SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Như chúng ta đã biết, việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Thực trạng này diễn ra do những nguyên nhân sau:

Chưa có sự đồng nhất giữa nội dung dạy học và hình thức dạy học: Việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực.

Có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.

So với các môn học nói chung, ngoài mục tiêu dạy học là hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh thì môn Công nghệ có đặc thù riêng là: Học sinh phải hiểu được, làm được và vận dụng được trong thực tiễn cuộc sống.. Nói tóm lại là yêu cầu về định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh cao hơn.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ, tôi nhận thấy rằng việc định hướng phát triển hảm chất năng lực cho học sinh vẫn chưa được phát huy cao độ trong các tiết học do có một số nguyên nhân sau:

- Mỗi đơn vị bài học thường có 2- 3 tiết nhưng thời khóa biểu chỉ bố trí 1- 2 tiết/tuần.

- Có những nội dung lặp đi lặp lại giữa các bài học mà phải thực hiện nhiều lần làm mất thời gian (quy trình đọc bản vẽ của nhiều bài, quy trình thực hiện một nguyên công trong phần hướng dẫn ban đầu của Công nghệ 9 thường giống nhau).

- Nhà trường mặc dù đã tạo điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngày càng cao của các môn học đặc biệt là môn Công nghệ.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình học sinh, nhà trường và xã hội còn hạn chế.

- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

doc 38 trang Hà Thanh 11/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
iải thích cho mọi người về sự cần thiết của cơ cấu truyền – biến đổi chuyển động để chế tạo ra các máy sản xuất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
 HS hoạt động theo kế hoạch đã thống nhất. Trong quá trình HS hoạt động ở gia đình, cộng đồng, GV thường xuyên theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết để các em hoàn thành các nhiệm vụ đã xác định trong kế hoạch.
Bước 3. Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Lần lượt đại diện của các nhóm HS trình bày, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bình luận kết quả đạt được của nhóm vừa trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vận dụng
 Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và phần trình bày của các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
	Nội dung bài học trong SGK tương đối đơn giản. Học sinh có thể mở rộng kiến thức về ứng dụng của các bộ truyền và biến đổi chuyển động ở các máy, dây chuyền sản xuất.
	- Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “Truyền chuyển động”, “Cơ cấu biến đổi chuyển động”
	- Tìm hiểu kinh nghiệm chế tạo, sản xuất các bộ truyền và biến đổi chuyển động đơn giản.
	- Đọc sách kĩ thuật về cơ khí tự động hóa.
VII. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ DỰ GIỜ.
- Dự kiến thời gian dạy: 
- Dự kiến người dạy: 
- Dự kiến đồi tượng dạy: HS lớp 9A
- Thành phần tham dự: tổ viên tổ Lí – CN
VIII. PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC.
2.9.2. CHUYÊN ĐỀ: VẼ SƠ ĐỒ LẮP CÔNG NGHỆ 9(2 tiết)
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
- Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp của học sinh còn yếu.
- Quy trình thực hiện bài học 6, 7 trong chương trình Công nghệ 9 cơ bản giống nhau. 
- Mục tiêu của chuyên đề: Học sinh có kỹ năng vẽ được sơ đồ lắp.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 
 Hướng dẫn học sinh thực hiện kỹ thuật chuyển từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp theo phương pháp đánh số các đầu nối.
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ
a. Kiến thức
- Đọc, hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
b. Kỹ năng
- Đánh số được các đầu nối.
- Vẽ được sơ đồ lắp theo cách nối các đầu số đã đánh trên sơ đồ nguyên lý.
c. Thái độ:
- Có ý thức làm việc khoa học.
2. Định hướng các năng lực được hình thành và phẩm chất hướng tới hình thành cho học sinh qua chuyên đề.
 Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập chuyên đề này, học sinh được định hướng hình thành các năng lực sau:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác: Được hình thành thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, sau các hoạt động trình bày kết quả được tự đánh giá và tham gia nhận xét, đánh giá lẫn nhau, được trực tiếp nhận phản hồi từ giáo viên và các bạn trong lớp giúp các em hình thành và củng cố các năng lực ngôn ngữ , năng lực giao tiếp, ứng xử và năng lực tự quản lí bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích kiến thức để đánh dấu và vẽ được sơ đồ lắp.
- Phẩm chất: Học sinh tự lập, tự chủ và tự tin trong học tập.
IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội dung mô tả các mức yêu cầu cần đạt được trong chủ đề trình bày trong bảng sau:
Nội dung
Loại câu hỏi/Bài tập
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cả chuyên đề
Câu hỏi và bài tập
Phân biệt được sơ đồ lắp với SĐNL
Biết mục đích sử dụng của bảng điện và đèn HQ.
Nắm được quy trình vẽ SĐ.
Nhận diện được vị trí các TB ở sơ đồ nguyên lý chuyển sang SĐ lắp.
 
Lập được phương án nối dây: đánh số hoặc ký hiệu
Vẽ đúng quy trình, chính xác, đẹp, Vẽ được những mạch cơ bản trong thực tế.
Vẽ dây nguồn
Câu hỏi, bài tập
Nhận biết được KH các loại dây nguồn
Chọn đúng phương án đi dây 
Vẽ được bằng các màu sắc khác nhau, có KH.

