SKKN Phương pháp giảng dạy tích hợp trong môn Công nghệ kích thích hứng thú học tập của học sinh
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng hiện nay quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước ta đang dần đổi mới với mong muốn đào tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện hơn như thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước.”. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ:“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”. Luật Giáo dục năm 2005 Điều 2 đã xác định:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiểm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Vì vậy người giáo viên phải có nhiều phương pháp giáo dục giúp học sinh phát huy hết khả năng lực của bản thân và phát triển toàn diện nhất.
Với đặc thù của bộ môn Công nghệ từ trước tới này đối với phụ huynh và học sinh thường xem là môn học phụ, không được chú trọng nếu không nói đến có sự coi thường không nhỏ vì vậy là một giáo viên dạy môn công nghệ tôi cũng có nhiều trăn trở làm sao học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn, coi trọng về khả năng ứng dụng thực tế của môn học.
Trọng trách đó đòi hỏi người giáo viên phải tư duy hơn, trăn trở hơn với sự nghiệp mà mình đã lựa chọn. Người giáo viên phải có phương pháp tích cực hơn để phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc tích hợp dạy học vào trong các bài giảng của mình.
Dạy học tich hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung ở trường phổ thông. Dạy học tích hợp thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học. Dạy học tích hợp là cho người học nhận thức được sự phát triển của các ngành khác nhau. Dạy học tích hợp còn giúp các em hiểu sâu hơn về các môn học khác, thấy được mối liên hệ giữa các môn học và có hứng thú học tập bộ môn hơn.
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức môn công nghệ rất phong phú, có liên quan tới nhiều bộ môn khoa học khác như Hóa học, Sinh học, Toán, Vật lí... và có tính ứng dụng vào thực tế rất cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp giảng dạy tích hợp trong môn Công nghệ kích thích hứng thú học tập của học sinh

định các yếu tố khác của quá trình dạy học. Bước bốn: Thiết kế các hoạt động dạy theo cách tiếp cận năng lực. Bước năm: Xây dựng công cụ đánh giá. Bước sáu: Tổ chức dạy học. Bước bảy: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học a. Mục tiêu. - Biết được các nguyên tắc lựa chọn bài học tích hợp. - Xác định được một số năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài học tích hợp. b. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp. - Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học. - Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học. - Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh. - Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững. - Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương. - Việc xây dựng các bài học chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành. c. Các năng lực chung. - Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực sáng tạo; - Năng lực tự quản lý; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực tính toán. Trong chương trình Công nghệ THCS có rất nhiều bài giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học tích hợp. Do điều kiện dưới đây là bài dạy minh họa cụ thể, mà bản thân tôi đã thực hiện để giảng dạy và đã thu được kết quả cao: Tiết: 37 Ngày soạn : Ngày dạy: Bài 38 ĐỒ DÙNG ĐIỆN - ĐÈN HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang. - Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện 2. Kỹ năng: - Biết được các đặc điểm của đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắc te. - Biết cách phân loại đèn, lựa chọn đèn bóng phù hợp. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện hợp lí và tiết kiệm điện. - Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Phát triển năng lực lựa chọn bóng đèn phù hợp với thực tế cuộc sống, năng lực phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, tương tác. