SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Công nghệ 10 nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng phải kể đến là nguồn lao động có chất lượng cao, đó lại chính là sản phẩm đầu ra của ngành giáo dục và đào tạo.
Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá …
Giáo dục ở các cấp, các bậc học đang thực hiện bước chuyển lớn từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Chương trình đổi mới đang được chuyển giao và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi với nhiều phương pháp, hình thức khác nhau như: giáo dục STEM; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, giáo viên được tham gia các chương trình: Trường học hạnh phúc, thầy cô thay đổi ...
Cùng với sự thay đổi đó, những năm gần đây tôi đã áp dụng và thử nghiệm rất nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, song phương pháp ‘‘trò chơi học tập” là tôi thấy hiệu quả hơn cả, các em vừa được chơi lại vừa tự mình tìm hiểu, từ đó hình thành nên kiến thức mới.
Trò chơi học tập là sự lựa chọn của rất nhiều thầy cô trước áp lực thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài giảng, là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa giáo viên và học sinh. Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, dễ hiểu và khó quên. Sử dụng trò chơi trong học tập là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học theo xu hướng hiện nay. Không những thế còn giúp cho học sinh phát huy được năng lực, có hứng thú tiếp thu bài học một cách tự nhiên. Từ đó thúc đẩy học sinh hành động áp dụng kiến thức vào trong thực tiễn.
Với đặc thù của bộ môn, là môn phụ và không thi tốt nghiệp nên nhiều em chưa chú ý học tập. Nhưng khi được học qua việc tham gia các trò chơi thấy
các em vui vẻ, hào hứng, tích cực phát biểu xây dựng bài, không có hiện tượng làm việc riêng, nói chuyện trong giờ nữa.
Ở lứa tuổi các em, luôn muốn khám phá tìm hiểu những điều mới mẻ, hay người ta thường nói ‘‘cả thèm chóng chán”, nếu một trò chơi mà cho học sinh chơi lặp đi lặp lại nhiều lần cũng sẽ khiến các em không còn cảm thấy hào hứng như lúc đầu nữa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Công nghệ 10 nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

ĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. Khối 10 Đổi mới phương pháp dạy học. Vĩnh Yên, ngày...tháng.. năm 2021 Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Yên, ngày...thángnăm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Yên, ngày...tháng...năm 2021 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thơm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nguyễn Đức Thành 2001, Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp, NXB Giáo Dục. 2. Giáo trình Phương pháp dạy học môn Công nghệ 10, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 3. Nguyễn Văn Khôi 2006, Công nghệ 10, NXB Giáo Dục. 4. Giáo trình chăn nuôi, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Tạp san giáo dục thời đại số 1208. 6. Tài liệu hướng dẫn viết SKKN theo bố cục mới 7. Tài liệu chuẩn nghề nghiệp giáo viên. 8. Lê Nguyên Long (1999), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 10. Web: https://vi.wikipedia.org/wiki/Giống_vật_nuôi_Việt_Nam PHỤ LỤC I: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRÒ CHƠI PHỤ LỤC II: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng 25 Câu 24 Câu 5, 21 0,75 27 Câu 6,22 Câu 1, 2, 11, 12 1,5 28 Câu 7,8,15 Câu 10 1 29 Câu 20, 23, 25, 27 Câu 4, 9,14, 16 Câu 17 Câu 30 3,75 33 Câu 3,26 Câu 19, 28 Câu 18, 29 Câu 13 3 Tổng 3 3,25 2 1,75 10 điểm SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2, 3 VĨNH PHÚC (Đề gồm 0 trang) ĐÊ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ NĂM HỌC: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề. Họ và tên:.SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Mục đích của công nghệ cấy truyền phôi bò: A. Nhân nhanh số lượng, chất lượng đàn giống tốt B. Nhân nhanh số lượng và hạn chế chất lượng đàn giống tốt C. Hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng đàn giống tốt D. Hạn chế cả về số lượng và chất lượng đàn giống tốt Câu 2. Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, dùng hooc môn sinh dục để gây động dục đồng pha có nghĩa là: A. Bò cho phôi và bò đực động dục cùng một thời điểm B. Bò cho phôi và bò nhận phôi động dục cùng một thời điểm C. Bò đực và bò nhận phôi động dục cùng một thời điểm D. Bò cho phôi và bò nhận phôi không động dục cùng một thời điểm. Câu 3. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là: A. Gluxit B. Vitamin C. Khoáng D. Protein Câu 4. Các loại thức ăn như khô dầu lạc, vừng có đặc điểm: A. Là thức ăn thô B. Là thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ thực vật C. Là thức ăn giàu vitamin D. Là thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ động vật Câu 5. Để tạo giống cá chép V1 ở nước ta cần sử dụng phép lai nào sau đây ? A. Phép lai gây thành B. Phép lai kinh tế 4 giống C. Nhân giống thuần chủng D. Lai kinh tế 2 giống Câu 6. Phôi có thể phát triển bình thường trong cơ thể bò khác cần có điều kiện gì? A. Bò nhận phôi phải có hướng sản xuất phù hợp với bò cho phôi B. Bò nhận phôi phải có ngoại hình giống với bò cho phôi C. Bò nhận phôi phải có năng suất phù hợp với bò cho phôi D. Bò nhận phôi phải có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với bò cho phôi Câu 7. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng: A. Chất xơ, Vitamin. B. Thức ăn thô. C. Thức ăn tinh. D. Các chỉ số dinh dưỡng. Câu 8. Thành phần gồm “Gạo: 1,7kg; Khô lạc: 0,3kg; Rau xanh: 2,8kg, bột vỏ sò 54g và NaCl: 40g” là: A. Nhu cầu dinh dưỡng B. Khẩu phần ăn C. Tiêu chuẩn ăn D. Chỉ số thức ăn Câu 9. Thức ăn hỗn hợp đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi theo quy mô: A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Hộ gia đình D. Tiểu thủ công nghiệp Câu 10. Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi, người ta căn cứ vào: A. Điều kiện tài chính của người chăn nuôi B. Khả năng ăn được tối đa của con vật C. Kết quả thí nghiệm đối với từng đối tượng vật nuôi D. Nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương Câu 11. Yêu cầu khi chọn bò cho phôi là: A. Năng suất cao B. Mắn đẻ C. Năng suất trung bình D. Ngoại hình đẹp Câu 12. Trong công nghệ cấy truyền phôi nhiệm vụ chửa, đẻ và nuôi con là của: A. Bò cho phôi B. Bò nhận phôi C. Bò vàng Thanh Hóa D. Bò Hà Lan Câu 13. Thực chất của quá trình lên men thức ăn là: A. Làm chín sinh học. B. Nấu chín thức ăn bằng nhiệt. C. Làm tơi thức ăn. D. Làm ẩm thức ăn. Câu 14. Trong các loại thức ăn sau loại thức ăn nào có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, trâu bò rất thích ăn? A. Thức ăn tinh giàu năng lượng. B. Thức ăn tinh giàu protein. C. Thức ăn thô. D. Thức ăn ủ xanh. Câu 15. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn: A. Tính đơn giản B. Tính hiện đại C. Tính kinh tế, tính khoa học. D. Tính phù hợp. Câu 16. Tại sao trong quy trình sản xuất thức ăn hổn hợp cho vật nuôi có thể thực hiện hoặc không thực hiện bước 4? A. Vì sở thích của nhà sản xuất B. Vì để giảm bớt chi phí. C. Vì mục đích kinh doanh D. Vì thức ăn hổn hợp có thể ở dạng bột hoặc viên Câu 17. Tại sao phải phối trộn các loại thức ăn với nhau? A. Vì các loại thức ăn tinh có quá nhiều dinh dưỡng B. Vì các loại thức ăn đều không cân đối dinh dưỡng C. Vì các loại thức ăn đều tốt cho vật nuôi D. Vì các loại thức ăn thô có quá nhiều chất xơ Câu 18. Điều kiện cần thiết cho quá trình ủ chua thức ăn: A. Lên men yếm khí với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp B. Lên men hiếu khí với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. C. Lên men yếm khí trong hố ủ. D. Kĩ thuật trộn men và thao tác ủ càng nhanh càng tốt. Câu 19, Loại thức ăn tinh được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi: A. Xơ dừa. B. Vỏ đỗ. C. Bột sắn. D. Bã mía Câu 20. Phương pháp kiềm hóa hoặc ủ với ure để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa của loại thức ăn nào? A. Khoai, sắn B. Rơm rạ C. Rau bèo D. Cám ngô Câu 21. Đem gà Lương Phượng giao phối với gà Tam Hoàng thu được con lai F1, sau đó lấy con lai F1 cho giao phối với con gà Hubat rồi chọn lọc đời con lai tốt tạo giống mới. Đây là phương pháp? A. Nhân giống thuần chủng B. Nhân giống tạp giao C. Lai kinh tế D. Lai gây thành Câu 22. Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình: A. Đưa tế bào từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác B. Đưa trứng từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác C. Đưa phôi vào nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt D. Đưa phôi từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác Câu 23. Muốn bổ sung vitamin cho vật nuôi cần cho vật nuôi ăn loại thức ăn nào sau đây? A. Gạo, ngô. B. Rau xanh C. Rơm rạ D. Khoai, sắn Câu 24. Phương pháp ghép đôi nào sau đây là nhân giống thuần chủng: A. Lợn Móng Cái X lợn Yooc-sai B. Lợn Landrace X lợn Landrace C. Lợn Đại Bạch X lợn Ỉ D. Lợn Móng Cái X Lợn Đại Bạch Câu 25. Đậu tương là loại thức ăn: A. Giàu protein B. Giàu khoáng C. Giàu vitamin D. Giàu Gluxit Câu 26. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là: A. Lợi dụng hoạt động của vi khuẩn. B. Lợi dụng hoạt động của vi rút. C. Lợi dụng hoạt động kí sinh trùng. D. Lợi dụng hoạt động sống của nấm men hay vi khuẩn có ích để ủ lên men. Câu 27. Rơm rạ, cỏ khô là: A. Thức ăn tinh. B. Thức ăn thô C. Thức ăn xanh D. Thức ăn hỗn hợp Câu 28. Trong quy trình chế biến bột sắn giàu proten, bột sắn sau khi ủ lên men có tỉ lệ protein bằng: A. 5-7%. B. 27-35%. C. 10 – 13%. D. 7 – 9%. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 29. Nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh. Giải thích tại sao sau khi lên men, thức ăn lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn? Câu 30. “Dùng thức ăn hỗn hợp của vật nuôi để nuôi cá, cá sẽ rất mau lớn và mang lại hiệu quả cao” Điều này đúng hay sai? Tại sao? -----------Hết---------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PHỤ LỤC III PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GVGD MÔN CÔNG NGHỆ Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của Thầy (Cô) (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô). Câu 1: Thầy (Cô) cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn Công nghệ như thế nào? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết. Câu 2: Theo Thầy (Cô) sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trên lớp có tác dụng như thế nào?(Khoanh tròn vào các số lựa chọn: 5. Rất tác dụng; 4. Tác dụng; 3: Bình thường ; 2. Không tác dụng lắm; 1. Hoàn toàn không có tác dụng). Các tác dụng của việc sử dụng trò chơi Mức độ 5 4 3 2 1 Tập trung sự chú ý của học sinh Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trường thuận trong học tập Rèn luyện kỹ năng tương tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa học sinh với học sinh. Nâng cao tương tác giữa GV với HS trong quá trình dạy học Rèn luyện cho học sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử trong học tập. Rèn luyện trí nhớ của học sinh Phát triển tư dung sáng tạo, tìm tòi cái mới của học sinh Các ý kiến khác (nêu rõ) Câu 3: Trong dạy học môn Công nghệ trên lớp, Thầy cô thường sử dụng trò chơi dạy học trong các phần nào? Phần 1: 1.1.Giống vật nuôi 1.2. Thức ăn chăn nuôi 1.3. Phòng và chữa bệnh cho vật nuôi Phần 2: Bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản Phần 3: Tạo lập doanh nghiệp Ý kiến khác Câu 4: Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ trên lớp như thế nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Câu 5: Trong dạy học môn Công nghệ trên lớp, nếu có sử dụng trò chơi, theo Thầy (Cô) nên phân bố thời gian cho hình thức này như thế nào? Không sử dụng Một tiết/ hai tiết Cả