SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở Trường trung học cơ sở Ngô Mây
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Vậy ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đã, đang và rất được quan tâm trên toàn thế giới. Nó không những có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống – sinh hoạt thường ngày của con người mà còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn phát triển của toàn nhân loại. Hiện nay toàn nhân loại đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu như: nhiệt độ trái đất tăng cao, băng tan, nước biển dâng dẫn đến lũ lụt ở nơi này và hạn hán ở nơi khác... mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường gây nên.
Vì vậy trong những năm gần đây, giáo dục về bảo vệ môi trường được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà nước ta và cả thế giới. Giáo dục môi trường trong nhà trường được xem là biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp các em học sinh – thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường.
Công nghệ 7 là một môn khoa học tự nhiên, tìm hiểu về quy trình sản xuất cây trồng và bảo vệ môi trường trong trồng trọt, quy trình gieo trồng và chăm sóc cây rừng, khai thác, bảo vệ rừng và kĩ thuật về chăn nuôi nên nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường lại vô cùng quan trọng và cần thiết. Trước những yêu cầu khách quan của đất nước và với yêu cầu của bộ môn, tôi nhận thấy rõ trách nhiệm của mình cần góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở Trường trung học cơ sở Ngô Mây

+ Tưới ngập + Tưới phun mưa. 3. Tiêu nước - Phải tiêu nước kịp thời nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp IV. Bón phân thúc - Bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học - Quy trình: + Bón phân + Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất 4.Tổng kết : TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ 1.Biện pháp kĩ thuật giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cho cây trồng là gì? 2. Phương pháp tưới thường dùng cho rau màu có lá mỏng, dễ giập là gì? 3. Cách tiến hành loại bỏ những cây trồng yếu, bị sâu bệnh là gì? 4. Trồng thêm cây khỏe vào chỗ cây chết, chỗ bị trống là gì? 5. Những cây trồng thường bị tỉa bỏ vì bị.? 6. Phương pháp tưới vào rãnh giữa các luống là gì? 7. Vun xới giúp cây trồng phát triển tốt và.? Hàng dọc: Đây là một trong những biện pháp quan trọng cần thiết cho cây trồng? L A M C O T U O I P H U N M U A T I A C A Y D A M C A Y S A U B E N H T U O I T H A M C H O N G D O Giáo án 2: Tiết 19-Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản 2. Kỹ năng : - Tự thu thập và xử lý thông tin. - Quan sát kênh hình. - Làm việc theo nhóm. - Biết thu hoạch, bảo quản và chế biến một vài loại nông sản. 3. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch. - Có tinh thần yêu lao động và tìm hiểu khoa học. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự thu thập và xử lý thông tin. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tư duy logic. - Năng lực làm việc theo nhóm. - Năng lực lãnh đạo. - Năng lực tự tin trình bày ý kiến trước tập thể. II. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Thảo luận nhóm nhỏ - Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Máy tính, máy chiếu. - HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa phương. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 1) Cho biết mục đích của việc làm cỏ, vun xới ? 2) Nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng ? 3. Bài mới GV giới thiệu bài mới: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Chúng ta làm không tốt khâu kĩ thuật này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị của hàng hóa. Từ ý nghĩa quan trọng trên, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học này để tìm ra các cách thu hoạch, bảo quản và chế biến có hiệu quả nhất. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1. Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản GV: ? Quan sát hình ảnh, nêu yêu cầu thu hoạch? HS: Trả lời GV: Nhận xét và bổ sung. HS: Giải thích ý nghĩa các yêu cầu trên? HS: Trả lời ? Tại sao cần phải thu hoạch các loại đậu, đỗ trước khi chín? HS: Vì đậu, đỗ thuộc loại quả khô, nẻ nên khi chín vỏ tự tách ra làm bắn hạt ra ngoài nên cần phải thu hoạch trước khi quả chín. ? Tại sao cần phải thu hoạch các loại củ trước khi cây ra hoa, tạo quả? HS: Vì khi cây ra hoa, tạo quả sẽ chuyển chất dinh dưỡng từ củ lên nuôi hoa và quả dẫn đến củ hết chất dinh dưỡng. ? Ở địa phương em, còn có phương pháp thu hoạch nào nữa? HS: Hiện nay còn dùng máy để thu hoạch nông sản. - Người ta còn thu hoạch bằng phương pháp nào? GV cho HS thảo luận nhóm về các phương pháp thu hoạch: ? Quan sát hình 30 SGK, em hãy cho biết tên các phương pháp thu hoạch? - HS thảo luận nhóm 5 phút - Đại diện từng nhóm trả lời - GV nhận xét, bổ sung và kết luận a. Hái (Đỗ, đậu, cam, quýt) b. Nhổ (Su hào, sắn) c. Đào (Khoai lang, khoai tây) d. Cắt (Hoa, lúa, bắp cải). GV : Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì ? HS : Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung và kết luận. HĐ2. Tìm hiểu cách bảo quản