Xác định vị trí BĐ, Đèn
Bài tập
XĐ được vị trí bảng điện, đèn HQ
Vẽ được bảng điện, đèn HQ
Bố trí cân đối trong BĐ và trong bản vẻ

XĐ vị trí ..
Bài tập
Nhận diện được TB. 
Hình dung được vị trí
Sắp xếp cơ bản vị trí các TB
Bố trí hợp lý
Vẽ đường dây điện
Bài tập
Biết NLHĐ của mạch điện
Đánh dấu được các đầu dây ở sơ đồ NL
Nối dây theo đầu dây đã đánh dấu
KT được sơ đồ nối dây. 

V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Mức 1: Nhận biết
Câu:1.1. Thế nào là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt?
Câu: 1.2. Nêu mục đích sử dụng của bảng điện.
Câu:1.3. Nguồn điện sinh hoạt có mấy dây, là dây nào, ký hiệu?
Câu 1.4. Phân biệt các ký hiệu TBĐ.
2. Mức 2: Thông hiểu
Câu: 2.1.Theo em phương án nối dây nào là hợp lý nhất theo sơ đồ nguyên lý?
Câu: 2.2. Học sinh vẽ đúng kí hiệu các thiết bị trên bảng điện và bản vẽ?
* Mức 3: Vận dụng thấp
Câu 3.1. Nối dây và hoàn thiện sơ đồ lắp đặt theo sơ đồ nguyên lý.
* Mức 4: Vận dụng cao
Câu 4.1. Học sinh giải thích được nguyên lý hoạt động của các sơ đồ lắp đặt.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 Tình huống: Nhà Bác An muốn lắp hệ thống điện sinh hoạt trong gia đình cần một số bạn vẽ giúp sơ đồ lắp để tiến hành lắp. Vậy, nếu là bạn thì bạn sẽ vẽ như thế nào? Vì sao?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện cần chuyển sang sơ đồ lắp.
- Vẽ sơ đồ lắp dựa trên sơ đồ nguyên lý mạch điện đã vẽ..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự làm theo nhóm 2
	+ Cá nhân tự vẽ sơ đồ lắp.
	+ Đổi sản phẩm cho nhau và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi người.
	+ Thống nhất phương án tối ưu.
 Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Đại diện từng nhóm báo cáo,các nhóm khác thảo luận bổ sung.
Bước 4: Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và chốt những vấn đề cần giải quyết.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu các nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Trình bày, báo cáo, thảo luận các kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện một nhóm báo cáo các kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến 
Bước 4. Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - GV nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
 - Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS đối chiếu kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết quả thao luận chung và kết luận để tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao các bài tập sau cho học sinh:
Quy trình vẽ sơ đồ lắp:
Tình huống 1: Mạch điện bảng điện:
4
2
8
3
12
5
7
9
10
11
1
2
6
Tình huống 2: Mạch điện đèn huỳnh quang
4
2
8
3
12
5
7
9
10
11
1
6
Hãy hoàn thành sơ đồ lắp mạch điện đèn huỳnh quang
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 2 làm các bài tập trên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài tập. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung, khen ngợi, động viên học sinh, nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập và bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (Hoạt động này được thực hiện ở gia đình).
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
- Học sinh tự vẽ lại sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện trong phòng ngủ của mình.
- Dựa trên sơ đồ nguyên lý đã vẽ, xây dựng sơ đồ lắp.
- Phân tích, so sánh sơ đồ mình đã xây dựng với hệ thống điện đã lắp thực tế.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh hoạt động theo kế hoạch đã thống nhất. 
Bước 3. Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh báo cáo bằng bản thu hoạch.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vận dụng
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và phần trình bày của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Giáo viên đưa ra một số mạch điện, yêu cầu học sinh thực hiện.
VII. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ DỰ GIỜ.
- Dự kiến thời gian dạy: 
- Dự kiến người dạy: 
- Dự kiến đồi tượng dạy: HS lớp 9A
- Thành phần tham dự: tổ viên tổ Lí – CN
VIII. PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
3.1. Kết quả cụ thể
1. Kết quả cụ thể
Sau khi áp dụng đề tài này ở lớp 8 trong môn học Công nghệ tại đơn vị đang công tác, tôi nhận thấy kết quả đạt được có nhiều dấu hiệu tiến triển tốt:
- Học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.
- Các em đón nhận bài tập thực hành một cách vui vẻ, hứng thú.
- Nhiều học sinh sẵn sàng trao đổi góp ý đến những tình huống thực tiễn do tôi đưa ra và một số đã biết xử lý các tình huống hư hỏng điện năng tại gia đình có hiệu quả.
 - Kỹ năng thực hiện các thao tác đã cải thiện, 100% học sinh sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kỹ thuật.
Cụ thể:
TT
Lớp
Sỹ số
Số HS đạt điểm từ TB trở lên
Số HS có kỹ năng sử dụng các dụng cụ thực hành
Số HS có khả năng làm tốt bài thực hành
Số HS có hứng thú khi làm bài tập TH
Số HS có khả năng sáng tạo trong làm bài tập TH
Số HS có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
33
33
100
32
97
25
75.6
25
75.6
15
45.5
15
45.5
2
8B
33
30
90.9
17
54.5
18
54.5
13
39.4
9
27.3
5
15.2
2. Bài học kinh nghiệm:
 Qua kết quả trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá có những ưu điểm sau:
Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức hơn.
 Học sinh hứng thú và chăm học hơn.
Nâng cao chất lượng đại trà của bộ môn.
Là cơ sở để định hướng và tuyển chọn đối tượng dự thi hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho khối 9 sau này.
