Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ Lớp 6
Trong chương trình GDPT 2018 hiện nay, môn Công nghệ cùng với các môn học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực.
Nói về sự nghiệp trồng người Bác Hồ đã viết:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Trong xã hội nhân tố con người vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của hoạt động giáo dục. Với từng giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội, giáo dục đều có những định hướng đổi mới mục tiêu và đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp.
Ngày nay với xu thế phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mọi mặt của đời sống xã hội vẫn song hành những mảng tồn tại đối lập với hiện tượng trên. Nó không chỉ hiện hữu trong kết cấu hạ tầng, trong kinh tế, văn hóa… mà còn biểu hiện cả trong nhân cách sống của con người trong xã hội.
Thế hệ học sinh ngày hôm nay chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Cho nên mục tiêu chính của giáo dục hướng vào đối tượng là con người. Mà mục tiêu của giáo dục phổ thông năm 2018 đã xác định:
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ Lớp 6

n, từ các hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lí Lệnh điều khiển (thông qua tin nhắn, giọng nói, điều khiển từ xa,) được thu nhận bởi thiết bị nhận lệnh sẽ được truyền đến bộ phận xử lí. Sau khi xử lí, thông tin sẽ được truyền tới các bộ phận chấp hành để điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà (cửa, rèm, thiết bị điện,) rất khó hiểu đối với mọi người đặc biệt với lưa tuổi học sinh THCS. Để giúp các em hiểu kĩ các kiến thức về môn học này, mỗi tiết lên lớp giáo viên môn Công nghệ nhất thiết phải sử dụng kênh hình. Xuất phát tử cơ sở trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Công nghệ, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến này - Thực tế, nhiều học sinh chưa biết cách quan sát, tìm hiểu, khai thác các kênh hình có trong SGK, video, mẫu vật,Nên hiệu quả nắm bắt kiến thức chưa vững vàng. - Từ những thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên được giảng dạy môn công nghệ luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập bộ môn? Làm thế nào để học sinh tiếp thu được kiến thức, hình thành được phẩm chất và năng lực thông qua môn học, vận dụng được những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn chuyên đề "Sử dụng kênh hình trong dạy học môn công nghệ lớp 6” II. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ ở bậc THCS theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập hoạt động nhóm lớp. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong quá trình học tập môn học thì phẩm chất và năng lực được hình thành, giúp các em ngày phát triển hoàn thiện bản thân hơn. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Học sinh khối 6 trường THCS Hương Sơn- Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. IV.Phương pháp nghiên cứu - Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật, mô hình, video liên quan đến bài học. - Nghiên cứu cách sử dụng đưa hình ảnh vào bài giảng lúc nào là phù hợp, để học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. - Phương pháp ứng dụng thực tế. V. Phạm vi nghiên cứu. Ứng dụng: giảng dạy môn Công nghệ lớp 6 PHẦN II. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận - Xuất phát từ nhận thức của con người từ trực quan cụ thể đến tư duy trưu tượng - Về cơ sở khoa học + Từ những hình ảnh sự vật quan sát được giúp học sinh nhận thức vấn đề nhanh hơn, sâu hơn, nhớ lâu hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập hơn. + Kênh hình không chỉ là công cụ minh họa cho kiến thức của bài học mà còn là nguồn tư liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi tri thức . + Một số hình ảnh là nguồn tư liệu cung cấp thông tin thay hẳn cho kênh chữ, một số hình ảnh thì hỗ trợ cung cấp thêm thông tin đã trình bày ở kênh chữ, học sinh có thể tự do lĩnh hội nên các em sẽ hiểu sâu hơn và nắm vững kiến thức hơn. Để làm được điều đó mục tiêu đề ra cho mỗi giờ học là học sinh biết sử dụng kênh hình có nghĩa là biết quan sát, phân tích, so sánh các đối tượng trong các bài học. Muốn thực hiện được mục tiêu trên chúng ta phải có nhiệm vụ cụ thể, dùng kênh hình và lời nói chính xác rõ ràng, giáo viên hướng dẫn quan sát, nhận dạng, phân biệt các sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế. Đồng thời các em sẽ giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng đó. 2. Cơ sở thực tiễn Cở sở thực tế Ở các trường THCS nói riêng và học sinh nói chung có quan niệm môn Công nghệ là môn phụ nên các em xem nhẹ việc đầu tư, tập trung nghiên cứu. Thậm trí có một số em không chú ý, hời hợt, chống chiếu khi học môn này. Chính vì vậy mà chất lượng môn học này không cao. Tuy nhiên sự đầu tư của ngành và của nhà trường cũng tạo cho giáo viên và học sinh điều kiện khá tốt về cơ sở vật chất để việc dạy và học có chất lượng hơn, nhất là việc trang bị các kênh hình trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học như máy tính, máy chiếu có đầy đủ tại các lớp học, cho nên rất thuận lợi cho việc dạy và học. Chương II: Nội dung các vấn đề cần nghiên cứu Để học sinh hiểu được vấn đề giáo viên cần có những biện pháp cụ thể như sau : - Mỗi tiết học đều có đồ dùng trực quan, kênh hình để minh họa cho từng tiết dạy - Dạy tới đâu giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tới đó giáo viên có thể sưu tầm thêm những tranh ảnh bên ngoài để phụ thêm cho bài học thêm sinh động - Phân tích hình ảnh phải chính xác, cụ thể. