SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng trong nhà
Trong giáo dục, dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tính năng động,sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo, tự giác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành bộ môn là điều rất quan trọng.
Mô đun "Lắp đặt mạng điện trong nhà" thuộc phần ngành Điện kỹ thuật mang tính ứng dụng cao, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Nắm bắt được tâm lý không thích học lý thuyết về điện nhưng lại rất thích được lắp đặt một mạch điện mà vận hành được do chính tay mình thực hiện. Không phải lúc nào HS cũng có sẵn tiếp nhận kiến thức mới trong các tiết dạy học trên lớp với số lượng HS đông. Do vậy, khi bồi dưỡng HS giỏi môn học tôi quan tâm tới cách để HS tiếp cận kiến thức môn học thông qua sở thích được thực hành lắp một mạch điện cụ thể trong khả năng sẵn có của các em. Việc sử dụng phương pháp dạy học thông qua sở thích của HS để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ hơn và hứng thú hơn. Vì vậy, tôi xin trình bày kinh nghiệm: Bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà (LĐMĐTN) - Nhắm nâng cao chất lượng học sinh giỏi (HSG) trong dạy học môn Công nghệ 9 – Năm học 2021-2022
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt mạng trong nhà

: (dạy trong 4 tiết) 2.1. Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Phân nhóm thực hành ngồi theo nhóm 2 hoặc 3 HS. HS ngồi theo hình chữ U hướng lên bảng. 2.2. Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện theo quy trình (5 bước) Để thao tác mẫu tốt có tính hấp dẫn, GV cần chú ý: Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. - Cần thao tác trước cho học sinh quan sát một vài lần để cho học sinh nắm được một cách thành thục. - Trong quá trình thao tác mẫu GV cần: + Thao tác làm mẫu đúng quy trình thực hành. + Nhấn mạnh các điểm cốt yếu và kiểm tra về an toàn lao động. + Chọn vị trí đứng để đảm bảo cho tất cả học sinh đều quan sát thấy. + Dùng hình ảnh để chỉ rõ các bước phức tạp. + Dừng lại ở chỗ chủ chốt và hỏi học sinh để biết chắc chắn các em nắm vững vấn đề trước khi tiếp tục sang thao tác mới. 2.3. Giáo viên giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt mạch điện, uốn nắn và giải thích lại từng bước. + Sau khi thao tác mẫu phải hướng dẫn cho học sinh thực hành ngay để học sinh quan sát, bắt chước, làm theo Đối với các công việc phức tạp: Sau khi giáo viên làm mẫu có thể gọi học sinh làm thử. Cho HS cả lớp phân tích những điều làm được hoặc chưa làm được, hướng giải quyết. 2.4 Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí. Sau đó giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Mục tiêu chính của chủ đề là: Thông qua việc thực hành để tự mình hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn hoặc bộ đèn huỳnh quang (mạch đèn cầu thang) một cách trọn vẹn. Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện và lắp đặt được mạch điện theo yêu cầu. - Đây là chủ đề thực hành, sử sụng phương pháp trực quan và hoạt đông nhóm là chủ yếu. - Trong thời gian đầu tôi sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau: + Cho học sinh quan sát công tắc 3 cực (1 cực động, 2 cực tĩnh) kết hợp với hình ảnh mặt trước và mặt sau của công tắc 2 cực và công tắc 3 để học sinh có thể phân biệt rõ ràng hơn 2 loại công tắc này từ đó so sánh sự khác nhau của 2 loại