Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.
Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn.
Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được đề cập trong Chương trình tổng thể. Với việc coi trọng phát triển tư duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Công nghệ có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Chương trình môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở tiếp tục phát triển năng lực công nghệ mà học sinh đã tích luỹ được ở cấp tiểu học. Kết thúc trung học cơ sở, học sinh đọc được thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số sản phẩm công nghệ trong gia đình; trao đổi được thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; đánh giá và thiết kế được sản phẩm công nghệ đơn giản; có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản, những kĩ năng ban đầu trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, góp phần lựa chọn hướng đi phù hợp sau trung học cơ sở; phát huy hứng thú học tập; rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động kĩ thuật, côngnghệ.
Một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc dân chính là Công nghiệp. Công nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các vật liệu, máy, thiết bị… cho các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng. Để sản xuất hay sử dụng tốt các sản phẩm, thiết bị thì người sử dụng cần có những kiến thức cần thiết, những kỹ năng liên quan đến chuyên ngành công nghiệp như đọc bản vẽ, lắp, thay thế, sửa chữa những hư hỏng đơn giản như đọc bản vẽ các khối hình học, bản vẽ kỹ thuật, chi tiết máy và lắp ghép….
Bộ môn Công nghệ 8 trong chương trình GDPT 2018 gồm có 5 chương: Vẽ kỹ thuật - Cơ khí - An toàn điện - Kĩ thuật điện - Thiết kế kĩ thuật. Thông qua các phần học tập này các em có thêm hành trang cho mình là những kiến thức cơ bản; một số quy trình công nghệ; khả năng đọc được các bản vẽ kỹ thuật; sử dụng các dụng cụ cơ khí để thay thế, sửa chữa; sử dụng an toàn và hiệu quả các đồ dùng, thiết bị điện; biết lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng modun cảm biến; biết thiết kế hệ thống tưới cây tự động. Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn cho học sinh khi học công nghệ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em khi học đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt trong trong mỗi tiết học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học môn Công nghệ Lớp 8

Ngày soạn: 15/3/2024 CHƯƠNG V: THIẾT KẾ KĨ THUẬT TIẾT 45+46: BÀI 18 - GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ KĨ THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật. - Một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế kĩ thuật. 2. Năng lực 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: +Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kỹ thuật. + Kể tên được một số ngành nghề chính liên quan tới thiết kế kĩ thuật. - Giao tiếp công nghệ: Biết một số thuật ngữ về thiết kế kĩ thuật 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu bài học qua Internet, sách báo mạng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến thiết kế kĩ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến thiết kế kĩ thuật. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức thiết kế kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. Ảnh, power point. 2. Chuẩn bị của HS - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 45 1. Hoạt động 1: Mở đầu (8’) a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về thiết kế kĩ thuật b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát H18.1 và xem vi deo cáp treo chuyển động H: Thiết kế cáp treo (Hình 18.1) là giải pháp cho vấn đề gì và mang lại những lợi ích gì? c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm. Thiết kế cáp treo là giải pháp cho vấn đề di chuyển ở những nơi địa hình cao và gập ghềnh. Nó đem lại sự an toàn, tiện ích cũng như rút gọn thời gian di chuyển. d. Tổ chức hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút. - HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. *Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức. - GV vào bài mới: Thiết kế kĩ thuật có vai trò và mục đích gì? Có những ngành nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu mục đích của thiết kế kĩ thuật (19’) a. Mục tiêu: - Hs khám phá mục đích của quá trình thiết kế kĩ thuật qua một số sản phẩm - Hiểu và nêu được mục đích của thiết kế kĩ thuật b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi Quan sát và cho biết các sản phẩm trong Hình 18.2 thuộc lĩnh vực nào, được thiết kế để giải quyết vấn đề gì? c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và hoàn thành câu hỏi. - Các sản phẩm thuộc nhóm thiết kế kĩ thuật. Hình Tên sản phẩm Vấn đề giải quyết a Chân giả lắp chân để vận động giúp giải quyết việc di chuyển, đi lại của con người b Máy lọc nước bơm nước tự động c Máy tạo ẩm không khí cấp ẩm cho không khí d Quạt gió bằng sức gió tạo ra năng lượng điện. e Nhà làm bằng tre nơi vui chơi, giải trí g Thang nước để đưa nước lên cao. