SKKN Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS

Mục đích của môn học là góp phần định hướng, phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh (HS). Trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản định hướng nghề nghiệp là: “Học để chuẩn bị, học để thích ứng với lĩnh vực nghề nghiệp HS lựa chọn sau tốt nghiệp” cũng nhưu bước đầu chuẩn bị hành trang cho các em tiếp tục học lên trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Theo đó môn Công nghệ THCS có vai trò trang bị cho HS tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi cần có để theo học, lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Các em cũng có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giúp đỡ gia đình, địa phương như khâu vá, nấu ăn, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, lắp đặt mạng điện…. và hình thành được tác phong công nghiệp, kĩ năng sống và lao động theo một quy trình công nghệ hợp lí.

Tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet, … học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua kinh nghiệm của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của giáo viên rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động tích cực khai thác nội dung bài học.

Theo tôi, đổi mới phương pháp dạy học trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực lấy học sinh làm chủ thể trung tâm.

docx 37 trang Hà Thanh 19/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS

SKKN Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS
ay mê học tập. Kết quả kiểm tra sau mỗi tiết học cũng cho thấy đa số các em hiểu bài, nắm được nội dung cốt lõi của bài học ngay tại lớp.
Lớp
Thời gian
Sĩ số
Xếp loại điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm7A1
SauTN
40
35
87,5
5
 12,5
0
0
0
0
Đối chứng 7A1
TrướcTN
40
29
72,5
9
22,5
2
5
0
0
Thực nghiệm 8B
SauTN
47
32
68
15
32
0
0
0
0
Đối chứng 8B
TrướcTN
47
26
55
18
38,6
3
6,4
0
0
Thực nghiệm 9A
SauTN
41
33
80,5
8
19,5
0
0
0
0
Đối chứng 9A
TrướcTN
41
28
68,3
6
31,7
0
0
0
0
C. PHẦN KẾT LUẬN 
Trong Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã đề cập tới việc lựa chọn Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học, áp dụng vào một vài nội dung để thấy được tác dụng của việc đổi mới các PPDH và KTDH trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS, để từ đó giúp HS hình thành và phát triển năng lực học tập. Những năm học sau có thể áp dụng tốt hơn nếu như sáng kiến có kết quả tốt.
Vấn đề dạy học các bài trong môn công nghệ cần phải thay đổi theo định hướng đổi mới PPDH, KTDH để phát triển năng lực của người học. Có như vậy, việc dạy học bộ môn mới thực sự có ý nghĩa.
Qua việc áp dụng những nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này, bước đầu tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn với môn học; tích cực thể hiện năng lực học tập của bản thân học sinh, từ đó bản thân tôi đã tìm được một số biện pháp khích lệ, làm cho học sinh yêu môn học, say mê tìm hiểu và phần nào giúp cho định hướng nghề nghiệp sau này và đặc biệt là học sinh rất hứng thú với việc liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn. Bên cạnh đó giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh trong quá trình dạy học để bồi dưỡng và củng cố thêm cho học sinh.
Tuy vậy do thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm vào những năm học tới, đồng thời có sự thay đổi rút kinh nghiệm, trau rồi học hỏi kinh nghiệm nhằm giúp quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân ngày một tốt hơn.
Tôi xin đề nghị BGH nhà trường cùng các cấp quản lý tiếp tục tạo điều kiện và giúp đỡ tôi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Cổ Bi, ngày 18 tháng 03 năm 2023.
 Người thực hiện.
