SKKN Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập công nghệ Lớp 11,12 dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng theo định hướng PISA
Trong thời gian 38 năm qua, chương trình phổ thông đã có nhiều thay đổi. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, ở miền Nam học chương trình giải phóng, phân ban ở cấp ba tương tự với chương trình học trước đó hệ 12 năm, miền bắc tiếp tục học chương trình 10 năm. Đến năm 1981, cả nước thống nhất một chương trình cải cách cuốn chiếu từ lớp 1 đến lớp 12, học chương trình cải cách. Cho đến thời điểm gần đây, sau khi thí điểm nhiều đợt về chương trình phân ban ở cấp THPT, nhiều ý kiến không thống nhất với nhau, nên Bộ GD&ĐT đã thỏa hiệp một chương trình “cải lương” không còn đến ba bốn ban như trước, mà chỉ còn hai ban đó là Ban khoa học Tự nhiên và Ban khoa học xã hội, hai chương trình cho mỗi ban là chương trình cơ bản và chương trình nâng cao. So với chương trình trước đây lần này đã có một Chương trình làm pháp lệnh thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12, có tính liên thông giữa các môn học với quan điểm đổi mới khá rõ nét, với một bộ chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể. Sách giáo khoa chỉ là tài liệu thể hiện chương trình, được biên soạn theo hướng giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy, giúp học sinh tự học. Tuy nhiên, theo đánh giá chung chương trình hiện hành vẫn đang còn nặng, gây quá tải cho người học, bộ sách chuẩn dùng chung cho tất cả các đối tượng là không hợp lý. Không phải vùng nào, đối tượng nào cũng có thể học môn Công nghệ 11, 12 một cách dễ dàng đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng sâu vùng sa, miền núi, hải đảo. Điều đó khiến nhiều học sinh càng ngày càng thấy không theo học được, nên sinh ra hiện tượng chán học ngồi nhầm lớp. Chương trình vẫn còn mang nặng về tính hàn lâm, thiếu thực tiễn.
Hiện nay, xã hội cũng như Bộ GD&ĐT đã thấy được vấn đề, việc đối mới chương trình để theo kịp xu thế chung của thế giới là cần thiết. Theo dự thảo đổi mới chương trình sau năm 2015 thì chương trình sẽ tinh giảm mạnh, dự kiến sẽ chỉ còn học một số môn bắt buộc còn lại là tự chọn để tăng tính thực tiễn của chương trình phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì vậy chương trình môn Công nghệ ở bậc THPT cũng sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Học sinh ở các vùng miền có thể học một cách nhẹ nhàng, vận dụng được những kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống thực tiễn nơi các em sinh sống. Đây cũng là xu hướng của chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT có tên PISA. Trong thông báo 286/TB-BGDĐT ngày 5/9/2009 về kết luận của thứ trưởng Bộ giáo dục Bành Tiến Long, trong hội thảo về chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA). Tham gia PISA là cơ hội để giáo dục Việt Nam thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của học sinh và cả quá trình giáo dục, từ đó có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là cơ sở khách quan, khoa học để đánh giá “thứ hạng” chất lượng học sinh Việt Nam trong tương quan chung với các quốc gia khác.
