Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong chương 1, Công nghệ 10 - CNTT

1.1.1. Thuận lợi

Về nhà trường: Trường THPT Tiên Du số 1 là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ban Giám hiệu nhà trường luôn đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, luôn khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phẩm chất, năng lực HS. Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại.

Về tổ bộ môn: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường đông, đều có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ, giáo viên luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực, định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

Về HS: HS của trường THPT Tiên Du số 1 phần lớn là con em địa phương, xuất thân nông dân hiền lành, giản dị nên các em rất ngoan, chịu khó, có ý thức vươn lên trong học tập.

Về nội dung kiến thức: Nhiều kiến thức gần gũi với thực tế.

1.1.2. Khó khăn

Về phía GV, nhìn chung GV đã cải tiến đổi mới phương pháp như: Sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm...Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi các câu hỏi thực tế, các câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống thông tin trong SGK để thể hiện trong bài học mà không có thêm thông tin kiến thức, bài tập thực tiễn. Chưa chú trọng đến phát huy năng lực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức cho HS.

Về phía HS, qua thực tế giảng dạy cho thấy, các em HS chưa thực sự tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Hầu hết các em HS đều có tâm lý chung là học các môn với mục tiêu xét điểm vào các trường Đại học theo các tổ hợp môn truyền thống. Các em có tâm lí coi môn Công nghệ là môn phụ nên còn xem nhẹ, nên tâm thế chỉ học cho xong mà chưa có hứng thú với việc học môn Công nghệ.

docx 29 trang Hà Thanh 19/03/2025 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong chương 1, Công nghệ 10 - CNTT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong chương 1, Công nghệ 10 - CNTT

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong chương 1, Công nghệ 10 - CNTT
nh sáng cho cây 
C. Xua đuổi côn trùng, sâu gây hại 
D. Ngăn ngừa các loại nấm gây hại 
Câu 9. Khi nói về các yếu tố chính trong trồng trọt, nhận định nào không đúng? 
Giống lúa ST 25 khi trồng ở Bắc Ninh và Hải Phòng nếu áp dụng cùng kĩ thuật canh tác, gieo cùng thời gian thì năng suất như nhau. 
Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng. 
Nếu thiếu nước hoặc thừa nước cây có thể bị chết. 
Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây. Mỗi loại cây trồng phù hợp với một loại đất nhất định. 
Câu 10. Câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Đề cập đến các yếu tố trồng trọt nào? 
Đất, nước, giống, dinh dưỡng 
Nước, nhiệt độ, kĩ thuật canh tác, dinh dưỡng 
C. Nhiệt độ, nước, giống, dinh dưỡng 
D. Nước, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác, giống 
Câu 11. Hình ảnh sau mô tả ứng dụng công nghệ cao nào trong trồng trọt ? 
A. Công nghệ thủy canh 
B. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt 
C. Công nghệ khí canh 
D. Công nghệ tưới nước tự động 
Câu 12. Thành tựu ứng dụng nào đang được đề cập đến trong các hình ảnh sau: 
A. Cơ giới hóa trong trồng trọt
B. Công nghệ thủy canh
C. Công nghệ tưới nước tự động
D. Công nghệ trồng cây trong nhà kính
Câu 13. Đọc thông tin sau: Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bắc Ninh, hiện tỉnh có 148 trang trại vườn, ao, chuồng (VAC) ứng dụng CNC, chiếm 60% tổng số trang trại toàn tỉnh. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt hơn 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đạt khoảng 50%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, khâu gieo trồng đạt khoảng 10%.
Ứng dụng của công nghệ nào được nhắc đến trong báo cáo trên?
A. Công nghệ nhà kính
B. Công nghệ tưới nước tự động
C. Cơ giới hóa trong trồng trọt
D. Công nghệ thủy canh
Câu 14. Trong giai đoạn cả thế giới đang phòng chống dịch Covid – 19 bùng phát, vai trò được ưu tiên hàng đầu của trồng trọt là
A. Tham gia vào xuất khẩu
B. Đảm bảo an ninh lương thực
C. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và công nghiệp
D. Tạo việc làm cho người lao động.
Đáp án: 
1.D 
2.B 
3.B 
4.C 
5.C 
6.B 
7.D 
8.B 
9.A 
10.D 
11.A 
12. A
13.C
14. B