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên. - HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. *Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức. - HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. I. Mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật 1. Mục đích - Thiết kế kỹ thuật là hoạt động sáng tạo nhằm tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp thể hiện dưới dạng hồ sơ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, giải quyết vấn đề trong đời sống và sản xuất VD: thiết kế nhà cao tầng để ở, 2.2. Tìm hiểu vai trò của thiết kế kĩ thuật (18’) a. Mục tiêu: - HS khám phá vai trò của quá trình thiết kế kĩ thuật trong đời sống và sản xuất - Hiểu được vai trò của thiết kế kĩ thuật trong cuộc sống. b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi 1.Quan sát Hình 18.3, lựa chọn, nêu tên gọi, công dụng của 3 sản phẩm công nghệ có trong hình. Hãy cho biết mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào của con người và giải quyết vấn đề gì của cuộc sống? 2. Quan sát hình dưới và cho biết: a. Đặc điểm của ti vi qua các thời kì. b. Thiết kế kĩ thuật đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của sản phẩm này? c. Công nghệ đã thay đổi như thế nào? c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và hoàn thành câu hỏi. 1. điện thoại di động Sản phẩm đáp ứng nhu cầu liên lạc giữa các cá nhân trong khoảng cách xa, giải quyết việc liên lạc khẩn cấp và thay thế cho phương thức thư từ như ngày xưa - Sản phẩm 2: ấm siêu tốc Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần nước nóng trong thời gian ngắn, giải quyết những vấn đề trong việc thụ nước nóng và chỉ mất 3 phút - Sản phẩm 3: điều hoà Sản phẩm đáp ứng nhu cầu vấn đề nhiệt độ/thời tiết khắc nghiệt, giải quyết những vấn đề: nhiệt độ cao gây nóng trong mùa hè, nhiệt độ thấp lạnh trong mùa đông 2.a. Đặc điểm của ti vi qua các thời kì: - Ti vi đen trắng, dày và nặng. - Ti vi màu, kích thước màn hình bị hạn chế, rất dày và nặng. - Ti vi màu màn hình phẳng, mỏng và nhẹ, kích thước màn hình lớn, hình ảnh đẹp và thật. b. Thiết kế kĩ thuật đóng vai trò tăng tính năng sử dụng (từ ti vi đen trắng chuyển sang có màu), giảm trọng lượng, tính thẩm mĩ ngày càng cao. c. Công nghệ đã thay đổi: từ ti vi đen trắng chuyển sang có màu; màn hình nhỏ, hạn chế và dày nặng chuyển thành màn hình mỏng, nhẹ có kích thước lớn, hình ảnh thật và sắc nét. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên. - HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. *Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. - HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. 2. Vai trò - Phát triển sản phẩm: Qua thiết kế kỹ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề mới hay đáp ứng nhu cầu mới của con người, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến. Nhờ đó cuộc sống càng tiện nghi, xã hội càng phát triển. - Phát triển công nghệ: Thúc đẩy công nghệ phát triển, tạo ra công nghệ mới có nhiều tính năng vượt trội so với công nghệ trước đó. TIẾT 46 2.3 Tìm hiểu một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế kĩ thuật (34’) a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến thiết kế kĩ thuật. - HS nêu được nhiệm vụ chủ yếu của một số nghề nghiệp gắn với hoạt động thiết kế. b. Nội dung: Một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế kỹ thuật. 1. Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kỹ thuật? 2. Quan sát bảng 18.1. và đưa ra nhiệm vụ chủ yếu của một số nghề liên quan đến thiết kế kỹ thuật STT Tên nghề Một số nhiệm vụ chủ yếu 1 Kiến trúc sư xây dựng - Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu đường, cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, cảng, hệ thống xử lý chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toàn nhà lớn khác. - Xác định và chỉ rõ các biện pháp thi công, vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng và chỉ đạo công việc xây dựng. 2 Kiến trúc sư cảnh quan -Xây dựng mới hoặc sửa đổi các lý thuyết, phương pháp và đưa ra lời khuyên về chính sách liên quan đến kiến trúc cảnh quan. - Xác định và tìm giải pháp tốt nhất cho các vấn đề liên quan đến chức năng và chất lượng của môi trường bên ngoài và đưa ra các thiết kế, bản vẽ và kế hoạch cần thiết. 3 Nhà thiết kế và trang trí nội thất - Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ. - Xây dựng nội dung thiết kế cho nội thất của toàn nhà. - Thiết kế và vẽ tranh phong cảnh. - Thiết kế và trang trí cho cửa sổ và các khu vực khác để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. 4 Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc - Hình thành các khái niệm thiết kế cho quần áo, dệt may, các sản phẩm công nghiệp, thương mại và tiêu dùng và đồ trang sức. - Chuẩn bị các phác thảo, sơ đồ, minh họa, kế hoạch, mẫu và mô hình để truyền đạt các khái niệm thiết kế. 5 Kỹ sư cơ học, cơ khí - Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác. - Tư vấn và thiết kế các bộ phận không dùng điện của thiết bị hoặc sản phẩm như bộ xử lý văn bản, máy tính, dụng cụ chính xác, máy ảnh và máy chiếu. 