Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò

Năm học 2023-2024 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình GDPT năm 2018. Đối với bộ môn Công nghệ, với mục tiêu giáo dục góp phần hình thành, phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thì những kiến thức thực tiễn đóng vai trò quan trọng.

Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực công tác, làm việc của người học.

Đổi mới phương pháp dạy học môn Công Nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn trong năm 2023-2024 tại trường THPT Nam Đàn 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Công nghê 11 là môn học nhiều kiến thức thực tế, ứng dụng trong ngành chăn nuôi. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, chủ động tận dụng những lợi thế có sẵn của địa phương, trong thời gian qua việc chăn nuôi gia súc đã giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định.

docx 57 trang Hà Thanh 19/04/2025 101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò

Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò
trị của nó được phát huy, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của ngành. Sáng kiến này cũng là dip̣ để chúng tôi tổng kết hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, sáng kiến còn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của hôị đồng khoa học xét duyệt và của bạn đọc để chúng tôi làm tố t hơn trong công tác chuyên môn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi - Lê Huy Hoàng, Đồng Huy Giới, NXB giáo dục.
2. Tài liệu hội thảo tập huấn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2017
3. Giáo dục nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài trên mạng internet: 
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn công nghệ - NXB giáo dục.2010 
5. Một số trang mạng internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6. Chương trình tập huấn cho giáo viên công nghệ THPT năm học, 2023-2024 (Sở GD&ĐT Nghệ An).
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Xây dựng kế hoạch dạy học Bài 17 Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả đươc quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến.
- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi.
2. Năng lực
Năng lực công nghệ:
- Mô tả đươc quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến.
- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi.
NL chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà để trứng, lợn thịt, bò sữa.
- Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Các hình ảnh về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
2. Học sinh: Máy tính, các nguyên vật liệu chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Thông qua trò chơi đuổi hình bắt chữ HS tìm hiểu được một số yếu tố trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
b. Nội dung : Tìm hiểu một số yếu tố trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi như: thức ăn, chuồng trại, ánh sáng..
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh về một số yếu tố trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi tương ứng với hình ảnh
Hình ảnh 1: Ánh sáng; Hình 2: chuồng nuôi; Hình 3: Thức ăn; Hình 4: Mật độ; Hình 5: Văccine
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử 3 đại diện lên tham gia. Khi hình ảnh được trình chiếu, GV nêu yêu cầu câu hỏi, sau đó các đội trả lời bằng cách phát tín hiệu (giơ tay xin trả lời, nếu 2 đội có cùng tín hiệu một lúc thì viết ra giấy đáp án và cùng giơ lên trước lớp) Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nêu các đại diện không trả lời được thì các thành viên khác trong đội có quyền trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Các đội lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết luận: Trên đây là một số yếu tố trong quá trình chăm sóc vật nuôi?
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đạt hiệu quả cao. Chúng ta cùng thực hiện dự án học tập: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Hoạt động 2: Thực hiện dự án học tập: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
a. Mục tiêu: Thông qua việc thực hiện dự án HS mô tả đươc quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến, thống nhất phiếu đánh giá sản phẩm các nhóm
b. Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành dự án được giao.
c. Sản phẩm: Sản phẩm dự án
d. Cách thức thực hiện:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu tên dự án
Em có suy nghĩ gì về thông tin sau
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi, trong vai trò là các nhà khoa học, người chăn nuôi các em cùng tìm hiểu quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến
+ Nhóm1: Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về các khó khăn thường gặp của người chăn nuôi khi nuôi
dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt, bò sữa đặt câu hỏi cho 3 nhóm trên.
Nhận biết chủ đề dự án 
Phát biểu tên dự án của nhóm mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Lập kế hoạch thực hiện dự
án:
- Xác định nhiệm vụ của dự án.
- Lập kế hoạch
- Chia sẻ, lựa chọn nhiệm vụ
phù hợp.
- Yêu cầu học sinh nêu được nhiệm vụ
cần thực hiện của dự án nhóm mình:
+ Xác định nội dung của nhóm.
+ Xác định nguồn tài liệu
+ Kế hoạch thực hiện: Thời gian, phân công công việc cụ thể; Lựa chọn hình thức thể hiện (Poster, video, Bài trình chiếu )
- Yêu cầu học sinh phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
- Căn cứ vào chủ đề học tập của GV, học sinh viết các nhiệm vụ cần thực hiện.
Lập kế hoạch dự án:
+ Thông tin thu thập.
+ Thảo luận xử lí thông tin.
+ Viết báo cáo và làm ra sản phẩm.
- Học sinh chia sẻ lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích của bản thân.
Phân công nhiệm vụ cụ thể các nhóm
Chia nhóm/ Phân vai
Chủ đề các nhóm
Nhiệm vụ
Sản phẩm cần đạt
Nhóm 1:
(Nhóm chuyên gia)
Kĩ sư chăn nuôi gà lấy trứng
Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà lấy trứng

- Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, mạng internet... về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà lấy trứng.
- Video/ Bài báo giới thiệu về nội dung của nhóm

Nhóm 2:
(Nhóm chuyên gia)
Kĩ sư nông nghiệp nuôi lợn thịt
Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt

Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, mạng internet... về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt 
Bài báo cáo bằng PowerPoint trình bày rõ nội dung thực hiện.