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu bài, tranh đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang tốt và hỏng. + Bài giảng powerpoint bài Đèn ống huỳnh quang. + Mẫu vật: Đèn ống huỳnh quang, đèn compac huỳnh quang. + Video quá trình phát sáng của đèn ống huỳnh quang. + Kiến thức Hóa học về bột huỳnh quang, hơi thủy ngân. + Kiến thức Vật lí về hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực, tia tử ngoại. + Kiến thức về an toàn điện. + Máy chiếu, màn chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài học, bảng nháp. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1: Sợi đốt làm bằng chất liệu gì? Tại sao phần tử sợi đốt rất quan trọng của đèn? Câu 2:Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt? - Làm bằng vonfram. - Vì ở nhiệt độ cao sợi đốt thực hiện việc biến đổi điện năng thành quang năng. - Dòng điện đốt nống sợi đốt đến nhiệt độ cao, sợi đốt phát sáng. 6 đ 4đ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1 phút) Năm 1879, nhà bác học người Mỹ là Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy đèn Huỳnh Quang có cấu tạo, đặc điểm, nguyên lĩ làm việc như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu “Tiết 37: Đèn huỳnh quang” Hôm nay! b. Tiến trình giảng dạy: (37 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Chiếu: Các loại đèn huỳnh quang. Đèn huỳnh quang có nhiều loại, trong đó đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang là thông dụng nhất và các tinh năng của chúng ngày càng được nâng cao. Đó là 2 loại đèm mà các em sẽ tìm hiểu hôm nay. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu đèn ống huỳnh quang. Hoạt động 1: Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang? - GV: Đưa ra đèn ống huỳnh quang. Giới thiệu vào phần 1. - Chiếu: Hình 39.1. - HS: Quan sát hình 39.1, học sinh trả lời cá nhân câu hỏi. (?): Hãy cho biết đèn ống huỳnh quang gồm mấy bộ phận chính? - HS: Quan sát, suy nghĩ, HS yếu trả lời. - GV: Cho HS nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và củng cố kiến thức. Ta sẽ tìm hiểu về bộ phận đầu tiên ống thủy tinh. - GV: Chiếu ảnh các loại bóng huỳnh quang có chiều dài khác nhau. - GV: Giới thiệu một số chiều dài của ống thủy tinh. - GV: Cho HS xem ống thuỷ tinh cắt rời. - HS: Quan sát ống thuỷ tinh. - GV chỉ cho HS thấy gồm lớp thuỷ tinh bên ngoài và lớp bột huỳnh quang bên trong và đưa ra câu hỏi. (?): Vậy lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? Mời các em xem đoạn phim sau đây. - GV: Chiếu đoạn phim tác dụng lớp bột huỳnh quang. (?): Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? - HS: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng làm tăng độ sáng của đèn. - HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến bản thân. - GV nhận xét và tổng kết kiến thức: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng phát sáng, vì thế mà tăng độ sáng của đèn Chúng ta vừa tìm hiểu cấu tạo ống thuỷ tinh vậy bộ phận thứ 2 của đèn: Điện cực cấu tạo ntn? Chúng ta sang phần b. điện cực. GV: Chiếu ảnh điện cực, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK, thảo luận nhóm 2 HS trả lời các câu hỏi. (?): Điện cực làm bằng chất gì? (?): Điện cực có hình dạng ra sao? (?): Mỗi đèn có mấy điện cực? - HS: Thảo luận nhóm, trả lời, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - GV: Nhận xét, kết luận: Điện cực được tráng một lớp Bari-oxit để phát ra điện tử.. Mỗi đèn có hai điện cực, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện. Chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo đèn ống huỳnh quangVậy nguyên lí làm việc của nó như thế nào. Các em cùng tìm hiểu phần 2,. - GV giới thiệu: Trong bộ đèn huỳnh quang, ngoài bóng đèn còn có chấn lưu điện cảm và tắc te. - GV: Chỉ ra tắc te và chấn lưu điện cảm trên bộ đèn ống. Yêu cầu HS quan sát kĩ quá trình phát sáng của đèn. Cắm điện cho đèn hoạt động. - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS, trả lời các câu hỏi: (?): Khi bật công tắc, bóng đèn hay tắc te sáng trước? Thời gian sáng của tắc te có lâu không? (?): Khi bóng đèn đã sáng, tắc te còn sáng nữa không? (?): Vậy đèn hoạt động ntn? - HS thảo luận 5 phút. - GV: Cho HS nhóm trình bày, nhóm