Sáng kiến kinh nghiệm Ý nghĩa của bữa ăn gia đình. Cách làm hoa trang trí một số món ăn bằng rau, củ, quả

Cứ sau mỗi ngày làm việc, bữa cơm gia đình là khoảng thời gian để những người trong gia đình cùng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, trong công việc một cách chân thành nhất, giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn. Vì thế, bữa cơm gia đình được hiểu như biểu tượng hạnh phúc của tình yêu thương giúp thắt chặt hơn tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, đồng thời giúp cho những khoảng khắc “sum họp” trở nên trọn vẹn ý nghĩa nhất.

Ngày nay đã có bình đẳng giới, việc nấu nướng không chỉ la việc của phụ nữ. Tuy nhiên những bữa cơm gia đình thêm nhiều hương vị thì vai trò của người phụ nữ là vô cùng quan trọng trong gia đình người Việt. Người phụ nữ hiện đại dù phải tất bật với trăm công nghìn việc thì cũng nên biết nấu ăn, nắm bắt được khẩu vị của từng thành viên trong gia đình để giữ ấm gia đình mình. Bởi vậy trang bị cho các em học sinh một số kiến thức về nấu nướng là rất cần thiết, nhất là các em nữ.

Phần nấu ăn gia đình Công nghệ 6 trang bị cho các em một số kiến thức về: Cơ sở của ăn uống hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm… Qua đó các em biết cách chế biến một số món ăn thường gặp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của từng bữa ăn, biết cách bảo quản món ăn không mất giá trị dinh dưỡng. Đồng thời để món ăn thêm phần hấp dẫn thì cách trang trí bày biện món ăn cũng rất cần thiết, nhất là khi làm món ăn đãi khách, tiệc nhỏ, tiệc lớn, … Những tiết thực hành tỉa hoa trang trí món ăn từ rau, củ, quả đã góp phần rèn luyện kỹ năng đó cho các em học sinh.

doc 13 trang Hà Thanh 10/04/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ý nghĩa của bữa ăn gia đình. Cách làm hoa trang trí một số món ăn bằng rau, củ, quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ý nghĩa của bữa ăn gia đình. Cách làm hoa trang trí một số món ăn bằng rau, củ, quả

Sáng kiến kinh nghiệm Ý nghĩa của bữa ăn gia đình. Cách làm hoa trang trí một số món ăn bằng rau, củ, quả
để thể hiện tình thương và sự quan tâm, chia sẻ.
Giáo dục ý thức đoàn kết và lòng vị tha
Lòng yêu nước, tình thương người thường phải bắt đầu từ sự yêu thương cha mẹ, anh em và sự trân trọng, gìn giữ cội nguồn.  Tập quán tham dự những bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ dễ có được ý thức thuộc về một gia đình, thuộc về một tập thể qua đó phát triển ý thức đoàn kết, lòng vị tha và xây dựng được trách nhiệm “mình vì mọi người”. 
Những bữa cơm gia đình được sửa soạn theo cách riêng thích hợp với khẩu vị và thói quen của từng người lại được chăm chút bằng tình thương của người chị, người mẹ trong gia đình. 
Bữa ăn gia đình cảm giác ngon miệng là bữa ăn mà không khí gia đình vui vẽ và món ăn được chế biến ngon – hấp dẫn. Bởi vậy mỗi thành viên trong gia đình nên quan tâm đến cách chế biến món ăn, kể cả con cái. Nếu các em đang độ tuổi đi học thì khi về nhà dành một thời gian giúp đỡ đồng thời học hỏi mẹ cách chế biến và trang trí món ăn. Đến trường đối với học sinh Trung học cơ sở có thể học qua môn Công nghệ Phần Nấu ăn, hoặc có thể học qua Internet 
Để các em học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, rèn luyện kỹ năng làm hoa trang trí một số món ăn từ rau, củ, quả. Khi dạy đến phần nấu ăn môn Công nghệ 6 tôi đã đưa ra sáng kiến “Ý nghĩa của bữa ăn gia đình. Cách làm hoa trang trí một số món ăn bằng rau, củ, quả” để ứng dụng vào dạy học.
II - Giải quyết vấn đề:	
Cơ sở lí luận:
Cứ sau mỗi ngày làm việc, bữa cơm gia đình là khoảng thời gian để những người trong gia đình cùng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, trong công việc một cách chân thành nhất, giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn. Vì thế, bữa cơm gia đình được hiểu như biểu tượng hạnh phúc của tình yêu thương giúp thắt chặt hơn tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, đồng thời giúp cho những khoảng khắc “sum họp” trở nên trọn vẹn ý nghĩa nhất.
