SKKN Một số kinh nghiệm dạy thực hành trong môn Công nghệ 9 - Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà
Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn lí thuyết, thực hành về mô đun mà nhà trường lựa chon giảng dạy. Tuy nhiên với môn công nghệ hiện nay, một số trường giáo viên giảng dạy chéo ban, không đúng chuyên môn. Do đó gặp nhiều khó khăn trong dạy lí thuyết cũng như thực hành. Đặc biệt là thực hành.
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, đây là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS, đồng thời hình thành những kĩ năng cơ bản về nghề để học sinh có thể áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Là một giáo viên Công nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành sau hơn năm năm công tác tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ lớp 9 - mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà. Hưởng ứng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm do phòng giáo dục EaKar tổ chức. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “một số kinh nghiệm dạy thực hành trong môn công nghệ 9”, mô đun lắp đặt mạng điện trong gia nhà, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, để từ đó tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi tôi giảng dạy. Kết quả thu được theo tôi là tương đối khả quan, đặc biệt là tạo được sự hứng thú của học sinh trong quá trình học lí thuyết và thực hành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy thực hành trong môn Công nghệ 9 - Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà

9 là một môn học đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn lí thuyết, thực hành về mô đun mà nhà trường lựa chon giảng dạy. Tuy nhiên với môn công nghệ hiện nay, một số trường giáo viên giảng dạy chéo ban, không đúng chuyên môn. Do đó gặp nhiều khó khăn trong dạy lí thuyết cũng như thực hành. Đặc biệt là thực hành. Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, đây là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS, đồng thời hình thành những kĩ năng cơ bản về nghề để học sinh có thể áp dụng vào đời sống và sản xuất. Là một giáo viên Công nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành sau hơn năm năm công tác tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ lớp 9 - mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà. Hưởng ứng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm do phòng giáo dục EaKar tổ chức. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “một số kinh nghiệm dạy thực hành trong môn công nghệ 9”, mô đun lắp đặt mạng điện trong gia nhà, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, để từ đó tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi tôi giảng dạy. Kết quả thu được theo tôi là tương đối khả quan, đặc biệt là tạo được sự hứng thú của học sinh trong quá trình học lí thuyết và thực hành. II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN. 1. Phạm vi: Đề tài được thực hiện ở khối 9 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2.Thời gian thực hiện: Từ học kỳ II năm học 2007-2008. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. - Môn Công nghệ 9 được thiết kế theo mô đun nghề. - Mô đun nghề điện dân dụng nói riêng cũng như các mô đun nghề khác của môn Công nghệ 9 có thời lượng thực hành khá cao. - Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu trúc này đã đảm bảo được những yêu cầu của nội dung thực hành tuy nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp cho học sinh hình thành các kỹ năng trong bài thực hành thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng bài cụ thể. - Một thực tế là nội dung và thời lượng của một bài thực hành thì nhiều, trong khi đó lại bố trí mỗi tuần một tiết. Do đó để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, đúng quy trình công nghệ là rất khó khăn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Cơ sở vật chất ở các trường THCS trên địa bàn huyện EaKar nói chung và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của môn học. Cụ thể như phòng học bộ môn (có trường chưa có, có trường có thì phòng học đang còn tạm bở), đồ dùng phục vụ cho học sinh học tập ở trên cấp, chỉ đáp đủ cho cơ số bốn; trong lúc đó học sinh lại đông (40 em/lớp). Mặt khác các đồ dùng, thiết bị dạy học có chất lượng không cao, các vật liệu tiêu hao nhà trường không có điều kiện mua sắm bổ sung kịp thời Môn học Công nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, hình thành kĩ năng. Việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là rất khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, điều này đã được kiểm nghiệm khi thực hiện chương trình trong các năm học: 2006-2007 và học kì I năm học 2007- 2008. 