2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập tình huống nhằm nâng cao chất lượng dạy học
2.2.1. Quy trình dạy học bằng BTTH 
BTTH có thể sử dụng trong dạy học Công nghệ khi hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, ôn tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá NLVDKT của HS. Khi sử dụng BTTH trong hoạt động mở đầu tạo hứng thú với vấn đề học tập, hoạt động hình thành kiến thức mới sử dụng trong các hoạt động tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới và dựa trên kiến thức tự tìm hiểu đó để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong BTTH. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm để các em có thể hợp tác cùng nhau đưa ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề thực tiễn hợp lí nhất, qua đó rèn luyện NLVDKT, năng lực hợp tác và giao tiếp. Trong hoạt động luyện tập và vận dụng GV sử dụng BTTH để học sinh củng cố và nâng cao kiến thức đã học. 
Quy trình sử dụng BTTH trong hình thành kiến thức
Bước 1: GV giao BTTH cho HS 
GV giao BTTH và nêu rõ nhiệm vụ HS phải thực hiện. 
Bước 2: Tổ chức thực hiện BTTH 
Tổ chức cho HS giải quyết BTTH theo nhiều hình thức khác nhau: 
- Làm việc cá nhân từng HS phân tích yêu cầu BTTH, tìm hiểu nội dung bài học, lựa chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể dẫn dắt thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện. 
- Tổ chức hoạt động nhóm: Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc cả hai hình thức này xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Những hoạt động này phát triển được ở HS các năng lực tư duy, phê phán, phản biện, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.. Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết. GV cần tạo môi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia thảo luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTH được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. 
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTH 
Bước 4: Kết luận về cách giải quyết BTTH 
Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra cách giải quyết BTTH hợp lí nhất. 
2.2.2. Lựa chọn xây dựng hệ thống BTTH khoa học, thiết thực, hấp dẫn phù hợp với nội dung dạy học 
- BTTH xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dung của chủ đề dạy học. 
- BTTH phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018 môn Công nghệ. 
- BTTH phải có tính thực tế, gắn với những sự kiện liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) tại địa phương như cách nông dân sử dụng phân bón, cải tạo đất, ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt.; sử dụng các câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt. 
- BTTH phải mang tính khả thi, đảm bảo những điều kiện cần và đủ để đưa đến giải pháp hợp lí, dễ chấp nhận. 
- BTTH phải vừa sức, phù hợp với trình độ người học. 
2.2.3. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động 
- Tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái nhưng nghiêm túc cho người học, thường xuyên động viên và khuyến khích HS tự do nêu phương án giải quyết vấn đề. 
- Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học để phát huy tính chủ động, tích cực ở người học. 
2.2.4. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học 
- Dùng các đoạn video, thí nghiệm, phim tư liệu, hình ảnh, sơ đồ về công nghệ trồng trọt để dẫn dắt các tình huống. 
- Sử dụng các thiết bị trình chiếu đa phương tiện để gây kích thích, lôi cuốn người học. 
- Sử dụng các phần mềm (zalo, azota, quizzi.) để kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua các BTTH. 
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra những nghiên cứu lí thuyết về việc sử dụng BTTH trong dạy học chương I, Công nghệ 10 - CNTT có thể hình thành và phát triển NLVDKT cho HS THPT. Kết quả của thực nghiệm ở trường THPT sẽ chứng minh giá trị thực tiễn, tính khách quan và tính khoa học của các kết quả nghiên cứu lý thuyết mà đề tài đã xác lập được. 
3.2. Mô tả cách thức thực nghiệm
Sau khi thiết kế các BTTH trong chương I - Giới thiệu về trồng trọt và chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết hỗ trợ dạy học. GV tiến hành dạy học các nội dung nói trên ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
- Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Tiên Du số 1, nơi tôi đang công tác.

