SKKN Dạy học chủ đề – Đổi mới Công nghệ Lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2
Theo chương trình môn Công nghệ ban hành năm 2018, môn Công nghệ hình thành,phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khíhậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,...
Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được đề cập trong Chương trình tổng thể. Với việc coi trọng phát triển tư duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào PPDH mà GV lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào PPDH cụ thể thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội tri thức. Vì vậy việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và bộ môn Công nghệ nói riêng ở trường phổ thông là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay. Quan điểm dạy học tích cực là định hướng quan trọng đã được lựa chọn và vận dụng trong việc đổi mới nhiều PPDH cụ thể khác nhau. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
LHĐN (Flipped classroom) là một mô hình dạy học hiện đại trái ngược hoàn toàn với môi trường dạy học truyền thống thay vì GV là người trực tiếp truyền thụ kiến thức ở trên lớp thì GV cần phải khai thác các nguồn học liệu số, tìm kiếm các công cụ hỗ trợ để truyền tải kiến thức ở bên ngoài lớp học. Ngược lại, HS thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học từ sự hỗ trợ của GV và từ các video bài giảng, phiếu giao nhiệm vụ… Mô hình này không chỉ giúp HS phát huy và rèn luyện ý thức tự học, tính chủ động, làm chủ quá trình học tập từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS, mà còn giúp đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học chủ đề – Đổi mới Công nghệ Lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2

nhà trường + Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trong nhà trường, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, hiệu quả vào dạy học, trong đó có mô hình LHĐN. + Cần triển khai thử nghiệm mô hình LHĐN ở một số lớp điển hình, sau đó lan rộng ra các lớp, để các GV có cơ chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. + Tổ chức các đợt hội thi hội giảng trong nhà trường dạy học thử nghiệm các mô hình mới, coi trọng về đổi mới phương pháp. + Tăng cường hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động tự bồi dưỡng của GV, tạo điều kiện cho GV tâm huyết thử sức và cống hiến. - Đối với GV: + GV dành thời gian tìm hiểu về mô hình LHĐN, thiết kế các kế hoạch bài học theo phương pháp này, thực hiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp và tiếp tục hoàn thiện phương pháp. + Tự học hỏi, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong soạn bài và giảng dạy. + Tăng cường các biện pháp sư phạm khuyến khích HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tổ chức môi trường học tập dân chủ. + Hướng cho HS phương pháp học đi đôi với hành, đồng thời xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn để từ đó chủ động nâng cao tính tự giác trong học tập của HS. + Khi vận dụng mô hình LHĐN vào dạy học, GV không được vận dụng một cách máy móc mà phải có sự linh hoạt, tuỳ vào trình độ, thái độ học tập của HS từng lớp mà GV cần có sự điều chỉnh hợp lí. + GV cần có biện pháp quản lí cũng như kiểm tra việc tự học ở nhà của HS khi đó việc vận dụng mô hình LHĐN vào dạy học mới thực sự phát huy hết hiệu quả. + Để phát triển NLTH cho HS khi vận dụng mô hình LHĐN, GV khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần nêu các tình huống có vấn đề để kích thích được hứng thú cũng như năng lực tư duy sáng tạo của HS, từng bước hình thành một thói quen học tập, chủ động và sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Hướng dẫn HS làm việc với SGK, tài liệu tham khảo, đưa ra một hệ thống câu hỏi, gợi ý vừa có tính chất phát hiện, nêu vấn đề, vừa so sánh, đánh giákhi đó giờ học mới thực sự phát huy được tính tự học của HS. - Đối với HS: + Cần trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ học tập. + Cần hình thành thói quen, NLTH ở nhà, tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp. + Cần hình thành năng lực tự mình giải quyết vấn đề liên quan. + Cần tăng cường hợp tác