SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao

Công nghệ 6 là bộ môn ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhất là trong quá trình phát triển kinh tế gia đình, là tiền đề phát triển xã hội. Sự phát triển của bộ môn Công nghệ nói chung như cắt may, điện gia dụng, sửa xe đạp, nấu ăn, trang trí, trồng trọt, chăn nuôi,... được áp dụng từ lý thuyết sang thực tiễn hàng ngày của mọi gia đình nhất là đối với vùng miền và địa phương của chúng ta đang sinh sống, hầu hết nhân dân đều sống bằng nghề nông như: trồng lúa, hoa màu,...Qua nhiều năm canh tác, những vùng đất này trở nên ngọt hóa, màu mỡ, phì nhiêu, nhân dân đã canh tác từ một vụ sang hai vụ, rồi ba vụ. Có những xã chuyển từ nông nghiệp sang ngư nghiệp như: nuôi tôm, cá, ... Có những vùng nhân dân sinh sống bằng nghề đan đát như: đan thảm, giỏ, lăng, ... từ cây lục bình. Và hàng ngày trong cuộc sống, việc nấu ăn rất cần thiết cho mọi gia đình, chế biến những món ăn như thế nào để đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, trang trí, sắp xếp đồ đạc hàng ngày ở mọi gia đình sao cho hợp lí. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của mọi giáo viên là chú trọng nghiên cứu các phương pháp giảng dạy và áp dụng cho phù hợp với từng địa phương với từng đối tượng học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khi học tập trong nhà trường cũng như tham gia vào mọi hoạt động trong cuộc sống.
doc 7 trang Hà Thanh 19/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao

SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao
Tên SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bộ môn công nghệ đang giảng dạy trong nhà trường phổ thông là một môn mới được cải cách từ môn kĩ thuật và theo chương trình mới. Hiện tại, chúng ta gọi là một trong những bộ môn cần áp dụng từ lý thuyết sang thực hành và được áp dụng ngay vào đời sống gia đình hàng ngày và làm thế nào để sử dụng các dụng cụ thực hành phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu cùa nhiều giáo viên dạy môn công nghệ hiện nay.
Đây là một bộ môn mới có nhiều giáo viên cùng quan tâm tìm ra các giải pháp cho vấn đề này nhưng với cách làm chưa đồng bộ, thiết thực cho từng giải pháp đưa ra khiến cho việc giảng dạy một tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao.
Đến nay môn công nghệ vẫn là một bộ môn mới theo chương trình đổi mới SGK buộc chúng ta xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra giải pháp cụ thể và áp dụng đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của từng học sinh.
Đó là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu cần tìm ra một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao.
II. THỰC TRẠNG
Công nghệ là bộ môn khoa học, là cầu nối giữa các bộ môn khoa học như: Vật lí- Sinh học- Hóa học và các bộ môn khác. Do đó sự nhận thức về môn Công nghệ có giá trị thực tiễn trong đời sống sản xuất, góp phần hình thành cho học sinh tác phong công nghiệp, thói quen lao động và làm việc theo một quy trình công nghệ hợp lí để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Do đó, việc dạy môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết, đặc biệt là đối với các bài thực hành. Mục tiêu chủ yếu của dạy thực hành là hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết để đạt được mục tiêu của bài đặt ra. Vì vậy, giáo viên thao tác mẫu chuẩn là rất quan trọng, vì từ đó giúp học sinh có thể làm theo được.
Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong việc dạy và học mới, nhằm hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, thực hành ứng dụng,... Đặc biệt là hình thành cho học sinh kĩ năng, kỹ xảo, tư duy sáng tạo trong quá trình sống, học tập và làm việc để tạo ra sản phẩm.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Công nghệ 6 là bộ môn ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhất là trong quá trình phát triển kinh tế gia đình, là tiền đề phát triển xã hội. Sự phát triển của bộ môn Công nghệ nói chung như cắt may, điện gia dụng, sửa xe đạp, nấu ăn, trang trí, trồng trọt, chăn nuôi,... được áp dụng từ lý thuyết sang thực tiễn hàng ngày của mọi gia đình nhất là đối với vùng miền và địa phương của chúng ta đang sinh sống, hầu hết nhân dân đều sống bằng nghề nông như: trồng lúa, hoa màu,...Qua nhiều năm canh tác, những vùng đất này trở nên ngọt hóa, màu mỡ, phì nhiêu, nhân dân đã canh tác từ một vụ sang hai vụ, rồi ba vụ. Có những xã chuyển từ nông nghiệp sang ngư nghiệp như: nuôi tôm, cá, ... Có những vùng nhân dân sinh sống bằng nghề đan đát như: đan thảm, giỏ, lăng, ... từ cây lục bình. Và hàng ngày trong cuộc sống, việc nấu ăn rất cần thiết cho mọi gia đình, chế biến những món ăn như thế nào để đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, trang trí, sắp xếp đồ đạc hàng ngày ở mọi gia đình sao cho hợp lí. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của mọi giáo viên là chú trọng nghiên cứu các phương pháp giảng dạy và áp dụng cho phù hợp với từng địa phương với từng đối tượng học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khi học tập trong nhà trường cũng như tham gia vào mọi hoạt động trong cuộc sống.