Tham gia PISA, Việt Nam cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào? Đây là một câu hỏi lớn đối với giáo dục nước nhà. Qua nghiên cứu quá trình đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ phổ thông nói chung, môn Công nghệ 11, 12 nói riêng, cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập công nghệ Lớp 11,12 dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng theo định hướng PISA

iải thích câu hỏi: + Chủ đề câu hỏi: Tiêu chuẩn bản vẽ + Mức độ mục tiêu: Vận dụng + Loại câu hỏi: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn + Đáp án: A + Dự kiến sử dụng: dùng cho bài kiểm tra 1 tiết Ví dụ 2: Phần động cơ điện xoay chiều. Một hộ gia đình có ý định mua một cái máy bơm để phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa hạ. Khi đến cửa hàng thì được ông chủ giới thiệu về hai loại máy bơm có lưu lượng nước trong một giờ và chất lượng máy là như nhau. Máy thứ nhất giá 1500000đ và trong một giờ tiêu thụ hết 1,2kW. Máy thứ hai giá 2000.000đ và trong một giờ tiêu thụ hết 1kW Theo bạn người nông dân nên chọn mua loại máy nào để đạt hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề đặt ra: Chọn máy bơm trong hai loại để mua sao cho hiệu quả kinh tế là cao nhất. Như vậy ngoài giá cả ta phải quan tâm đến hao phí khi sử dụng máy nghĩa là chi phí cần chi trả khi sử dụng máy trong một khoảng thời gian nào đó. Hình 1. Máy bơm nước Phương án giải quyết (đề nghị) Ta biết rằng giá tiền điện hiện nay là: 1000đ/1KW. Vậy trong x giờ số tiền phải trả khi sử dụng máy thứ nhất là: F (x) =1500 + 1,2x (nghìn đồng) Số tiền phải chi trả cho máy thứ 2 trong x giờ là: g(x) = 2000 +x (nghìn đồng) Gọi xo là thời gian mà chi phí cho hai máy bằng nhau, suy ra x0 là nghiệm của phương trình: f(x) = g(x) 1500 + 1,2x = 2000 + x 0,2x = 500 x = 2500 (giờ) Ta có đồ thị của hai hàm f(x) và g(x) như sau: Quan sát đồ thị ta thấy rằng: ngay sau khi sử dụng 2500 giờ tức là nếu mỗi ngày dùng 4 tiếng tức là không quá 2 năm thì máy thứ 2 chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều nên chọn mua máy thứ hai thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Trường hợp 1: nếu thời gian sử dụng máy ít hơn 2 năm thì mua máy thứ nhất sẽ tiết kiệm hơn. Trường hợp 2: nếu thời gian sử dụng nhiều hơn hoặc bằng hai năm thì nên mua máy thứ 2. Nhưng trong thực tế một máy bơm có thể sử dụng được thời gian khá dài. Do vậy trong trường hợp này người nông dân nên mua máy thứ hai. Giải thích câu hỏi: + Chủ đề câu hỏi: Giải pháp tối ưu khi mua máy bơm nước + Mức độ mục tiêu: Vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn + Loại câu hỏi: Tự luận + Dự kiến sử dụng: dùng cho bài kiểm tra 1 tiết Ví dụ 3: Phần gia công vật liệu Trong một xưởng cơ khí, sau đợt tham gia học tập, người chủ tổ chức thi để đánh giá trình độ tay nghề của các học viên. Sau khi kiểm tra xong các nội dung cơ bản, người chủ giao cho mỗi người mỗi tấm tôn hình chủ nhật có kích thước 80cm x 50cm và yêu cầu cắt đi ở bốn góc vuông những hình vuông bằng nhau để khi gấp lại thì được một cái thùng không nắp dạng hình hộp dùng để dụ trữ nước ngọt cho các chiến sĩ ở đảo xa. Vấn đề đặt ra: Ta thấy rằng ở các đảo xa ván đè nước sinh hoạt là rất quan trọng. Do vạy khi làm thùng thì phải tính đến việc chứa được nhiều nước nhất. Vì vậy trong quá trình làm các học viên ngoài quan tâm đến vấn đề thẩm mĩ cần phải quan tâm thể tích của thùng. Các phương án giải quyết (đề nghị): a. Phương án 1: người thợ cắt một hình vuông bất kỳ và làm thùng. Chẳng hạn anh ta cắt hình vuông có cạnh là 5cm. Khi đó thùng tạo thành có chiều cao h = 5cm, chiều dài a = 80 - 10 = 70cm và chiều rộng b = 50 – 10 = 40cm Khi đó thể tích của thùng tạo thành V = 5.70.40 = 14000 (cm³) Như vậy với cái thùng này thì liệu rằng có cách cắt hình vuông nào để tạo thành thùng có thể tích lớn hơn không nghi ngờ này dẫn ta đến phương án giải quyết