 Ngày nay đã có bình đẳng giới, việc nấu nướng không chỉ la việc của phụ nữ. Tuy nhiên những bữa cơm gia đình thêm nhiều hương vị thì vai trò của người phụ nữ là vô cùng quan trọng trong gia đình người Việt. Người phụ nữ hiện đại dù phải tất bật với trăm công nghìn việc thì cũng nên biết nấu ăn, nắm bắt được khẩu vị của từng thành viên trong gia đình để giữ ấm gia đình mình. Bởi vậy trang bị cho các em học sinh một số kiến thức về nấu nướng là rất cần thiết, nhất là các em nữ. 
Phần nấu ăn gia đình Công nghệ 6 trang bị cho các em một số kiến thức về: Cơ sở của ăn uống hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm Qua đó các em biết cách chế biến một số món ăn thường gặp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của từng bữa ăn, biết cách bảo quản món ăn không mất giá trị dinh dưỡng. Đồng thời để món ăn thêm phần hấp dẫn thì cách trang trí bày biện món ăn cũng rất cần thiết, nhất là khi làm món ăn đãi khách, tiệc nhỏ, tiệc lớn,  Những tiết thực hành tỉa hoa trang trí món ăn từ rau, củ, quả đã góp phần rèn luyện kỹ năng đó cho các em học sinh.
 Thực trạng vấn đề:
Cuộc sống với nhiều bận rộn, lo toan đã làm cho nhiều người nhiều khi không có đủ thời gian để chuẩn bị tốt một bữa ăn gia đình trọn vẹn. Ở thành phố, nơi có nhiều trung tâm kinh tế lớn thì hầu hết các gia đình đoàn tụ bữa ăn đầy đủ các thành viên chủ yếu là vào bữa ăn tối và những ngày cuối tuần, còn bữa trưa thì ăn ở cơ quan. Ở nông thôn về mặt thời gian công việc, nhiều khi mọi người có thể linh hoạt tự điều chỉnh được nên nếu muốn đảm bảo bữa ăn đoàn tụ thì có phần dễ hơn. 
Cơ quan tôi đang công tác là một trường học đóng trên địa bàn nông thôn, các em học sinh hầu hết xuất thân từ gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn. Khi tôi dạy Công nghệ 6 phần nấu ăn, một số học sinh vô tư kể rằng nhà em ít khi mua món ăn thật ngon, nhưng khi bố mẹ làm kiếm được số tiền khá hơn bình thường thì vì thương con nên mua một bữa nhiều thức ăn ngon cho con mình ăn uống thoải mái.
Một bất cập nữa ở các gia đình nông thôn đó là khi mùa màng về thì có nhiều người bố người mẹ đi làm quên trưa quên tối để kịp vụ mùa, nhiều khi bữa ăn ai về trước ăn trước, ai về sau ăn sau, thậm chí ăn vội vàng để đi làm tiếp, . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình, tình hình học tập của con cái về mặt thời gian lẫn tinh thần.
Nội dung và phương pháp thực hiện:
a) Giáo dục học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng bữa ăn gia đình:
Biết tình hình thực tế như trên thi khi dạy đến bài Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình thì tôi có hướng dẫn cụ thể các em hiểu một bữa ăn hợp lí là bữa ăn có các món ăn nằm trong bốn nhóm thức ăn (nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo và nhóm giàu vitamin – khoáng) với tỷ lệ thích hợp, phải thay đổi món ăn, cách chế biến để tránh nhàm chán. Một bữa ăn đủ dinh dưỡng không nhất thiết phải là những món ăn sang trọng, thậm chí các gia đình nông thôn có thể tự làm ra hoặc tự kiếm một số nguồn thức ăn trong tự nhiên đảm bảo an toàn thực phẩm. Ví dụ như tự trồng rau sạch, lúa gạo tự làm ra, cua, cá có thể một số gia đình bắt được từ ngoài đồng,  Bố mẹ bận bịu với nhiều công việc thì các em học sinh nếu có thể dành thời gian rãnh giúp bố mẹ những việc phù hợp sức mình. Sau khi học phần nấu ăn trong gia đình các em có thể về phụ giúp mẹ việc nấu nướng, bày biện món ăn đẹp mắt. Thay cho thói quen hằng ngày mẹ chuẩn bị bữa ăn cho các em thì ngày cuối tuần các em có thể thử sức tự chuẩn bị các món ăn, sau đó dựa vào kiến thức đã học các em trang trí món ăn của mình đẹp mắt hơn rồi mời cả nhà cùng ăn vui vẽ. Chắc rằng bố mẹ các em sẽ quên đi mệt nhọc sau ngày làm việc, tự hào hơn về các em.