Nhóm 3:
(Nhóm chuyên gia)
Kĩ sư nông nghiệp nuôi bò sữa
Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa

- Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, mạng internet... về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa
- Bài báo cáo bằng PowerPoint trình bày rõ nội dung thực hiện.

Nhóm 4: Người chăn nuôi
Tìm hiểu một số khó khăn thực tế của người chăn nuôi khi nuôi dưỡng và chăm sóc gà lấy trứng, lợn thịt, bò sữa tại địa phương em. Đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia.
- Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, mạng internet... thực tế người chăn nuôi gà lấy trứng, lợn thịt, bò sữa tại địa phương em. Đặt một số câu hỏi cho 3 nhóm chuyên gia 
- Bài báo cáo bằng PowerPoint/ Bài báo trình bày rõ nội dung thực hiện.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo nhiệm vụ
Các nhóm báo cáo kết quả nội dung thảo luận.
Thảo luận về phiếu đánh giá sản phẩm các nhóm (Công cụ đánh giá PL 1)
Bước 4: Kết luận
- Kết luận về nhiệm vụ của các nhóm
- Gợi ý một số nội dung, cách thức thể hiện.
- Thống nhất về công cụ đánh giá sản phẩm các nhóm
Giai đoạn 2: Triển khai dự án (Thực hiện ngoài giờ lên lớp Thời gian 1 tuần)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thu thập thông tin

Theo dõi hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch, thu thập thông tin. GV có thể cung cấp một số thông tin về lĩnh vực giống, kĩ năng ghi chép thông tin, thu thập thông tin tử internet.
Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

Xử lí thông tin, lập dàn ý báo cáo

- Cố vấn, giúp đỡ các nhóm trong việc lựa chọn thông tin và xây dựng đề cương.
- Giải thích các khái niệm chuyên sâu cho học sinh.
Trao đổi các thông tin thu thập được.
- Chia sẻ ý tưởng về sản phẩm, phân công nhiệm vụ.

Hoàn thiện sản phẩm

Theo dõi tiến độ thực hiện dự án, hỗ trợ học sinh trong việc hoàn thiện sản phẩm.
Hoàn thành sản phẩm

Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án (Thời gian)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Báo cáo kết quả
(45 phút)
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và phản hồi.(Mỗi nhóm có 10 phút cho việc trình bày và đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi các nhóm)
- Cử 3 bạn làm thư kí theo dõi việc trả lời câu hỏi các nhóm.
Mỗi nhóm cử 1 bạn quay lại quá trình thuyết trình sản phẩm của nhóm mình
- Gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Trưng bày sản phẩm.
+ Thuyết trình về sản phẩm.
- Tham gia phản hồi về sản phẩm, phần trình bày của nhóm bạn. 
- Ghi lại kiến thức tổng hợp từ mỗi nhóm vào vở.

Đánh giá quá trình thực hiện dự án 
(20 phút)
- Phát phiếu đánh giá cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt.
Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

Rút ra bài học kinh nghiệm
(5 phút)
Yêu cầu HS nêu ra những điều các em làm tốt trong dự án, những điều các em chưa làm được.
HS chia sẻ, lắng nghe và rút kinh nghiệm.

3. Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm HS luyện tập được kiến thức đã học về nuôi dưỡng và chăm sóc một số vật nuôi; HS được hướng dẫn chuẩn bị chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi.
b. Nội dung: Các câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS 1. B; 2. C; 3. C; 4. D; 5. C; 6. A; 7. B; 8.C
d. Tổ chức thực hiện.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuyển các câu hỏi luyện tập, yêu cầu HS xem lại nội dung bài đã học, thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời.
Câu 1: Trong thức ăn của gà lấy thịt cần bổ sung thành phần nào với hàm lượng cao
A. Iot 	B. Canxi 	C. Kẽm 	D. Photpho
Câu 2. Có thể bổ sung nguồn Canxi có gà từ nguồn nào
A. Bã đậu phụ 	B. Bã bia 	C. Vỏ tôm 	D. Cám gạo
Câu 3. Với diện tích 200m² chuồng nuôi thì số lượng gà lấy trứng phù hợp nhất là
A. 200- 300 con 	B. 500- 600 con 	C. 600-700 con 	D. 800-1000 con
Câu 4. Đâu là hình thức chuồng nuôi lợn thịt tiên tiến
A. Nền đất kết hợp chất độn chuồng 	B. Nền tôn kết hợp chất độn chuồng
C. Nền xi măng 	D. Nền xi măng kết hợp chất độn chuồng
Câu 5. Khi nói về lượng thức ăn của lợn thịt từng giai đoạn, nhận xét nào sau
đây đúng?
A. Lợn còn nhỏ cần lượng chất xơ nhiều hơn giai đoạn sau
B. Lợn còn nhỏ cần lượng tinh bột nhiều hơn giai đoạn sau
C. Lợn còn nhỏ cần lượng Protein nhiều hơn giai đoạn sau.
D. Lợn còn nhỏ cần lượng Lipit nhiều hơn giai đoạn sau.
Câu 6. Thứ ăn thô của bò sữa là
A. Cỏ 	B. Ngô 	
C. Bã bia 	D. khô dầu đậu tương
Câu 7. Khi cho bò sữa ăn cần chú ý điều gì?
A. Cho ăn thức ăn thô, thức ăn tinh trước sau đó mới cho thức ăn hỗn hợp.
B. Nên trộn đều các loại thức ăn thô, tinh, hỗn hợp rồi mới cho ăn
C. Trộn đều thức ăn tinh và hỗn hợp cho ăn riêng với thức ăn thô.
D. Trộn thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp, cho ăn riêng với thức ăn tinh.
Câu 8. Biện pháp nào không có tác dụng chống nóng cho bò sữa
A. Lắp hệ thống giàn phun nước
B. Trồng cây bóng mát trong khu vực chuồng trại
C. Tăng lượng thức ăn thô trong những ngày nắng nóng.
D. Lắp quạt trong chuồng
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS Xem lại nội dung bài đã học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV theo dõi, quan sát sự tập trung của HS.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện trình bày.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung nếu thiếu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị để chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
+ Nghiên cứu mục IV SGK; tìm kiếm thông tin trên mạng, từ thực tế chăn nuôi tại địa phương.
+ Lựa chọn nguyên vật liệu, dụng cụ để chế biến một loại thức ăn bổ sung khoáng cho một loại vật nuôi.
+ Chuẩn bị trước nguyên liệu để tiến hành chế biến vào tiết tiếp theo.
4.Hoạt động 4: Chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
a. Mục tiêu: HS chế biến được thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
b. Nội dung: HS tiến hành chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
c. Sản phẩm: Thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đã triển khai ở tiết trước
HS chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để tiến hành chế biến tại lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi theo sự chuẩn bị trước
GV quan sát và giúp đỡ HS khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm lần lượt báo cáo quá trình chuẩn bị và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo phiếu đánh giá
Nhóm đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
Nhóm được đánh giá
Tốt
Đạt
Không đạt



Các bước thực hành






Kĩ năng thực hành






Kết quả thực hành






ATLĐ và VSMT






5. Hoạt động 5. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở gia đinhà, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Sản phẩm: Bảng đề xuất một số việc cần thay đổi trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi ở địa phương, gia đình.
c. Nội dụng và tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 30 5 HS và yêu cầu các em về nhà quan sát việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi cụ thể (lợn, gà, chó, mèo) và xác định vấn đề cần thay đổi, đề xuất giải pháp (có thể quay video, chụp ảnh). Nộp lại cho GV
Phụ lục 2: Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh thông qua quy trình thực hành.
Năng lực
Mức độ
Yếu
Trung bình
Khá
Tốt
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Quy trình thực hành chưa đúng, sản phẩm chưa đạt yêu cầu

Quy trình thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề chưa sáng tạo, báo cáo chưa đầy đủ

Chủ động lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề sáng tạo, có kết quả khá báo cáo vấn đề khá đầy đủ
Chủ động lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề sáng tạo có kết quả báo cáo tốt

Năng lực giao tiếp và hợp tác
Nhóm chưa đoàn kết Phân công nhiệm vụ không rõ ràng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm yếu một số thành viên không tham gia hoạt động
Nhóm hoàn thành phân công nhiệm vụ hợp tác giải quyết vấn đề mức bình thường

Nhóm hoàn thành việc phân công nhiệm vụ hợp tác thảo luận giúp đỡ lẫn nhau giải quyết vấn đề tích cực, hiệu quả
Phân công nhiệm vụ phù hợp, khoa học. Hợp tác thảo luận giúp đỡ lẫn nhau giải quyết tích cực, sáng tạo hiệu quả

Năng lực tự chủ và tự học

Chỉ một số cá nhân hoàn thành nhiệm vụ
Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao

Mỗi cá nhân hoàn thành khá nhiệm vụ được giao

Mỗi cá nhân tích cực, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thang điểm đánh giá năng lực là thang điểm 10
Kết quả: Số lượng học sinh: 83 em.
Năng lực
Mức độ
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1. Năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo
50
60
18
22
15
18
0
0
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
58
70
15
18
8
12
0
0
3. Năng lực tự chủ và tự học
52
63
20
24
11
13
0
0
Qua thống kê và phân tích kết quả cho thấy việc thực hiện quy trình thực hành sản xuất đá liếm từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền tại địa phương đã khẳng định phần nào tính hiệu quả của dạy học gắn liền kiến thức thực tiễn nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học hướng tới tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hiệu quả hơn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tan_dung_nguyen_lieu_san_co_o_dia_phuo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi t.pdf