SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Công nghệ 10
Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
Hiện nay ở các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Trong chương trình môn Công nghệ 10 có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” có liên quan đến việc chế biến thực phẩm an toàn cho con người, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ung thư ...
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2020 nước ta có 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3000 người ngộ độc, có 30 người chết. Năm 2021 có 1526 người bị ngô độc, 5 người tử vong. Hiện tượng ngô độc thực phẩm chủ yếu xảy ra ở khu công nghiệp và trường học. Trường học trở thành nơi trọng điểm để các thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tìm cách len lỏi, xâm nhập vào, nhất là các trường học ở khu vực miền núi khi đời sống, nhận thức có phần hạn chế. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học thiết thực nhằm giúp học sinh nhận thức được vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các em có thể trải nghiệm chế biến lương thực, thực phẩm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng nhất định để các em làm nhiệm vụ chiến sĩ tuyền truyền góp phần vào mục tiêu chung“nói không với thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Công nghệ 10

iều đó chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng phương pháp dự án kết hợp trải nghiệm vào dạy học chủ đề “chế biến lương thực và thực phẩm” tạo hứng thú cho học sinh, là tiền đề để học sinh dễ tiếp thu kiến thức, yêu thích bộ môn, từ đó tạo động lực cho các em say mê tìm hiểu, vận dụng kiến thức vào chế biến thực phẩm an toàn cho gia đình, có ý thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ bản thân và cộng đồng. c. Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh sau khi thực hiện các dự án dạy học chủ đề. Chúng tôi đã dùng phiếu đánh giá về 4 mức độ đạt được về khả năng phát triển năng lực của học sinh ở các lớp thực nghiệm tại 2 thời điểm: Trước khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện các dự án học tập (Số lượng học sinh: 127 em) Năng lực Mức độ Kết quả đạt được Trước TN Sau TN SL % SL % 1.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Tốt 6 4,7% 92 72,4% Khá 12 9,5% 19 15% TB 90 70,8% 16 12,6% Chưa đạt 19 15% 0 0 2. Năng lực giao tiếp và hợp tác Tốt 9 7,1% 95 74,8% Khá 14 11% 20 15,7% TB 88 69,3% 12 9,5% Chưa đạt 16 12,6% 0 0 3.Năng lực tự chủ và tự học Tốt 5 3,9% 89 70,1% Khá 15 11,8% 21 16,6% TB 86 67,7% 17 13,3% Chưa đạt 21 16,6% 0 0 Qua thống kê và phân tích kết quả cho thấy việc thực hiện các dự án học tập chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” đã khẳng định phần nào tính hiệu quả của dạy học phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học. Như vậy, qua kết quả đánh giá sau thực nghiệm chứng tỏ việc sử dụng phương pháp dự án kết hợp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” môn Công nghệ 10 góp phần nâng cao hứng thú học tập, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học hướng tới tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu được triển khai sắp tới. Vận dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp trải nghiệm sáng tạo vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” không những phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, tăng khả năng lĩnh hội tri thức mà còn giúp học sinh tự chế biến nhiều món ăn, nước uống từ nguyên liệu thiên nhiên, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Sau đây là một số sản phẩm học sinh đã tự chế biến: HS chế biến sản phẩm xôi ngũ sắc (sử dụng màu tự nhiên) HS chế biến sản phẩm bánh ngũ sắc (sử dụng màu tự nhiên) Hình ảnh: HS chế biến món nộm rau quả, dưa muối, cà muối, măng muối Hình ảnh: HS chế biến món mứt dừa, thạch, kem nhiều màu (sử dụng màu từ thiên nhiên) Hình ảnh: HS chế biến xiro từ trái cây Video về hoạt động trải nghiệm của học sinh trong quá trình thực hiện dự án https://www.youtube.com/watch?v=SjIM0FENeZI 2.5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được xem là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học với chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm”, đồng thời tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học môn học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng được với sự đổi mới giáo dục. Đề tài đã đưa ra các giải pháp mới, sáng tạo, phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Vận dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp trải nghiệm sáng tạo vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” không những phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, tăng khả năng lĩnh hội tri thức mà còn giúp học sinh tự chế biến nhiều món ăn, nước uống từ nguyên liệu thiên nhiên, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, gắn việc học lý thuyết đi đôi với thực hành. 2.6. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài được nghiên cứu và thực nghiệm từ năm 2019 -2020, sau đó triển khai áp dụng ở các đối tượng học sinh khác nhau ở một số trường thuộc các huyện miền Tây của Nghệ An từ năm học 2020 cho đến nay. - Học sinh hứng thú và thích học tập môn học bằng phương pháp và cách thức tổ chức mà chúng tôi đã thiết kế và xây dựng trong đề tài. - GV trực tiếp áp dụng cho rằng, việc tổ chức học sinh học tập chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” bằng các dự án, trải nghiệm sáng tạo đã phát huy tính sáng tạo của học sinh, phát triển các năng lực và phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo mục tiêu dạy học trong tình hình mới. - Có thể ứng dụng kết quả của SKKN vào dạy học chủ đề môn học ở tất cả các trường THPT nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học 2.7. Bài học kinh nghiệm Để có được thành công khi ứng dụng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực thì người dạy và người học cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Giáo viên phải hiểu rõ cơ sở khoa học của các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Giáo viên thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, hứng dẫn học sinh tìm tòi, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, sự đam mê học tập và yêu thích môn học, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giáo viên phải đánh giá cả quá trình, toàn diện, khách quan, đánh giá cả nội dung lẫn hình thức, cả ý thức và thái độ; đồng thời động viên kịp thời cho các em tích cực, sáng tạo Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh cần quan sát tỉ mỉ, tinh tế, lập kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ phù hợp và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Để tổ chức thành công cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và cơ sở kinh doanh, chế biến ở địa phương trong quá trình thực hiện dự án học tập. Đặc biệt cần đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia trải nghiệm. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Áp dụng đề tài “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề Chế biến lương thực, thực phẩm- Công nghệ 10” sẽ nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho học sinh Đối với giáo viên: Chủ động hơn trong công tác dạy học, gắn kết bài dạy với các tình huống trong thực tiễn, kết hợp hình thành kiến thức khoa học bộ môn với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Đối với học sinh: Phát huy tính tích cực chủ động của người học tạo nhiều cơ hội tìm kiếm tri thức, yêu thích môn học, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, trải nghiệm thực tế, biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, biết phân biệt được thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn, biết bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm an toàn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như bát cháo tình thương.. Đối với cơ sở giáo dục: Tạo được mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục toàn diện học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Đối với địa phương và xã hội: Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, được nhiều người biết đến sản phẩm của địa phương, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, phát triển kinh tế của địa phương 3.2. Kiến nghị Để phát huy tối đa những ưu điểm của hình thức tổ chức dạy học chủ đề môn học, chúng tôi đề xuất có một số vấn đề sau đây: 1. Nên tiếp tục thử nghiệm hình thức tổ chức dạy học chủ đề môn học trên phạm vi rộng rãi hơn, phù hợp với từng môn học, từng đối tượng học sinh, từng địa phương. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ về dạy học theo chủ đề, dạy học bằng dự án, trải nghiệm, dạy học gắn với thực tiễn để tổ chức dạy học có hiệu quả hơn. 2. Nhà trường cần khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạn thay đổi đột phá trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh. Đồng thời phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để tổ chức cho học sinh học tập, trải nghiệm thuận lợi hơn. 3. Đối với Sở GD &ĐT: Cần tăng cường tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 3. Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục tham quan học tập, trải nghiệm SKKN đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ nhất định, được đúc rút từ thực tế giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học cấp trên để SKKN hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/ QH12 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII ban hành Ngày 17 tháng 6 năm 2010 2. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008 3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2017). Tài liệu hội thảo- tập huấn: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ 10. Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Đặng Việt Cường. Phương pháp tự học. bài báo khoa học giáo dục đăng ngày 1/12/2010. 6. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb ĐHSP. 7. NguyễnVăn Khôi, Trần Văn Chương, Vũ Thùy Dương (2016). Công nghệ 10. Nxb Giáo dục. 8. Đỗ Hương Trà( 2006). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Nxb ĐHSP Hà Nội 9. Kế hoạch số 375/KH-BCĐTƯATTP của Ban chỉ đạo Trung ương về triển khai Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 10. Một số trang mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 47 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra giáo viên và học sinh Phiếu điều tra số 1: Phiếu điều tra giáo viên về tổ chức dạy học chủ đề môn học. (Quý Thầy/Cô có thể không cần ghi các thông tin cá nhân sau) Họ và tên GV:......................................Trường ...................Huyện................. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà quý Thầy/Cô lựa chọn: Nội dung trao đổi Ý kiến đồng ý 1. Theo thầy/cô, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong trường THPT hiện nay có cần thiết không? a. Không cần thiết b. Cần thiết c. Rất cần thiết 2. Thầy /cô đãng từng tổ chức dạy học chủ đề gắn với việc giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng chưa? a. Chưa bao giờ tổ chức b. Thỉnh thoảng tổ chức c. Tổ chức thường xuyên 3. Thầy (cô) hiểu biết như thế nào về quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng dạy học dự án, trải nghiệm? a. Chưa biết b. Chưa thực sự hiểu rõ từng bước tổ chức dạy học c. Đã hiểu rõ đầy đủ các bước dạy học 4.Thầy cô có hứng thú trong việc chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn Công nghệ 10 a. Không muốn áp dụng b. Thỉnh thoảng áp dụng c. Thích áp dụng 5. Theo thầy/ cô, nếu vận dụng dạy học dự án, trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” sẽ góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không? a. Không hiệu quả b. Hiệu quả bình thường c. Rất hiệu quả Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các thầy cô giáo! Phiếu điều tra số 2: Phiếu điều tra tình hình học tập của học sinh đối với phần kiến thức chế biến lương thực và thực phẩm thuộc môn Công nghệ 10 ở các trường THPT Họ và tên học sinh:........Lớp ....................Trường:. (Em có thể không cần ghi các thông tin cá nhân) Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà em lựa chọn Nội dung trao đổi Ý kiến lựa chọn 1. Em đã từng được học tập môn học gắn với vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm chưa? a. Chưa từng tham gia b. Đã được tham gia nhưng rất ít c. Tham gia thường xuyên 2. Bản thân em đã từng tham gia chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa? a. Chưa bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thường xuyên 3. Em có thích học tập môn Công nghệ 10 không? a. Không thích b. Bình thường c. Rất thích 4. Mong muốn của em khi được học môn Công nghệ 10 bằng hình thức trải nghiệm là gì? a. Không khí học tập thoải mái, vui vẻ, hiệu quả b. Được tư duy, sáng tạo, lập kế hoạch học tập, tự tin làm được sản phẩm báo cáo c. Biết sử dụng các thiết bị điện tử và phần mềm hỗ trợ học tập Xin chân thành cảm ơn ý kiến của em! Phụ lục 2. Phiếu đánh giá học sinh Đề kiểm tra sau thực nghiệm: Thời gian: 15 phút Họ và tên học sinh: ..Lớp Câu 1: Quy trình chế biến gạo từ thóc gồm mấy bước? A. 8 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 2: Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước? A. 13 B. 12 C. 14 D. 11 Câu 3: Bước tiếp theo của bước ‘làm sạch’ trong quy trình chế biến tinh bột sắn là A. nghiền B. làm khô C. đóng gói D. tách bã Câu 4: Phương pháp chế biến nào sau đây không phải chế biến rau, quả: A. Đóng hộp B. Sấy khô C. Chế biến tinh bột D. Muối chua Câu 5: Gạo sau khi tách trấu gọi là gì ? A. Tấm B. Gạo cao cấp C. Gạo lức D. Gạo thường dùng Câu 6. Trong quy trình chế biến rau - quả, giai đoạn xử lí nhiệt nhằm: A. Làm cho sản phẩm khô. B. Làm cho sản phẩm sạch. C. Loại bỏ vi khuẩn. D. Làm mất hoạt tính các loại enzim. Câu 7. Vai trò của công đoạn xát trắng, đánh bóng gạo: A. Loại bỏ vỏ cám B. Loại bỏ vỏ trấu C. Loại bỏ gạo bị đen D. Loại bỏ hạt gạo gãy Câu 8. Phương pháp chế biến rau quả: A. Đóng hộp, sây khô, muối chua B. Sấy khô, muối chua, chế biến các loại nước uống C. Đóng hộp, chế biến các loại nước uống, sấy khô, muối chua D. Đóng hộp, chế biến nước uống sấy khô Câu 9. Xử lí cơ học trong qui trình sản xuất đồ hộp rau, quả nhằm: A. Thay đổi hình dạng, cấu trúc, trạng thái của nguyên liệu B. Thay đổi tính chất, thành phần hóa học của nguyên liệu C. Thay đổi phẩm chất của nguyên liệu D. Thay đổi sắc màu tự nhiên của nguyên liệu Câu 10. Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành chế biến xi rô từ quả? A. Quả B. Lọ thủy tinh C. Đường trắng D. Quả, lọ thủy tinh, đường trắng Câu 11. Em hiểu như thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm? Nêu nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực hẩm, tác hại của ngộ độc thực phẩm và biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Phụ lục 3. Một số hình ảnh trong quá trình dạy học chủ đề Hình ảnh HS thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Hình ảnh HS trải nghiệm tại các cơ sở chế tinh bột sắn xã Hoa Sơn Hình ảnh HS trải nghiệm tại các cơ sở chế biến gạo ở xã Phúc Sơn Hình ảnh: HS trải nghiệm tại cơ sở chế biến rau quả bằng cách muối chua tại cơ sở kinh doanh Hà Hùng, cơ sở Hùng Huệ Bài báo của của các nhóm tìm hiểu về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm Sơ đồ kiến thức về chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” Hình ảnh: HS tham gia hội thi gói bánh chưng xanh
File đính kèm:
skkn_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cho_hoc_sinh_thpt_thon.docx
SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thự.pdf