tiếp theo. b. Phương án 2 Người này cũng cắt một hình vuông cạnh x (0 < x < 50) và người này quan tâm đến việc tạo thành cái thùng sao cho thể tích lớn nhất Thể tích cái thùng tạo thành là V=x(50-2x)(80-2x) ⇒12V=6x80-2x100-4x≤6x+80-2x+100-4x33=603 ⇒V≤60312=18000cm2 Đẳng thức xảy ra khi 6x=80-2x=100-4x Suy ra x = 10 Vậy từ tính toán người này sẽ cắt hình vuông có cạnh bằng nhau và bằng 10cm. Với cái thùng này thì ta có thể chắc chắn khẳng định rằng đây là cái thùng có thể tích lớn nhất trong tất cả các thùng có thể làm ra lúc này. Và trong trường hợp người học viên này làm đẹp thì sẽ vừa lòng người chủ hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Từ kết quả triển khai xây dựng câu hỏi/bài tập dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng PISA nói trên, có thể tóm tắt lại một số kết luận sau: 1- Về khả năng xây dựng câu hỏi/ bài tập theo định hướng PISA Qua việc phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng; phân tích mục tiêu và cách xây dựng câu hỏi/ bài tập có thể thấy được sự tương đồng giữa chuẩn KT, KN của môn Công nghệ với mục tiêu đánh giá của PISA. 2- Để xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng PISA cần phải: - Dựa trên cách xây dựng bài toán kỹ thuật, cách xây dựng câu hỏi, bài tập của PISA đề ra các bước xây dựng câu hỏi/bài toán theo định hướng PISA trong môn Công nghệ. - Trên cơ sở sự tương đồng giữa chuẩn KT, KN của môn Công nghệ THPT với mục tiêu đánh giá của PISA, xác định nội dung kiến thức môn Công nghệ theo các nội dung của PISA. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Mục đích thực nghiệm là kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài 3.2. Tổ chức thực nghiệm 3.2.1 Sử dụng phương pháp chuyên gia Tác giả đã sử dụng phiếu xin ý kiến chuyên gia (phụ lục 1): - PGS TS Nguyễn Văn Khôi trường ĐHSP Hà Nội - TS Nguyễn Văn Cường đang công tác tại ĐH Posdam – Cộng hòa Liên bang Đức - PGS TS Lê Huy Hoàng khoa Sư phạm kỹ thuật trường ĐHSP Hà Nội - Tác giả cũng đã sử dụng phiếu hỏi ý kiến của 15 giáo viên môn Công nghệ ở các trường THPT của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh phúc, Bắc Giang, bằng cách gửi File phiếu câu hỏi qua hòm thư điện tử (Email). Các giáo viên tải xuống, nghiên cứu phiếu hỏi thảo luận với đồng nghiệp tại trường mình và trả lời vào phiếu hỏi rồi gửi lại. 3.2.2.Sử dụng phương pháp thửc nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Trực Ninh B – Trực Ninh – Nam Định + Lớp thực nghiệm: 11B, có 45 học sinh + Lớp đối chứng : 11C, có 45 học sinh Thời gian thực nghiệm được tiến hành là năm học 2012-2013 Giáo viên giảng day: Thầy giáo Ngô Văn Tới Về trình độ hai lớp 11B, 11C là tương đương nhau vì đều là hai lớp chon hai của trường. Lớp 11C giáo viên giảng dạy theo phương pháp không theo định hướng PISA. Lớp 11B giáo viên dạy theo định hướng PISA Các đề kiểm tra hai lớp giống nhau, đều thiết kế dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng PISA. 3.3 Thống kê và sử lý kết quả 3.3.1 Kết quả xin ý kiến chuyên gia + TS Nguyễn Văn Cường trường Đại Học Postdam – Cộng hòa liên bang Đức cho rằng : Chương trình PISA là chương trình đánh giá sự chuẩn bị các kiến thức phổ thông tổng hợp đối với học sinh trước khi bước vào cuộc song trưởng thành trong tương lai, xem các em đã chuẩn bị những kiến thức gì cho tương lai. Việc áp dụng PISA vào hệ thống giáo dục ở Việt Nam nói chung và môn Công nghệ 11, 12 nói riêng là hết sức khả thi. Vì đây là chương trình được nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức, Phân Lan đang áp dụng. + PGS TS Nguyễn Văn Khôi trường ĐHSP Hà Nội cho rằng việc xây dựng câu hỏi, bài tập môn Công nghệ THPT dựa trên chuẩn KT, KN và theo định hướng PISA là rất cần thiết vì Việt Nam đã chính thức tham gia PISA năm 2012. + PGS TS Lê Huy Hoàng Khoa Sư phạm kỹ thuật trường ĐHSP Hà Nội cho rằng sáng kiến “Quy trình thiết kế câu hỏi/ bài