Khi dạy đến phần này tôi có nhấn mạnh với các em bữa ăn ngon là bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, món ăn hấp dẫn và đặc biệt là không khí gia đình trong bữa ăn. Bữa ăn mà đầy đủ các thành viên trong gia đình, không khí vui vẽ, mọi người quan tâm nhau dù là cử chỉ nhỏ như gắp thức ăn cho nhau thì các món không sang chúng ta cũng cảm giác ngon miệng. Đó chính là giá trị tinh thần của bữa ăn.
Sau đây là một số hình ảnh về không khí bữa ăn gia đình mà tôi đã trình chiếu cho các em thấy trong quá trình dạy:
b) Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số rau, củ, quả:	
* Tỉa hoa, lá từ quả cà rốt, dưa chuột:
Chuẩn bị:
+ 1 củ cà rốt (chọn củ tròn và thẳng)
+ 1 quả dưa leo
+ Dao nhọn, sắc (nếu có dao tỉa hoa càng tốt), kéo nhỏ, nắp bút, ghim (hoặc tăm), nước lạnh và nước muối pha loãng
Thực hiện:
- Cà rốt gọt bỏ lớp vỏ. Đặt nằm lên thớt cắt thật mỏng thành những hình tròn. Chọn 3 lát hình tròn, dùng kéo cắt uốn lượn phía trên cho thật giống cánh hoa hồng. Khoét lỗ tròn phía dưới, đường kính khoảng 1,5cm (có thể lấy cái nắp bút ấn vào miếng cà rốt là được vòng tròn), ngâm vào nước lạnh 3 phút.
Khi cắt thành những hình tròn mỏng, nếu có hình nào hơi bị lẹm thì cũng đừng vội, chọn những cánh hơi lẹm, bạn cắt bớt đi 1/4, giữ lại 3/4 còn lại (như hình dưới), ngâm vào nước muối pha loãng 2 phút.
- Vớt tất cả các cánh hoa ra, lấy giấy ăn thấm khô. Chồng 3 cánh có khoét lỗ tròn lên nhau, 3 cánh chĩa ra 3 hướng. 
- Cuộn các cánh còn lại với nhau bằng cách: cuộn tròn 1 cánh đầu tiên, càng cuộn nhỏ càng tốt, sau đó tiếp tục cuộn bọc cánh thứ 2 quanh cánh thứ nhất, tiếp tục cho các cánh tiếp theo.
- Xâu những cánh hoa vừa cuộn lại được vào 3 cánh đục lỗ đã sắp sẵn, lấy cây ghim nhọn găm ngang qua (nếu không có ghim nhọn thì phải chuẩn bị 1 cái tăm được vót nhọn và nhỏ).
- Lấy tay nhẹ nhàng chỉnh sửa cho những cánh hoa bên trong xoè đều ra cho thật tự nhiên. Lúc này, nếu thấy ở giữa tâm bông hoa vẫn đang có lỗ rỗng to, thì lấy thêm 1- 2 cánh cuộn tròn rồi bổ sung vào phần giữa.
- Ngâm cả bông hoa vào nước lạnh khoảng 2 phút rồi đưa ra.
- Tỉa lá hoa hồng:
Tỉa lá hoa hồng bạn cũng dùng dưa chuột, tương tự cách tỉa lá ở bài tỉa hoa trang trí từ quả dưa chuột trước đó chúng tôi đã hướng dẫn.
Phần dây tơ hồng: Bổ đôi quả dưa leo, cắt lắt dài chạy dọc suốt quả dưa dày 3mm, bỏ phần ruột phía trong, chỉ lấy phần vỏ xanh bên ngoài dày 3mm.
Giờ thì chúng ta có thể trình bày hoa lá lên đĩa:
Với hướng dẫn dưới đây, các em thể nhanh chóng tỉa ớt thành hoa đơn giản.
Ớt tươi là gia vị được ưa thích trong mỗi bữa ăn. Trang trí món ăn bằng ớt tươi vừa bắt mắt lại vừa ăn được luôn. Từ những trái ớt thông thường và với những thao tác đơn giản bạn đã có những bông hoa đẹp rực rỡ. Một lưu ý nhỏ là để không bị cay tay bạn dùng găng tay nylon hoặc xát chanh lên tay trước khi tỉa ớt.