công tắc đó. + Để cho cả lớp quan sát dễ dàng, GV thực hiện kết hợp giữa lời giảng và trình chiếu máy chiếu với vật thật được phóng qua máy chiếu vật thể. Dưới đây là một ví dụ cụ thể: Quan sát mặt trứớc, mặt sau và kí hiệu của hai công tắc, cho biết công tắc ba cực có cấu tạo khác với công tắc hai cực như thế nào? + Học sinh vẽ sơ đồ nguyên lí, qua tìm hiểu nguyên lí mạch điện sau đó xác định những yếu tố sau: Mạch điện gồm những phần tử nào? - Muốn mạch điện được an toàn cần mắc thiết bị nào? Cách mắc? - Hai công tắc mắc với nhau như thế nào? - Bóng đèn, hai công tắc và cầu chì được mắc như thế nào với nhau? - Hai công tắc 3 cực trong mạch đèn này có chức năng gì? - Mối liên hệ của đèn với hai công tắc ba cực trên đây là gì? + Giáo viên sử dụng mô hình mạch điện đèn cầu thang kết hợp với trình chiếu để minh họa việc xây dựng thiết kế sơ đồ lắp đặt mạch điện nào cho phù hợp yêu cầu làm việc của mạch điện. + Kết hợp giữa sơ đồ nguyên lí và mô hình mạch điện đèn cầu thang, hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để vẽ sơ đồ lắp đặt, lập phương án lắp đặt. + Từ sơ đồ lắp đặt kết hợp với mô hình yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm chọn ra (các dụng cụ, vật liệu và thiết bị) trình ra theo vị trí nhóm. 4. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết: Các tình huống xảy ra chủ yếu là tính kỉ luật trong học hành của HS chưa nghiêm, cụ thể: - Tính kỉ luật của nhóm còn thể hiện ở thực phần công viêc cá nhân - GV giám sát kỉ luật của HS trong thực hành (TH): Cách thức làm việc của từng cá nhân? có thực hiện đúng quy trình TH chung hay không? Tính tự giác làm việc của mỗi thành viên? nhắc nhở nhóm tuân theo nội quy thực hành. - Qua quan sát HS thao tác sai thì yêu cầu ngừng HĐ nhóm nghe và xem GV thao tác mẫu lại một lần nữa. GV chỉnh các điểm sai cơ bản ở HS qua phân tích điển hình. * Kết thúc buổi, còn khoảng 30 phút các nhóm hoàn thành sản phẩm, giáo viên kiểm tra theo nhóm: Nhóm quy định dây kết nối mạng điện lưới 220V là dây màu gì? Dây nối pha có qua cầu chì bảo vệ không. Các công tắc mắc như thế nào. kiểm tra xong cho HS của nhóm trực tiếp nối phích điện vào ổ điện có bút thử điện phát hiện ổ nối pha. Khi vận hành – đèn không sáng thì coi đây là tình huống học tập nâng cao được dự đoán trước như sau: - Hiện tượng thường thấy mạch điện có bộ đèn huỳnh quang: Hiện tượng Nguyên nhân Cách xử lí khắc phục 1. Bật công tắc đèn không sáng - Mất điện? - Do công tắc hỏng - Do tiếp xúc của các cực dây chảy cầu chì không tốt - Do đứt ngầm dây dẫn nối tới bộ đèn - Do các cực của bóng đèn không tiếp xúc với đui lấy điện. - Do các cực của đèn ống bị hỏng (cháy dây tóc) - Do tiếp xúc điện ở các chân tắc - Do chấn lưu hỏng - Kiểm tra có mất điện thật không (K.tra bằng bút thử điện) - Kiểm tra sự tiếp điện giữa các cực động và cực tĩnh của công tắc, các vít nối dây có lỏng thì vít lại. Công tác hỏng thì thay thể. - Kiểm tra và khắc phục tiếp xúc không tốt ở cầu chì. - Ngắt điện kiểm tra thông mạch các đoạn dây nối của bộ đèn, chấn lưu nối và cách điện đúng KT. - Phát hiện bóng đèn cháy dây tóc thì thay bóng khác cùng loại. - Dùng tay di chân bóng đèn, di chân tắc te cho các cực của chân đèn, tắc te nối điện, Thay chấn lưu. 2. Bật công tắc đèn sáng song có tiếng kêu ro ro phát ra từ bộ đèn nghe khó chịu. - Do hộp đèn cố định trên tường bằng các vít để lỏng. - Do chấn lưu