SKKN Sử dụng phần mềm Photoshop thiết kế tranh ảnh dạy học bài 40, 41, 42 + 44, 45 chương III môn Công nghệ 10 - THPT
Do sự phát triển rất nhanh của nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, các thiết bị nghe nhìn và máy tính, một yêu cầu bức bách đối với hệ thống GD & ĐT là phải mau chóng ứng dụng CNTT để tạo ra một bước đột phá nhằm đổi mới các PPDH , giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các kiến thức mới có thể áp dụng ngay các kĩ năng tiên tiến vào công việc hàng ngày. Sự phát triển của các loại PTDH sẽ góp phần đổi mới các PPDH, việc sử dụng phần mềm tin học để thiết kế PTDH chung và tranh ảnh nói riêng đang tăng lên, ngoài ra thì các phương tiện hỗ trợ bài giảng cũng phát triển mạnh, chính những điều đó đã làm tối ưu hoá việc học tập của HS.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả năng tự học của người học và đề cao vai trò cua người thầy về khả năng dạy cho người học cách học có hiệu quả nhất. Vì vậy việc áp dụng các PTDH hiện đại và PPDH tiên tiến để phát huy tính tích cực của HS, lấy HS làm trung tâm là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Sử dụng phần mềm tin học để thiết kế tranh ảnh DH là một trong các hình thức đổi mới PPDH và PTDH. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Môn Công nghệ 10 ở trường THPT là một môn khoa học ứng dụng, có tính thực tiễn cao. Nó trang bị những kiến thức đại cương cơ bản về nông, lâm, thủy sản; BQ, CB và tạo lập doanh nghiệp thiết yếu cho những công dân tương lai trên một đất nước dân số lao động rất đông trong ngành nông nghiệp. Đây là môn học có tính tích hợp của nhiều môn khoa học khác. Nếu chỉ dùng PP thuyết giảng thông thường sẽ không phản ánh hết được tính thực tiễn của môn học đồng thời làm giảm sự đa dạng, hấp dẫn của môn học.
Tuy nhiên hiện nay các PTDH môn CN10 nói chung và bài 40, 41, 42 + 44, 45 còn rất thiếu thốn. Các bài 40, 41, 42 + 44, 45 chương III: “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản” có tính kỹ thuật rõ nét, tính ứng dụng cao trong thực tế, có nhiều nội dung, quy trình kỹ thuật rất phù hợp để sử dụng tranh ảnh DH.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phần mềm Photoshop thiết kế tranh ảnh dạy học bài 40, 41, 42 + 44, 45 chương III môn Công nghệ 10 - THPT

xuất giấy có đặc điểm nổi bật là: a. Có hàm lượng chất xơ (xenlulozo) cao b. Hàm lượng nước ít c. Ít chất dinh dưỡng d. b + c Câu 3. Rau quả tươi là sản phẩm nông sản có đặc điểm nổi bật là a. Chứa Vitamin và chất khoáng b. Chứa chất béo c. Chứa nhiều nước d. b + c Câu 4. Trong quá trình bảo quản, vi sinh vật phát triển tốt và phá hoại mạnh sản phẩm NLTS khi nhiệt độ ở mức: a. 40oC Câu 5. Độ ẩm không khí quá cao (90 – 100%) trong quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho: a. Hoạt động phân giải các chất dinh dưỡng b. VSV phát triển thuận lợi c. Côn trùng phát triển và phá hoại mạnh d. b + c Câu 6. Nhiệt độ cao quá mức giới hạn trong quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản sẽ gây cho sản phẩm: a. Thay đổi đặc tính ban đầu b. Giảm số lượng sản phẩm c. Tăng quá trình phân giải các chât dinh dưỡng d. Giảm về chất lượng sản phẩm Câu 7. Đặc điểm của nông sản, thủy sản gây trở ngại cho công tác bảo quản là: a. Chứa nhiều nước (>70%) b. Dễ bị vi sinh vật xâm nhập c. Có chứa nhiều chất xơ d. Có chứa Lipit và Vitamin ĐỀ KIỂM TRA (Bài 41) Môn: Công Nghệ 10 Thời gian: 5 phút Họ và tên: Lớp: Hãy khoanh tròn vào sự lựa chọn đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là: a. Giữ độ nẩy mầm, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng b. Duy trì tính chất ban đầu, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng c. Chống lây lan sâu bệnh, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng d. Nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng Câu 2. Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau: a. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh b. Sức chống chịu cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh c. Thuần chủng, chất lượng tốt, không sâu bệnh d. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh Câu 3. Thời điểm thu hoạch hạt giống tốt nhất là: a. Hạt đúng độ chín b. Hạt đã chín hoàn toàn c. Hạt chín sinh lý d. Hạt chín già Câu 4. Để phòng chống nấm mốc gây hại củ giống, người ta thường sử dụng chất chống nấm bằng cách: a. Tiêm vào củ b. Trộn với cát để ủ c. Phun lên củ d. b + c Câu 5. Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: a. Giữ ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường b. Giữ ở nhiệt độ – 100C, độ ẩm 35 – 40% c. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 – 40% d. Giữ ở nhiệt độ 30 – 400C, độ ẩm 35 – 40% Câu 6. Sấy khô hạt giống trước khi đem bảo quản nhằm: a. Ức chế hoạt động phân giả chất dinh dưỡng của enzym b. Kéo dài thời gian bảo quản hạt giống c.Ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại d. Kéo dài thời gian ngủ nghỉ cho hạt giống Câu 7. Việc sử dụng các phương pháp bảo quản hạt giống khác nhau có tính chất quyết định đến: a. Số lượng hạt giống sau bảo quản b. Chất lượng hạt giống sau bảo quản c. Thời gian bảo quản hạt giống d. a + b ĐỀ KIỂM TRA (Bài 42 + 44) Môn: Công Nghệ 10 Thời gian: 5 phút Họ và tên: Lớp: Hãy khoanh tròn vào sự lựa chọn đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Phương pháp bảo quản thóc được phổ biển ở nước ta là: a. Đóng gói trong nhà kho b. Đổ rời trong nhà kho c. Đổ rời trong kho silo d. Đổ rời trong chum vại Câu 2. Khâu có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm sau bảo quản lúa. ngô là: a. Thu hoạch b. Làm sạch và phân loại c. Làm khô d. Làm nguội Câu 3. Các bước hong khô trong quy trình bảo quản củ khoai lang nhằm mục đích: a. Làm khô củ khoai lang b. Làm khô bề mặt củ khoai lang c. Hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật d. Phát huy tác dụng của chất xử lý Câu 4. Sau bước “làm sạch” trong quy trình bảo quảnsắn lát khô là bước: a. Thái lát b. Làm khô c. Chặt cuống, gọt vỏ d. Bảo quản Câu 5. Nhiệt độ trong kho để bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh là: a. - 5 → 150 C b. 00 C c. 10 → 200 C d. - 5 → 00 C Câu 6. Trong quy trình chế biến gạo từ thóc, sau khi tách vỏ trấu ta thu được: a. Gạo lật b. Vỏ cám c. Gạo d. a + b Câu 7. Trong chế biến rau, quả đóng hộp quá trình xử lý nhiệt có tác dụng: a. Làm mất hoạt tính của enzym b. Tránh quá trình biến đổi chất lượng sản phẩm c. Duy trì đặc tính của enzyme d. a + b ĐỀ KIỂM TRA (Số 1) Môn: Công Nghệ 10 Thời gian: 45 phút Họ và tên: Lớp: Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào sự lựa chọn đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Công tác BQCB nông, lâm, thủy sản nhằm mục đích: a. Duy trì số lượng và chất lượng sản phẩm b. Nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm c. Duy trì chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm d. a + c Câu 2. Các sản phẩm lâm nghiệp được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy có đặc điểm nổi bật là: a. Có hàm lượng chất xơ (xenlulozo) cao b. Ít chất dinh dưỡng c. Hàm lượng nước ít d. b + c Câu 3. Rau quả tươi là sản phẩm nông sản có đặc điểm nổi bật là a. Chứa Vitamin và chất khoáng b. Chứa nhiều nước c. Chứa chất béo d. b + c Câu 4. Độ ẩm không khí quá cao (90 – 100%) trong quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho: a. Hoạt động phân giải các chất dinh dưỡng b. VSV phát triển thuận lợi c. Côn trùng phát triển và phá hoại mạnh d. b + c Câu 5. Nhiệt độ cao quá mức giới hạn trong quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản sẽ gây cho sản phẩm: a. Thay đổi đặc tính ban đầu b. Giảm số lượng sản phẩm c. Tăng quá trình phân giải các chât dinh dưỡng d. Giảm chất lượng sản phẩm Câu 6. Trong bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản sinh vật gây hại có ảnh hưởng trực tiếp đến: a. Số lượng sản phẩm b. Giá trị sử dụng của sản phẩm c. Chất lượng sản phẩm d. An toàn thực phẩm khi sử dụng Câu 7. Trong quá trình bảo quản, vi sinh vật phát triển tốt và phá hoại mạnh sản phẩm NLTS khi nhiệt độ ở mức: a. 40oC Câu 8. Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là: a. Giữ độ nẩy mầm, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng b. Duy trì tính chất ban đầu, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng c. Chống lây lan sâu bệnh, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng d. Nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng Câu 9. Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau: a. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh b. Sức chống chịu cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh c. Thuần chủng, chất lượng tốt, không sâu bệnh d. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh Câu 10. Thời điểm thu hoạch hạt giống tốt nhất là: a. Hạt đúng độ chín b. Hạt đã chín hoàn toàn c. Hạt chín sinh lý d. Hạt chín già Câu 11. Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: a. Giữ ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường b. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 – 40% c. Giữ ở nhiệt độ – 100C, độ ẩm 35 – 40% d. Giữ ở nhiệt độ 30 – 400C, độ ẩm 35-40% Câu 12. Sử dụng nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản ngắn hạn củ giống có tác dụng: a. Kéo dài thời gian bảo quản b. Ức chế sự nẩy mầm của củ giống c. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại d. Cả a, b và c Câu 13. Quá trình sấy khô hạt giống trước khi bảo quản chỉ kết thúc khi: a. Hạt đã khô hoàn toàn b. Độ ẩm của hạt giống đạt < 13% c. Độ ẩm của hạt giống đạt mức tới hạn cho phép d. Đủ thời gian sấy theo quy định Câu 14. Sự khác nhau giữ quy trình bảo quản củ giống và bảo quản hạt giống là: a. Làm khô b. Bao gói c. Xử lý chống mốc d. Cả a, b và c Câu 15. Phương pháp bảo quản thóc được phổ biển ở nước ta là: a. Đóng gói trong nhà kho b. Đổ rời trong nhà kho c. Đổ rời trong kho silo d. Đổ rời trong chum vại Câu 16. Các bước hong khô trong quy trình bảo quản củ khoai lang nhằm mục đích: a. Làm khô củ khoai lang b. Làm khô bề mặt củ khoai lang c. Hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật d. Phát huy tác dụng của chất xử lý Câu 17. Gầm thông gió và trần cách nhiệtcủa kho bảo quản lúa, ngô có tác dụng: a. Duy trì độ ẩm không khí thích hợp b. Hạn chế tác hại của vi