Tỉa ớt thành hoa ly
Bạn dùng kéo cắt phần đầu ớt rồi chia phần thân ớt ra làm 5 hay 6 cánh sau đó cắt sâu xuống cách cuống ớt 1 cm. Bạn tỉa vát cánh hoa rồi ngâm vào nước cho cong.
Cách tỉa cà chua thành hình bông hoa:
Món ăn sẽ trông hấp dẫn hơn nhiều khi được trang trí bằng bông hoa cà chua xinh xắn. Cách tỉa hoa cà chua không khó nhưng bạn phải thật khéo léo và chọn cho mình một con dao thật sắc nhọn để tỉa hoa cà chua được nhanh và đẹp hơn.
Nguyên liệu:  Cà chua chín hoặc quả kiwi; Dao sắc  
Cách làm: 
- Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, gọt vỏ. 
- Dùng dao sắc, gọt đều xung quanh quả cà chua sao cho phần vỏ có độ dầy đều nhau và từ đầu đến cuối không bị đứt. 
- Cẩn thận cuộn vỏ cà chua lại, một đầu cuộn chặt hơn để đầu kia xòe ra hình bông hoa. 
- Cuộn đến hết dây vỏ cà chua vừa gọt và thấy hình bông hoa thì dùng tăm nhọn xuyên qua để giữ chặt. 
- Bông hoa cố định và bạn có thể di chuyển, đặt nó ở nhiều vị trí khác nhau trên đĩa thức ăn. Trang trí món ăn bằng cà chua cũng là khâu quan trọng giúp món ăn thêm đẹp mắt, ngon miệng.
Cách tỉa cà chua thành con thỏ xinh xắn:  
Những chú thỏ xinh xắn được tỉa khéo léo từ cà chua sẽ giúp những đĩa thức ăn của gia đình thêm đẹp mắt. 
Cách tỉa cà chua thành hình chú thỏ khá dễ, với bất kỳ món ăn nào bạn cũng có thể dùng nó để trang trí. 
Cách làm: 
- Cà chua bi rửa sạch để ráo 
- Cắt dọc 1 miếng  nhỏ trên thân quả cà chua, lật úp phần phẳng vừa cắt xuống phía dưới. Miếng cà chua nhỏ vừa cắt ra thì dùng kéo nhọn tỉa một hình chữ V ở giữa tạo thành tai thỏ nhọn và dài. 
- Phần quả cà chua dùng dao nhọn khía một đường chéo từ trên xuống dưới, không cắt rời hẳn mà chỉ khía tạo rãnh. 
- Nhét miếng tai thỏ vào rãnh này. 
- Dùng tăm nhọn xiên lỗ tạo mắt hoặc nhét hạt vừng đen làm mắt cũng được. 
- Khía ngang một đường nhỏ phía sau quả cà chua, nhét một mẩu cà chua nhỏ hình tam giác vào làm đuôi (có thể tận dụng mẩu chữ V cắt lúc đầu ở phần tai) 
Tỉa cà chua thành trái tim đỏ mọng: 
Bên cạnh cách tỉa cà chua thành hoa, thành chú thỏ đáng yêu, chúng ta có thể dùng những quả cà chua bi để tỉa thành trái tim đẹp mắt. 
Những hình trái tim làm từ cà chua đỏ xinh xắn này sẽ là gợi ý trang trí món ăn giúp mâm cơm gia đình thêm lạ mắt. 
Cách làm: 
- Chọn quả cà chua tròn đều, cân đối. Dùng dao cắt chéo quả cà chua khoảng 1/3 tính từ phần cuống. 
- Phần nhỏ có cuống thì bỏ đi. Phần to còn lại bạn bổ dọc làm hai phần bằng nhau.  
- Úp hai miếng cà chua xuống, quay hai phần mặt cắt phẳng vào nhau, xếp cho khít lại. Bạn sẽ có một hình trái tim tròn đỏ mọng, dễ thương.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Mấy năm trước trường chúng tôi chỉ có hai máy chiếu nên muốn dùng máy chiếu đa chức năng vào dạy học là rất khó khăn và không chủ động. Hơn hai năm nay mỗi phòng học đều đã có máy chiếu riêng nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học rất chủ động và thuận lợi hơn trước nhiều. 