6 Kỹ sư vũ trụ hàng không -Thiết kế các loại máy bay, bao gồm thiết kế tổng thể và thiết kế chi tiết. Điều này đòi hỏi phải áp dụng các công thức toán học và vật lý. - Thiết kế hệ thống chi tiết máy may như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi 1. Kiến trúc sư cảnh quan, kiến trúc sư xây dựng, nhà thiết kế nội thất, nhà thiết kế nội thất và sản phẩm. 2. HS tự nêu. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm cặp bàn, thảo luận trả lời câu hỏi. - HS nhận nhiệm vụ học tập *Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi nhóm cặp bàn, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khân. *Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. - HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. III. Một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế -Kiến trúc sư xây dựng - Kiến trúc sư cảnh quan - Nhà thiết kế và trang trí nội thất - Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc - Kỹ sư cơ học và cơ khí - Kỹ sư hàng không vũ trụ 3. Hoạt động 3: Luyện tập (8’) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức khái quát chung về thiết kế kĩ thuật b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập Chọn 2 trong số các nghề giới thiệu trong Bảng 18.1, hãy so sánh về nhiệm vụ chủ yếu của hai nghề đó; tự đánh giá bản thân và cho biết em có hứng thú, phù hợp thực hiện các nhiệm vụ đó không. c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập Hai nghề: nhà thiết kế và trang trí nội thất, kĩ sư vũ trụ hàng không - Nhiệm vụ chủ yếu: + Nhà thiết kế và trang trí nội thất: Thiết kế và cải tạo nội thất (vẽ sơ đồ mặt bằng ban đầu cho đến việc đặt điểm nhấn trang trí cuối cùng), nâng cao vẻ ngoài, nâng cao chức năng của một căn phòng; giúp khách hàng quyết định phong cách, chọn bảng màu, mua đồ nội thất và trang bị phụ kiện, ... + Kĩ sư vũ trụ hàng không: Đánh giá các yêu cầu thiết kế, nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật thiết kế, thực hiện các thiết kế và quy trình kiểm tra; tiến hành các nghiên cứu lý thuyết và thực tế; đo lường, cải thiện hiệu suất hoạt động của máy bay, các bộ phận hợp thành và hệ thống; tham gia vào các chuyến bay thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, sửa đổi các sản phẩm thử nghiệm khi có vấn đề phát sinh; phân tích các dữ liệu, áp dụng các quy tắc khoa học và công nghệ để chế tạo máy bay, các bộ phận hợp thành và thiết bị hỗ trợ; giám sát việc lắp ráp, lắp đặt; ... - Em tự đánh giá bản thân có hứng thú, phù hợp với nghề thiết kế và trang trí nội thất d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, hoàn thành bài tập hộp chức năng luyện tập trong thời gian 4 phút. - HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. *Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. - HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức khái quát chung về thiết kế kỹ thuật vào thực tiễn b. Nội dung: Giới thiệu về thiết kế kỹ thuật c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ: Lựa chọn một sản phẩm trong gia đình, hãy tìm hiểu lịch sử ra đời, các phiên bản trước đó của sản phẩm để thấy sự phát triển của sản phẩm theo thời gian. Ghi trên giấy A4, giờ sau nộp gv. *Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà *Báo cáo, thảo luận - HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận và nhận định - GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. - GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. Sản phẩm: ti vi Lịch sử ra đời: từ năm 1920 đến nay - Giai đoạn 1920: từ những chiếc radio có hình ảnh đến hình ảnh có màu - Giai đoạn 1930: sản xuất và bán những chiếc ti vi đầu tiên - Giai đoạn 1940: điều khiển từ xa có dây chỉ có chức năng phóng to hình ảnh - Giai đoạn 1950: Robert Adler phát minh ra điều khiển đầu tiên - Giai đoạn 1960-1980: được bán phổ biến và dịch vụ truyền hình cáp có tại 68% hộ gia đình - Giai đoạn 1990-2000: có độ phân giải cao và những chiếc ti vi thông minh truy cập được vào các ứng dụng khác nhau Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong mỗi bài học nếu có liên quan đến kênh hình khi giáo viên dạy phải nhất thiết cho học sinh sử dụng kênh hình, có như thế bài học mới sinh động và sát với thực tế. Với kinh nghiệm riêng của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ THCS nhiều năm qua tôi thấy đa số học sinh thích môn học này khi giáo viên sử dụng kênh hình trong giờ lên lớp, học sinh tập trung quan sát và tiếp thu kiến thức một cách vững vàng và hệ thống hơn. Học đến đâu hiểu đến đó, giờ học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh khiến các em yêu thích môn học này hơn. 2. Kiến nghị Thực tế việc giảng dạy theo tinh thần thay sách giáo khoa mới điều này càng không thể không thực hiện bởi vì nó là một phần quan trọng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh THCS chiếm lĩnh tri thức một cách năng động tự chủ và sáng tạo, phát huy được tính tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Nhân đây tôi rất mong được cấp trên cung cấp trang thiết bị dạy học đầy đủ, đúng lộ trình thay sách, để cho GV chúng tôi có TBDH sử dụng trong các bài giảng. Hương Sơn, tháng 4 năm 2024 Người viết chuyên đề Nguyền Thị Thu Hòa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_mon_co.docx