cố định trong máng đèn lỏng. - Do lõi thép của chấn lưu ghép lỏng (ít gặp) - Ngắt điện tháo mở hộp đèn phát hiện vị trí vít lỏng, vị trí làm chấn lưu dung -> lắp cố định lại. - Nếu do lõi thép ghép lỏng có thể cố định chặt được thì làm, thay thế chấn lưu khác cùng loại 3. Tháo đèn ống ra nhưng khi lắp lại đèn không vào được đui đèn. (Chỉ loại đèn dùng chấn lưu điện cảm thôi) - Do quá trình tháo đèn ra hai bán nguyệt nhựa cách điện ở giữa bị xoay và chặn đường rãnh đưa chân đèn vào đui đèn để xoay cho tiếp xúc cực dẫn điện. - Do bị kẹt chân đèn không tiếp xúc các cực đèn ở đui đèn. - Dùng ngay hai chân đèn ống HQ xoay nhẹ hai nửa vành khuyên nhựa đen để rãnh đui đi thẳng vào giữa hai vành khuyên này. Khi lắp đưa hai chân đèn đi theo rãnh khe này kệch tầm thì xoay 1/4 vòng để chân đèn tiếp xúc cực đèn (Cảm giác chặt tay một chút là được) - Chỉnh độ đàn hồi của lá đồng các cực ở đui đèn. - Tổ chức được các nhóm nhận xét đánh giá chéo qua kết quả kiểm tra thông mạch bằng bút thử điện, vận hành mạch điện của nhóm. - Tổng hợp, giáo viên nhận xét đánh giá theo hướng phát triển năng lực thực hành, chú trọng phát triển kiến thức bằng khả năng năng lực tự học và tư duy thực hành công nghệ. Rút kinh nghiệm các buổi tiếp theo. - Cất đồ đúng quy định. Vệ sinh nơi làm việc. Tắt điện. Cất đồ đúng quy định. Vệ sinh nơi làm việc. Tắt điện. C. BÀI GIẢNG TRÌNH CHIẾU MINH HỌA: I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị * Dụng cụ: * Chuẩn bị vật tư thiết bị: Quan sát mặt trước, mặt sau và kí hiệu của hai công tắc, cho biết công tắc ba cực có cấu tạo khác với công tắc hai cực như thế nào? II. Trình tự và nội dung thực hành 1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện a. Phương án 1: sử dụng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn sáng bình thường b) PHƯƠNG ÁN 2: CÓ SỬ DỤNG MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐiỀU KHIỂN HAI LOẠI ĐÈN SÁNG LUÂN PHIÊN, SÁNG BÌNH THƯỜNG II. Trình tự và nội dung thực hành 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện * Chú ý: Tùy không gian lắp đặt MĐ mà chọn các phƣơng án ta vẽ SĐ lắp đặt cho phù hợp. a) Kiểu lắp đặt MĐ trên bảng thực hành kích thước 0,7mX0.9m Kiểu sơ đồ lắp đặt mạch điện trên bảng TH (Kiểu đi dây ngầm) b, Kiểu lắp đặt mạch điện rời, không cần bảng thực hành. c) Kiểu sơ đồ lắp trên bảng thực hành đi dây nổi II. Trình tự và nội dung thực hành 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện d) Kiểu lắp đặt thực tế một không gian nhà ở. e) KIỂU LẮP RỜI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN BỘ ĐÈN HUỲNH QUANG h) KIỂU LẮP TRÊN BẢNG TH CÓ SỬ DỤNG MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN 2 ĐÈN SÁNG BÌNH THƯỜNG, AN TOÀN 4. THỰC HÀNH CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT MACH ĐIỆN THEO YÊU CẦU: CÁC NHÓM LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT PHÙ HỢP VỚI PHẦN TB, ĐỒ DÙNG ĐIỆN HIỆN CÓ VÀ THEO SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT ĐÃ THIẾT KẾ ĐƯỢC GV DUYỆT HOÀN THÀNH SẢN PHẨM Mạch điện sử dụng một công tăc hai cực và một công tắc ba cực điều khiển các đèn sáng luân phiên, sáng bình thường và an toàn D. KẾT QUẢ THỰC HIÊN SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: Kết quả chất lượng học tập của HS phụ thuộc vào hai yếu tố : tính tích cực học tập của HS và vai trò chủ đạo nội dung, phương pháp của thầy. Tôi đã