nông sản GV : Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì ? HS : Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung và kết luận GV : Bảo quản nông sản tốt cần đảm bảo những điều kiện nào ? ? Dựa vào kiến thức môn sinh học về sự trao đổi chất của nông sản đối với môi trường, em hãy giải thích : Tại sao các loại hạt cần được phơi hay sấy khô ? Hình ảnh phơi nông sản HS: Đối với các loại hạt phải được phơi, sấy khô để làm giảm lượng nước trong hạt tới mức độ nhất định. ? Em hãy tính số kilogam thóc khi được làm khô 100kg thóc tươi? Biết lượng nước giảm đi trong hạt sau khi phơi là 10%. HS : Lên bảng làm bài tập. HS : Làm vào vở, nhận xét, bổ sung. GV : Chốt lại cách làm và kết quả đúng. Qua đây GV giáo dục HS ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng qua việc thực hiện một cách tự giác thu hoạch nông sản phải đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học. ? Em hãy nêu các phương pháp bảo quản nông sản mà em biết ? ? Bảo quản thông thoáng đối với loại nông sản nào? ? Bảo quản kín đối với loại nông sản nào? ? Bảo quản lạnh đối với loại nông sản nào? *Tích hợp bảo vệ môi trường. ? Ngoài các cách bảo quản trên, em còn thấy trên các thông tin đại chúng người ta còn bảo quản nông sản bằng cách nào? ? Còn bảo quản bằng cách phun thuốc hoá học vào các loại nông sản như hành, tỏi khô, ủ thuốc trừ sâu.... ?Theo em người dân dùng thuốc hoá học bảo quản nông sản như vậy có nên không?Vì sao? *Tích hợp bảo vệ môi trường. HS: Không nên bảo quản nông sản bằng các loại thuốc hoá học độc hại vì khi dùng các loại nông sản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng cũng như người tiếp xúc trưc tiếp với hoá chất đó. Ngoài ra lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn làm ô nhiễm môi trường.... - Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng khí có hệ thống gió và được khử trùng mối mọt. Phương pháp bảo quản. - Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp vi sinh vật, côn trùng ngừng hoạt động giảm sự hô hấp của nông sản. - GV nhấn mạnh: Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông sản, chỉ sử dụng những chất bảo quản hoặc các chất phụ gia trong danh mục nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật. Hình ảnh dùng thuốc bảo quản đối với nông sản. HĐ2. Tìm hiểu cách chế biến nông sản GV: Chiếu một số hình ảnh về việc thu hoạch một số loại nông sản như dưa chuột, sắn dây, củ cải.... GV: Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi. ? Cho biết các phương pháp chế biến nông sản ? - Sấy khô, đóng hộp, muối chua. GV : Nêu sự cần thiết của việc chế biến nông sản ? HS : Trả lời, nhận xét và bổ sung. ? Theo em các phương pháp chế biến trên được áp dụng dựa vào kiến thức môn học nào ? HS : Môn Vật lý : Sấy khô, nghiền nhỏ thành bột hoặc lọc... GV : Nhấn mạnh đặc điểm từng cách chế biến nêu trên ? - Qua các VD cho HS thấy được tác hại của việc về sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản và chế biến các loại rau, củ, quả, trái cây Như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, sức khỏe, con người và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vận dụng kiến thức kỹ năng sống khi thu hoạch nông sản vào giảng dạy môn Công nghệ 7. Qua đây giáo viên giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng qua việc thực hiện một cách tự giác, thu hoạch nông sản phải đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học. Vận dụng tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Công nghệ 7. Như vậy cần tuân thủ đúng các nguyên tắc về thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm HĐ4.Tổng kết bài học - GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GV cho hs trả lời các câu hỏi để khắc sâu kiến thức hơn - Nhắc nhở hs về nhà học bài và xem trước bài 21 I. Thu hoạch 1. Yêu cầu - Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận. 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào ? a. Hái b. Nhổ c. Đào d. Cắt - Ngoài ra còn dùng máy để thu hoạch nông sản II. Bảo quản 1. Mục đích. - Hạn chế hao hụt về số lượng, giảm sút chất lượng nông sản. 2. Bảo quản - Đối với hạt cần phơi sấy khô hạt - Đối với rau quả phải sạch sẽ không dập nát. - Kho bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và khử trùng. 3. Phương pháp bảo quản - Bảo quản thông thoáng - Bảo quản kín - Bảo quản lạnh III. Chế biến 1. Mục đích - Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. 