Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8
Theo quan niệm nhiều người cho rằng, công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới nhiều, nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và gây nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học.
Môn Công nghệ có liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Kết thúc trung học cơ sở, học sinh đọc được thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số sản phẩm công nghệ trong gia đình; trao đổi được thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; đánh giá và thiết kế được sản phẩm công nghệ đơn giản; có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản, những kĩ năng ban đầu trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, góp phần lựa chọn hướng đi phù hợp sau trung học cơ sở; phát huy hứng thú học tập; rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động kĩ thuật, công nghệ.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt các trò chơi trong truyền hình, trò chơi game online... trên mạng internet cũng đa dạng và phong phú. Đối với học sinh THCS thì hoạt động chơi không đóng vai trò quan trọng, song cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu nó giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu chúng ta biết cách tổ chức các trò chơi cho học sinh một cách hợp lý, khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy phương pháp giáo dục “Học mà chơi, chơi mà học” được sử dụng trong Công nghệ 8 không chỉ làm thay đổi những hình thức học tập, mà qua các trò chơi làm cho không khí lớp học sẽ thoải mái, dễ chịu và việc tiếp thu kiến thức mới, củng cố và nâng cao kiến thức cũng tự nhiên, nhẹ nhàng hơn, đem lại chất lượng của một tiết học cao hơn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tôi ý thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu việc đổi mới phương pháp các giờ học môn Công Nghệ sao cho vừa phát huy được tính tích cực, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cho học sinh vừa phát huy được tinh thần tập thể, tính tương trợ hợp tác với nhau. Sau nhiều năm giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp, cộng với kinh nghiệm của bản thân tôi luôn luôn đặc biệt chú trọng tới việc về phương pháp dạy học tích cực như các phương pháp dạy học theo nhóm… và nhất là phương pháp dạy học tổ chức trò chơi, bản thân tôi tâm đắc nhất nên tôi đã và đang áp dụng phương pháp dạy học tích cực này vào thực tiễn giảng dạy ở trường trung học cơ sở Kim Chân nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8

là tổ chức các trò chơi trong tiết bài tập thực hành. Cụ thể là, tôi đã áp dụng trò chơi ghép hình vào tiết học: Bài tập thực hành – Hình chiếu của vật thể. Chuẩn bị: + GV: Chia nhóm, và phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm cái nêm như hình vẽ GV giao cho và thẻ hình chiếu đứng, cạnh, bằng của cái nêm đó. + GV có thể giới thiệu về cái nêm: Nó được dùng để tách hai vật hoặc dùng để chia một vật, nâng vật hoặc giữ một vật ở đúng vị trí. Ví dụ như các bác nông dân dùng cái nêm nhỏ để giữ cho cái cán và cuốc chặt với nhau để giúp HS hào hứng và thấy rằng cái mình tạo ra có ý nghĩa và công dụng gần gũi với nghề nông của làng mình. + HS: Các nhóm nhận nhiệm vụ Tổ chức trò chơi. + GV: Nêu tên và phổ biến luật trò chơi. Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3p các nhóm quan sát mẫu vật và xác định các hình chiếu của vật thể và lên dán vào bảng phụ các ví trí đúng của các hình chiếu đứng, bằng, cạnh. Nhóm nào nhanh và chính xác sẽ giành chiến thắng. Đội nào chiến thắng sẽ nhận được bốc một phần thưởng. đội nào thua sẽ phải làm theo yêu cầu của đội thắng. + HS: Nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi dưới sự trợ giúp của GV + GV: Có thể hướng dẫn các nhóm học sinh hiểu khi nào ta phải chiếu vuông góc vào mặt phẳng chiếu. + GV: Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể. Kết luận: + GV: Chiếu đáp án đã được nhóm điều hành đưa cho và nhận xét các nhóm và công bố kết quả. Tổ chức thưởng, phạt. 