Quá trình khảo sát cụ thể đầu năm học năm 2017- 2018, gồm 02 lớp (6A3 và 6A4) trường THCS Long Phú, kết quả như sau:
Số liệu
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6A3
41
6
14.6
10
24.4
17
41.5
8
19.5
6A4
41
7
17
9
22
16
39
9
22
	1. Về phía giáo viên:
Việc đào tạo các cấp, các bậc nói chung và giáo viên dạy môn công nghệ nói riêng còn chắp vá có khi dạy chéo môn, đào tạo cấp tốc,... chưa có phòng riêng để giảng dạy các tiết thực hành, dụng cụ chưa đầy đủ. Trong khi đó yêu cầu thực hành tiết dạy là rất cần thiết, do vậy chất lượng tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao.
Do sợ khống chế được thời gian nên đa số giáo viên dạy tiết thực hành còn lúng túng nên giáo viên làm thay học sinh trong quá trình thực hành quá nhiều, dẫn đến học sinh thụ động, phụ thuộc vào giáo viên, không phát huy được tính sáng tạo của mình.
Còn một số giáo viên chưa chuẩn bị được vật mẫu, hình vẽ và có hướng dẫn nhưng chỉ hướng dẫn qua loa.
Giáo viên chọn vị trí đứng chưa phù hợp hoặc hình vẽ, vật mẫu còn quá nhỏ chưa đạt yêu cầu.
Giáo viên chưa nhấn mạnh được những điểm cần lưu ý, những chỗ học sinh thường hay sai.
Vì vậy, còn một số học sinh chưa nắm được các quy trình thực hiện. Do đó giáo viên chưa hình thành cho học sinh được kĩ năng thực hiện, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh
2. Về phía học sinh:
Trường THCS Long Phú là một trường có đa số học sinh là con em người dân tộc Khmer. Tuy đã qua nhiêu năm thực hiện chương trình đổi mới SGK dạy và học theo phương pháp mới nhưng về phía học sinh vẫn còn nhiều bất cập.
Vấn đề tiếp thu, tiếp cận với tiết thực hành còn chậm nên các thao tác của học sinh còn nhiều hạn chế do bộ môn Công nghệ cần được thực hành nhiều mà cụ thể là học sinh chưa quen với cách tự làm, đa số học sinh ở vùng sâu, vùng xa nên dụng cụ và nguyên liệu chưa có để chuẩn bị.
Về phương pháp học tập, học sinh vẫn chưa định hình được cách học như thế nào là phù hợp với bộ môn, học sinh còn lạ lẫm với các tiết thực hành, chưa biết các bước và thao tác cơ bản để tiến hành một tiết thực hành, còn mê chơi và đùa giỡn khi thực hành, còn thụ động trong học tập.
3. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm đến con cái nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học hành của con cái, chỉ lo chăm sóc con cái về mặt vật chất là cho con được đến trường.
Hầu hết phụ huynh học sinh muốn cho con em của mình học đến nơi đến chốn nhưng do trình độ kiến thức còn hạn hẹp, không hiểu nhiều về việc học tập, đặc biệt là việc đổi mới chương trình giảng dạy nên họ phó mặc cho nhà trường.
Với các điều kiện như thế nên việc học ở nhà của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, chưa nắm vững kiến thức để tiến hành thực hành trong các giờ học.
4. Về phía nhà trường: 
Trường chưa có phòng học thực hành, trong khi đó dạy và học theo phương pháp mới cần phải có một phòng để thực hành (đặc biệt là các chương trình bài nấu nướng).
Từ những thực trạng trên, để tìm ra những giải pháp chung cho vấn đề phương pháp giảng dạy một tiết thực hành làm thế nào để đạt hiệu quả cao là cần thiết.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
Mặc dù việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn nhất là phương pháp giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6, bản thân tôi thấy cần có một số giải pháp cơ bản sau:
1. Về phía giáo viên:
- Trước khi tiến hành cần chia nhóm hợp lí, phân công nhóm trưởng, nhóm phó cụ thể để điều khiển quản lí nhóm.