HS khác nhận xét. Sau đó GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. (?): Các em có biết Nguyên lí làm việc bóng đèn ống huỳnh quang như thê nào không? Mời các em xem đoạn phim sau đây. - GV: Chiếu đoạn phim cơ chế phát sáng của đèn huỳnh quang. - HS: Xem phim rồi trình bày nguyên lí hoạt động của đèn (đến khi có sự phóng điện giữa 2 điện cực) - GV: Cho HS khác nhận xét nêu ý kiến, GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV: Các em quan sát hiện tượng sau (GV bật công tắc cho 4 đèn huỳnh quang ánh sáng màu khác nhau hoạt đông). (?):Vậy màu ánh sáng của đèn ống huỳnh quang phụ thuộc cái gì? -GV Chiếu đoạn phim tạo ánh sáng màu. -HS xem rồi trả lời. GV: Chúng ta vừa tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của đèn ống huỳnh quang. Vậy loại đèn này có đặc điểm ưu, nhược điểm gì? chúng ta cùng tìm hiểu phần 3 - Chiếu slide đèn phát sáng. (?): Hãy nêu những đặc điểm của đèn ống huỳnh quang? - GV: Cho HS quan sát, thảo luận nhóm 2 học sinh trả lời và nhận xét câu trả lời của nhau. - GV: Nhận xét, tổng kết lại kiến thức. - GV: Hiện tượng nhấp nháy là đặc điểm đầu tiên của loại đen này.GV thông báo: Với dòng điện tấn số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục. (?): Vậy theo em trong thực tế có cách nào khắc phục được tình trạng này không? - HS: Thảo luận, trả lời. - GV nêu 3 cách khắc phục. (?): Đèn ống huỳnh quang được sử dụng ở đâu? Muốn đèn sáng tốt chúng ta cần sử dụng như thế nào? - HS: Trả lời và nhận xét. - GV nhận xét, củng cố. - GV yêu cầu HS tự tìm hiểu số liệu kỹ thuât. (?): Gia đình em sử dụng loại đèn ống có chiều dài, công suất bao nhiêu? Và theo em nó có phù hợp với gia đình của em không? Vì sao? - HS: Trả lời theo thực tế, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV: Nhận xét, củng cố. - GV: Giới thiệu đèn compac huỳnh quang. Vậy là các em đã được biết về đèn huỳnh quang. Vậy giữa đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt có ưu – nhược điểm gì?........ Hoạt động 2: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. - GV: Chiếu Bảng 39.1 - HS: Dựa vào đặc điểm của mỗi loại đèn hãy chọn cum từ thích hợp điền vào chỗ trống? (Dành cho HS yếu) - HS: Trả lời, nhận xét. - GV: Nhận xét và kết luận. (?):Từ đó chúng ta nên sử dụng loại đèn nào để chiếu sáng ở nhà, ở lớp học? Vì sao? - HS trả lời, nhận xét. - GV: Nên sử dụng đèn huỳnh quang vì so với đèn sợi đốt nó có hiệu suất phát quang cao hơn (tiết kiêm điện năng), ít phát nhiệt ra môi trường và tuổi thọ cao hơn (kinh tế hơn). - Hiện nay con người đã chế tao ra đèn led. Led là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Light Emitting Diode, tạm dịch là đi ốt phát quang. Đây là các đi ốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Đặc điểm quan trọng nhất của bóng đèn Led là ít tiêu hao năng lượng và không nóng. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn về nhà */ Củng cố: - GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ (HS yếu, Tb) - GV cho HS đọc có thể em chưa biết. (HS đọc tốt) - GV: Cho HS tương tác nhóm để củng cố kiến thức. (1 nhóm đưa ra câu hỏi liên quan đến bài học yêu cầu nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm mình) */ Hướng dẫn về nhà. - Chiếu Slide: Dăn dò. + Học sinh làm bài tập 1,2,3(SGK trang 139) vào vở bài tập. + Học sinh đọc bài cũ chu đáo. + HS yếu - kém học thuộc phần ghi nhớ, chọn loại đèn phù hợp cho gia đình. - GV: Dặn HS chuẩn bị bài thực hành: Mỗi nhóm chuẩn bị cùng nhau những dụng cụ, thiết bị ở phần I chuẩn bị (SGK trang 140) I/ ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG 1. Cấu tạo RAÛNG ÂÄNG RAÛNG ÂÄNG Cấu tạo của đèn ống huỳnh quang Ống thủy tinh Điện cực - Gồm 2 bộ phận chính: Ống thuỷ tinh và hai điện cực. a) Ống thuỷ tinh. - Có các loại chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. - Mặt trong phủ một lớp bột huỳnh quang Jump to first page Lớp bột huỳnh quang Ống thủy tinh - Lớp bột huỳnh quang có tác dụng phát sáng. b) Điện cực. - Điện cực dạng lò xo xoắn, làm bằng vonfram, được tráng một lớp Bari-oxit. 2. Nguyên lí làm việc. Nguyên lí làm việc Hai điện cực - Khi đóng dòng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cựa của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng với lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng. - Màu của ánh sáng phụ thuộc chất huỳnh quang. 