SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống

Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm coi trọng.

Chương trình Công nghệ phổ thông có những giá trị nổi bật:

- Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế.

- Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật công nghệ.

- Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tảng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ.

Như vậy chương trình môn Công nghệ có vai trò rất quan trọng để phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

doc 60 trang Hà Thanh 19/03/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 bằng các bài tập tình huống
 Giá thể mùn cưa D. Giá thể trấu hun 
Câu 5. Loại phân nào chỉ chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan, dung để bón thúc 
A. Phân lân 	B. Phân chuồng hoai mục 
C. Phân đạm 	D. Phân vi sinh 
Câu 6. Dưa chuột - loại dưa phổ biến trên đồng ruộng. Cây dưa chột thích hợp với đất trồng tơi xốp, có độ phì nhiêu cao. Trước khi gieo trồng cần cày bừa kỹ đất, làm sạch cỏ, bón phân giai đoạn này có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất. Loại phân nông dân sử dụng trong giai đoạn này là? 
Phân đạm 	B. Phân hữu cơ C. Phân kali 	D. Phân hóa học 
Câu 7. Thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng dưa chuột Baby ở xã Cảnh Hưng là
A. Sử dụng hệ thống tưới nước tự động, nhỏ giọt. 
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, ớt gừng, sả... và rượu. 
Tận dụng chất thải trong trồng trọt và phân động vật làm phân bón. 
Sử dụng nilon che phủ đất khi trồng dưa 
Câu 8. Trong quá trình trồng và chăm sóc dưa chuột Baby, nông dân ở xã Cảnh Hưng phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, để giảm lượng phân bón, giảm chi phí và công lao động bón phân, mà tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của dưa chuột cao trên 60%, người dân nên lựa chọn loại phân nào? 
A. Phân hóa học 	B. Phân hữu cơ 	C. Phân vi sinh 	D. Phân bón nano 
Câu 9. Giống dưa chuột đã được trồng hàng vài chục năm ở cánh đồng thuộc thông Đại Tảo, xã Việt Đoàn. Người trồng dưa có một “luật” bất thành văn và trước khi nhà mình ra giống, không được san sẻ cho người khác, nếu cho giống trước khi gieo trồng thì mùa vụ sẽ thất bát. Phương pháp nhân giống dưa chuột của nông dân Đại Tảo là? 
A. Phương pháp chiết cành 	B. Phương pháp giâm cành 
C. Nhân giống bằng hạt 	D. Nuôi cấy mô 
Câu 10. Héo rũ là bệnh cực kỳ nguy hại do nấm Fusarium oxysporum f.sp. melonis gây ra cho dưa chuột. Hiện nay người ta có thể tạo ra giống dưa chuột có khả năng kháng bệnh héo rũ từ nguồn gen của vi khuẩn. Phương pháp được sử dụng là: 
A. phương pháp lai tạo dòng thuần 	B. Phương pháp lai tạo ưu thế lai 
C. Phương pháp gây đột biến 	D. Phương pháp chuyển gen 
II. ĐÁP ÁN 
Câu 1 
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
Câu 5 
A 
B 
B 
B 
C 
Câu 6 
Câu 7 
Câu 8 
Câu 9 
Câu 10 
B 
A 
D 
C 
D 