- Giáo viên cần sinh hoạt trước nội quy của giờ thực hành vì khi thực hành có những dụng cụ sắc bén để học sinh tuân thủ nội quy tránh tình trạng đùa nghịch gây thương tích và mất trật tự trong giờ thực hành.
- Trước và trong khi tiến hành thực hành, giáo viên cần giới thiệu chức năng của từng dụng cụ cũng như các nguyên liệu để thực hành.
- Giáo viên yêu câu học sinh nêu lại quy trình thực hành của bài thực hành (dựa vào SGK).
- Giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, vật mẫu hoặc bảng phụ thể hiện các bước thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm để dễ hướng dẫn.
- Giáo viên cần thực hiện mẫu để học sinh quan sát, trong quá trình thực hiện mẫu giáo viên cần lưu ý một số điêm như sau:
+ Giới thiệu vật được làm mẫu.
+ Các bước được làm mẫu phải được tiến hành theo đúng quy trình.
+ Hướng dẫn từng bước thật cụ thể trên bảng phụ, vật mẫu hoặc hình vẽ.
+ Bao quát lớp thật chặt chẽ.
+ Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên cần cho học sinh thực hiện ngay (quy định thời gian để học sinh hoàn thành sản phẩm).
- Trong quá trình thực hành nếu học sinh gặp khó khăn khi thực hiện thì giáo viên không được làm thay mà chỉ hướng dẫn học sinh cách thức để học sinh tự tìm tòi sáng tạo.
2. Về phía học sinh:
- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành, tận dụng tối đa những vật dụng có sẵn ở nhà.
- Tự rèn luyện kĩ năng thực hành ở nhà, những phần nào chưa hoàn thành trên lớp phải về nhà thực hiện tiếp.
- Cần học thuộc quy trình thực hiện, xem trước phần lý thuyết trước ở nhà.
- Khi giáo viên thao tác mẫu, học sinh cần quan sát từng thao tác cho cụ thể, nhất là những điểm giáo viên lưu ý.
- Chỉ thực hiện sau khi giáo viên hướng dẫn xong và nắm được quy trình thực hiện, yêu cầu của tiết thực hành và thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Khi thực hành học sinh phải ngồi theo nhóm.
Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy học nêu trên, bản thân tôi nhận thấy các em học tập tích cực hơn, các em thích học nhiều hơn, cụ thể là những tiết thực hành. Kết quả thống kê tình hình học tập của các em thông qua bảng số liệu sau:
Số liệu
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6A3
41
10
24.4
12
29.3
16
39
3
7.3
6A4
41
11
26.8
12
29.3
14
34.1
4
9.8
Từ kết quá trên cho thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành sản phẩm tăng lên, tỉ lệ học sinh thực hiện được nhưng chưa hoàn thành sản phẩm và tỷ lệ học sinh thực hiện sai giảm xuống.
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Theo tôi khi đối mới phương pháp dạy học theo chương trình SGK mới, đều cần phải tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm áp dụng các phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Do đó theo định hướng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông mỗi giáo viên cần có trách nhiệm tìm tòi, học hỏi và rèn luyện thêm nhằm tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của bản thân.
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp giúp giáo viên giảng dạy một tiết thực hành môn Công nghệ 6 đạt hiệu quả cao là kết quả của sự nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các giải pháp tốt cho quá trình giảng dạy chung của giáo viên, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Chương trình đổi mới SGK hiện nay và mục tiêu của môn học đề ra, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, vật mẫu trước khi lên lớp là điều rất cần thiết ở mỗi tiết dạy, đặc biệt là tiết thực hành nhưng hiện nay trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu môn công nghệ còn thiếu và hư hỏng rất nhiều. Vì vậy để áp dụng được tốt kinh nghiệm này vào giảng dạy tôi xin được phép có các kiến nghị và đề xuất như sau:
* Về phía nhà trường:
- Cần cung cấp thêm dụng cụ, vật liệu thực hành.
- Cần bố trí phòng riêng đối với các tiết thực hành nấu ăn môn công nghệ 6.
* Về phía gia dinh học sinh:
- Nên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các em học bài và xem bài trước ở nhà.
- Nên chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đối với tiết thực hành đầy đủ.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình hướng dẫn tiết thực hành theo chương trình SGK mới hiện nay. Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thể học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn cũng như học hỏi thêm những kinh nghiệm giảng dạy từ qúy đồng nghiệp.
	Người viết
	Chiêm Thành Ngoan
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_giao_vien_giang_day_mot_tiet_thuc.doc