học chưa áp dụng đề tài. Bảng : Kết quả môn Công nghệ Năm Năm Học Khối, Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu + Kém TB trở lên SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Đối Chứng 2012 - 2013 Khối 9 147 48 32,7 50 34,0 49 33,3 0 147 100 Thực nghiệm 2013 - 2014 Khối 9 146 75 51,4 60 41 11 7,53 0 146 100 2014 – 2015 Khối 9 136 71 52,2 57 41,9 8 5,9 0 136 100 KỳI 2016 - 2017 Khối 9 109 62 56,8 40 36,6 7 6,42 0 109 100 Đặc biệt là tôi đã dạy bài 7 Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi ( tiết 2) khi tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện năm học 2016 – 2017 vừa qua và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như sau: Các phần bài dạy Phương pháp định hướng nội dung Phương pháp phát huy năng lực của học sinh Mở bài: - Không phát triển năng lực. - Phát huy năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT) Phát triển bài: Phần III: Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Phát huy năng lực tự học, năng lực giao tiếp. - Phát huy: + Năng lực tự học. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo... Phần IV: Thu hoạch và bảo quản. - Phát huy năng lực tự học, năng lực giao tiếp. - Phát huy: + Năng lực tự học. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo.. Kiểm tra đánh giá - Phát huy năng lực tự học, năng lực giao tiếp. - Phát huy: + Năng lực tự học. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo... + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT) + Năng lực tự quản lý. Như vậy qua việc đổi mới trong phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh trong bài dạy trên người giáo viên đã phát huy được rất nhiều năng lực của học sinh so với phương pháp cũ tức là phương pháp tiếp cận nội dung . PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Qua sáng kiến kinh nghiệm trên tôi thấy dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh trong bài dạy Công nghệ người giáo viên đã phát huy được rất nhiều năng lực của học sinh đồng thời: - Tạo cho học sinh niềm say mê, tự giác học tập, định hướng sự chú ý, lòng ham muốn hứng thú trong học tập, làm phát triển hứng thú nhận thức và tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh có tính độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, làm chủ cái tôi của mình, tạo động lực thúc đẩy khám phá tri thức của nhân loại. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, sống có đạo đức với môi trường, khắc sâu nhận thức, có thái độ hành vi đúng đắn và tích cực bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, khôi phục và phát triển bền vững môi trường. Đặc biệt là môi trường mình đang sống và môi trường trên Trái đất nói chung. - Đa số học sinh tham gia học tập trong tiết học môn Công nghệ với một trạng thái thần kinh hưng phấn vì được làm chủ cái tôi của mình nên giờ học sinh động, có sức cuốn hút đối với học sinh. - Đa số học sinh yêu thích môn học, quan tâm nhiều đến kiến thức bộ môn và có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ sức khỏe và môi trường. Với những ưu điểm trên tôi thấy là người giáo viên chúng ta nên phát huy tối đa năng lực của học sinh trong bài dạy, chúng ta phải nghiên cứu bài dạy một cách kĩ càng để bất cứ phần nào, mục nào trong bài mà chúng ta phát huy được là chúng ta phát huy. Vì thế sau mỗi tiết dạy chúng cần phải rút kinh nghiệm và vận dụng linh hoạt hơn nữa để phát huy tối đa phương pháp trên. Tôi luôn mong muốn rằng thông qua quá trình dạy học môn Công nghệ mà dạy tư duy, và dạy làm người cho học sinh và tôi luôn hy vọng rằng tất cả các thầy cô làm nghề giáo đều có ý thức trách nhiệm về vấn đề này. Do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nên chắc chắn rằng sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót cả về hình thức trình bày lẫn nội dung. Kính mong các cấp lãnh đạo và các thầy cô góp ý thêm. Xin trân trọng cảm ơn! II. Kiến nghị: - Để phát huy được nhiều năng lực của học sinh chương trình trong sách giáo khoa cần ngắn gọn hơn, nên chương trình trong sách giáo khoa cần được điều chỉnh lại. - Cung cấp đầy đủ các đồ dùng dạy - học, đầu tư các phòng học hiện đại hóa đáp ứng cho các tiết dạy. - Tạo điều kiện cho giáo viên củng cố kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. PHẦN IV – PHỤ LỤC I. Bài trình bày của học sinh về kết quả sưu tầm một số giống quả cây có múi II. Tư liệu do học sinh sưu tầm III. Tranh giáo viên chiếu cho học sinh quan sát Bài trình bày của học sinh về kết quả sưu tầm Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn! Sau đây em xin trình bày kết quả sưu tầm của nhóm 4 Cây ăn quả có múi: cam, chanh, quýt, bưởi có thể sống và cho thu hoạch trong vòng 20-30 năm. Đây là loài cây hàng hóa có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Quả của các loài cây này ngoài việc sử dụng tươi còn dùng để làm đồ hộp, nước ngọt, làm rượu. Vỏ quả, hoa, lá chế biến tinh dầu trong công nghệ thực phẩm. Trong đông y dùng vỏ quả, rễ hoặc lá làm thuốc chữa bệnh. Muốn cây trồng cho hiệu quả kinh tế trước hết, ta cần chọn giống tốt. Tùy thuộc điều kiện khí hậu, đất đai và nhu cầu thị trường, chúng ta chọn giống cho phù hợp. Ở các tỉnh có giống đặc trưng của từng vùng như: miền Bắc có cam Canh, cam xanh, cam sành, cam Hải Dương, cam Cao Phong và bưởi diễn, bưởi Đoan Hùng, quýt Lạng Sơn, chanh tứ thời, chanh đào. Miền trung có cam Xã Đoài, cam voi, bưởi Phúc Trạch. Miền Nam có bưởi Năm Roi, chanh không hạt. Hiện nay quả cây có múi đang rất được ưa chuộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn! Tư liệu do học sinh sưu tầm Tư liệu do học sinh sưu tầm Tư liệu do học sinh sưu tầm Tranh 1 Tranh 2 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI d) Tạo hình,sửa cành a) Làm cỏ,vun xới b) Bón phân e) Phòng trừ sâu, bệnh: c) Tưới nước Trồng xen cây ngắn ngày Tranh 3 Sâu vẽ bùa Sâu vẽ bùa Sâu vẽ bùa Bệnh vàng lá Bệnh vàng lá Sâu đục cành Bệnh loét Bệnh loét Bệnh loét Tranh 4
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong_g.doc