PHỤ LỤC 02
Bài kiểm tra đánh giá các mức độ biểu hiện của NLVDKT 
Hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi sau: 
Phân đạm chất dinh dưỡng hay chất độc? 
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng. Thực tế hiện nay một vụ lúa chỉ cần 240 kg phân đạm, nhưng nông dân thường sử dụng tới 300- 320 kg đạm. Các nhà chuyên môn liên tục khuyến cáo về những hệ lụy kéo theo từ lạm dụng phân bón. Thế nhưng, về phía nông dân, mỗi khi ra cánh đồng, hễ nhìn ruộng lúa không ưng mắt là sẵn sàng tăng thêm phân bón. 
 (Trích nguồn: https://vtv.vn/vtv8/bao-dong-tinh-trang-nhieu-nong-dan-lam-dungphan-bon) 
Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 
Hãy chỉ ra mâu thuẫn trong vấn đề trên? 
3.Hãy đặt các câu hỏi về vấn đề trên? 
4.Thông tin trên liên quan đến kiến thức nào? Hãy liệt kê các kiến thức có liên quan? 
5.Hãy nêu giả thuyết của em về vấn đề này? Minh chứng cho giả thuyết đó? 
Hãy thu thập các dẫn chứng liên quan nhằm chứng minh quan điểm của em về vấn đề đang nói đến trong đoạn thông tin trên? 
Theo em hãy đề xuất những biện pháp sử dụng phân đạm an toàn? 
Gợi ý đáp án
Tiêu chí thể 
hiện NLVDKT 
Vấn đề đang được đề cập là Phân đạm là chất dinh dưỡng hay là chất độc/ Tác hại của lạm dụng phân đạm/ (Mức 1) 
Mâu thuẫn là nên hay không nên sử dụng phân đạm / Phân đạm là chất độc hay chất dinh dưỡng (Mức 2) 
3. Hãy đặt các câu hỏi về vấn đề trên (Mức 3) Vai trò phân đạm là gì? 
Tại sao phân đạm là chất độc? 
Nguyên tắc sử dụng phân đạm? 
Phát hiện được vấn đề thực tiễn
4.Thông tin liên quan: (Mức 1) 
Đặc điểm phân đạm (Phân hóa học) 
Các sử dụng phân hóa học 
- Hậu quả khi sử dụng phân đạm quá nhiều 
Xác định được kiến thức liên quan đến vấn đề
thực tiễn
5. Giả thuyết của HS: (Mức 2) 
Nên hay không nên sử dụng phân đạm? 
Hoặc Làm thế nào sử dụng phân đạm một cách an toàn hiệu quả? .... 
Minh chứng phù hợp với giả thuyết HS đưa ra. (Mức 3) 
Đưa ra giả thuyết và đề xuất giải quyết
6. Tùy theo giả thuyết của mình mà HS đưa ra các dẫn chứng liên quan nhằm chứng minh quan điểm của em về vấn đề đang nói đến trong đoạn thông tin trên. 
Mức 1: một dẫn chứng 
Mức 2: 2 dẫn chứng 
Mức 3: trên 2 dẫn chứng 
Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến thực tiễn
7. HS đề xuất một số biện pháp: 
Mức 1: 1 biện pháp 
Mức 2: 2 biện pháp 
Mức 3: trên 2 biện pháp 
Ví dụ: Sử dụng phân đạm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp/ Phối hợp giữa phân đạm và phân hữu cơ, phân vi sinh/ Sử dụng các loại phân khác thay thế như phân tan chậm, phân namo 
Thực hiện giải quyết vấn đề
thực tiễn và có
thể đề xuất vấn đề mới