3.Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. a) Hiện tượng nhấp nháy: - Đèn phát ra ánh sáng không liên tục. b) Hiệu suất phát quang. - Cao, khoảng 20%-25%. c) Tuổi thọ. - Khoảng 8000 giờ. d) Mồi phóng điện. - Dùng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử. 4. Số liệu kỹ thuật. - Công suất: - Chiều dài 0,6m: 18w, 20w. - Chiều dài 1,2m: 36w, 40w. - Điện áp định mức là: 127V; 220V. 5. Sử dung. - Chiếu sáng trong nhà. - Phải lau chùi bộ đèn để đèn phát sáng tốt. II. SO SÁNH ĐÈN SỢI ĐÔT VÀ ĐÈN HUỲNH QUANG. Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm Đèn sợi đốt - Ánh sáng liên tục. - Không cần chấn lưu. - Tuổi thọ thâp - Không tiết kiệm điện năng Đèn huỳnh quang - Tuổi thọ cao. - Tiết kiệm điện năng. - Ánh sáng không liên tục. - Cần chấn lưu */ Ghi nhớ: SGK_Tr139 3. Kết quả đạt được Qua quá trình thực nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp tại đơn vị, bằng các bài kiểm tra định tính và định lượng sau mỗi bài học tôi đã thu được những kết quả khả quan. Tỷ lệ học sinh tiếp thu và nắm bài học trên lớp tăng lên rõ rệt. Khối Sĩ số Dạy học không tích hợp Dạy học tích hợp Khá – Giỏi TB trở lên Yếu Kém Khá – giỏi TB trở lên Yếu Kém 6 148 20% 60% 40% 0% 30% 90% 10% 0% 7 144 22% 62% 38% 0% 32% 90% 10% 0% 8 152 25% 65% 35% 0% 35% 86% 14% 0% 9 153 21% 64% 36% 0% 31% 88% 12% 0% Học sinh vận dụng được kiến thức môn học giải quyết các tình huống thực tế ở gia đình và địa phương cụ thể học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiển “ Sử dụng năng lượng gió sưởi ấm đàn vật nuôi và cây trồng” đạt giải 3 của Tỉnh và giải nhì Quốc Gia năm 2015-2016. III. KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài Dạy học nói chung và dạy học Công nghệ nói riêng là một hoạt động đặc thù giữa thầy và trò. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò không phải trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài. trong dạy học Công nghệ đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp . Môn Công nghệ là một môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp trong tiết học một cách phù hợp, người giáo viên cần hiểu rộng các kiến thức ở nhiều môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn của mình. Sau khi nghiên cứu được sự quan tâm giúp đỡ của chuyên môn, tổ chuyên môn tôi đã thực hiện và áp dụng sáng kiến của mình vào thực tiễn nơi mình công tác, với mong muốn phát triển năng lực tư duy, tự học, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong việc học tập bộ môn Công nghệ. Đồng thời giúp phát triển năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn, kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Với đề tài này nếu thuận lợi thì bản thân tôi muốn gửi đến tất cả các đồng chí, đồng nghiệp cùng môn tham khảo và có thể áp dụng vào việc dạy học tại đơn vị mình. Tuy nhiên do điều kiện thời gian, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên việc thực hiện đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các đồng chí và bạn bè đồng nghiệp trao đổi và góp ý để giúp đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị đề xuất Để đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt cách thức dạy học mới phương pháp tích hợp với môn Công nghệ tôi có một số kiến nghị sau: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy học. Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học. Các cấp lãnh đạo địa phương và lãnh đạo cấp trên tiếp tục quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để giáo dục. Cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học. Các đơn vị trường học và ngành nên tổ chức cuộc thi dạy học theo hướng tích hợp hoặc chủ đề tích hợp để giáo viên nghiên cứu tham gia dự thi. Góp phần xây dựng, đóng góp cho việc chuẩn bị thay đổi sách giáo khoa phổ thông hiện nay.
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_giang_day_tich_hop_trong_mon_cong_nghe_kich.doc