áp dụng sử dụng các phương pháp trên hầu như tất cả các chủ đề trong việc ôn và bồi dưỡng lý thuyết cũng như thực hành trong nội dung lắp đặt mạng điện trong nhà môn Công nghệ 9, kể cả bồi dưỡng HSG các cấp. Qua áp dụng giảng dạy trên đối tượng thực là học sinh giỏi lớp 9 trong nhiều năm chúng tôi đã nhận được một số kết quả bước đầu như sau: + Qua rèn kỹ năng thực hành để kích thích năng lực tự nhận thức cho các em. Các em hiểu và nhớ sâu hơn kiến thức đã học, chất lượng môn học ngày càng được nâng cao thông qua việc rèn kỹ năng thực hành nghiêm túc. + Duy trì số lượng HSG cấp Thành phố hằng năm, số lượng HSG cấp huyện tăng có nhiều giải cao. Phát triển năng lực tư duy thực hành công nghệ ở HS. + Học sinh đã có ý thức hăng hái và yêu thích hơn trong các giờ học chung với lớp học chính khóa trong môn Công nghệ 9. + Các em được bồi dưỡng là nhân tố tích cực trong các giờ thực hành là nhân tố điển hình trong nhóm học trên lớp, phát huy được khả năng hoạt động nhóm hiệu quả, sáng tạo. + Học sinh tự giác thực hành theo nề nếp quy định, thực hành có quy trình và có kết quả ngày một tiết bộ qua các bài thực hành trên lớp. Việc định hướng khả năng tự học kiến thức môn học qua thực hành ở HS được tự giác hơn, kỹ năng thực hành được nâng cao rõ rệt trong mỗi khoá học. Các em thực hiện dựa trên cơ sở làm mẫu của GV kết hợp sự sáng tạo hợp lý làm cho bài thực thành có ý nghĩa đích thực. Các em biết thực hiện theo một quy trình đã được rèn luyện. Đứng trước một đề thực hành “Lắp đặt mạch điện” các em thực hành đúng quy trình, không còn vụng về lắp đặt như trước nữa. Trong khi thực hành, các em không bị bỡ ngỡ nên bắt đầu từ đầu. Trong kỹ thuật nối dây, thắt nút dây ở đui đèn, khoan lỗ luồn dây... các em thực hiện một cách dễ dàng. Ý thức chủ động thực hành được năng cao. Thống kê kết quả thi HSG cấp trường cuối năm học 2021-2022 như sau: Tổng số HS tham gia thi chọn HSG Thi khảo sát chất lượng bộ môn cuối kỳ bồi dưỡng Ghi chú Giỏi Khá T. b Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 20 14 70 5 25 1 5 0 0 Có 06 HSGXS So sánh đối chứng đầu năm: Ghi chú: - Chọn 06 HS đạt kết quả xuất sắc (có năng lực thực hành công nghệ) có thể dự thi HSG Điện kỹ thuật cấp huyện. Song, kỳ thi HSG môn công nghệ 9 phân môn Điện kĩ thuật điện Thành phố không tổ chức Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: 1. Ý nghĩa của dạy hqc theo chủ đề đối với công việc giảng dạy, giáo dục: Qua việc thực hiện đề tài "KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC QUA THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MĐTN PHẦN ĐIỆN KỸ THUẬT - MÔN CÔNG NGHỆ 9" tôi nhận thấy: - Phương pháp dạy học trực quan “thực hành” kết hợp các phương pháp khác như hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ dàng tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua thực hành. Tuy vậy, trong quá trình dạy bồi dưỡng, một số học sinh vẫn chưa chú ý đến việc củng cố(lưu) lý thuyết thông qua các bước thực hành của giáo viên nên việc chiếm lĩnh kiến thức chưa đầy đủ, kết quả thi Thành phố chưa đạt theo mong muốn. Vì vậy trong quá trình dạy học tiếp theo, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt khai thác và vận dụng tốt các phương tiện sẽ kích thích được hứng thú tư duy kỹ thuật cho học sinh. - Việc khai thác tốt các hình ảnh và mô hình đưa ra thông qua phương pháp dạy học thực hành để phát