nhóm, trao đổi với bạn bè và tương tác với thầy cô giáo trong quá trình học tập. 5. Hướng phát triển của đề tài - Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. - Nghiên cứu, tìm hiểu thêm các phương pháp dạy học tích cực khác để tăng sự hứng thú, kích thích người học. - Chia sẻ, học hỏi, hỗ trợ các đồng nghiệp trong và ngoài bộ môn ở đơn vị, cũng như các đơn vị khác. Đề tài này được thực hiện dưới sự giúp đỡ của các em HS, các đồng nghiệp, cũng như ban giám hiệu nhà trường. Dù đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu song đề tài còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của tôi trở nên hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Thiết kế và Công nghệ 10, Bộ Cánh Diều, Nguyễn Trọng Khanh (tổng chủ biên), Nguyễn Thế Công (chủ biên). NXB GD 2. Sách GV Thiết kế và Công nghệ 10, Bộ Cánh Diều, Nguyễn Trọng Khanh (tổng chủ biên), Nguyễn Thế Công (chủ biên). NXB GD 3. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Bộ GD&ĐT 4. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực GV THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ. Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Trọng Khanh 5. Mô đun 2: “Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT”. Bộ GD&ĐT 6. Mô đun 9: “Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh”. Bộ GD&ĐT 7. Các tài liệu khác trên mạng Internet. PHỤ LỤC KHẢO SÁT VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích của khảo sát Thông qua khảo nghiệm nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, để từ đó hoàn thiệncác giải pháp cho phù hợp với thực tiễn. 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.1 Nội dung khảo sát Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất, trên cơ sở thực tiễn tại Trường THPT Quỳ Hợp 2, bằng phương pháp chuyên gia, chúng tôi đã tiến hành thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, các bước được thực hiện như sau: * Bước 1: Xây dưng các mẫu phiếu xin ý kiến. * Bước 2: Lựa chọn đối tượng khảo sát. * Bước 3: Thu thập các ý kiến và xử lý kết quả Quá trình khảo sát được tiến hành một cách độc lập với hai nội dung: - Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất với 4 mức độ: Rất cấp thiết; Cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cấp thiết. - Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi. 2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Để tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tôi xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được xây dựng trong đề tài tại trường THPT Quỳ Hợp 2. Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 4 mức độ từ cao đến thấp và được lượng hoá bằng điểm số. + Tính cấp thiết: Rất cấp thiết (4 điểm); Cấp thiết (3 điểm); Ít cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm). + Tính khả thi: Rất khả thi (4 điểm); Khả thi (3 điểm); Ít khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm). Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lí số liệu trên bảng thống kê, tính tổng điểm (Σ) và điểm trung bình (X) của các biện pháp đã được khảo sát, sau đó xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. 3. Đối tượng khảo sát Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 88 người gồm: Ban giám hiệu: 4; Tổ Khoa học tự nhiên: 24; GV nhóm Công nghệ công nghiệp THPT Quỳ Hợp 2: 9; Nhóm Công nghệ công nghiệp THPT Quỳ Châu : 2; Nhóm Công nghệ công nghiệp THPT Quế Phong: 2; HS lớp 10C5: 47 4. Nội dung khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI Kính gửi Quý Thầy/Cô giáo! Chúng tôi là Lang Ly Huynh - Nguyễn Viết Hợp - GV bộ môn Công nghệ công nghiệp, Trường THPT Quỳ Hợp 2. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2” Vì vậy chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm mục đích khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, để từ đó hoàn thiện các giải pháp cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, học tập. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Câu 1. Theo thầy cô, việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào môn Công nghệ công nghiệp 10 có thực sự cấp thiết không? A. Rất cấp thiết B. Cấp thiết C. Ít cấp thiết D. Không cấp thiết Câu 2. Theo thầy cô, việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong chủ đề - Đổi mới công nghệ môn Công nghệ công nghiệp 10 nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS có thực sự cấp thiết không ? A. Rất cấp thiết B. Cấp thiết C. Ít cấp thiết D. Không cấp thiết Câu 3. Theo thầy cô việc sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược có cấp thiết hay không? A. Rất cấp thiết B. Cấp thiết C. Ít cấp thiết D. Không cấp thiết Câu 4. Theo thầy cô cần thiết kế các kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, đa dạng hoá các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường tính tự học của HS có thực sự cấp thiết trong bối cảnh dạy học hiện nay không? A. Rất cấp thiết B. Cấp thiết C. Ít cấp thiết D. Không cấp thiết Câu 5. Theo thầy cô, việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thay thế và tạo các mô hình phục vụ dạy học có thực sự cấp thiết không? A. Rất cấp thiết B. Cấp thiết C. Ít cấp thiết D. Không cấp thiết Câu 6. Theo thầy cô, việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào môn Công nghệ công nghiệp 10 có thực sự khả thi không? A. Rất khả thi B. Khả thi C. Ít khả thi D. Không khả thi Câu 7. Theo thầy cô, việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong chủ đề - Đổi mới công nghệ môn Công nghệ công nghiệp 10 nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS có thực sự khả thi không? A. Rất khả thi B. Khả thi C. Ít khả thi D. Không khả thi Câu 8. Theo thầy cô việc sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược có khả thi hay không? A. Rất khả thi B. Khả thi C. Ít khả thi D. Không khả thi Câu 9. Theo thầy cô cần thiết kế các kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, đa dạng hoá các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường tính tự học của HS có khả thi trong bối cảnh dạy học hiện nay không? A. Rất khả thi B. Khả thi C. Ít khả thi D. Không khả thi Câu 10. Theo thầy cô, việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thay thế và tạo các mô hình phục vụ dạy học có thực sự khả thi không? A. Rất khả thi B. Khả thi C. Ít khả thi D. Không khả thi Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1VoYUjeQ8NktC_9cu3MD9wyR18kg Vx6YeLarHAb5nBuw/edit 5. Kết quả khảo sát 5.1 Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất Bảng PL.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của đề tài “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình LHĐN nhằm nâng cao NLTH cho HS trường THPT Quỳ Hợp 2” (n = 88) TT Biện pháp Mức độ đánh giá X Thứ bậc Rất cấp thiết Cần thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1 Vận dụng mô hình LHĐN vào môn Công nghệ công nghiệp 10 65 73.9 12 13.6 11 12.5 0 0.0 3.6 2 2 Vận dụng mô hình LHĐN trong chủ đề - Đổi mới công nghệ môn Công nghệ công nghiệp 10 nhằm nâng cao NLTH cho HS 70 79.5 13 14.8 5 5.7 0 0.0 3.7 1 3 Sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình LHĐN. 52 59.1 22 25.0 14 15.9 0 0.0 3.4 4 4 Thiết kế các kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN, theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, đa dạng hoá các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường tính tựhọc của HS. 60 68.2 16 18.2 12 13.6 0 0.0 3.5 3 5 Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thay thế và tạo các mô hình phục vụ dạy học. 49 55.7 19 21.6 20 22.7 0 0.0 3.3 5 Trung bình chung 296 47.0 82 13.0 62 9.8 0 0.0 3.5 5.2. Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất Bảng PL.1. Kết quả khảo sát tính khả thi của đề tài “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình LHĐN nhằm nâng cao NLTH cho HS trường THPT Quỳ Hợp 2” (n = 88) TT Biện pháp Mức độ đánh giá X Thứ bậc Rất cấp thiết Cần thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1 Vận dụng mô hình LHĐN vào môn Công nghệ công nghiệp 10 60 68.2 12 13.6 16 18.2 0 0.0 3.5 2 2 Vận dụng mô hình LHĐN trong chủ đề - Đổi mới công nghệ môn Công nghệ công nghiệp 10 nhằm nâng cao NLTH cho HS 65 73.9 10 11.4 13 14.8 0 0.0 3.6 1 3 Sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình LHĐN. 50 56.8 18 20.5 20 22.7 0 0.0 3.3 4 4 Thiết kế các kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN, theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, đa dạng hoá các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường tính tựhọc của HS. 55 62.5 16 18.2 17 19.3 0 0.0 3.4 3 5 Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thay thế và tạo các mô hình phục vụ dạy học. 46 52.3 17 19.3 25 28.4 0 0.0 3.2 5 Trung bình chung 276 43.8 73 11.6 91 11.4 0 0.0 3.4 Biểu đồ so sánh mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài Kết luận: Từ kết quả trưng cầu ý kiến trong biểu đồ ở trên cho thấy rõ, tính cấp thiết và tính khả thi khá cao của các biện pháp đề xuất trong dạy học chủ đề - Đổi mới công nghiệp (SGK 10 – Cánh Diều) bằng mô hình LHĐN nhằm tăng khả năng tự học cho HS tại trường THPT Quỳ Hợp 2. Một số ít ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất là ít cấp thiết và ít khả thi (5.7% - 28.4%), đây là vấn đề cần tìm hiểu các nguyên nhân và khắc phục để phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Nhưng với biện pháp đưa ra được đánh giá là rất cấp thiết và rất khả thi (52.3% - 79.5%), nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy – học chương trình GDPT mới tại Trường THPT Qùy Hợp 2. Điều này chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đề xuất trong đề tài bước đầu đã được Ban giám hiệu, các cán bộ GV và HS đánh giá cao. PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HS SỐ 1 Kính gửi các em HS! Hiện nay thầy đang nghiên cứu đề tài: “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2” Để khảo sát tính thực tiễn chính xác của đề tài, thầy rất mong nhận được ý kiến của các em về một số vấn đề dưới đây. Bằng cách khoanh tròn vào các phương án, thầy rất mong nhận được ý kiến mà các em lựa chọn. Học sinh lớp:. Trường:. Tỉnh:.. 1. Thời gian dành cho việc tự học ở nhà (ở trường) của các em trong khoảng bao nhiêu lâu: A. Dưới 30 phút B. Từ khoảng 30 phút – 1 tiếng C. Từ khoảng 1 tiếng – 2 tiếng D. Trên 2 tiếng 2. Có cần thiết phải tự học ở nhà không? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Ít cần thiết D. Không cần thiết 3. Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng tự học của các em: A. Chưa có ý thức tự học B. Sự hứng thú với môn học C. Nội dung môn học D. Ý kiến khác Cảm ơn câu trả lời của các em! PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HS SỐ 2 Kính gửi các em HS! Hiện nay thầy đang nghiên cứu đề tài: “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2” Để khảo sát tính thực tiễn chính xác của đề tài, thầy rất mong nhận được ý kiến của các em về một số vấn đề dưới đây. Bằng cách khoanh tròn vào các phương án, thầy rất mong nhận được ý kiến mà các em lựa chọn. Học sinh lớp:. Trường:. Tỉnh:.. 1. Sau tiết học tổ chức bằng mô hình lơp học đảo ngược, em thấy các giờ học khác có nên áp dụng phương pháp này không: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Ít cần thiết D. Không cần thiết 2. Khả năng tự học của em sau khi được trải nghiệm mô hình lớp học đảo ngược? A. Rất tự tin B. Tự tin C. Ít tự tin D. Không tự tin Cảm ơn câu trả lời của các em! PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GV Kính gửi các em HS! Hiện nay thầy đang nghiên cứu đề tài: “Dạy học chủ đề – Đổi mới công nghệ lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2” Để khảo sát tính thực tiễn chính xác của đề tài, thầy rất mong nhận được ý kiến của các em về một số vấn đề dưới đây. Bằng cách khoanh tròn vào các phương án, thầy rất mong nhận được ý kiến mà các em lựa chọn. Học sinh lớp:. Trường:. Tỉnh:.. 1. Thầy/cô đánh giá thế nào về thái độ học tập của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn Công nghệ công nghiệp: A. Rất thích thú, hào hứng B. Chưa tự tin, hứng thú C. Bình thường D. Còn nhút nhát 2. Thầy/cô đánh giá thế nào về sự phù hợp việc áp dụng mô hình lớphọc đảo ngược trong giảng dạy môn Công nghệ công nghiệp 10: A. Rất phù hợp B. Phù hợp C. Ít phù hợp D. Không phù hợp Cảm ơn câu trả lời của các quý thầy cô!
File đính kèm:
skkn_day_hoc_chu_de_doi_moi_cong_nghe_lop_10_bang_mo_hinh_lo.docx
SKKN Dạy học chủ đề – Đổi mới Công nghệ Lớp 10 bằng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao năng lực.pdf