Lớp – Trường
Sĩ số
TN
10A13 - Trường THPT Tiên Du số 1
36
ĐC
10A 14 - Trường THPT Tiên Du số 1
38
Lớp đối chứng và thực nghiệm đều có sĩ số xấp xỉ nhau, điểm đầu vào và ý thức học tập tương đương nhau. 
Trong quá trình dạy học và sau khi kết thúc các hoạt động dạy học chương I, để đánh giá xem có đạt được mục đích nghiên cứu ban đầu đề ra hay không, tôi đã dùng các công cụ sau:
Theo dõi, quan sát trực tiếp HS trong quá trình TNSP. 
Đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả kiểm tra 15 phút: Các lớp ĐC và TN được kiểm tra cùng 1 đề, các bài kiểm tra của lớp ĐC và TN cùng chấm theo thang điểm 10 và cùng 01 biểu điểm. Bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.
3.3. Kết quả thực nghiệm
- Về kết quả bài kiểm tra, tôi thống kê được phổ điểm lớp 10A13 cao hơn so với lớp 10A14
Bảng: Kết quả bài kiểm tra
Lớp
Số HS
Điểm
0-2
Điểm
3-4
Điểm
5-6
Điểm
7-8
Điểm
9-10
10A13
36
0
0
4
24
8
10A14
38
0
3
10
23
2

