SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng những nguồn năng lượng trong tự nhiên để phục vụ lợi ích cuộc sống. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện đại, ngày nay những nguồn năng lượng tự nhiên đó lại càng được đưa vào sử dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của con người. Nhưng xã hội ngày càng phát triển kéo theo cuộc sống cũng không ngừng được nâng cao, đi đôi với sự phát triển không ngừng đó là việc sử dụng những nguồn năng lượng một cách không hợp lý, gây lãng phí nguồn năng lượng và dần làm cạn kiệt.
Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất, là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận.
Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nên giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức con người trong việc sử dụng năng lượng còn quá thấp.Từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái tạo năng lượng... làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài. Hơn bao giờ hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ trong đó giáo dục có vai trò to lớn.
Làm thế nào để phát huy tốt khả năng tự giác, chủ động của các em trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường là câu hỏi lớn cứ day dứt mãi trong tôi. Bằng tâm huyết nghề nghiệp, với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình dạy học và những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nắm bắt, tôi thấy cần phải tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học, qua đó góp phần giáo dục các em ý thức hơn khi sử dụng năng lượng trong và ngoài nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

ng kính ống 26mm, công suất 36w, điện áp 220V, quang thông phát ra la 3550lm. So sánh các số liệu trên ta thấy sử dụng đèn ống huỳnh quang thế hệ mới sẽ tiết kiệm điện năng hơn đèn ống huỳnh quang thế hệ cũ. Khi tổng kết bài học tôi đã đặt câu hỏi: Gia đình của em hiện đang sử dụng loại đèn nào? Theo em nên sử dụng loại đèn nào để tiết kiệm điện? Qua những câu trả lời của học sinh về thực trạng sử dụng đèn chiếu sáng và những kiến thức vừa nắm bắt trong bài học, các em dễ dàng rút ra được cần sử dụng loại đèn compac huỳnh quang để tiết kiệm điện Để sử dụng đèn huỳnh quang một cách hiệu quả cao nhất tôi đã đưa ra cách khắc phục hiệu ứng nhấp nháy của đèn huỳnh quang: Với dòng điện tần số 50Hz đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt cho người sử dụng. để loại trừ nhược điểm này có các biện pháp sau: - Sử dụng bộ đèn trong đó có 2 ống huỳnh quang nối song song với nhau trong một hộp đèn, một ống nối với cuộn điện cảm, một ống nối với tụ điện, nhờ đó dòng điện qua hai ống lệch pha nhau, bộ đèn sẽ phát ra ánh sáng liên tục. - Sử dụng bộ đèn có 3 ống huỳnh quang đặt trong một hộp đèn, cung cấp bằng dòng điện 3 pha bộ đèn sẽ phát ra ánh sáng liên tục. - Sử dụng chấn lưu điện tử biến đổi tần số 50Hz lên tần số 20kHz. Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài dạy thực hành. * Mục tiêu của giải pháp: Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên tích hợp để giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh như: - Ý thức chuẩn bị đồ dùng hợp lý. - Ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị, điện năng của phòng học. - Ý thức làm việc theo quy trình khi thực hiện một công việc. - Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học. * Nguyên tắc: - Việc tích hợp giáo dục phải gắn với nội dung bài thực hành. - Sử dụng tối đa những nội quy, quy định của phòng thực hành để đưa các em đi vào hoạt động có quy trình theo phong cách công nghiệp. * Phương pháp sử dụng: Với loại hình bài giảng này, tôi thường sử dụng phương pháp tích hợp toàn phần: Từ việc giới thiệu bài, kiểm tra công tác chuẩn bị đồ dùng của học sinh đến việc thực hiện công việc theo quy trình. Bên cạnh đó, trong hoạt động hướng dẫn ban đầu, tôi thường lồng ghép những câu hỏi nhanh về giáo dục sử dụng năng lượng. Những câu hỏi dạng này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động trong phòng thực hành của các em, dần dần hình thành thói quen lao động công nghiệp. Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, động tác đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng đúng yêu cầu kỹ thuật cho mọi đối tượng. Nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm. Cũng trong kiểu bài này, trong phần củng cố, đánh giá sản phẩm tôi thường đưa thêm tiêu chí về việc sử dụng đúng đồ dùng, thiết bị, tác phong lao động thi đua theo nhóm, tổ. Như vậy, tự bản thân các em (các nhóm) sẽ có ý thức cao trong việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm. * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: Qua quá trình áp dụng giải pháp tôi thấy: Ý thức chuẩn bị đồ dùng, ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị của học sinh cũng như việc sử dụng điện năng trong phòng học được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết làm việc theo quy trình khi thực hiện một nội dung bài tập. Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học của học sinh đã có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng hiện nay; nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường đang sinh sống; sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn góp phần bảo vệ trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng một cách có hiệu quả nhất. * Ví dụ minh họa: Khi dạy bài thực hành: Thực hành “Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện” để vào bài mới, sau khi đã kiểm tra lại kiến thức cũ về những nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Các nguyên nhân gây tai nạn điện: - Do chạm vào vật mang điện: Những tai nạn này thường do các nguyên nhân sau: chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây bị hở cách điện. Chạm vào các thiết bị, đồ dùng điện bị rò điện. - Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. - Đi vào vùng có điện áp bước: Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cọc tiếp đất của máy biến áp, dây điện bị đứt rơi xuống đất Tôi giải thích thêm: Các nguyên nhân gây tai nạn điện trong đó có việc dây dẫn bị đứt sẽ gây tổn thất năng lượng điện. Áp dụng các biện pháp an toàn điện để tránh tổn hao năng lượng điện trên mạch điện và các thiết bị điện. Dùng quá tải với lưới điện, làm điện áp bị giảm, không đảm bảo được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, công suất máy điện giảm) lãng phí điện năng. Qua đó, học sinh sẽ hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề và có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn điện. Trong giảng dạy các tiết thực hành nói chung, tôi yêu cầu các em học thuộc và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của phòng thực hành, sử dụng các nguyên vật liệu một cách tiết kiệm nhất, đảm bảo vệ sinh phòng thực hành, cùng với công tác kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh một cách thường xuyên. Nhờ đó các em đã hình thành được tác phong lao động công nghiệp. Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm. Trong hoạt động thực hành, khâu kiểm tra đánh giá và vệ sinh phòng học sau khi hoạt động xong chính là thời điểm tốt để tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng hợp lý. Thông qua việc đánh giá, giáo viên khen ngợi những nhóm hoặc cá nhân học sinh thực hiện đúng yêu cầu, đúng quy trình, đồng thời cũng nhắc nhở những thành viên chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. Như vậy các em sẽ có sự thi đua nhau trong những tiết học tiếp theo, tạo đà cho việc hình thành thói quen lao động công nghiệp. Giải pháp 5: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua kiểm tra đánh giá. * Mục tiêu của giải pháp: Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em mang một ý nghĩa lớn đối với việc rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên từ kiến thức, kỹ năng, thái độ hợp tác làm việc đến ý thức của học sinh trong việc sử dụng năng lượng hợp lý. Mục tiêu của việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng trong kiểm tra đánh giá là: - Kiểm tra, đánh giá để khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh. - Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh. * Nguyên tắc: - Việc tích hợp câu hỏi giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý không được vượt quá giới hạn trong nội dung chính của bài kiểm tra. - Câu hỏi tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý phải mang tính liên hệ cao đối với địa phương học sinh đang sống. * Phương pháp sử dụng: - Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng vào những câu hỏi, bài tập theo chương trình. - Sử dụng ở dạng trắc nghiệm để kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức . * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: Qua quá trình áp dụng giải pháp, các em đã hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng tốt hơn. Giáo viên khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh. * Ví dụ minh họa: Một số câu hỏi dùng trong kiểm tra tự luận như sau: 1. Năng lượng điện được sản xuất từ đâu? Tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện? 2. Trong gia đình em, điện năng được dùng để làm gì? Em đã làm gì để cùng gia đình sử dụng tiết kiệm điện năng? 3. Biết được số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm? 4. Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình và cho xã hội? 5. Trình bày vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống? 6. Chức năng của các nhà máy điện là gì? 7. Nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và trong gia đình? 8. Trình bày các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện để sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả? 9. Tại sao mỗi gia đình nên có một chiếc bút thử điện? 10. Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính chất công nghệ của vật liệu có ý nghĩa gì? 11. Các số liệu kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào khi mua và sử dụng đồ dùng điện? 12. Vì sao phải sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật? 13. So sánh ưu và nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang từ đó lựa chọn được đèn sử dụng tiết kiệm điện? 14. Quan sát mạng điện trong nhà em có thấy những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện nào? Hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó. Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như bàn là điện, quạt bàn vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện? Một số câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn trước đáp án đúng: 1. Trong giờ cao điểm, em sẽ làm gì nếu thấy những thành viên trong nhà sử dụng nhiều đồ dùng điện không cần thiết: A. Đó là việc của người lớn. B. Nhắc mọi người tắt bớt đồ dùng điện không cần thiết C. Không quan tâm D. Nghĩ rằng: Tiền điện do người lớn chi trả 2. Để sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm trong giờ cao điểm, em dùng loại đèn chiếu sáng nào dưới đây: A. Đèn sợi đốt B. Đèn cao áp thủy ngân C. Đèn ống huỳnh quang D. Đèn compac huỳnh quang 3.Hãy phân tích các việc làm dưới đây và ghi chữ LP (lãng phí điện năng), chữ TK(tiết kiệm điện năng) - Tan học không tắt đèn, tắt quạt phòng học. - Khi xem ti vi tắt đèn bàn học. - Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm. - Khi ra khỏi nhà tắt điện các phòng. 4. Nhà em sử dụng nguồn điện áp 220V, em chọn mua 1 bóng đèn cho bàn học có các số liệu kĩ thuật sau: A. 110V - 40W B. 220V – 60W C. 220V – 300W D. 110V- 200W 5. Để tránh hư hỏng khi sử dụng đồ dùng điện cần chú ý: A. Sử dụng đồ dùng điện thấp hơn số liệu kĩ thuật của chúng. B. Sử dụng đồ dùng điện cao hơn số liệu kĩ thuật của chúng. C. Sử dụng đồ dùng điện đúng với các số liệu kĩ thuật của chúng. D. Tất cả các đáp án trên. 6. Khi điện áp của mạng điện giảm xuống sẽ làm: A. Giảm tuổi thọ của đồ dùng điện B. Ảnh hưởng xấu tới chế độ làm việc của đồ dùng điện. C. Gây tổn hao năng lượng điện D.Tất cả các đáp án A, B, C. 7. Để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng: A. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. B. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. C. Không sử dụng lãng phí điện năng. D. Tất cả các ý trên. 8. Thiết bị nào sau đây phù hợp với mạng điện trong nhà: a. Quạt điện: 220V – 70W. b. Bóng đèn 12V – 5W. c. Công tắc điện 250V – 10A. d. Máy giặt 110V – 1000W A. a, b B. b, c C.a, c D. c, d 9. Kim loại đen gồm những loại nào: A. Thép, gang B. Sắt, nhôm C. Thép cacbon D. Đồng, nhôm 10. Vật liệu nào sau đây không phải là kim loại màu: A.Thép cacbon B. Đồng C. Nhôm D. Hợp kim đồng, hợp kim nhôm. 11.Nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện: A. Thực hiện tốt cách điện đồ dùng điện và dây dẫn điện. B. Thực hiện nối đất các thiết bị điện và đồ dùng điện. C. Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp hoặc trạm biến áp. D. Tất cả A,B,C. 12. Vật liệu dẫn điện có: A. Điện trở suất lớn, dẫn điện kém. B. Điện trở suất lớn, dẫn điện tốt. C. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện kém. D. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện tốt. 13. Nhà máy điện có chức năng biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Thủy năng thành điện năng. C. Năng lượng mặt trời thành điện năng. D. Tất cả A, B, C 4. Phân tích dữ liệu và kết quả Sau khi áp dụng sáng kiến này tại trường công tác từ học kì 2 năm học 2015 - 2016 đến nay đã thu được kết quả như sau: - Trên 85% số học sinh có ý thức trong việc thực hiện những nội quy, quy định của nhà trường, phòng thực hành. - Học sinh sử dụng điện, quạt đúng thời điểm và tắt đèn, quạt trước lúc tan trường. Số tiền chi trả cho điện năng tiêu thụ giảm xuống đáng cơ bản: 800.000 đồng/tháng mặc dù đơn giá điện năng đã tăng lên. - Ý thức tham gia lao động làm xanh sạch đẹp học đường được cải thiện rõ rệt: Không còn tình trạng xả rác bừa bãi, khuôn viên lớp học sạch sẽ hơn. - 100% học sinh đã tự đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ, không cần bố mẹ phải đưa đón bằng xe máy. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Quá trình áp dụng đề tài “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy và học môn Công nghệ” đã thu được một số kết quả khả quan đáng ghi nhận và cần phát huy nhân rộng thêm. 5.2. Kiến nghị Để hiệu quả tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt kết quả cao hơn nữa, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: - Trang bị nâng cấp phòng chức năng cho bộ môn với đầy đủ cơ số về đồ dùng dạy học. - Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Điều chỉnh chương trình cho phù hợp hơn bằng cách bố trí một vài tiết dã ngoại để học sinh có thể nắm rõ tình hình thực tiễn từ đó có ý thức vận dụng hiệu quả hơn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_su_dung_nang_luong_tie.docx