1. Về đối tượng: Các em học sinh vùng 721 đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghiệp như môn Công nghệ mô đun: Lắp đạt mạng điện trong nhà là điều trước tiên giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện. 2. Về khách quan: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao, có thiết bị chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng hoặc không dùng được nữa bởi chỉ có giá trị dùng 01 lần. Địa phương lại là một khu vực tương đối khó khăn, sự hiểu biết về điện của học sinh còn hạn chế. Các dụng cụ nghề điện, thiết bị điện, vật liệu điện khan hiếm, do đó khả năng tự tìm hiểu, tự học của các em còn hạn chế. Nếu có thì đó là những thiết bị, vật liệu đã được lắp đặt trong gia đình mình. III.THỰC TRẠNG: Đối với nhà trường: Thiết bị dạy học được cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng, (cơ số 4), một số thiết bị có chất lượng kém. Phòng học bộ môn của trường còn tạm bở, không gian hẹp và kèm nhiều môn khác nên việc dạy thực hành gặp không ít khó khăn trong việc sắp xếp bố trí phân công vị trí học thực hành, đồ dùng, thiết bị. Số lượng học sinh trong một lớp đông (40 em/lớp) nên khi phân chia trang thiết bị không đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu để tự chủ động trong học tập. Từ đó dẫn đến công tác hướng dẫn quản lý các em gặp nhiều khó khăn. 2. Đối với giáo viên: Được đào tạo đúng chuyên ngành, nhiệt tình và luôn cố gắng học hỏi. Tuy nhiên số năm công tác còn ít nên kinh nghiệm còn hạn chế. 3. Phụ huynh học sinh: Điều kiện kinh tế vùng 721 còn khó khăn, nên sự quan tâm trong việc đáp ứng các điều kiện cho việc giảng dạy còn hạn chế. Đặc biệt phụ huynh còn có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ (môn không tham gia các kỳ thi cử không quan trọng như các môn thi tốt nghiệp hay chuyển cấp). 4. Đối với học sinh: Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về môn Công nghệ tôi thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau: a.Về tâm lý: Các em còn ngại môn học, không có hứng thú học tập bởi vì các em nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi tốt nghiệp. Xem những điều được học sẽ không giúp ích được gì cho cuộc sống, sản xuất và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. b.Về kiến thức: Đây là môn học được xây dựng dưới dạng mô đun kỷ năng nghề, đơn vị kiến thức còn mới lạ và mang tích chất thực hành nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực hành. c. Về kỹ năng: Học sinh chưa được tiếp xúc với thực tiễn nên những dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành tương đối mới lạ với các em. Do đó quá trình thực hành của học sinh để hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được theo yêu cầu kĩ thuật, theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp nhiều khó khăn. d. Về điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng mỗi học sinh tự thực hành mà phải thực hành theo nhóm lớn (mỗi tổ một nhóm). Nhà trường không đủ không gian, điều kiện mua sắm thêm. Mặt khác do điều kiện kinh tế nên việc các em tự mua sắm thêm đồ dùng để phục vụ cho học tập lại càng khó khăn hơn. Do những nguyên nhân trên nên dẫn đến kết quả thu được là tỉ lệ học sinh trung bình cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, còn có học sinh yếu. Đặc biệt là kĩ năng thực hành là rất hạn chế. Từ tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi phải suy nghĩ và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Sau mỗi tiết dạy tôi lại đánh giá chất lượng, sự hứng thú của học sinh và dần dần tôi đã hình thành được “một số kinh nghiệm dạy thực hành trong môn công nghệ 9”, mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà. Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm này tôi thấy các em hứng thú, hăng say, sôi nổi trong việc tiếp thu bài mới. Đặc biệt là nhiệt tình, chăm chị, nhanh nhẹn và thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thực hành. Từ đó chất lượng và hiệu quả thực hành của các em được nâng cao. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Thực tế dạy học môn Công nghệ 9 mô đun: “Lắp đặt mạng điện trong nhà” tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm học kỳ II năm học 2007-2008 tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm khi dạy thực hành cụ thể như sau: 1. Về việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kĩ các tài liệu, phương pháp để giảng dạy lí thuyết đạt hiệu quả cao đặc biệt là tìm hiểu nguyên lí, vẽ sơ đồ lắp đặt và quy trình lắp đặt. Khi vẽ sơ đồ lắp đặt giáo viên lưu ý: Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ mà dựa vào đó học sinh lắp đặt mạch điên. Do đó giáo viên phải vẽ rõ ràng, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Củ thể: + Đường đi dây phải song song, vuông góc. + Bố trí các thiết bị điện trên bảng điện phải cân đối. + Các dây dẫn vào bảng điện, đồ dùng điện (bóng đèn) nơi nào thì ra nơi đó, tương tự đối với các dây dẫn nằm ngang. Tôi xin đưa ra sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện: Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn O A O A Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn - Giáo viên phải hiểu rõ cấu tao, nguyên lí làm việc và cách kiểm tra các thiết bị điện, đồ dùng điện, vật liệu điện và dụng cụ. Để từ đó mới hướng dẫn và cùng học sinh khắc phục được các sự cố có thể sẩy ra. - Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị điện, đồ dùng điện, vật liệu điện và dụng cu cho các nhóm thực hành như đã giữ tính. - Giáo viên phải lắp đặt thử mạch điện trước khi dạy thực hành. - Lập kế hoạch cho tiết dạy. Đối với học sinh: - Xem trước và hiểu nội dung lí thuyết. - Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cu như giáo viên đã giao. 2. Về tổ chức ổn định lớp. - Phân nhóm học sinh theo tổ. Lưu ý số lượng và chất lượng học sinh trong các nhóm phải tương đối đồng đều. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo đúng nội quy, yêu cầu của phòng thực hành. - Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng lên nhân dụng cụ, vật liệu và thiết bị cho nhóm của mình. 3. Hướng dẫn ban đầu. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, quy trình của bài thực hành. - Giáo viên phải làm mẫu các kĩ năng, thao tác mới. Chú ý làm chậm và đúng kĩ thuật để học sinh theo dõi, quan sát. Làm đến đâu giáo viên giới thiệu đến đó. 4. Hướng dẫn thường xuyên. - Giáo viên đến từng nhóm để hướng dẫn, uốn nắn về thao tác, tác phong để học sinh hình thành các kĩ năng mới. Đồng thời đặt các câu hỏi cho các thành viên trong nhóm để phân loại được các thành viên trong nhóm. Điều này thuận trong công việc đánh giá học sinh khách quan hơn. - Khi thấy nhiều học sinh mắc phải sai sót, thì phải cho cả lớp ngừng công việc để hướng dẫn lại. - Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh làm việc theo đúng quy trình kĩ thuật và đảm bảo an toàn. 5. Công tác kiểm tra, đánh giá. - Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh. - Sau khi hoàn thành sản phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh tự kiểm tra lại sản phẩm của nhóm mình. Sau đó giáo viên kiểm tra lại một lần nữa. - Sản phẩm nhóm nào đạt yêu câu giáo viên tập hơp lại một nơi để thuận lợi cho việc đánh giá. Sản phẩm nào chưa đạt yêu câu, giáo viên hướng dẫn học sinh biện pháp khắc phục. - Những sản phẩm đạt yêu câu giáo viên cho vận hành. Đây là bước rất quan trọng, vì lúc này học sinh mới thấy được thành quả lao động của nhóm mình, tạo nên hứng thú cho các tiết thực hành tiếp theo. - Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh giá chéo sản phẩm lẫn nhau, sau đó giáo viên đánh giá và cho điểm các nhóm. 6. Hướng dẫn kết thúc. - Yêu cầu học sinh tự rút cho mình bài học kinh nghiệm để khắc phục những sai sót mà mình chưa đạt được trong bài thực hành. - Giáo viên nhân xét, đánh giá giờ thực hành, tuyên dương các