Đối với phần học Nấu ăn Công nghệ 6 thì tôi đã dùng phương pháp dạy máy chiếu và thực hành nhiều. Ví dụ: Hình ảnh các loại thực phẩm, các món ăn được trang trí đẹp, không khí bữa ăn gia đình và cách làm hoa trang trí món ăn từ rau, củ, quả, được tôi trình chiếu lên máy. Đối với bài thực hành thì tôi còn kết hợp làm mẫu và sau đó cho các em thực hành theo nhóm. Qua hai lớp 6 tôi dạy (năm học 2015-2016) thấy các em rất hứng thú học, nhất là các tiết thực hành tỉa hoa trang trí món ăn. Các em đưa đồ dùng đầy đủ, học nhiệt tình, mỗi em đều tự giác cao. Các loại hoa trên tôi đã cho các em làm thực hành, ban đầu nhiều em còn lóng ngóng nhưng sau đó các em đã làm được, thậm chí sau vài tiết thực hành nhiều em làm được các loại hoa rất đẹp, có một số em còn sáng tạo tỉa các loại hoa khác mà không qua hướng dẫn của giáo viên.
Ngoài ra, sau khi học phần học này các em đã về nhà giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp sức mình, trong đó có việc nấu nướng và trang trí món ăn làm cho món ăn ngon va hấp dẫn hơn. Các em đã góp phần làm bố mẹ vui lòng, bữa ăn thêm ấm cúng và vui vẽ hơn.
Sau đây là kết quả của học sinh khối 6 trước và sau khi tôi áp dụng chuyên đề vào dạy học:
Lớp
Sĩ số HS
Chưa áp dụng đề tài
Sau áp dụng đề tài
T
%
K
%
TB
%
Y
%
T
%
K
%
TB
%
6A
37
7
18.9
12
32.4
18
48.6
0
0
14
37.8
16
43.2
7
18.9
6B
36
3
8.3
8
22.2
20
55.6
5
13.9
8
22.2
13
36.1
15
41.7
III - Kết thúc vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra các bài tập tình huống về bữa cơm gia đình (nội dung liên quan đến cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn qua các món ăn, cách chế biến và trình bày món ăn, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, ) cho học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra các ý kiến. Các em học sinh rất hứng thú. Có nhiều em qua đó đã bày tỏ suy nghĩ của mình qua từng bữa cơm gia đình. Một vài học sinh đã mạnh dạn nói rằng, có lúc bữa cơm gia đình em được chuẩn bị khá chu đáo, món ăn hấp dẫn nhưng rồi bố đi làm sau đó đi ăn với đồng nghiệp, thế là bữa ăn vắng bố, em cảm giác không ngon miệng như bữa ăn đông đủ mọi người. Hoặc có lúc vì lí do nào đó bố mẹ giận nhau, thế là không khí bữa ăn gia đình nghe nặng nề, những lúc như vậy em cảm giác không muốn ăn, sau đó học cũng khó tiếp thu hơn. Bởi vậy, qua đề tài này tôi muốn mỗi chúng ta cần quan tâm đến bữa ăn gia đình, dù công việc bận rộn đến đâu cũng nên sắp xếp hợp lí để về sum hop với gia đình qua những bữa ăn để quên đi những mệt nhọc của công việc.
Còn về việc trang trí món ăn, phần thực hành làm hoa trang trang trí các em rất nhiệt tình, hứng thú học. Hiệu quả thể hiện qua sản phẩm mà các em làm ra, vừa đẹp lại có sự sáng tạo trong đó.
Môn học này có nội dung gần với ngoài đời sống hàng ngày của chúng ta, số tiết thực hành nhiều nên học sinh rất yêu thích. Về mặt thiết bị hỗ trợ trường đã đầu tư khá chu đáo. Tuy nhiên, cũng chính vì thực hành nhiều, trong khi phòng thực hành môn công nghệ và môn vật lí dùng chung nên có nhiều lúc trùng tiết làm cho tiết học gặp khó khăn, đồng thời có một số đồ dùng đã cũ nên hiệu quả giờ thực hành bị hạn chế.
Qua đây tôi kính mong cấp trên tạo điều kiện, dành nhiều thời gian hơn nữa cho môn học, nhất là bố trí tiết dạy sao cho các em được thực hành nhiều trên phòng bộ môn và trang bị thêm những thiết bị môn học đã cũ.
Trên đây là chuyên đề về môn học mà tôi đã đưa ra và đã ứng dụng trong dạy học. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài) 1
Giải quyết vấn đề: 3 
Cơ sở lí luận 3
Thực trạng vấn đề 4
Nội dung và phương pháp thực hiện 5
Hiệu quả sáng kiến 11
Kết thúc vấn đề 12
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Sách giáo khoa Công nghệ 6 phần: Nấu ăn trong gia đình
 - Sách giáo viên
 - Internet

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_y_nghia_cua_bua_an_gia_dinh_cach_lam_h.doc