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi trong các tiết ôn tập - Chuẩn bị: + GV: Yêu cầu 1 nhóm HS thiết kế trò chơi ô chữ gồm các hàng ngang và 1 cụm từ chìa khóa trên bảng phụ. Nghiên cứu các nội dung của bài để chuẩn bị các câu hỏi liên quan. + HS: Cả nhóm thảo luận và chuẩn bị ô chữ và câu hỏi liên quan đến ô chữ đó. Câu hỏi : Hàng ngang 1 : Hình nhận được trên mặt phẳng chiều gọi là gì ? => Hình chiếu Hàng ngang 2 : Khối hình nào được bao bởi các hình đa giác phẳng ? => Đa diện Hàng ngang 3 : Một chi tiết nhỏ, là các đường xoắn ốc, hay còn gọi là các đường rãnh nằm trong vật liệu như ốc, bu lông, => Ren Hàng ngang 4 : Loại bản vẽ nào xây dựng thường dùng ? => Bản vẽ nhà Hàng ngang 5 : Hình gì được tạo thành khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ? => Hình cầu Hàng ngang 6 : Bản vẽ gì diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm ? => Lắp Hàng ngang 7 : Hình gì được tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định? => Hình trụ Từ các chữ cái trong đáp án hàng ngang sẽ được nhóm chính đánh dấu và từ đó các nhóm sẽ đoán ra từ chìa khóa là hình cắt Nếu không có HS nào đoán ra thì nhóm chính sẽ đưa ra câu hỏi gợi ý : Hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt gọi là gì ? => Hình cắt - Tổ chức trò chơi + GV nêu tên và phổ biến luật chơi + Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi + GV yêu cầu nhóm chuẩn bị ô chữ lên điều hành trò chơi. + Lần lượt các nhóm lựa chọn hàng ngang và trả lời câu hỏi + Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được điểm. Nhóm đoán chính xác cụm từ chìa khóa được 20 điểm. - Kết luận : + Tổng kết trò chơi: Đội cao điểm hơn sẽ là đội chiến thắng. + GV khen thưởng cho nhóm chuẩn bị và đội giành chiến thắng. - Tương tự như tổ chức bài ôn tập phần I. Vẽ kĩ thuật thì GV cũng có thể áp dụng để ôn tập các kiến thức đac học trong bài máy biến áp 1 pha HN 1. Máy biến áp một pha hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? HN2 : máy biến đổi đại lượng nào của dòng điện ? HN 3 : Chức năng của dây quấn thứ cấp ? HN 4 : so sánh điện áp ra U2 và điện áp vào U1 trên máy biến áp? HN5: Chức năng của dây quấn sơ cấp? HN6: So sánh số vòng dây quấn thứ cấp N2 và dây quấn sơ cấp N1? HN7: Giải thích ý nghĩa 5A trên máy biến áp? HN8: Giải thích ý nghĩa 220V trên máy biến áp? HN 9: Bộ phận có chức năng dẫn từ cho máy biến áp? Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Sau khi áp dụng biện pháp Sử dụng phương pháp trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8. Kết quả nhận được như sau: Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Công nghệ (Khảo sát trên 44 HS lớp 8A cuối năm học 2020 - 2021) Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % 10 22,73% 20 45,45% 10 22,73% 4 9,1% Bảng 3: Hứng thú của học sinh lớp 8A với môn Công nghệ Kết quả khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh cuối năm học 2020 - 2021 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-1 SL % SL % SL % SL % SL % 8 18,18% 19 43,18% 10 22,73% 7 15,91% 0 0 Bảng 4: Điểm khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh lớp 8A Trên cơ sở kết quả thu được, so sánh với kết quả trước tác động ta nhận thấy hứng thú của học sinh tăng lên rõ rệt. Số học sinh thích học môn Công nghệ tăng từ 15,91% lên 45,45%, số học sinh rất thích môn Công nghệ cũng tăng từ 9,09% lên 22,73 %. Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước TĐ 9,09 % 15,91 % 47,73 % 27,27 % Sau TĐ 22,73 % 45,45 % 22,73 % 9,1 % Bảng 5: So sánh hứng thú của học sinh về môn Công nghệ trước và sau tác động. Trên cơ sở kết quả thu được, so sánh với kết quả trước tác động ta nhận thấy điểm kiểm tra kiến thức môn Công nghệ của học sinh đã tăng lên. Số học sinh đạt điểm 9,10 tăng từ 6,82% lên 18,18%, không có học sinh đạt điểm 1,2; số học sinh đạt điểm dưới trung bình giảm từ 31,82% xuống còn 15,91%. Kết quả này cho thấy kết quả học tập bộ môn Công nghệ sau khi GV thay đổi phương pháp dạy học đã thay đổi rõ rệt. Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-2 Trước TĐ 6.82 % 15,91% 45,45 % 31,82 % 0 Sau TĐ 18,18% 43,18 % 22,73 % 15,91% 0 Bảng 6: So sánh kết quả khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh trước và sau TĐ Những phân tích trên khẳng định tính khả thi, hiệu quả của biện pháp “Sử dụng phương pháp trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8” PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cấp đến của sáng kiến: Trong nội dung của sáng kiến này đề cập đến hai vấn đề quan trọng: - Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá trong các nhà trường hiện nay. - Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh một cách toàn diện nhất. 2. Hiệu quả thiết thực của SK a, Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường. Giải pháp phù hợp với học sinh và thực tiễn nhà trường. + Phù hợp với học sinh: Nội dung các kiến thức thực tế sát với bài học, phù hợp tư duy học sinh, tạo hứng thú trong học tập. + Phù hợp với thực tiễn các nhà trường: các trường học có đầy đủ trang thiết bị vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học Công nghệ. b, Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật đánh giá. Trong năm học 2021 – 2022 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục”“dạy học theo chủ đề”,“dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Nội dung giải pháp hết sức phù hợp với định hướng chuyên môn của Bộ GD&ĐT, quy định hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh. Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh: + Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. + Phương pháp hoạt động nhóm. + Phương pháp vân đáp tìm tòi. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao, (có bài kiểm tra trước và sau tác động kèm bảng mô tả (phần phụ lục). 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với môn Công nghệ nói riêng đang là vấn đề hết sức được quan tâm. Chính vì vây, để thực hiên hiệu quả các phương pháp đổi mới, chúng tôi cần nhận được sự động viên và hỗ trợ từ các cấp, các ngành, sự quan tâm từ các bậc phụ huynh và sự nỗ lực từ học sinh. Chính vì thế bản thân tôi có một số đề xuất sau: a) Đối với tổ/ nhóm chuyên môn Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy nhiều hơn nữa để chúng tôi được học hỏi các phương pháp hay, mới; khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh trong từng phương pháp. b) Đối với lãnh đạo nhà trường Do môn Công nghệ là môn vận dụng vào thực tiễn rất nhiều và đang được coi là một môn phụ. Vì vậy tôi rất mong được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như cơ sở vật chất để chúng tôi có thêm thời gian đầu tư tìm tòi, nghiên cứu, soạn giảng. c) Đối với phòng/ Sở giáo dục và đào tạo - Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Kim chân, ngày 15 tháng 11 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Hạnh PHẦN 4: PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo Công nghệ 8 SGK. Bộ GD&ĐT ( 2013). NXB Giáo Dục Việt Nam Công nghệ 8 Sách giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), NXB Giáo Dục Việt Nam Sách bài tập Công nghệ 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo Dục Việt Nam Vở bài tập Công nghệ 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo Dục Việt Nam Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy họ. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt Bỉ (2010). NXB Đại học Sư phạm. Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). NXB Giáo Dục, Hà Nội. Chương trình GDPT môn Công nghệ. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT). 2. Minh chứng về hiệu quả của sáng kiến. - Mẫu phiếu: + Phiếu khảo sát hứng thú học tập bộ môn Công nghệ của học sinh(Mẫu 1). + Bài kiểm tra khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh trước và sau tác động (Mẫu 2,3). - Ảnh minh chứng quá trình thực hiện và các sản phẩm của HS. PHIẾU SỐ 1 Khảo sát hứng thú học tập của học sinh lớp 8A đối với môn Công nghệ Em hãy lựa chọn và tích dấu “X” vào một trong số các ô dưới đây Rất thích Thích Bình thường Không thích Bảng 1: Hứng thú của học sinh lớp 8A với môn Công nghệ Bảng kết quả: Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % 4 9.09% 7 15.91% 21 47.73% 12 27.27% Bảng 1: Hứng thú của học sinh lớp 8A với môn Công nghệ đầu năm học 2020 - 2021 Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % 10 22,73% 20 45,45% 10 22,73% 4 9,1% Bảng 3: Hứng thú của học sinh lớp 8A với môn Công nghệ cuối năm học 2020 - 2021 Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước TĐ 9,09 % 15,91 % 47,73 % 27,27 % Sau TĐ 22,73 % 45,45 % 22,73 % 9,1 % Bảng 5: So sánh hứng thú của học sinh về môn Công nghệ trước và sau tác động. PHIẾU SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Em hãy lựa chọn đáp án đúng và khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đó. Câu 1: Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về: A. Các loại vật nuôi. B. Quy mô chăn nuôi. C. Thức ăn chăn nuôi. D. Cả A và B đều đúng. Câu 