SKKN Áp dụng thiết lập ma trận trong việc ra đề kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn Công nghệ Lớp 9
Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật của thế giới trong những năm đầu của thế kỉ XXI đã tạo ra những tiền đề, những khả năng để nhân loại vững bước vào tương lai. Nhưng đồng thời cùng với quá trình phát triển, nhân loại cũng gặp phải những thách thức mới cần giải quyết. Để khẳng định sự tồn tại của mình, con người buộc phải có những phẩm chất và năng lực thực sự để vươn lên, hoà vào nhịp sống mới. Việc đào tạo ra những con người như vậy có sự đóng góp to lớn của nghành giáo dục và nhà trường là nơi khởi đầu.
Đảng và nhà nước thấy rõ sự phát triển của xã hội gắn liền với sự nghiệp giáo dục, nên đã không ngừng đổi mới tìm ra phương pháp phát triển của ngành giáo dục một cách tối ưu nhất. Do đó hoạt động dạy học ở trường THCS hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở cấp Trung học.
"Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những hiệu quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào lao động cuộc sống" (Trích "Luật giáo dục")
Đồng thời với việc đổi mới phương pháp giảng dạy được bộ và sở giáo dục quan tâm và chỉ đạo từ nhiều năm nay, thì việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh là một vấn đề đang được quan tâm. Đặc biệt đối với bộ môn công nghệ nhất là công nghệ kỹ thuật thì việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh là một vấn đề khó. Với những suy nghĩ đó nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến vấn đề đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh như thế nào cho phù hợp vừa đảm bảo tính thực tế của nhà trường vừa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. Là một giáo viên được đào tạo theo chuyên nghành Lý – KTCN đã có nhiều năm giảng dạy môn công nghệ 9 tôi không khỏi trăn trở với việc nâng cao chất lượng môn học và tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học. Thời gian qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh. Ở bài này, tôi xin trình bày những suy nghĩ của mình trong việc áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo ma trận đối với bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ trong chương trình công nghệ lớp 9.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng thiết lập ma trận trong việc ra đề kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn Công nghệ Lớp 9

p án đúng ghi vào bài làm của mình. (3đ) Câu 1: Trong lắp đặt mạng điện kiểu nổi dùng ống cách điện, khi nối 2 ống luồn dây vuông góc với nhau ta thường dùng: A. Ống nối chữ T. B. Ống nối nối tiếp. C. Ống nối chữ L. D. Kẹp đỡ ống. Câu 2: Công tắc ba cực gồm có các cực sau: A. Hai động,một tĩnh. B. Hai tĩnh, một động. C. Một tĩnh, một động. D. Tất cả đều đúng. Câu 3: Dây dẫn không được buộc lại với nhau vì: A. Không thuận tiện khi sử dụng. B. Để dễ dàng cho việc kiểm tra mạng điện. C. Không đảm bảo mỹ thuật D. Để tránh nhiệt độ tăng, làm hỏng lớp cách điện Câu 4: Khi nối điện vào cầu chì ta phải nối vào: A. dây trung hòa B. dây pha. C. cả dây trung hòa và dây pha D. một dây khác. Câu 5: Có một mạch điện gồm 1 đèn muốn đóng, ngắt mạch ở 2 nơi ta phải dùng: A. Hai công tắc 3 cực. B. Một công tắc 3 cực, 1 công tắc 2 cực. C. Hai công tắc 2 cực D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 6: Thiết bị điện nào dưới đây là thiết bị đóng cắt của mạng điện trong nhà? A. Cầu chì. B. Phích cắm điện. C. Ổ cắm điện. D. Cầu dao. Phần II: Tự luận (7đ) Câu 1: a) (2 điểm) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn hai công tắc ba cực điều khiển một đèn? b) (2 điểm) Mạch điện này được sử dụng trong trường hợp nào? Khi lắp đặt mạch điện cần đảm bảo các tiêu chuẩn nào? Câu 2: (2điểm) Nêu các bước để thực hành lắp mạch điện? Câu 3: (1 điểm) Nêu ưu nhược điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm? MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN: CÔNG NGHỆ - 9 Năm học . Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Giới thiệu về nghề điện. - Trình bày được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2,0 20% 1 2,0 20% 2.Vật liệu điện, dụng cụ dùng trong lắp đặt MĐ - Cấu tạo, công dụng và phân loại dây dẫn điện. - Đọc kí hiệu dây dẫn điện trong bản vẽ. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1,0 10% 1 0,5 5% 3 1,5 15% 3. Sử dụng đồng hồ đo điện - Nhận biết các loại đồng hồ đo điện - công dụng của đồng hồ đo điện. - Biết đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 1,5 15% 1 1,0 10% 3 3,0 30% 4. Thực hành nối dây dẫn điện Biết các loại mối nối , qui trình nối dây dẫn điện - Nêu được các bước nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối Phương pháp nối dây dẫn điện. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 1,0 10% 1 0,5 5% 1 1,5 10% 4 3,5 35% T.Số câu T.Số điểm Tỉ lệ 5 3,0 30% 3 4,0 40% 3 3,0 30% 11 10 100% TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG Năm học ĐỀ KIỂM TRA Môn: Công nghệ 9 (Thời gian 45 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Đọc kỹ câu hỏi và chọn đáp án đúng ghi vào bài làm của mình. Câu 1. Dây cáp điện của mạng điện trong nhà là loại cáp: A. Một pha, điện áp thấp. B. Một pha, điện áp cao. C. Ba pha điện áp thấp. D. Ba pha, điện áp cao. Câu 2. Công tơ điện được lắp đặt ở mạng điện trong nhà với mục đích gì? A. Đo cường độ dòng điện. B. Đo công suất tiêu thụ của mạch điện. C. Đo đường kính dây dẫn. D. Đo điện trở mạch điện. Câu 3. Đo kích thước đường kính dây dẫn điện ta dùng: A. Thước lá. B. Thước cuộn. C. Thước cặp. D. Thước gấp. Câu 4. Quy trình nối dây dẫn điện nói chung có mấy bước: A. 6 bước. B. 7 bước. C. 5 bước. D. 4 bước. Câu 5. Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện: A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ. B. Dẫn điện đẹp, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ. C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện. D. Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ Câu 6. Dây dẫn bọc cách điện có ký hiệu M(nxF), trong đó chữ F là: A. Số lõi dây B. Số sợi dây C. Tiết diện của lõi dây dẫn D. Ký hiệu lõi dây làm bằng đồng. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2đ) Nghề điện dân dụng có vị trí, vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ? Câu 2: (2,5đ) Dây dẫn điện trong nhà được nối với nhau bằng cách nào? Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó có sử dụng được không, Tại sao? Câu 3: (2.5đ) Công dụng của đồng hồ đo điện? Tại sao trên vỏ máy biến áp cần có vôn kế và ampe kế? MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN: CÔNG NGHỆ - 9 Năm học . Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Giới thiệu nghề điện dân dụng. Vật liệu điện Cấu tạo, công dụng và phân loại dây dẫn điện. - Trình bày được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng. đặc điểm vật liệu điện Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 0,5 5% 1 1 10% 2 2,0 20% 2. Sử dụng đồng hồ đo điện - Phân loại của đồng hồ đo điện. công dụng của đồng hồ đo điện. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 1 10% 2 1,5 15% 3. Thực hành nối dây dẫn điện - Nêu được các bước nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối Biết nối dây dẫn điện theo đúng qui trình. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 1 10% 1 1 10% 3 2,5 25% 4. Thực hành Lắp mạch điện bảng điện Nêu được chức năng của bảng điện Nêu được các bước vẽ sơ đồ mạch điện Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 1 0,5 5% 1 1 10% 1 2 20% 4 4 40% TS câu TS điểm Tỉ lệ 3 3,0 30% 7 4,0 40% 2 3,0 30% 12 10 100% TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG Năm học .. KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Công nghệ 9 (Thời gian 45 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) (Đọc kỹ câu hỏi và chọn đáp án đúng ghi vào bài làm của mình.) Câu 1. Cấu tạo của dây cáp điện gồm có: A. Lõi dây, vỏ bảo vệ. B. Lõi cáp, lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp. Câu 2. Thế nào là vật liệu cách điện? A. Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. B. Vật liêu cách điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 3. Đồng hồ điện được dùng để đo điện trở mạch điện: A. Oát kế. B. Ampe kế. C. Ôm kế. D. Vôn kế. Câu 4. Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện: A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ. B. Dẫn điện đẹp , có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ. C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện. D. Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ Câu 5: Khi lắp ổ cắm điện vào bảng điện thì ổ cắm điện được mắc: A. Nối tiếp với nguồn điện. B. Hai dây vào ổ cắm nối với cầu chì. C. Song song với nguồn điện. D. Nối hỗn hợp. Câu 6. Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là: A. Mang đồ bảo hộ lao động. B. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. C. Cách điện tốt với đất. D. Cả A, B, C đều đúng PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Cho biết nội dung lao động của nghề điện. - Em hãy nêu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Câu 2: (2 điểm) - Nêu qui trình chung nối dây dẫn điện? - Trình bày cách nối dây dẫn thẳng (lõi nhiều sợi)? Câu 3: (3 điểm) - Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện? - Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang? *KẾT QUẢ SO SÁNH Chất lượng bài kiểm tra khi chưa sử dụng ma trận đề: Năm học C.Lượng Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém % trên TB 2011- 2012 9A 15% 27,5% 47,5% 10% 90% 9B 14% 29,2% 44,8% 12% 88% - Chất lượng bài kiểm tra khi sử dụng ma trận đề: Năm học C.Lượng Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém % trên TB 2012 - 2013 9A 27,5% 37,5% 30% 5% 95% 9B 29% 30,2% 36,8% 4% 96% 2013 - 2014 9A 30,8% 40,4% 28,8% 100% 9B 45,5% 39% 25,5% 100% Trong quá trình giảng dạy chúng ta đều biết việc kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học. Nó giúp học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình để tiếp tục vươn lên, nó cũng giúp cho giáo viên thấy được những thành công và hạn chế của mình trong giảng dạy để không ngừng cải tiến phương pháp dạy của mình cho phù hợp. Việc kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ học dưới hình thức này hay hình thức khác và gắn liền với việc đánh giá thành tích của học sinh. Kiểm tra đánh giá là xác định xem sự lĩnh hội tri thức của học sinh có phù hợp với mục tiêu, chuẩn của chương trình môn học hay không. Khi đánh giá thành tích của học sinh một mặt cần cố gắng hết sức khách quan, cố gắng sao cho việc đánh giá phụ thuộc càng ít càng tốt vào những sự kiện ngẫu nhiên, mặt khác cần chú ý rằng việc đánh giá có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Vì thế việc cho điểm không thể tuỳ tiện. Giáo viên nên lựa chọn có phân biệt các câu hỏi hay bài làm cho từng học sinh cụ thể. Việc đánh giá kiến thức của học sinh trong từng trường hợp phải phù hợp một cách chính xác với kết quả mà học sinh đạt được. Trong quá trình dạy học và giáo dục, việc kiểm tra và đánh giá thành tích của học sinh nhằm thực hiện những chức năng khác nhau. Chúng dùng để phân tích trình độ kiến thức và trình độ phát triển mà học sinh đạt được và tạo điều kiện rút ra những kết luận nhằm tiếp tục hoàn thiện việc giảng dạy, đồng thời làm cho học sinh nhận thức được chất lượng các kết quả đạt được. Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình để học tập kết quả hơn. Thực tế trong quá trình giảng dạy, tuỳ theo đặc điểm, mức độ nhận thức của học sinh mà giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi và tình huống kiểm tra cho phù hợp. Mặt khác để khắc phục điểm hạn chế khi sử dụng đề kiểm tra theo "phương pháp trắc nghiệm khách quan" giáo viên không nên sử dụng cùng một đề, cùng câu hỏi cho học sinh trong một lớp. Các câu hỏi và đáp án lựa chọn có thể được đảo vị trí hoặc thay đổi hình thức câu hỏi, sử dụng nhiều đề cho một lần kiểm tra tránh việc học sinh có thể hỏi bài và nhắc bài cho nhau. Các bài kiểm tra trên không phải là những bài mẫu điển hình mà chỉ là các bài kiểm tra minh họa tôi đã sử dụng trong thời gian giảng dạy của mình. * Ưu điểm cúa việc xây dựng ma trận đề cho bài kiểm tra: - Với đặc điểm tình hình đối tượng học sinh của trường THCS Trung Phụng, hình thức kiểm tra theo ma trận đã thực sự phần nào mang lại hiệu quả trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khích lệ học sinh tham gia vào quá trình học, gây sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Đồng thời làm cho chính bản thân mỗi thầy cô giáo cũng phải tự hoàn thiện mình trong công tác giang dạy. - Việc ra đề kiểm tra theo ma trận đã khắc phục được tình trạng ra đề khó, không đồng đều với kiến thức học trong từng bài, từng chủ để, từng chương của môn học. (Việc ra đề theo kinh nghiệm của giáo viên theo chủ quan thích phần nào thì kiểm tra nhiều phần đó). Chính vì vậy giáo viên có thể lựa chọn các câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo dựa trên mục tiêu cụ thể của bộ môn, đảm bảo kiểm tra toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú ý đến tính phổ thông đại trà và tính phân loại học sinh. Qua đó giáo viên phát hiện được sự phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp. Thông qua chất lượng bài kiểm tra giúp học sinh nhận biết được khả năng học tập của mình so với năng lực mục tiêu đề ra, tìm được nguyên nhân sai sót từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học. * Hạn chế: Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói chung và đối với môn công nghệ nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần phụ thuộc vào chính bản thân giáo viên do ngại khó, không muốn thay đổi. Mặt khác do cơ sở vật, phương tiện dạy học ở một số nhà trường còn nhiều hạn chế, lạc hậu so với xu thế phát triển hiện nay. C. KẾT LUẬN Trong việc giảng dạy, điều phải thường trực trong ý thức giáo viên là làm sao ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh còn phải bồi dưỡng cho học sinh cách suy nghĩ, tư duy nhận thức, tư duy vận dụng của học sinh thông qua các bài học trên lớp làm cho học sinh có tầm nhìn ra ngoài rộng hơn có hiểu biết; có kĩ năng bước đầu vận dụng sáng tạo kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống. Trên đây là một số suy nghĩ của tôi trong việc xây dựng và sử dụng ma trận đề trong việc ra đề kiểm tra 45 phút. Những bài minh họa trên không phải là những bài mẫu điển hình và tốt nhất. Song việc thiết lập ma trận trong các bài kiểm tra đã giúp tôi có được sự thành công nhất định trong tiết dạy, đồng thời cũng đã khẳng định phần nào chất lượng thực của bản thân học sinh. Việc lựa chọn và đưa ra các câu hỏi mang tính sư phạm cao nhất định sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy. Đó là điều mong đợi của tôi nói riêng và của tất cả các bạn đồng nghiệp nói chung. Chúng ta đều biết không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nên cần vận dụng, phối hợp chúng với nhau một cách khéo léo. Việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên chúng ta. * Một số khuyến nghị: Để có một chất lượng học sinh thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội đang là vấn đề nan giải của ngành giáo dục nước nhà nói chung và của ngành giáo dục Quận Đống Đa nói riêng. Qua thực tế giảng dạy hiện nay ở THCS Trung Phụng tôi thiết nghĩ muốn nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo không những phải đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới cách đánh giá mà còn phải đổi mới ngay bản thân mỗi giáo viên chúng ta. Đó là phải rèn luyện bản thân, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn công nghệ cần có sự quan tâm hỗ trợ rất nhiều mặt của các cấp quản lý giáo dục, sự đầu tư của tất cả các cơ quan giáo dục, các trường, các ban ngành nhưng sự nhiệt tình cố gắng của giáo viên là rất quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu đó tôi mạnh dạn khuyến nghị lên cấp trên một số ý kiến sau: + Đối với giáo viên: - Cần hỗ trợ và bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên, giúp giáo viên có được phương tiện hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn. - Cần tổ chức các buổi chuyên đề ngoại khoá có chất lượng với qui mô lớn nhằm giúp giáo viên có được kiến thức thực tế. + Đối với trang thiết bị cơ sở vật chất - Cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học trong các nhà trường đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trên đây là một số ma trận đề được tôi thiết lập khi ra đề kiểm tra đã được tôi áp dụng trong quá trình dạy của mình. Mặc dù nó không phải là các ma trận đề hay nhất, tối ưu nhất song tôi cũng mạnh dạn đưa ra kính mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn kiến thức bản thân để giảng dạy ngày một tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Thị Hằng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới phương pháp dạy học công nghệ ở trường THCS - Nhà xuất bản giáo dục 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên hè 2011 3. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn công nghệ của chương trình THCS 4. Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 9 - Nhà xuất bản giáo dục
File đính kèm:
skkn_ap_dung_thiet_lap_ma_tran_trong_viec_ra_de_kiem_tra_dan.doc