tập Công nghệ lớp 11,12 dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng và theo định hướng PISA” mang tính thời sự cao, và rất khả thi, có thể nghiên cứu phát triển sâu rộng hơn nữa. Kết quả xin ý kiến giáo viên môn Công nghệ phổ thông - Thầy cô biết về chương trình đánh giá PISA chưa? Chưa biết Có nghe nói Có biết 14 1 0 - Thầy cô có thể xây dựng câu hỏi/bài tập theo định hướng PISA hay không? Có thể tham gia được nếu có tài liệu Có thể làm được nếu được bồi dưỡng về cách xây dựng Không thể Ý kiến khác 8 5 0 2 - Câu hỏi theo xây dựng theo định hướng PISA có đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng không? Đảm bảo đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học Chưa chắc đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học Không đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học Ý kiến khác 12 1 0 2 - Câu hỏi xây dựng theo định hướng PISA có phù hợp với nội dung môn Công nghệ hay không? Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Ý kiến khác 10 4 0 1 - Việc xây dựng và thiết kế các câu hỏi/bài tập dựa trên chuẩn KT, KN có khả thi không? Rất khả thi Khả thi Không khả thi Ý kiến khác 12 2 0 1 Từ kết quả xin ý kiến giáo viên môn Công nghệ phổ thông, có thể cho thấy: Hầu hết các giáo viên hiện nay chưa biết đến chương trình PISA. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu và nghe tác giả trình bày thì đa số các giáo viên đều cho rằng cần phải có tài liệu hướng dẫn về PISA, câu hỏi được xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo định hướng PISA là phù hợp với nội dung môn học và khả thi ở trường THPT, đánh giá được năng lực/ khả năng về hiểu biết về kỹ thuật – công nghệ của học sinh phổ thông. 3.3.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 3.3.2.1 Phân tích định tính Đa số học sinh học tập sôi nổi hơn, tỏ ra hứng thú với những câu hỏi/ Bài tập được xây dựng trên chuẩn KT, KN theo định hướng PISA. Học sinh dễ dàng trong việc tiếp thu bài học hơn. Những nhận xét này được thể hiện rõ qua các câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh. Sự hấp dẫn của bài học chính là ở chỗ đã liên hệ các kiến thức kỹ thuật đại cương với khô khan, trừu tượng với thực tiễn đa dạng, sinh động trong học tập cũng như trong đời sống, lao động, sản xuất. Học sinh sẽ thấy được vai trò rất cần thiết của môn học Công nghệ trong trường phổ thông. 3.3.2.2 Phân tích định lượng Phân tích định lượng Lớp Phân loại theo điểm TN ĐC Điểm trung bình 6,77 5,52 Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 94,64% 79,63% Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 7 (37,5%) 6 (31,48%) Tỷ lệ bài đạt điểm trung bình (5;6) 28,57% 59,26% Tỷ lệ bài đạt điểm khá (7,8) 62,5% 20,37% Tỷ lệ bài đạt điểm giỏi (9,10) 3,57% 0% Như vậy, căn cứ vào kết quả kiểm tra có thể bước đầu nhận thấy được rằng chất lượng học tập môn Công nghệ của lớp thực nghiệm (11D) cao hơn so với lớp đối chứng (11C). IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Đã làm rõ một số khái niệm về mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học. 2. Đã mang lại một cái nhìn tổng quan, tường minh về chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA). 3. Sáng kiến đã đưa ra quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập môn Công nghệ 11,12 dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo định hướng PISA. 4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. V. KẾT LUẬN Sáng kiến quy trình thiết kế câu hỏi bài tập môn Công nghệ lớp 11, 12 dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo định hướng PISA là một sáng kiến mang tính thời sự cao khi Việt Nam vừa chính thức tham gia năm 2012. Sáng kiến cũng phần nào cho thấy điểm mạnh và cả những hạn chế của hệ thống giáo dục nói chung và môn Công nghệ lớp 11, 12 nói riêng. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một thành tố của quá trình dạy học. Vì vây đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm mục đích đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cấp thiết, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng của quá trình dạy học . Sáng kiến này đã tìm hiểu có hệ thống các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá. Thực tiễn những mặt còn tồn tại trong đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 11,12. Nghiên cứu chương trình PISA. Trên cơ sở đó , đã xác định được sự tương đồng về nội dung đánh giá của PISA. Cuối cùng sáng kiến đa đưa ra một quy trình thiết kế câu hỏi bài tập môn Công nghệ lớp 11, 12 dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo định hướng PISA. Kết quả thực nghiệm của sáng kiến cũng cho thấy tính khả thi và hiệu quả đề tài. VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công việc đầu tiên là biên dich các tài liệu về chương trình đánh giá PISA một cách chính thức - Tổ chức hội thảo, tập huấn cho cán bộ ngành giáo dục hiểu rõ về PISA. - Bồi dưỡng tập huấn giáo viên cốt cán các bộ môn 2. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo - Cần tổ chức tập huấn chương trình PISA cho các Hiệu trưởng cấp THPT và THCS - Tổ chức bồi dưỡng/tập huấn cho toàn thể giáo viên các bộ môn về chương trình đánh giá PISA. - Cung cấp đầy đủ các tài liệu về chương trình PISA cho giáo viên. 3. Đối với đội ngũ giáo viên môn Với đặc thù của môn học giáo viên cần phải nâng cao hiểu biết về khoa học công nghệ, những ứng dụng và ảnh hưởng của kỹ thuật – công nghệ đối với thực tiễn. - Trong quá trình dạy học cần liên hệ với thực tiễn để tạo ra các tình huống học tập giúp học sinh có thể vân dụng những kiến thức về kỹ thuật công nghệ vào giải quyết tình huống đó. - Cần tìm hiểu nội dung các môn học khác như toán, vật lý từ đó xây dựng các bài kiểm tra phù hợp với hiểu biết của học sinh. VII. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SÁNG KIẾN Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA là một chương trình đánh giá quy mô lớn có nhiều nước tham gia nhất từ trước tới nay, cách thức tiến hành logic. Kết quả cac chu kỳ đã cho thấy sự tương quan giữa nền giáo dục của các nước tham gia và phản ánh được chất lương của hệ thống giáo dục cũng như chính sách giáo dục của các nước. Nội dung sang kiến mới chỉ dừng lại ở bước đầu tiếp cận với chương trình PISA áp dụng cho môn Công nghệ 11, 12. Vì vậy để nghiên cứu, áp dụng chương trình PISA cần nghiên cứu chi tiết hơn nữa. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Ngô Văn Tới CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xác nhận của tổ chuyên môn Xác nhận của đơn vị Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông những vấn đề chung (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05/05/2006). Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr5-15. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010) Dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục môn Công nghệ , Nxb Giáo dục, Hà nội. Tr43-39, 102-114. 4. Nguyễn Văn Cường - Prof. Bernd Meier (2009) Các mô hình giáo dục Công nghệ trong bối cảnh quốc tế. Chuyên đề Cao học. ĐHBK Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Lạc (2009) Sư phạm tương tác trong dạy học Các môn học kỹ thuật ở trường DDHBK Hà Nội. Seminar khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường ĐHBK Hà Nội. 6. Khanh Khanh (2009) PISA khóa kiểm tra kiến thức nâng cao khả năng đọc hiểu - nghệ thuật - toán học.NXb Phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Trần Bá Hoành(1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục Hà nội 8. Nguyễn Thành Huy, Kết quả PISA của học sinh Phần Lan,
File đính kèm:
skkn_quy_trinh_thiet_ke_cau_hoi_bai_tap_cong_nghe_lop_1112_d.docx
SKKN Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập công nghệ Lớp 11,12 dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng theo đ.pdf