2: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để: A. Phát triển chăn nuôi toàn diện. B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Câu 3: Năng suất sữa của giống Bò Hà Lan là: A. 3500 – 4000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con B. 1400 – 2100 kg/chu kì ngày tiết sữa/con C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con D. 5000 – 5500 kg/chu kì ngày tiết sữa/con Câu 4: Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là: A. 7,9% B. 3,8 – 4% C. 4 – 4,5% D. 5% Câu 5: Lợn lúc đẻ ra nặng khoảng: A. 0,4 mg. B. 3 – 4 kg. C. 0,8 – 1 kg. D. 30 kg. Câu 6: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm: A. Đặc điểm di truyền. B. Điều kiện môi trường. C. Sự chăm sóc của con người. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 7: Có mấy biện pháp quản lí giống vật nuôi? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 8: Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào là cần thiết nhất? A. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. B. Phân vùng chăn nuôi. C. Chính sách chăn nuôi. D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. Câu 9: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ: A. Phải có mục đích rõ ràng. B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia. C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết. D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi. Câu 10: Ước tính khối lượng lợn theo công thức: A. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87. B. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5. C. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97. D. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97,5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C C C D B D B B Bảng kết quả: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-1 SL % SL % SL % SL % SL % 3 6.82 7 15.91 20 45.45 14 31.82 0 0 Bảng 2: Khảo sát kiến thức môn Công nghệ đầu năm học 2020 - 2021 của học sinh lớp 8A PHIẾU SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Em hãy lựa chọn đáp án đúng và khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đó. Câu 1: Vật liệu kĩ thuật điện được phân làm mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Vật liệu dẫn điện có: A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất lớn C. Điện trở suất vừa D. Đáp án khác Câu 3: Chức năng của nhóm đồ dùng điện loại điện – quang là: A. Chiếu sáng trong nhà B. Chiếu sáng đường phố C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 4: Tên đại lượng điện định mức là: A. Điện áp định mức B. Dòng điện định mức C. Công suất định mức D. Cả 3 đáp án trên Câu 5: Đơn vị của dòng điện định mức là: A. Vôn B. Ampe C. Oát D. Đáp án khác Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sợi đốt? A. Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn B. Thường làm bằng vonfram C. Là phần tử rất quan trọng của đèn D. Cả 3 đáp án trên Câu 7: Có mấy kiểu đuôi đèn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Trên đuôi đèn có mấy cực tiếp xúc? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Ống thủy tinh có chiều dài: A. 0,6 m B. 1,5 m C. 2,4 m D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 10: Đèn ống huỳnh quang có mấy đặc điểm cơ bản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C D B D B A D C Bảng kết quả: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-2 Trước TĐ 6.82 % 15,91% 45,45 % 31,82 % 0 Sau TĐ 18,18% 43,18 % 22,73 % 15,91% 0 Bảng 4: Điểm khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh lớp 8A cuối năm học 2020 – 2021. Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-1 SL % SL % SL % SL % SL % 8 18,18% 19 43,18% 10 22,73% 7 15,91% 0 0 Bảng 6: So sánh kết quả khảo sát kiến thức môn Công nghệ của học sinh trước và sau TĐ MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS TỔ CHỨC VÀ THAM GIA TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG TIẾT ÔN TẬP PHẦN I. VẼ KĨ THUẬT MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS THAM GIA TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH TRONG TIẾT BÀI TẬP THỰC HÀNH: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS THAM GIA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI TRONG TIẾT ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN NHIỆT ( ĐÓNG VAI CHIẾC BÀN LÀ)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_tro_choi_gop_phan.docx