Kết quả trên phù hợp với kết quả thu được khi quan sát quá trình học tập môn CNTT 10 của HS. 
Ở lớp TN: Tinh thần học tập rất tốt, các em tích cực chủ động giải quyết các vấn đề học tập; HS bộc lộ tính tự lực trong học tập, tự tin chủ động trình bày ý kiến cá nhân của mình, có các ý tưởng sáng tạo khi giải quyết vấn đề thực tiễn; HS quan tâm hơn đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 
Ở lớp ĐC: Không khí học tập trầm hơn, đa số HS chủ yếu lắng nghe, không tỏ ra hứng thú, ít tham gia xây dựng bài. HS có rất ít kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề trong sản xuất tại địa phương, ít có các ý tưởng sáng tạo. 
3.4. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Khi thiết kế BTTH cần căn cứ vào yêu cần đạt của chương trình và tình hình kinh tế xã hội, lao động sản xuất tại địa phương; đảm bảo phù hợp với các đối tượng HS.
Tăng cường áp dụng CNTT vào việc thiết kế BTTH.
4. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã xây dựng được những định hướng chung về mặt phương pháp, quy trình thiết kế, cách thức sử dụng các BTTH. Trên cơ sở đó, giúp GV có thể áp dụng để thiết kế hệ thống BTTH ở các chương, các bài học tiếp theo.
5. Kiến nghị, đề xuất. 
a. Đối với nhóm/ tổ chuyên môn
 	Khuyến khích GV tự xây dựng hệ thống BTTH có chất lượng, phù hợp với các mức độ nhận thức và tư duy của HS nhằm kích thích mọi HS phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.
	Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi, chia sẻ phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường
 Trang bị đầy đủ và kịp thời về cơ sở vật chất cho lớp học: Loa, mic, máy chiếu, mạng internet ... đảm bảo tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn.
Tổ chức các buổi tham quan trải nghiệm các mô hình sản xuất trên địa phương giúp HS hứng thú trong môn học và bước đầu định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
c. Đối với Sở GD &ĐT
 	Cần tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học tích cực định hướng pháp triển phẩm chất năng lực HS từ đó nâng cao chất lượng học tập, tạo niềm vui hứng thú cho các em và trang bị hành trang cho các em sẵn sàng lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Trên đây là kết quả bước đầu mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng cho HS THPT môn Công nghệ 10, CNTT. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô. 
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp - Công nghệ trồng trọt 10 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). 
2. Phan Thị Thanh Hội- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017). Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học Sinh học 11. Tạp chí Giáo dục số 411, tr37. 
3. Phan Thị Thanh Hội- Nguyễn Thị Thu Hằng (2018). Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật. Tạp chí giáo dục số 432, tr 52-56. 
4. Chương trình tập huấn và bồi dưỡng GV môn Công nghệ (ETEP) Module 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
5. Chương trình tập huấn và bồi dưỡng GV môn Công nghệ (ETEP) Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Minh chứng 1: Một số hoạt động của HS
Minh chứng 2: Một số mô hình trồng trọt áp dụng CNC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do HS sưu tầm
Mô hình trồng dưa leo baby ở xã Minh Tân, Lương Tài (Bắc Ninh)
Mô hình trồng lá tía tô xuất Nhật ở Lương Tài (Bắc Ninh)
Cà chua VietGap của HTX nông sản an toàn Liên Ấp.
Minh chứng 3: Bài kiểm tra 15 phút kết thúc hoạt động thực nghiệm
Câu 1. Thông tin sau đề cập đến vai trò nào của trồng trọt “Nông sản đem về cho nền kinh tế 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021”. 
A. Đảo bảo an ninh lương thực 
B. Tạo việc làm cho lao động 
C. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp 
D. Tham gia vào xuất khẩu 
Câu 2. Câu nào đề cập đến 2 yếu tố trong trồng trọt là ánh sáng và nước ? 
A. Phân tro không bằng no nước 
B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa 
C. Cấy lúa ruộng lạ, gieo mạ ruộng quen 
D. Khoai đất lạ, mạ đất quen 
Câu 3. Hình ảnh nào thể hiện vai trò đảm bảo an ninh lương thực của trồng trọt? 
A B. 
C. D. 
Câu 4. Cho các nội dung sau:
1. Mô hình trồng dưa leo Baby ở xã Minh Tân, Lương Tài (Bắc Ninh) được trồng trong nhà kính (nhà màng), có sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt. 
2. Tại cơ sở trồng rau sạch thuộc thên Rền, xã Cảnh Hưng có thời gian bón phân, phun thuốc trừ sâu được ghi chép cụ thể và cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. 
3. Bắc Ninh hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh với nhiều giải pháp 4.0 như dùng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cho lúa. 
 4. Khu thực nghiệm công nghệ cao Bắc Ninh sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động tiết kiệm 90% công lao động, 70% chi phí điện nước, và tăng năng suất cây trồng. 
 5. Người dân tại các thành phố sử dụng thùng xốp để trồng rau trên sân thượng. 
 6. Nông dân tận dụng phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường. 
Nội dung nào thể hiện sự ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: 
A. 1,2,3 B. 1,4,5 C. 1,3,4 D. 4,5,6
Câu 5. Để thanh long ra quả vào mùa đông, tại các vườn thanh long nông dân thường thắp đèn vào buổi tối. Việc làm này có ý nghĩa gì? 
A. Bổ sung nhiệt độ sưởi ấm 
B. Bổ sung ánh sáng cho cây 
C. Xua đuổi côn trùng, sâu gây hại 
D. Ngăn ngừa các loại nấm gây hại 
Câu 6. Khi nói về các yếu tố chính trong trồng trọt, nhận định nào không đúng? 
A. Giống lúa ST 25 khi trồng ở Bắc Ninh và Hải Phòng nếu áp dụng cùng kĩ thuật canh tác, gieo cùng thời gian thì năng suất như nhau. 
B. Giống cây trồng làm một trong những yếu tố quan trọng nhất. 
C. Nếu thiếu nước hoặc thừa nước cây có thể bị chết. 
D. Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí cho cây. Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hợp một vài loại đất nhất định. 
Câu 7. Câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Đề cập đến các yếu tố trồng trọt nào? 
A. Đất, nước, giống, dinh dưỡng 
B. Nước, nhiệt độ, kĩ thuật canh tác, dinh dưỡng 
C. Nhiệt độ, nước, giống, dinh dưỡng 
D. Nước, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác, giống 
Câu 8. Hình ảnh sau mô ứng dụng công nghệ cao nào trong trồng trọt ? 
A. Công nghệ thủy canh 
B. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt 
C. Công nghệ khí canh 
D. Công nghệ tưới nước tự động 
Câu 9. Đọc thông tin sau: Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bắc Ninh, hiện tỉnh có 148 trang trại vườn, ao, chuồng (VAC) ứng dụng CNC, chiếm 60% tổng số trang trại toàn tỉnh. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt hơn 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đạt khoảng 50%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, khâu gieo trồng đạt khoảng 10%.
Ứng dụng của công nghệ nào được nhắc đến trong báo cáo trên?
A. Công nghệ nhà kính
B. Công nghệ tưới nước tự động
C. Cơ giới hóa trong trồng trọt
D. Công nghệ thủy canh
Câu 10. Trong giai đoạn cả thế giới đang phòng chống dịch Covid – 19 bùng phát, vai trò được ưu tiên hàng đầu của trồng trọt là
A. Tham gia vào xuất khẩu
B. Đảm bảo an ninh lương thực
C. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và công nghiệp
D. Tạo việc làm cho người lao động.
 Đáp án
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
B
B
A
B
A
D
A
C
B

PHẦN V: CAM KẾT
Tôi xin cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền.
Cam kết các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
Tiên Du, ngày 15 tháng 2 năm 2024
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Hà

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_tinh_huong.docx