nhóm có thành tích tốt trong buổi thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh don vệ sinh nơi mình làm việc. Quá trình áp dụng các giải pháp trên giúp các em hình thành và rèn luyện cho bản thân một số kỷ năng lao động nghề nghiệp, làm việc đúng quy trình kĩ thuật và làm quen với nghề điện. Đồng thời giúp các em sau khi học xong có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày và điều quan trọng hơn nữa góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm trên vào giảng dạy các bài thực hành mô đun “Lắp đặt mạng điện trong gia đình” môn Công nghệ 9 tôi thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi cao (70%), không có học sinh yếu. So sánh đối chiếu kết quả của những năm đầu tiên với những năm gần đây khi áp dụng một số kinh nghiệm trên vào giảng dạy tôi nhận thấy chất lượng cao hơn so với khi chưa áp dụng. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Để đạt được hiệu quả cao trong tiết thực hành cần đảm bảo các yêu tố: - Giáo viên phải có chuyên môn, kĩ năng thực hành, kĩ năng kiểm tra và sử dụng các dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - Phải có cơ sở vật chất tôt và đầy đủ như phòng thực hành, đồ thực hành. - Học sinh phải hứng thú, tích cực trong quá trình học tập để hình thành kĩ năng. - Sau mỗi bài thực hành thì cả giáo viên và học sinh phải nhận xét, rút kinh nghiệm để tiết thực hành sau được tốt hơn. - Sau mỗi tiết thực hành giáo viên phải đánh giá vs cho điểm các nhóm. C. KẾT LUẬN 1. Đánh giá: Trong quá trình áp dụng một số kinh nghiệm của mình, bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kỹ năng được hình thành và nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. Khi hỏi về nghề nghiệp tương lai một số em đã mạnh dạn nói sẽ theo nghề điện dân dụng. Các em có thể lắp đặt được một số mạch điện đơn giản trong gia đình nhà mình. Kết quả đạt được rất khả quan, có đến 25% học sinh đạt loại giỏi, 45% học sinh đạt loại khá, 30% học sinh đạt loại TB. không có học sinh yếu, kém. 2. Ý kiến đề xuất: Môn Công nghệ là một môn học có phần khô cứng, tỷ lệ thực hành khá cao, lại là môn mà đòi hỏi người dạy phải trang bị rất nhiều kỹ năng khác nhau từ kỹ năng sử dụng khoan, kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ điện, đến kỹ năng sử dụng cưa, đục, bào (để làm bảng điện) Chính vì vậy giáo viên trực tiếp giảng dạy phải là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Mặt khác đặc thù của bộ môn đòi hỏi khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất như: trang bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư điện nên nhà trường cần có sự đầu tư thường xuyên bổ sung cho môn học. Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này để đạt được thành công thì cần phải tuân thủ việc chuẩn bị thật kỹ trước khi lên lớp. Theo cá nhân tôi, trước khi lên lớp giáo viên cần chú ý những điểm sau: 1. Lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể bài dạy. 2. Nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên. 3. Sưu tầm tài liệu hỗ trợ, tham khảo các loại tài liệu liên quan. 4. Làm thử nhiều lần trước. 5. Kiểm tra thật kỹ các dụng cụ, các vật liệu, thiết bị điện cần sử dụng trong bài giảng. 6. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý giải quyết vấn đề tâm lý tạo hứng thú học tập cho học sinh. Hiện nay theo phân phối chương trình 1tiết/1tuần nên việc bố trí thời khoá biểu cần phải phù hợp hơn bởi thời lượng thực hành đảm bảo thì chất lượng mới được nâng cao. Có thể bố trí 3 tiết liên tục. Tôi đã trình bày tất cả điều mình đã và đang làm, đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như đã trình bày ở phần trên, song không thể không có những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp cũng như quí lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và ngày càng phát huy hiệu quả tốt hơn./. Xin chân thành cám ơn! Người thực hiện Lê Văn Hương PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN EAKAR TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 9 MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Giáo viên thực hiện Lê Văn Hương
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_thuc_hanh_trong_mon_cong_nghe_9.doc