triển năng lực tự học của HS trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, rèn kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng kiến thức về môn Công nghệ và có hứng thú lưu lại sâu hơn sau khi học hành. 2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng chuyên đề: Khi giảng dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt một số công việc sau đây: - Giáo viên cần chuẩn bị tốt nội dung bài dạy, soạn bài, xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng của của từng chủ đề học tập. - Trong quá trình giảng dạy để đạt kết quả cao giáo viên luôn đặt song song việc rèn kỹ năng thực hành với năng lực tự học về lý thuyết. GV thường xuyên rèn kỹ năng thực hành nhưng cũng thường xuyên phải kiểm tra về tính lưu kiến thức trong đầu của HS. Giáo viên cần chuẩn bị tình huống, sự cố bất thường trong quá trình rèn kỹ năng thực hành cho HS để tránh thụ động. Thấy mà bế tắc thì HS sẽ nản. - Với những kinh nghiệm có được, giáo viên vẫn cần thường xuyên nghiên cứu tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức để bồi dưỡng HSG mới phù hợp với sự phát triển của môn công nghệ ứng dụng, từ đó tránh được sự lúng túng hoặc sơ suất khi tiếp nhận các thiết bị mới trong ngành Điện kỹ thuật. II. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIÊN ĐỀ TÀI: - Quá trình dạy học có sử dụng đồ dùng thiết bị thực hành tương đối tốt kém, cần được nhà trường và cấp trên quan tâm đáp ứng kịp thời. - Dạy học đi đôi với diễn trình bằng hình ảnh làm tăng sự hấp dẫn và tăng hứng thú học tập của HS. Do vậy, nhà trường tạo điều kiện về phương tiện máy tính, máy chiếu mua thêm thiết bị đồ dùng điện hăng năm phục vụ cho giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn học. - Nhà trường có phòng thực hành thực hiện chức năng riêng với bộ môn Điện kỹ thuật (phòng lắp đặt, thí nghiệm điện) Trên đây là kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học qua thực hành lắp đặt MĐTN - phân môn Điện kỹ thuật. Rất mong được đóng góp ý kiến của cấp trên để chúng tôi có thể nâng hiệu quả chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng HS đầu khá - giỏi chuyên môn này trong giai đoạn tiếp theo. Tôi xin cam đoan SKKN trên đây là của chính cá nhân nghiên cứu viết và áp dụng trong năm học không hề sao chép bắt chước của ai. Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2022 Giáo viên thực hiện Đỗ Văn Tiến Phần bốn: CÁC TƯ LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo và tư liệu sử dụng: - Sách giáo khoa & sách giáo viên môn Công nghệ 8 + 9 - Các tài liệu liên quan tới môn học: VD: SGK vật lí 8 + 9 - Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức và chỉ đạo thực hiện chuyên môn của các cấp trong ngành. - Tư liệu hình ảnh thiết kế trên các phần mềm máy tính. - Tư liệu hình ảnh tải trên mạng Internet. Bài giảng điện tử & máy chiếu. - Sách hướng dẫn sử dụng máy chiếu vật thể. - Sổ thống kê mượn trả (GV thiết bị quản lý) ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở Ngày .. tháng năm 2022 Chủ tịch hội đồng: Đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học ngành giáo dục đào tạo huyện Ngày .. tháng năm 2022 Chủ tịch hội đồng: Đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học ngành giáo dục đào tạo thành phố Ngày .. tháng năm 2022 Chủ tịch hội đồng:
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_tu_hoc_qua_thuc_hanh_lap.docx