sinh vật c. Tránh hiện tượng ẩm lại của sản phẩm d. Hạ nhiệt độ trong kho bảo quản Câu 18. Trong quy trình chế biến gạo từ thóc, sau khi tách vỏ trấu ta thu được: a. Gạo lật b. Vỏ cám c. Gạo d. a + b Câu 19. Trong chế biến rau, hoa, quả đóng hộp để loại không khí ra khỏi hộp cần qua bước: a. Xử lý nhiệt b. Bài khí c. Ghép mí d. Thanh trùng Câu 20. Sắn lát khô được bảo quản trong điều kiện: a. Để nơi thoáng mát b. Trong chum vại c. Bảo quản kín, nơi khô ráo d. Bảo quản lạnh Câu 21. Kho thường trong bảo quản lúa, ngô, cần phải thỏa mãn điều kiện: a. Có gầm thông gió b. Có trần cách nhiệt c. Cả a và b d. Có hệ thống cơ giới và tự động hóa Phần II: Câu hỏi tự luận Câu 1: Hãy phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới NLTS trong quá trình bảo quản? Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn. Câu 2: So sánh quy trình bảo quản thóc giống và khoai tây giống ĐỀ KIỂM TRA (Số 2) Môn: Công Nghệ 10 Thời gian: 45 phút Họ và tên: Lớp: Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào sự lựa chọn đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản NLTS là: a. Duy trì đặc tính ban đầu và chất lượng của NLTS b. Hạn chế tổn thất về số lượng NLTS c. Nâng cao giá trị sử dụng NLTS d. a + b Câu 2. Lâm sản (gỗ, mây, tre) có thành phần chủ yếu là: a. Nước b. Chất khoáng c. Chất xơ (xenlulozo) d. Gluxit Câu 3. Trong quy trình chế biến gạo từ thóc, sau khi tách vỏ trấu ta thu được: a. Gạo lật b.Vỏ cám c. Gạo d. a + b Câu 4. Đặc điểm của nông sản, thủy sản gây trở ngại cho công tác bảo quản là: a. Chứa nhiều nước (>70%) b. Dễ bị vi sinh vật xâm nhập c. Có chứa nhiều chất xơ d. Có chứa Lipit và Vitamin Câu 5. Nhiệt độ môi trường bảo quản tăng thêm 10oC (trong giới hạn nhất định) thì các phản ứng sinh hóa trong rau, quả tươi tăng: a. 1 – 2 lần b. 2 – 3 lần c. 3 – 4 lần d. 4 – 5 lần Câu 6. Để hạn chế tác hại của vi sinh vật trong quá trình bảo quản sản phẩm NLTS cần phải: a. Thực hiện tốt công tác quản lý dịch b. Để nơi thoáng mát, khô ráo c. Để nơi có nhiệt độ, ẩm độ cao d. Để nơi có nhiệt độ, ẩm độ thấp Câu 7. Trong quá trình bảo quản nông sản đã làm khô, độ ẩm không khí quá cao sẽ làm: a. Tăng độ ẩm của sản phẩm b. Kích thích hoạt động của enzym c. Kích thích quá trình phân giải hợp chất hữu cơ d. Sản phẩm mất giá trị dinh dưỡng Câu 8. Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau: a. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh b. Sức chống chịu cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh c. Thuần chủng, chất lượng tốt, không sâu bệnh d. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh Câu 9. Để phòng chống nấm mốc gây hại củ giống, người ta thường sử dụng chất chống nấm bằng cách: a. Tiêm vào củ b. Trộn với cát để ủ c. Phun lên củ d. b + c Câu 10. Để bảo quản hạtgiống trong thời gian dài từ 2 năm trở lên thì điều kiện bảo quản là: a. t0 < 00 C, độ ẩm không khí 35 – 40% b. t0 là 00C, độ ẩm không khí 35 – 40% c. t0 là – 100C, độ ẩm không khí 35 – 40% d. t0 ≤ 00C, độ ẩm không khí 35 – 40% Câu 11. Sấy khô hạt giống trước khi đem bảo quản nhằm: a. Ức chế hoạt động phân giả chất dinh dưỡng của enzym b. Ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại c. Kéo dài thời gian bảo quản hạt giống d. Kéo dài thời gian ngủ nghỉ cho hạt giống Câu 12. Việc sử dụng các phương pháp bảo quản hạt giống khác nhau có tính chất quyết định đến: a. Số lượng hạt giống sau bảo quản b. Chất lượng hạt giống sau bảo quản c. Thời gian bảo quản hạt giống d. a + b Câu 13. Quy trình bảo quản củ giống gồm mấy bước: A. 5 bước B. 6 bước C. 7 bước D. 8 bước Câu 14. Trong bảo quản củ giống người ta thực hiện ức chế nảy mầm bằng cách: a. Sử dụng chất ức chế nẩy mầm b. Làm khô củ giống c. Hạ thấp nhiệt độ không khí d. Để độ ẩm không khí ở mức bão hòa Câu 15. Kho thường trong bảo quản lúa, ngô, cần phải thỏa mãn điều kiện: a. Có gầm thông gió b. Có trần cách nhiệt c. Cả a và b d. Có hệ thống cơ giới và tự động hóa Câu 16. Củ sắn khi làm khô thường được bảo quản kín là do sắn khô có đặc điểm: a. Dễ hút ẩm b. Chứa nhiều tinh bột c. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm d. Chứa nhều nước Câu 17. Tìm phương án sai: Vai trò của bước “phủ cát khô” trong quy trình bảo quản khoai lang tươi là: a. Ngăn cản sự bay hơi của củ b. Tạo môi trường tiểu khí hậu tốt cho bảo quản c. Cách ly không cho lây nhiễm giữa các củ d. Làm giá đỡ cho củ Câu 18. Để loại vỏ cám ra khỏi gạo lật cần qua bước: a. Xay b. Phân ly trấu c. Xát trắng d. Đánh bóng Câu 19. Gầm thông gió và trần cách nhiệtcủa kho bảo quản lúa, ngô có tác dụng: a. Duy trì độ ẩm không khí thích hợp b. Hạn chế tác hại của vi sinh vật c. Tránh hiện tượng ẩm lại của sản phẩm d. Hạ nhiệt độ trong kho bảo quản Câu 20. Nhiệt độ trong kho để bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh là: a. - 5 → 150 C b. 00 C c. 10 → 200 C d. - 5 → 00 C Câu 21. Trong chế biến rau, quả đóng hộp quá trình xử lý nhiệt có tác dụng: a. Làm mất hoạt tính của enzym b. Tránh quá trình biến đổi chất lượng sản phẩm c. Duy trì đặc tính của enzym d. a + b Phần II: Câu hỏi tự luận Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm các dạng kho bảo quản thóc, ngô? Dạng kho nào được sử dụng phổ biến ở nước ta? Ưu điểm và nhược điểm dạng của kho này? Câu 2: So sánh quy trình bảo quản hạt giống và quy trình bảo quản củ giống? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục. 2. Đặng Vũ Bình (2000), Chọn và nhân giống vật nuôi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Lê Minh Đồng (2006), Thiết kế bài giảng CN10, NXB Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Thị Dung (1992), "Sử dụng tranh phân tích và sơ đồ trong giảng dạy sinh học 9", Nghiên cứu giáo dục. 6. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục. 7. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục. 8. Phạm Thị Thu Hương (2004) Thiết kế và sử dụng bộ tranh sinh học 7 – THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy - học 9. Nguyễn Đăng Khôi (2006): Sách giáo khoa CN10 – NXBGD, Hà Nội. 10. Nguyễn Huy Nhân (2003), Góp phần xây dựng và sử dụng tranh vẽ, sơ đồ để dạy học sinh lớp 10 THPT, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học sư phạm Hà Nội. 11. Nguyễn Tất Thắng (2007), Phương pháp dạy học KTNN – CN10 ở trường THPT, khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường ĐHNNI. 12. Nguyễn Đức Thành (2006), Dạy học CN10, NXBGD. 13. Nguyễn Thị Ngọc Thuý (2004), Bài giảng Giáo dục học đại cương, khoa Sư Phạm và Ngoại Ngữ, trường ĐHNNI. 14. Nguyễn Công Ước (2006), Bài giảng Đại cương về phương pháp dạy học KTNN ở trường THPT, khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, trường ĐHNNI. 15. Một số trang web: http:// www.edu.vn http:// www.google.com.vn http:// www.vinaseek.com http:// www.vietnamnet.vn
File đính kèm:
skkn_su_dung_phan_mem_photoshop_thiet_ke_tranh_anh_day_hoc_b.docx