 Trương Thị Hồng Loan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 1998.
2. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2014.
3. Tài liệu tập huấn chương trình phổ thông mới 2018 môn công nghệ.
4. Dạy học phát triển năng lực môn Công nghệ Trung học cơ sở- NXB Sư Phạm– Lê Huy Hoàng (Chủ biên)
5. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông”.Bộ Giáo dục-Đào tạo tháng 11/2012.
PHỤ LỤC 1
1.Giáo án word Bài 4 – Công nghệ 7- Kết nối tri thức với cuộc sống
TIẾT 6 - BÀI 4: THU HOẠCH SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT 
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh (HS) sẽ:
- Trình bày được mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Nêu được một số phương pháp trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Vận dụng kiến thức thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn.
2. Năng lực: Thông qua bài học sẽ tạo điều kiện để HS hình thành và phát triển:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Từ trải nghiệm thực tế cuộc sống kết hợp tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp cho việc nghiên cứu thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hình thành kiến thức về mục đích, yêu cầu và tìm ra các phương pháp thu hoạch bảo quản sản phẩm trồng trọt, hợp tác trong thực hiện hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
2.2. Năng lực đặc thù : 
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được nội dung cơ bản về mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Hình thành được các nội dung liên quan tới thu hoạch sản phẩm trồng trọt tạo tranh trên bảng phụ.
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ: Biết cách sử dụng một số dụng cụ thu hoạch.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để HS:
	- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm biết được mục đích, yêu cầu và các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt. 
	- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trung thực trong học tập, cẩn thận trong thực hiện các thao tác với mẫu vật.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên (GV):
- Tranh, ảnh, video liên quan đến kĩ thuật thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Mẫu vật: Hoa hồng, hoa hướng dương, mùi tàu, rau cải canh, hành (mùng tơi cải củ, ớt, ).
- Bảng phụ, giấy A3, bút dạ, kéo, khay.
2. Học sinh: 
- Học bài cũ.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước: Bài 4 - Thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Sưu tầm hình ảnh, video về thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu: 
- Học sinh xác định được vấn đề cần học tập là mục đích, yêu cầu và các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
b) Nội dung:
- Học sinh theo dõi video liên hệ với bài học và trả lời câu hỏi.
c) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi
H: Những tiết học trước các em đã được học các bước nào trong quy trình trồng trọt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV quan sát kịp thời tháo gỡ nếu HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, lắng nghe câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và giới thiệu bài.
- Giáo viên dẫn dắt để cùng HS nêu được mục tiêu bài học, xác định được các nội dung cần tìm hiểu của bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (28 phút)
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
- Nêu được các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
b) Nội dung: 
- HS làm việc nhóm thảo luận các nội dung:
 ND1: Mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
 ND2: Một số phương pháp thu hoạch.
- HS thảo luận nhóm kết hợp với kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi có liên quan tới nội dung bài học
c) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu và các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt
* Nhiệm vụ 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm:
- Nội dung thảo luận:
Nội dung 1: Mục đích và yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
Nội dung 2: Một số phương pháp thu hoạch.
- Hình thức thảo luận: Nhóm chuyên gia
- Thời gian thảo luận: 3 phút
GV mời đại diện 1 nhóm tại 1 khu gắp thăm nội dung thảo luận.
GV thông báo nội dung thảo luận của các nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS dựa trên nội dung đã chuẩn bị tiến hành thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, sử dụng các nguyên liệu có sẵn trên bàn, trình bày ý kiến của nhóm ra bảng phụ và giấy A3
- GV theo dõi, quan sát các nhóm thảo luận, kịp thời hỗ trợ HS nếu HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Kết quả của nhóm được thể hiện trên bảng phụ để lại nhóm.
Sản phẩm trên giấy A3 mang sang nhóm mảnh ghép để tiếp tục nghiên cứu, thảo luận nội dung bài.
- GV quan sát HS trình bày và nhận xét, kịp thời hỗ trợ nếu HS vướng mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 GV nhận xét hoạt động nhóm, hướng dẫn HS chuyển sang nhiệm vụ 2
* Nhiệm vụ 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chiếu sơ đồ, hướng dẫn HS di chuyển hình thành nhóm mảnh ghép.
Giao nhiệm vụ thảo luận tại ví trí nhóm mảnh ghép. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS di chuyển theo sơ đồ tới nhóm mảnh ghép (mang theo giấy A3).
HS (là thành viên nhóm chuyên gia) lần lượt báo cáo nội dung đã thảo luận tại nhóm chuyên gia. Các HS khác đóng góp ý kiến để hoàn thiện nội dung. 
- GV theo dõi, quan sát các nhóm thảo luận, kịp thời hỗ trợ HS nếu HS gặp khó khăn.
Bước 2: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV mời đại diện HS 1 nhóm bất kỳ lên trình bày kết quả thảo luận nhóm trên bảng phụ về ND1: Mục đích và yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
GV hướng dẫn HS xem video mà HS sưu tầm, nêu câu hỏi để HS suy nghĩ thảo luận làm rõ mục đích, yêu cầu của thu hoạch.
 H: Tại sao cần thu hoạch dâu tây đúng lúc, nhanh gọn, cẩn thận?Thu hoạch bằng hình thức nào?
 HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu một số dụng cụ sử dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt. Dẫn dắt chuyển sang phần thảo luận nội dung 2.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả trên bảng phụ về ND2: Một số phương pháp thu hoạch.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về các phương pháp thu hoạch. 
- GV chiếu hình ảnh cánh đồng lúa chín và đặt câu hỏi.
 H: Trong trường hợp này theo em sẽ áp dụng phương pháp thu hoạch nào thì hiệu quả cao? Giải thích vì sao?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá.
-GV chiếu hình ảnh ruộng lúa chín (ruộng bậc thang).
H: Trong trường hợp này theo em sẽ áp dụng phương pháp thu hoạch nào thì hiệu quả cao? Giải thích vì sao?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2
GV nhận xét về hoạt động nhóm của HS, dựa trên sản phẩm của HS chốt kiến thức và đánh giá mức độ hoàn thiện kiến thức của HS, hình thành sơ đồ tư duy trên bảng.
I. Mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt
1. Mục đích: 
- Đảm bảo nông sản ít bị tổn thất nhất
- Đảm bảo chất lượng tốt nhất.
2. Yêu cầu: 
- Thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn, cẩn thận.
- Sử dụng phương pháp và dụng cụ phù hợp với từng loại cây trồng.
II. Một số phương pháp thu hoạch
1. Phương pháp thủ công
- Hái: rau, đỗ, chè
- Nhổ: cà rốt, su hào, củ cải...
- Đào: khoai tây, khoai lang, sắn
Cắt: lúa, hoa
2. Phương pháp cơ giới 
Sử dụng các các loại máy phù hợp để thu hoạch.
Ví dụ: Máy hái chè, máy nhổ cà rốt

