SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một xu thế của giáo dục hiện nay, là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là hoạt động đặc thù lần đầu được đưa vào chương trình với tư cách là hoạt động bắt buộc, với thời lượng, hệ thống các yêu cầu cần đạt và nội dung xác định. Như vậy hoạt đông trải nghiệm không những chú trọng thành một môn học riêng mà còn thể hiện hiện trong sự kết hợp liên môn để các em có điều kiện phát huy được phẩm chất năng lực của bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi mỗi người có một cách tư duy khác nhau, một năng lực sáng tạo khác nhau. Giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh để các em có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân, có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Trong chương trình học tập. Các em đã được làm quen với trồng trọt từ bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua môn công nghệ. Ở bậc trung học phổ thông, môn công nghệ 10- công nghệ trồng trọt giúp các em tiếp cận và trải nghiệm các ứng dụng công nghệ trong trồng trọt. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và tư tưởng sư phạm trong mỗi bài học tạo thuận lợi cho các em học sinh tự khám phá, lĩnh hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề lí thú của thực tế. Những vấn đề đất trồng, phân bón, công nghệ giống cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, trồng trọt công nghệ cao, bảo vệ môi trường…. Cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng cốt lõi, chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, từ cách gắn kết kiến thức với thực tiễn đến cách tổ chức các hoạt động học
Với thực tiễn địa phương là một vùng nông nghiệp. Đi qua những bãi ngô ven sông, những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông. Đến mùa thu hoạch các phụ phẩm như rơm, thân cây ngô vứt lại rất nhiều trên các cánh đồng. Rơm, đặc biệt là các thân cây ngô, lạc, đậu, … thường bị đốt ngay trên đồng bãi…. Nếu như nguồn nguyên liệu này cùng với các loại thức ăn khác như cây cỏ sữa, cỏ sả tranh được tận dụng để xay và ủ chua sẽ là một nguồn thức ăn thơm ngon cho các động vật như trâu, bò ,dê…, giúp động vật tiêu hoá tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn triệt để hơn,làm tăng lượng sữa cho các vật nuôi đang sinh sản, đặc biệt các vi sinh trong thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi, bên cạnh đó người chăn nuôi giảm được một chi phí đáng kể để mua thức ăn cho vật nuôi, nguồn phụ phẩm trồng trọt không bị lãng phí, vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vừa gắn liền với bảo vệ môi trường sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt

uả làm việc chung: Mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. * Đề ra cho bài kiểm tra làm trên phần mềm azota. Câu 1: Vi sinh vật là gì ? A. Là những sinh vật đơn bào chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi. B. Là sinh vật nhân sơ chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi. C. Sinh vật ký sinh trong vi sinh vật khác . D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé ,chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi. Câu 2. Chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng có chứa. A. Các loại virus có ích cho đất trồng. B. Các loại vi khuẩn và nấm có ích cho đất trồng. C. Các chất hóa học tiêu diệt vi sinh vật có hại. D. Virus và nấm tiêu diệt vi khuẩn có hại. Câu 3. Sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước bằng cách nào? A. Trộn chế phẩm với cát sạch rồi rắc xuống nước B. Rắc hoặc đổ trực tiếp xuống nước C. Khi trời mưa mới rắc, đổ xuống nước D. Khi trời nắng mới rắc, đổ xuống nước. Câu 4: Loài nào sau đây không phải là vi sinh vật A. Vi khuẩn lam B. Tảo đơn bào C. Nấm rơm D. Trùng biến hình Câu 5. Thức ăn sau khi ủ chua nếu đạt chuẩn sẽ có màu gì A. Đen B. Xanh C. Đỏ D. Vàng xanh Câu 6. Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm A. 3 B. 4 C.5 D.6 Câu 7. Những lưu ý khi ủ chua thức ăn cho trâu bò 1. Để khô ráo nguyên liệu trước khi ủ 2. Làm sạch không để lẫn bùn, đất 3. Phải tạo quy trình lên men yếm khí 4. Chọn thức ăn còn tươi đảm bảo không bị nấm mốc gây thối hỏng. 5. Có nguyên liệu như thế nào thì ủ như thế đó Đáp án đúng là: A. 1,2,3,4 B. 1,2,3. C. 1,2,3,5 D. 2,3,4,5 Câu 8: Theo em nên áp dụng các công nghệ nào sau đây vào trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP ở địa phương để nâng cao năng suất chất lượng an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế. 1.Công nghệ cơ giới hóa 2. Công nghệ sinh học 3. Công nghệ tự động hóa 4. Công nghệ tưới tiêu 5. Công nghệ nhà mái che 6. Công nghệ trồng cây không cần đất 7. Công nghệ vườn ươm 8. Công nghệ điều khiển từ xa 9. Công nghệ kết nối vạn vật IOT Đáp án đúng là: A. 1,2,3,4, B. 1,2,3,6. C. 2,4,5,7,8 D. 1,2,4,5,9 Câu 9. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm sau đây: 1. Giảm nhân công lao động thủ công 2. Nhân công có trình độ kỹ thuật cao 3. Năng suất và chất lượng tương đương canh tác truyền thống 4. Tất cả các khâu đều phải cơ chế hóa 5. Áp dụng công nghệ thông tin công nghệ sinh học cơ giới hóa tự động hóa 6. Hiệu quả đầu tư cao 7. Mức đầu tư thấp Đáp án đúng là: A. 1,2,5,6. B. 1,2,3,6. C. 2,4,5,7. D. 1,2,4,5. Câu 10. Ủ chua thức ăn cho gia súc là ứng dụng hoạt động của vi sinh vật để A. Cải tạo và bảo vệ đất B. Cải tạo và bảo vệ nguồn nước C. Xử lý phế phẩm trong trồng trọt làm phân bón D. Xử lý phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ A D B B C D A A C A D https://azota.vn/de-thi/x1y5ac (Kết quả trả lời ở phụ lục 4) 2.2. Báo cáo và đánh giá sản phẩm trải nghiệm 2.2.1. Mục đích Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm. Thu thập thông tin, nhận xét đánh giá kết quả các nhóm học sinh làm được. Phân tích và định lượng một cách khoa học nhằm xác định mức độ phát triển năng lực thực hành của học sinh 2.2.2. Nhiệm vụ Xác định công việc của nhóm Tiến hành viết báo cáo theo định hướng mà giáo viên hướng dẫn Làm các video về quy trình sản xuất, giới thiệu và phổ biến quy trình để mọi người tiếp cận và ứng dụng. 2.2.3. Nội dung thực nghiệm Hướng dẫn học sinh tiến hành thu thập nguyên liệu , tập kết và tiến hành làm tại 2 địa điểm: Nhà anh Nguyễn Văn Khoa- xóm Giang Nam- xã Thanh Giang- Huyện Thanh Chương – Nguyên liệu là thân cây ngô Tại nhà bác Đặng Văn Nuôi - xã Thanh Mai, Huyện Thanh Chương- Nguyên liệu là cây cỏ sữa 2.2.4. Kết quả trải nghiệm Học sinh trình chiếu kết quả làm được trên lớp( video trong đĩa kèm theo) Một số hình ảnh về hoạt động báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm. Một số hình ảnh trong quy trình trải nghiệm của học sinh Giai đoạn 1: Thu thập nguyên liệu: cắt thân cây cỏ - thân cây ngô Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu: cắt thân cây cỏ, hoặc ngô thành những đoạn nhỏ Giai đoạn 3: Phối trộn nguyên liệu để ủ (trộn bột ngô, muối, gỉ mật, men vi sinh) Giai đoạn 4. Ủ nguyên liệu (Trong túi nilon bọc bao bố hoặc trong lót thùng tôn bên ngoài). Hình ảnh: Thành phẩm thu được sau 15 ngày ủ Hình ảnh sử dụng sản phẩm 2.2.5. Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực chung của học sinh Năng lực Hệ số Mức độ Yếu Trung bình Khá Tốt Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 4 Kế hoạch chưa rõ ràng không hợp lý sản phẩm không chất lượng báo cáo không logic không thuyết phục Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề chưa sáng tạo báo cáo chưa đầy đủ Chủ động lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề sáng tạo có kết quả khá báo cáo vấn đề khá đầy đủ Chủ động lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề sáng tạo có kết quả báo cáo vấn đề thuyết phục logic Năng lực giao tiếp và hợp tác 3 Nhóm chưa đoàn kết. Phân công hiệm vụ không rõ ràng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm yếu một số thành viên không tham gia hoạt động Nhóm hoàn thành phân công nhiệm vụ hợp tác giải quyết vấn đề mức bình thường Nhóm hoàn thành việc phân công nhiệm vụ hợp tác thảo luận giúp đỡ lẫn nhau giải quyết vấn đề tích cực, hiệu quả Phân công nhiệm vụ phù hợp, khoa học .Hợp tác thảo luận giúp đỡ lẫn nhau giải quyết tích cực, sáng tạo hiệu quả Năng lực tự chủ và tự học 3 Chỉ một số cá nhân hoàn thành nhiệm vụ Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao Mỗi cá nhân hoàn thành khá nhiệm vụ được giao Mỗi cá nhân tích cực, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thang điểm đánh giá năng lực là thang điểm 10 Kết quả: Số lượng học sinh: 83 em. Năng lực Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 50 60 18 22 15 18 0 0 2. Năng lực giao tiếp và hợp tác 58 70 15 18 8 12 0 0 3. Năng lực tự chủ và tự học 52 63 20 24 11 13 0 0 Qua thống kê và phân tích kết quả cho thấy việc thực hiện hoạt động trải nghiệm đã khẳng định phần nào tính hiệu quả của dạy học phát triển tác phẩm chất năng lực cốt lõi cho học sinh như: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học hướng tới tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hiệu quả hơn III. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất 3.1 Mục đích của khảo sát - Thông qua khảo sát nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên từ đó hoàn thiện các giải pháp sao cho phù hợp với thực tiễn. 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 3.2.1. Nội dung khảo sát - Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không? - Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại không? 3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá - Để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất chúng tôi chưng cầu ý kiến khảo sát là trao đổi bằng câu hỏi theo 2 tiêu chí tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp thực hiện - Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo theo 4 mức độ từ thấp lên cao theo thang điểm từ 1 đến 4 như sau: + Không cấp thiết, Ít cấp thiết , Cấp thiết, Rất cấp thiết + Không khả thi , It khả thi, Khả thi, Rất khả thi Kết qủa khảo sát với 83 học sinh ( lớp 10C1 và 10D3) học công nghệ 10- công nghệ trồng trọt và 14 giáo viên dạy thuộc nhóm sinh- hóa- công nghệ của trường chúng tôi qua web: https://forms.gle/Da6xPywKQX17uWJc6 Giải pháp Mức độ đánh giá Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rấtcấp thiết Học tập trải nghiệm thực hiện quy trình ủ chua thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm trồng trọt có thực sự cáp thiết trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh hay không 2 2,1 4 4,1 31 32 60 61,9 Giải pháp Mức độ đánh giá Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi Bạn đánh giá như thế nào về tính khả thi của dự án học tập trải ghiệm ủ chua thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm trồng trọt trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 2 2,1 4 4,1 31 32 60 63,5 Qua số liệu thu được ở bảng trên và biểu đồ biểu hiện tính cấp thiết, tính khả thi có thể thấy: - Dự án học tập trải nghiệm của chúng tôi đề xuất bước đầu đã được đa số cán bộ, giáo viên học sinh đồng tình ủng hộ. - Khi tiến hành thực nghiệm không những được sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường mà còn có sự giúp sức từ các gia đình. Trên các ruộng ngô, vườn cỏ của mỗi nhà. Các em biết tận dựng các phụ phẩm tự làm nên các sản phẩm có ích cho gia đình, góp phần vừa tạo nguồn thức ăn thơm ngon cho gia súc, vừa bảo quản, dự trử dành vào những ngày thời tiết khắc nghiệt - việc kiếm thức ăn cho chăn nuôi vất vả, góp phần tạo động lực cho học tập, rèn luyện các phẩm chất và năng lực mà sự đổi mới chương trình GDPT 2018 đang hướng tới IV. Kết luận chương 3 Ủ chua thức ăn cho trâu bò từ phụ phẩm nông nghiệp hiện nay là 1 xu hướng của rất nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh các nguồn thức ăn khô và các loại cỏ tươi thì việc ủ chua thức ăn cho cho gia súc từ các phế phẩm nông nghiệp đang được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả bậc nhất hiện nay. Phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm chiếm tỷ lệ 30% trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Các nguồn phế phẩm có thể sử dụng được để ủ chua thức ăn cho gia súc, phụ phẩm ngành xay xát cám bột, chất thải do quá trình làm sạch ngũ cốc mầm lúa mì ngô lúa mạch đen vỏ một số loại hạt như hạt đậu lúa mạch kiều mạch sản sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu bánh chiết xuất dung môi từ đậu tương, hạt cải, hạt hướng dương, hạt lanh và các sản phẩm được hình thành trong quá trình tinh chế dầu thực vật, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp đường, bã củ cải đường, rỉ đường, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp tinh bột, bã khoai tây, nước ép từ tế bào khoai tây và các loại khác khi ngô hoặc lúa mì được chế biến. Phần còn lại của hạt sau khi chiết xuất tinh bột, mầm sản phẩm phụ của ngành công nghiệp rau quả, các sản phẩm từ việc gọt vỏ trái cây và rau quả, những sản phẩm thu gom từ các trung tâm đô thị lớn ví dụ chất thải từ nhà bếp đặc biệt là các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống sau khi hấp và ủ phù hợp sẽ được bổ sung vào thức ăn cho gia súc, chứa nhiều hợp chất sinh học và dinh dưỡng chúng chính là một sinh khối có giá trị lớn và giải pháp tiềm năng cho các vấn đề về dinh dưỡng động vật và nguồn cung cấp protein và calo. Các công nghệ có sẵn để làm giàu protein của những chất thải này bao gồm quá trình lên men cơ chất ủ và các quá trình ủ chua cũng có thể áp dụng triệt để đặc biệt với sự hỗ trợ của các chế phẩm sinh học việc ủ chua và lên men các sản phẩm này đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Ngành chăn nuôi hiện tại đang gặp khó khăn cho đầu ra sản phẩm nếu tận dụng được nguồn phụ phẩm trồng trọt sẽ người chăn nuôi vừa phát triển kinh tế giảm sức lao động giảm ô nhiễm môi trường hạ giá thành sản phẩm. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đáng kể cho các hộ chăn nuôi gia súc. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nếu đề tài “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt - Công nghệ 10 được áp dụng sẽ nâng cao chất lượng học và phát triển năng lực cho học sinh, liên kết với nhau tạo ra những video chất lượng, phát hiện ra năng lực của mỗi em. Ứng dụng các phần mềm để làm bài kiểm tra, tổ chức trò chơi, thi đua trong lớp các em xen cả tò mò và hào hứng đón nhận. Qua trải nghiệm thấy rõ hơn tính cách của các em trong đời sống. Trong học tập lí thuyết có thể chưa tốt, nhưng khi làm việc lại rất tích cực, còn khuấy động tinh thần cho các bạn làm theo. Phát huy tính tích cực chủ động của người học tạo nhiều cơ hội tìm kiếm tri thức yêu yêu thích môn học rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học kỹ năng thu thập xử lý thông tin kỹ năng giải quyết vấn đề trải nghiệm thực tế biết vận dụng kiến thức vào đời sống biết giúp đỡ gia đình mình trong việc phát triển kinh tế chăn nuôi. Đối với giáo viên: Chủ động hơn trong công tác giảng dạy, gắn kết bài học với các kinh nghiệm từ thực tiễn kết hợp hình thành kiến thức khoa học bộ môn và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra, giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học Đối với cơ sở giáo dục đào tạo: Tạo mối liên hệ mật thiết với nhà trường với gia đình xã hội, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh nâng cao chất lượng dạy học Đối với địa phương: Thúc đẩy phát triển kinh tế. 2. Kiến nghị Để phát huy tối đa những ưu điểm của hình thức tổ chức dạy học chủ đề môn học. Chúng tôi đề xuất một số vấn đề sau đây: Tiếp tục thử nghiệm các mô hình dạy học chủ đề, làm đa dạng phong phú trong giáo dục. Các chủ đề phù hợp với từng môn từng đối tượng học sinh từng địa phương giáo viên cần nghiên cứu vấn đề dạy học chủ đề dạy học bằng trải nghiệm gắn kết thực tiễn để có hiệu quả hơn trong dạy học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, theo thiết kế của chương trình, sẽ sử dụng những thành tựu của các môn học cộng với yêu cầu xã hội để tạo thành chương trình hoạt động cho học sinh. Đây là một cách giúp học sinh thích ứng với xã hội. Mỗi môn học là một mảnh ghép trong hành trình đi tìm kiến thức của các em. Nhà trường khuyến khích động viên tạo điều kiện giáo viên mạnh dạn thay đổi phương pháp theo hướng dạy học tích cực đồng thời phối hợp các cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa phương để các em có điều kiện tham quan trải nghiệm thuận lợi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt - Nguyễn Tất Thắng, Trần Thị Minh Hằng - NXB Đại học Huế 2. Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt- Lê Huy Hoàng, Đồng Huy Giới - NXB giáo dục. 3. Tài liệu hội thảo tập huấn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2017 4. Thực hành hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 - Nguyễn Dục Quang - Hoàng Gia Trang - NXB Đại học Huế 5. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 - sách giáo viên - Nguyễn Trúc Quang, Hoàng Gia Trang nhà xuất bản Đại học Huế 6. Bài tập hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 - Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên - NXB giáo dục.( bộ sách chân trời sáng tạo) 7. Bài tập hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 - Nguyễn Thanh Bình- nhà xuất bản Giáo dục (bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống) 8. Giáo dục nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài trên mạng internet: hình thành tư duy, trải nghiệm sáng tạo 9. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn công nghệ - NXB giáo dục.2010 10. Một số trang mạng internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu 11. Chương trình tập huấn cho giáo viên công nghệ THPT năm học 2021-2022 , 2022-2023 (Sở GD&ĐT Nghệ An).
File đính kèm:
skkn_phat_trien_pham_chat_va_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_qua.docx
SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng.pdf