2. Phương pháp chế biến - Sấy khô - Chế biến thành tinh bột hay bột mịn - Muối chua - Đóng hộp c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Để đạt được mục tiêu của đề tài là hình thành ý thức cho các em học sinh biết bảo vệ môi trường. Vì vậy trong các giờ dạy giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học làm sao để phát huy được hết những ưu điểm của mỗi phương pháp và hạn chế tối đa các nhược điểm. Các phương pháp có thể sử dụng kết hợp cùng nhau, cũng có thể tách riêng từng phương pháp tùy điều kiện từng bài. *Thiết kế giáo án vận dụng tích hợp bảo vệ môi trường - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường phải bám chặt vào những kiến thức về môi trường của các bộ môn có liên quan. - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. *Tổ chức giờ dạy vận dụng tích hợp bảo vệ môi trường - Tổ chức giờ học trên lớp: Hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. - Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức tích hợp bảo vệ môi trường trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm giảm dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. - Tổ chức chủ đề tích hợp bảo vệ môi trường tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Qua một số năm vận dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Công nghệ với phương pháp lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, tôi nhận thấy rõ các em có hứng thú, say mê với từng tiết học và từng bài giảng. Các em được phát triển nhiều năng lực như năng lực tự thu thập thông tin, năng lực phân tích, năng lực độc lập làm việc, năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực trình bày trước tập thể... Đặc biệt về nhà các em có thể vận dụng sự hiểu biết của mình để giúp đỡ gia đình trong việc làm kinh tế gia đình và những việc nhỏ vừa sức với lứa tuổi. Vì thế tôi cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, bài giảng sinh động hơn do bản thân đọc nhiều sách tham khảo cũng như tự tìm tòi kiến thức qua các kênh thông tin khác như sách, báo, đài, tivi, mạng internet ... Chính vì thế môn Công nghệ trong nhà trường không còn được các em đánh giá là khô khan, coi là môn học phụ mà các em đón nhận như những môn học quan trọng khác và kết quả học tập của các em ngày một cao hơn. Sau một thời gian áp dụng những phương pháp đổi mới này tôi nhận thấy số lượng học sinh giỏi, khá tăng lên rất nhiều và số học sinh trung bình, yếu giảm đi đáng kể so với nhiều năm trước tôi đã giảng dạy. Sau đây tôi xin được đưa ra bảng so sánh tỉ lệ kết quả học tập bộ môn Công nghệ học kì I và học kì II của các lớp 7 trong năm học 2018 – 2019 để chúng ta thấy được sự tiến bộ của các em: Khối lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém HK I HK II HK I HK II HK I HK II HK I HK II HK I HK II 7A1 33 13 15 12 10 6 7 2 1 0 0 7A2 30 4 5 11 15 13 9 2 1 0 0 7A3 32 1 3 8 9 11 14 7 4 5 2 Qua quá trình thực nghiệm tôi thu được một số kết quả như sau: - Số lượng học sinh quan tâm đến môi trường xung quanh tăng cao hơn. - Số học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cũng tăng hơn - Các em say mê học tập và thấy hứng thú với môn công nghệ7 hơn. - Việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đã làm cho học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức và có hành vi đúng đắn về môi trường. - Bản thân tôi có thêm kinh nghiệm giảng dạy khi áp dụng các phương pháp dạy học mới trong các tiết dạy ở khối lớp khác và cả sau này. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cả thế giới chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy tất cả chúng ta ngay từ bây giờ phải hợp sức lại để cứu lấy ngôi nhà chung của mình, góp phần hạn chế bớt sự biến đổi khí hậu. Thiết thực nhất là gìn giữ môi trường sống luôn trong lành, không ô nhiễm. Muốn góp một ít công sức của mình vào công cuộc chung này, bản thân tôi là một người giáo viên ngày ngày đứng trên bục giảng, tôi muốn khơi dậy lên ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Chính vì vậy tôi đã từng bước làm cho đề tài này hoàn thiện hơn về mặt lí thuyết, mặt lí luận dạy học và nó có tác dụng trong thực tiễn dạy học tích hợp môi trường trong môn công nghệ THCS. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng phương pháp tích hợp môi trường vào giảng dạy. Kết quả đạt được rất khả quan, học sinh thấy thích thú hơn với bộ môn và muốn thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề mà giáo viên đưa ra ngoài nội dung sách giáo khoa. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở gia đình và cộng đồng xã hội. 2. Kiến nghị Xuất phát từ thực tế trong quá trình làm đề tài tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau: - Cần bổ sung thêm sách, tranh ảnh, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho môn công nghệ. - Tổ chức các buổi chuyên đề về tích hợp bảo vệ môi trường cho giáo viên trong thị xã, để cùng học hỏi khả năng sáng tạo và kinh nghiệm giảng dạy phần tích hợp bảo vệ môi trường này. Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp bảo vệ môi trường giúp cho quá trình dạy và học được tốt hơn, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Ngô Mây trong năm học vừa qua.Tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, kinh nghiệm của bản thân sẽ ngày càng phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thiện An, ngày 08 tháng 03 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Chiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. 2. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 3. Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc trung học cơ sở. 4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ Trung học cơ sở. 5. Phương pháp tích hợp liên môn trong dạy kỹ thuật nông nghiệp. 6. Sách giáo khoa công nghệ 7, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo khác.
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_d.doc