Phụ lục 03: KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG ( BỘ KẾT NỐI TRI THỨC) 
Tiết 1 : Khởi động, hình thành kiến thức (Nhiệm vụ 1,2), luyện tập 
Tiết 2 : Hình thành kiến thức (Nhiệm vụ 3), Luyện tập, Vận dụng 
A. MỤC TIÊU 
Về năng lực: 
- Năng lực chung : Giao tiếp và hợp tác, Tự chủ tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực công nghệ: 
Trình bày được khái niệm, thành phần cơ bản của đất trồng. 
Trình bày được tính chất của đất trồng (tính chua, tính kiềm và trung tính của đất). 
Vận dụng được kiến thức sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn. 
Về phẩm chất: Chăm chỉ, Trung thực 
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với giáo viên 
Video:https://www.youtube.com/watch?v=eh34V5jZYbQ https://www.youtube.com/watch?v=zo-iCxZvtRk&feature=youtu.be 
Đối với học sinh : 
- Một số mẫu đất ở địa phương. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Thông qua hoạt động xem video về đất, thảo luận cặp đôi, học 
sinh tìm hiểu về quá trình tạo ra đất trồng. 
Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS xem clip quá trình tạo thành đất : https://www.youtube.com/watch?v=eh34V5jZYbQ Thảo luận theo từng cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: 
Mô tả quá trình hình thành đất? 
Hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến đất như thế nào? 
Thực hiện nhiệm vụ : HS xem video, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi. 
 Báo cáo thảo luận : GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. 
Kết luận : GV ghi nhận các câu trả lời của HS, kết luận về quá trình tạo ra đất trồng, dẫn dắt vào bài học: Bài 3: Giới thiệu về đất trồng. 
2. Hình thành kiến thức 
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm đất trồng 
a. Mục tiêu: Thông qua việc nghiên cứu SGK bày được khái niệm, thành phần 
cơ bản của đất trồng. 
b. Tổ chức hoạt động: 
Giao nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.1 – Đất trồng, đọc thông tin mục I SGK tr.19 và trả lời câu hỏi : Đất trồng là gì ? Nêu nguồn gốc hình thành đất trồng ? Theo em, sỏi và đá có phải là đất trồng không ? Vì sao ? 
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu và kể tên một số loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam ? Tên các địa phương có các loại đất đó ? 
GV trình chiếu hình ảnh một số loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam. 
Thực hiện nhiệm vụ : HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
Báo cáo thảo luận : GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Kết luận : GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 
Khái niệm đất trồng 
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. 
Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động nhóm nhỏ, dùng kĩ thuật Khăn trải bàn, HS 
xem video, nghiên cứu SGK HS trình bày các thành phần của đất. 
b. Tổ chức hoạt động: 
Giao nhiệm vụ học tập : GV chia HS thành các nhóm nhỏ 4HS/nhóm, HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=zo-iCxZvtRk&feature=youtu.be, Nghiên cứu SGK và nêu thành phần của đất và vai trò của chúng. 
Thực hiện nhiệm vụ : HS đọc SGK, xem video, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập theo kĩ thuật khăn trải bàn 
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Báo cáo thảo luận : Các nhóm trưng bày đáp án. 
GV tổ chức cho các nhóm tự đánh giá lẫn nhau Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập kiến 
thức cho học sinh. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: Thực hiện theo tinh thần xung phong. 
- Thực hiện: HS tự phân tích, phán đoán. 
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo, nếu sai gọi bạn khác bổ sung. 
- Kết luận: Sau mỗi câu, GV công bố đáp án. 
Bộ câu trắc nghiệm: 
Câu 1. Thành phần chủ yếu của đất trồng là: 
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn. 	C. Phần khí 	D. Sinh vật đất. 
Câu 2. Nước thuộc thành phần nào của đất trồng 
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn. 	C. Phần khí 	D. Sinh vật đất. 
Câu 3. Thành phần nào của đất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của vi sinh vật đất 
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn. 	C. Phần khí 	D. Sinh vật đất. 
Câu 4. Thành phần nào tạo ra sự đa sạng sinh học trong đất 
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn. 	C. Phần khí 	D. Sinh vật đất. 
Câu 5. Xác động thực vật khi bị phân hủy tạo ra thành phần nào cho đất 
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn. 	C. Phần khí 	D. Sinh vật đất. 
II. Keo đất và tính chất của đất 
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu keo đất 
a. Mục tiêu: thông qua hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, HS trình bày được khái niệm keo đất 
b. Tổ chức thực hiện 
Giao nhiệm vụ học tập : GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.1a SGK tr.21 và trả lời câu hỏi: Keo đất là gì? Keo đất có vai trò gì? 
GV giải thích cho HS: Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút và giữ lại được chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm tăng nồng độ các chất trên bề mặt. Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại đất, hàm lượng và bản chất của keo đất, thành phần cơ giới đất, nồng đất của dung dịch đất bao quanh keo. 
GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.3 – Sơ đồ cấu tạo keo đất và đọc thông tin mục III.1b SGK tr.21 và trả lời câu hỏi: 
+ Trình bày cấu tạo của keo đất. 
+ Dựa vào điều gì để phân biệt keo âm và keo dương? 
+ Đâu là cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng? 
- Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân 
Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV, HS khác nhận xét và đánh giá 
Kết luận: GV kết luận về Khái niệm keo đất và khả năng hấp thụ của đất 
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng 
a. Mục tiêu: thông qua hoạt động nhóm, giải quyết các bài tập tình huống, HS nêu được một số tính chất của đất trồng. 
b. Tổ chức thực hiện 
Giao nhiệm vụ học tập : Chia HS thành 4 nhóm, Các nhóm hoàn thành bài tập sau 
Bài tập 1 : Khi phân tích 3 mẫu đất thu được tỉ lệ các loại hạt trong đất như sau 
Mẫu đất I: 85% hạt cát: 10% hạt limon: 5% hạt sét 
Mẫu đất II: 45% hạt cát: 40% hạt limon: 15% hạt sét 
Mẫu đất III: 25% hạt cát: 30% hạt limon: 45% hạt sét 
Trong đất có những loại hạt nào? Căn cứ nào để phân chia thành các loại hạt này? Thế nào là thành phần cơ giới của đất? 
Gọi tên 3 mẫu đất nói trên? Tại cánh đồng trồng lúa thôn Rền, thuộc xã Cảnh Hưng có loại đất nào đặc trưng? Hãy dự đoán thành phần cơ giới của loại đất này? và một số tính chất của nó? 
Khi đo pH của mẫu đất thứ 2 ở 3 vị trí người ta thu được kết quả như sau 
Địa điểm đo
Đất trồng rau ở thôn Rền
Đất trồng lúa ở thôn Rền
Đất trồng lúa ở thôn Rền
pH
6.0
7,2
7,4
Xác định phản ứng của dung dịch 3 loại đất nói trên? Dựa vào đó hãy nêu đặc điểm từng loại đất trồng. Loại nào tốt cho cây trồng nhất? 
Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm. 
Báo cáo thảo luận: Trao đổi bài làm các nhóm, các nhóm chấm chéo và thống nhất kết quả. 
 Kết luận: 
2. Một số tính chất của đất trồng 
Thành phần cơ giới đất là tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất. (các loại hạt có đường kính khác nhau) 
- Phản ứng của dung dịch đất chia thành 3 loại 
- Phản ứng chua: pH < 6,6 
- Phản ứng kiềm: pH > 7.5 
- Phản ứng trung tính pH từ 6,6, đến 7,5 
III. Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu:Thông qua bộ câu hỏi để HS Vận dụng được kiến thức sử dụng, 
cải tạo đất trồng vào thực tiễn. 
Tổ chức thực hiện: 
Bốc thăm trả lời: Đại diện nhóm lên bốc thăm câu hỏi và thảo luận nhóm (trong 10 phút), ghi đáp án vào giấy; thành lập nhóm chuyên gia để đánh giá, chấm điểm. 
Câu 1: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào? Giải thích? Tại sao đất chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ lại có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt? 
Câu 2: Tại sao bón vôi lại làm giảm độ chua của đất trồng? 
Câu 3: Theo em cần làm gì để tăng độ pH cho đất chua và giảm độ pH cho đất kiềm? 
Câu 4: Tại sao khi chọn đất trồng cây phải căn cứ vào thành phần cơ giới của đất 
Câu 5: Ở địa phương em có những loại đất trồng nào? Người ta thường trồng những loại cây gì trên đó? 
Câu 6: Giải thích nhận xét sau: Đất nào nhiều giun thì trồng cây rất tốt. 
- Thực hiện: Nhóm trao đổi, thống nhất phương án trả lời. 
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo, nếu sai các nhóm khác bổ sung, nhóm chuyên gia đánh giá, chấm điểm. 
- Kết luận: sau mỗi câu, GV thông báo phương án trả lời đúng. 
IV. Vận dụng 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động kiểm tra các thành phần đất, HS tìm hiểu 
được các loại đất ở địa phương 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: HS tiến hành kiểm tra các thành phần đất tại địa phương. 
- Thực hiện: tự làm ở nhà. 
- Báo cáo, thảo luận: Gửi kết quả kiểm tra đất qua zalo của GV. 
- Kết luận: Việc kiểm tra các thành phần của đất giúp chúng ta xác định được tình trạng sức khỏe của đất, từ đó có biện pháp cải tạo và sử dụng phù hợp. Hướng dẫn kiểm tra thành phần của đất 
Kiểm tra loại đất: 
Để xác định loại đất, lấy một nắm đất ẩm (nhưng không ướt) từ khu vườn, nắm nhẹ lại và mở bàn tay ra. Quan sát đất sẽ ở 1 trong 3 trạng thái: 
Nắm đất vẫn giữ được hình dạng khi nắm, và khi chọc vào, nắm đất sẽ vỡ nhẹ ra. Điều đó có nghĩa đất đó là đất mùn và có độ tơi xốp rất tốt. 
Nắm đất vẫn giữ được hình dạng khi nắm và khi chọc vào, nắm đất vẫn giữ nguyên hình dạng. Loại này là đất sét. 
Nắm đất tơi ra ngay sau khi mở bàn tay. Loại này là đất cát. 
Kiểm tra khả năng thoát nước: 
Đào 1 cái lỗ với kích thước (15cm x 30cm) đối với vườn. 
Đổ đầy nước vào lỗ và chờ cho chỗ nước đó thoát hết. 
Lại đổ đầy nước lần thứ 2. 
Theo dõi xem bao lâu thì chỗ nước vừa đổ vào sẽ thoát đi hết. 
Nếu chỗ nước đổ vào phải mất cả giờ đồng hồ mới thoát đi được có nghĩa là đất đang có vấn đề về khả năng thoát nước. 
Kiểm tra giun trong đất 
Chọn thời điểm đất ấm, đất còn ẩm mà không phải là ướt sũng nước. 
Đào lỗ 30cm x 30 cm và tiến hành lấy mẫu rồi sàng sơ đất. 
Đếm số lượng giun đất có trong mẫu đất vừa lấy. 
Nếu ít hơn 10 có nghĩa là đất còn chưa đủ dinh dưỡng để cho giun đất phát triển hoặc là đất quá chua hoặc quá kiềm. 
Kiểm tra độ pH 
Độ pH đóng một phần quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng tốt. 

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_cho_hoc_sinh_tro.doc