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định, phân tích sau đó gọi học sinh đứng trước lớp mô tả một bức hình cụ thể bằng lời. Ví dụ 1 : Khi dạy bài 2 Xây dựng nhà ở. Dạy mục I. Vật liệu làm nhà Bước đầu GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 2.1 một số vật liệu xây dựng phổ biến trong SGK. HS quan sát nhận biết các loại vật liệu xây dưng phổ biến. Sau đó GV đưa ra các mẫu vật liệu xây dựng phổ biến có trong thực tế, yêu cầu HS phân loại nhận biết, chỉ ra được đúng các loại vật liệu xây dựng. Từ cách được quan sát qua hình ảnh, nhận biết mẫu vật thực tế giúp HS nắm bắt kiến thức một cách chính xác. Ví dụ 2: Áp dụng bài dạy thực tế. TIẾT 10, 11, 12 BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Thời gian thực hiện: 03 tiết I MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm - Một số phương pháp bảo quản thực phẩm: làm lạnh và đông lạnh, làm khô, ướp. - Một số phương pháp chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt, chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt 2. Năng lực: 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: + Nhận biết được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. Nhận biết được một số phương pháp bảo quản phổ biến, hiểu được những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Hiểu được một số phương pháp bảo quản thực phẩm. + Hiểu được một số phương pháp chế biến thực phẩm - Sử dụng công nghệ: + Thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. + Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt. - Đánh giá công nghệ: + Đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống. + Đưa ra nhận xét món ăn đạt yêu cầu kỹ thuật. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Tự chủ độc lập tìm hiểu kiến thức nội dung bài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. 3. Phẩm chất - Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết trong và sau giờ học. - Có ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm vào cuộc sống hằng ngày. - Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được việc bảo quản và chế biến thực phẩm đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án - Tranh “Phương pháp bảo quản thực phẩm” “Phương pháp chế biến thực phẩm” - Video “An toàn vệ sinh thực phẩm trong gia đình” - Bộ dụng cụ “Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt “Tỉa hoa, trang trí món ăn” - Hình ảnh, tranh, các phương pháp bảo quản thực phẩm, các phương pháp chế biến thực phẩm, cách chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt có sử dụng nhiệt,... - Mẫu vật thật: Cá, tôm, thịt, vỏ bao bì một số loại thực phẩm đóng gói,... 2. Học sinh: - Tìm hiểu trước bài 5 “Các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm” III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT: 10 1. Hoạt động 1: Khởi động (7’) a. Mục tiêu: Giúp HS sẵn sàng tâm thể bước vào giờ học và tạo nhu cầu tìm hiểu về nội dung bài học. b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau: Đùi gà quay Nem công Đậu rán Mực xào Trong những món ăn trên em thấy món nào ngon? Em hiểu thế nào là một món ăn ngon? Thực phẩm có thể được bảo quản và chế biến ntn để có được những bữa ăn hợp lí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân được phát biểu của HS d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh 4 món ăn, đưa ra câu hỏi. Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi - GV: + Thế nào là một món ăn ngon? gợi ý món ăn ngon là món ăn có màu sắc, hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn, hợp với người dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,.. + Thực phẩm có thể được bảo quản và chế biến như thế nào để có được những bữa ăn hợp lí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? gợi ý thực phẩm được bảo quản đúng cách để có thể sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, khi chế biến thực phẩm cần chú ý đến những tiêu chí an toàn, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để có thể làm được nhiều món, phù hợp với người sử dụng và đảm bảo chất dinh dưỡng. * Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh hoạt động cặp đôi - Từng nhóm thảo luận câu trả lời với từng nội dung câu hỏi * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung * Kết luận, nhận định - GV nhận xét trình bày của HS. - GV chốt lại kiến thức, vào bài mới 2. Hoạt động2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Tìm hiểu khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm (37’) a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, HS hiểu các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực. Từ đó, HS có ý thức trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm của gia đình. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc mục I và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 26 - SGK, tìm hiểu thêm thông tin trong hộp chức năng Thông tin bổ sung ở trang 27 – SGK. c. Sản phẩm: - Câu trả lời cá nhân, nhóm được phát biểu. - Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi: + Vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. + Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm. d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau - GV đưa ra câu hỏi: đây là những thực phẩm gia đình em mua để sử dụng trong 1 tuần. Vậy gia đình em xử lí số thực phẩm này ntn? - Em hiểu thế nào là bảo quản thực phẩm? Nhiệm vụ 2: - GV đưa ra tình huống: thực phẩm là 1 con gà mổ sẵn, gia đình em xử lí thực phẩm này thành những món ăn nào? - Em hiểu thế nào là chế biến thực phẩm? Nhiệm vụ 3: GV chiếu hình ảnh - Em có nhận xét gì về những thực phẩm trên? - Những thực phẩm này có sử dụng chế biến món ăn được không? - An toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Nhiệm vụ 4: Chiếu video về vệ sinh an toàn thực phẩm - Yêu cầu HS hoạt động nhóm (6 nhóm) trong 3' Nội dung: Hãy nối nội dung ở cột A với cột B để có biện pháp đúng khi bảo quản và chế biến thực phẩm. Nhóm 1, 2, 3 Cột A Cột B 1. Giữ thực phẩm a. trước khi chế biến thực phẩm. 2. Để riêng b. các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. c. trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng. d. thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nhóm 3,4,5 Cột A Cột B 3. Rửa tay sạch a. trước khi chế biến thực phẩm 4.Sử dụng riêng b. các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. c. trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng d. thực phẩm sống và thực phẩm chín Nhiệm vụ 5: Yêu cầu HS thực hiện mục khám phá Nhiệm vụ 6: GV giới thiệu thông tin bổ sung trang 27 SGK * Thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: - HS quan sát hình ảnh, hoạt động cặp đôi tìm phương án cho câu trả lời - GV đưa ra 1 số phương án bảo quản thực phẩm bằng hình ảnh Nhiệm vụ 2: - HS tìm câu trả lời cho tình huống Nhiệm vụ 3: - HS quan sát hình ảnh, tìm phương án cho câu trả lời Nhiệm vụ 4: - HS xem video về vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động nhóm trong 3’, tìm phương án trả lời. Nhiệm vụ 5: - GV sử dụng hộp chức năng Khám phá trong SGK tổ chức cho HS thảo luận. - GV điều phối HS báo cáo kết quả, chú ý sau mỗi câu trả lời của HS cần đặt thêm câu hỏi vì sao để HS nêu rõ lập luận cho câu trả lời. Nhiệm vụ 6: - GV sử dụng hộp chức năng Thông tin bổ sung trong SGK để mở rộng kiến thức cho HS về “Một số hướng dẫn để nhận biết thực phẩm an toàn” * Báo cáo, thảo luận Nhiệm vụ 1, 2, 3: - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung Nhiệm vụ 4: - GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận của PHT - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Cột A Cột B 1. Giữ thực phẩm a. trước khi chế biến thực phẩm. 2. Để riêng b. các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. 3. Rửa tay sạch c. trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng. 4.Sử dụng riêng d. thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nhiệm vụ 5: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét - HS thực hiện trả lời câu hỏi * Kết luận, nhận định - GV nhận xét những nội dung HS trình bày. - GV chốt lại kiến thức, cho HS ghi vở I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm - Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm, có vai trò kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm - Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn 2. An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản chế biến thực phẩm - An toàn vệ sinh thực phẩm là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất; không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập giúp bảo vệ sức khỏe con người * Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi bảo quản và chế biến thực phẩm: - Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng. - Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. -Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm. - Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong mỗi bài học nếu có liên quan đến kênh hình khi giáo viên dạy phải nhất thiết cho học sinh sử dụng kênh hình, có như thế bài học mới sinh động và sát với thực tế. Với kinh nghiệm riêng của bản thân tôi trong quá trinh giảng dạy môn Công nghệ THCS nhiều năm qua tôi thấy đa số học sinh thích môn học này khi giáo viên sử dụng kênh hình trong giờ lên lớp, học sinh tập trung quan sát và tiếp thu kiến thức một cách vững vàng và hệ thống hơn. Học đến đâu hiểu đến đo, giờ học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh khiến các em yêu thích môn học này hơn. 2. Kiến nghị Thực tế việc giảng dạy theo tinh thần thay sách giáo khoa mới điều này càng không thể không thực hiện bởi vị nó là một phần quan trọng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh THCS chiếm lĩnh tri thức một cách năng động tự chủ và sáng tạo, phát huy được tính tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Nhân đây tôi rất mong được cấp trên cung cấp trang thiết bị dạy học đầy đủ, đúng lộ trình thay sách, để cho GV chúng tôi có TBDH sử dụng trong các bài giảng. Người viết chuyên đề Nguyễn Thị Thu Hòa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_mon_co.docx