3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS củng cố kiến thức bài học thông qua trả lời các câu hỏi, tình huống. 
b) Nội dung:
- HS trả lời 2 câu hỏi về thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm
c) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chiếu hình ảnh về ổi Đông Dư, rau mùng tơi trồng ở Văn Đức, lạc trồng ở Lệ Chi nêu câu hỏi 
H: Em sẽ áp dụng phương pháp nào để thu hoạch các sản phẩm sau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS quan sát các hình ảnh và suy nghĩ tìm câu trả lời.
GV quan sát và kịp thời hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
 GV mời ngẫu nhiên HS trình bày ý kiến cá nhân và mời HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kịp thời hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
GV nhận xét, bổ sung và chốt câu trả lời đúng.
Nhiệm vụ 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 GV chiếu một vài hình ảnh ( phơi lúa, khoai sấy, rau củ được bảo quản trong tủ lạnh) và đặt câu hỏi
H: Sau khi thu hoạch chúng ta cần làm gì với các sản phẩm trồng trọt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
 GV mời ngẫu nhiên HS trình bày ý kiến cá nhân và mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
 GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng kiến thức đã học và thực hành thu hoạch một số sản phẩm trồng trọt có ở gia đình, địa phương. 
b) Nội dung: 
- Các nhóm tham gia trò chơi “Khéo tay thu hoạch”. 
c) Tổ chức thực hiện:
* GV chiếu slide giới thiệu về trò chơi và chỉ định 1 HS làm quản trò.
* HS làm quản trò tổ chức trò chơi theo các bước:
- Thông qua luật chơi
 	- Cử thư kí ghi lại kết quả các nhóm
- Lần lượt chiếu các câu hỏi. Các nhóm viết câu trả lời ra bảng. Hết 10 giây có hiệu lệnh để các nhóm giơ câu trả lời.
- Công bố đáp án
- Kết thúc trò chơi quản trò đếm số sản phẩm và tuyên bố đội giành chiến thắng.
* GV nhận xét, hướng dẫn HS thực hiện trải nghiệm thu hoạch sản phẩm trồng trọt, động viên, khuyến khích HS tích cực nghiên cứu và sử dụng các kiến thức đã học vào đời sống.
* Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Mỗi HS thu hoạch một vài nông sản và chụp ảnh hoặc quay video nộp lại vào zalo cho thầy cô.
- Hệ thống kiến thức đã học qua sơ đồ tư duy chuẩn bị cho tiết ôn tập giữa HKI
Phụ lục bài 4
I. Nội dung thảo luận tại các nhóm chuyên gia
Nội dung 1: Mục đích và yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Nội dung 2: Một số phương pháp thu hoạch
II. Các câu hỏi tổ chức trò chơi KHÉO TAY THU HOẠCH
Luật chơi
Lớp học chúng ta có một khu vườn với những sản phẩm đến lúc thu hoạch.
Các đội tham gia chơi trả lời lần lượt các câu hỏi bằng cách giơ bảng. Thời gian suy nghĩ trả lời mỗi câu hỏi là 10 giây
Khi có hiệu lệnh, các đội giơ câu trả lời. Đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất là đội giành chiến thắng và được nhận quà.
Nhóm trả lười đúng câu hỏi sẽ được tham gia trải nghiệm thu hoạch sản phẩm vào cuối giờ học.
Câu 1: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.
B. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
C. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được.
D. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.
Đáp án: A
Câu 2: Các loại nông sản như: tỏi, lạc được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Đào. B. Hái. C. Nhổ. D. Cắt.
Đáp án: C
Câu 3: Hãy chọn phương pháp thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng 
Loại cây trồng
Phương pháp thu hoạch
Khoai lang, khoai tây
Cắt
Củ cải, cà rốt
Đào
Tía tô, mùi tàu
Nhổ
Hoa hồng, hoa hướng dương
Hái
Đáp án: A – 2 B – 3 C – 4 D – 1
Câu 4: Trên một cánh đồng lúa, nếu dùng 3 máy gặt thì thu hoạch xong trong 6 ngày. Nếu dùng 6 máy gặt thì thu hoạch trong số ngày là: (năng suất các máy gặt như nhau)
A. 2 ngày. B. 3 ngày. C. 6 ngày. D. 12 ngày.
2 .Giáo án powerpoint Bài 4 – Công nghệ 7- Kết nối tri thức với cuộc sống
PHỤ LỤC 2
MỘT VÀI SƠ ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Sơ đồ tư duy bài: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi – Công nghệ 9
Sơ đồ tư duy bài: Bài Bản vẽ kĩ thuật – Công nghệ 8
Sơ đồ tư duy bài: chi tiết máy – Công nghệ 8
Sơ đồ tư duy bài: Đồ dùng loại điện quang- Đèn sợi đốt – Công nghệ 8
Sơ đồ tư duy bài: Chương may mặc trong gia đình – Công nghệ 6
Sơ đồ tư duy bài: Chương nấu ăn trong gia đình – Công nghệ 6
PHỤ LỤC 3
HÌNH ẢNH VÍ DỤ VỀ SẢN PHẨM STEM DO HS THỰC HIỆN VỀ THIẾT KẾ CHUỒNG NUÔI THÔNG MINH SAU KHI HỌC VỀ PHẦN CHĂN NUÔI
 MÔ HÌNH CHUỒNG NUÔI CỦA NHÓM HS LỚP 7A1

File đính kèm:

  • docxskkn_ket_hop_linh_hoat_hieu_qua_cac_phuong_phap_va_ky_thuat.docx