KẾT LUẬN
 Kiểm tra, đánh giá học sinh là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học. Khoa học về kiểm tra của thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi chúng ta mới chỉ mới quan tâm trong những năm gần đây. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau này. Một số giải pháp của tôi ở trên chắc chắn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng góp phần giúp giáo viên có ý thức cải tiến khâu kiểm tra đánh giá, tạo ra tác động tích cực cho việc dạy và học đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. 
Về cơ bản đề tài của tôi đã giải quyết được một số yêu cầu sau:
Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức hơn.
Là cơ sở để phân luồng học sinh và có định hướng cho hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho khối 9 sau này.
Nhiều học sinh sẵn sàng trao đổi góp ý đến những tình huống thực tiễn do tôi đưa ra và một số đã biết xử lý các tình huống hư hỏng điện năng tại gia đình có hiệu quả.
 Kỹ năng thực hiện các thao tác đã cải thiện, 100% học sinh sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kỹ thuật.
Công bằng mà nói rằng, để tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức theo định hướng phát huy năng lực của học sinh không phải là chuyện làm được chỉ “một sớm, một chiều” và chỉ áp dụng đơn thuần một sáng kiến kinh nghiệm nào đó là được.
Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài áp dụng một đề tài, một sáng kiến kinh nghiệm là chưa đủ mà giáo viên phải xây dựng được các hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy sự hứng thú, lòng ham học, tìm tòi, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh.
	Bên cạnh đó, người giáo viên phải quan tâm đến các đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ cho từng loại đối tượng, động viên kịp thời những trường hợp tiến bộ để khích lệ đối tượng khác. Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá nên nhận xét rút kinh nghiệm ngay. Trong quá trình giảng dạy, phải áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến để luôn “tự làm mới mình” và gây hứng thú cho các em từ đó mới nâng cao chất lượng môn học./.
Quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của những người có cùng tâm huyết để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn.
Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài là quá trình quan trọng. Kết quả của quá trình này ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dự án nghiên cứu của các em.
Đề tài có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông trung học cơ sở. Đây là một trong những điểm mới trong nhà trường hiện nay.
Thông qua dự án này đã giúp cho các em học sinh lớp 8, 9 của trường phát huy được khả năng nghiên cứu khoa học của mình, thể hiện là đã có những ý tưởng khoa học được đề xuất và triển khai nghiên cứu thành công. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là những kết quả bước đầu, để có kết quả bền vững cần phải triển khai liên tục, trên nhiều môn để các em có thể sử dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề. Khi đó vấn đề sẽ được giải quyết trọn ven
hơn.
Điểm mới, điểm sáng tạo trong đề tài này là sự kết hợp giữa giảng dạy các môn học theo chương trình kết hợp với việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Đề tài này có thể áp dụng trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở những địa bàn nông thôn.
Để áp dụng đề tài này vào các đơn vị được tốt, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến:
1. Triển khai đồng bộ trên tất cả các khối học để tạo ra nề nếp trong học sinh.
2. Giáo viên cần phải được bồi dưỡng về kiến thức nghiên cứu khoa học để có thể làm chủ được quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
	Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh Trung học cơ sở mà tôi đã thử nghiệm từ năm học 2016 - 2017 và áp dụng từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Do phạm vi áp dụng hẹp, kinh nghiệm tích hợp chưa nhiều nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013
2. Vật lý trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013
3. Giáo dục công dân trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013
4. Thông tư Số: 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của bộ Giáo dục và đào tạo về Ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
5. Quy chế thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông kèm theo thông tư số 38 của bộ giáo dục và đào tạo.
6. Các thông tư, văn bản hướng dẫn về cuộc thi NCKHKT.
7. Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1
2
PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
2
II
PHẦN NỘI DUNG
3
1.
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN CẦN GIẢI QUYẾT
3
2.
 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
4
2.1
Giải pháp I: Phát động, nhân rộng phong trào nghiên cứu khoa học, tạo niềm đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh
5
2.2
Giải pháp II: Tạo ra môi trường cho học sinh trình bày được ý tưởng suy nghĩ.(Thành lập CLB Em yêu khoa học)
7
2.3
Giải pháp III: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phụ huynh học sinh và những nhà tài trợ
10
2.4
Giải pháp IV: Hướng dẫn quy trình tổ chức thực hiện một đề tài NCKH
11
3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
17
3.1.
Kết quả cụ thể
17
3.2
Bài học kinh nghiệm:
18
III
PHẦN KẾT LUẬN	
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_theo_chu_d.doc