hai tiết Linh động theo nội dung dạy học Câu 6: Đánh giá của Thầy (Cô) như thế nào khi học sinh tham gia trò chơi của giáo viên đặt ra? Hào hứng tham gia trò chơi, qua trò chơi để nắm nội dung Đọc, nghiên cứu tài liệu để thực hiện trò chơi Thảo luận với bạn để giải quyết trò chơi Tìm mọi cách để đối phó với giảng viên Phớt lờ, không quan tâm đến trò chơi Hoạt động khác.. Câu 7: Thầy (Cô) cho biết mức độ sử dụng các loại trò chơi trong dạy học môn Công nghệ trên lớp như thế nào? ( Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5. Rất thường xuyên; 4. Thường xuyên; 3. Thỉnh thoảng; 2. Ít khi; Chưa bao giờ). Các loại trò chơi Mức độ sử dụng 5 4 3 2 1 - Trò chơi phát triển nhận thức: (Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) - Trò chơi phát triển các giá trị (Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) - Trò chơi phát triển vận động (Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) Câu 8: Trong dạy học môn Công nghệ, khi xây dựng và sử dụng các trò chơi dạy học, Thầy (Cô) thường căn cứ vào các vấn đề gì để xây dựng trò chơi cho học sinh? Căn cứ vào độ tuổi đang theo học của học sinh Căn cứ vào các khâu của quá trình dạy học Căn cứ vào nội dung học tập Căn cứ vào hình thức và phương pháp học tập. Căn cứ vào số lượng học sinh của một lớp Căn cứ vào không khí học tập của lớp học Căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh Căn cứ vào diễn biến trong quá trình dạy học. Ý kiến khác Câu 9: Thầy (Cô) cho biết hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trên lớp như thế nào? (Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5: Rất hiệu quả; 4: Hiệu quả; 3: Bình thường; 2: Không hiệu quả; 1: Hoàn toàn không hiệu quả) Loại trò chơi Hiệu quả 5 4 3 2 1 - Trò chơi phát triển nhận thức: (Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) - Trò chơi phát triển các giá trị (Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) - Trò chơi phát triển vận động (Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) Câu 10: Thầy (Cô) cho biết những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học môn Công nghệ ở trên lớp là gì? Thuận lợi .. Khó khăn Câu 11: Theo ý kiến của Thầy (Cô) làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi khi dạy học môn Công nghệ ở trên lớp được tốt hơn? PHỤ LỤC IV PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Em hãy cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Câu 1: Trong dạy học môn Công nghệ, em thích giáo viên sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học nào? Thuyết trình (không đặt câu hỏi) Đàm thoại (đặt câu hỏi để SV trả lời) Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi. Sử dụng trò chơi trong dạy học Hình thức khác Câu 2: Em hãy cho biết khi dạy môn Công nghệ, giáo viên có sử dụng trò chơi trong dạy học không? Rất thường xuyên Bình thường Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 4: Trong dạy học môn Công nghệ, theo em giáo viên sử dụng trò chơi cho học sinh thực hiện là: Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 5: Trong dạy học môn Công nghệ, khi giáo viên sử dụng trò chơi, em cảm thấy: Rất thích, hào hứng tham gia Thích Bình thường Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải gọi trả lời Uể oải, chán nản Không quan tâm Ý kiến khác: Câu 6: Trong dạy học môn Công nghệ, khi giáo viên tổ chức trò chơi dạy học, em thường: Tích cực suy nghĩ và thực hiện yêu cầu Suy nghĩ vấn đề nhưng không tự giác tham gia Không quan tâm, không tham gia Ý kiến khác Câu 7: Trong dạy học môn Công nghệ, em thường tham gia những hoạt động nào để giải quyết trò chơi của giáo viên đặt ra: Tự suy nghĩ, huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để thực hiện Đọc, nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề. Thảo luận với bạn để giải quyết. Không quan tâm, không tham gia giải quyết Hoạt động khác Câu 8: Trong dạy học môn Công nghệ ở trên lớp, các trò chơi do giáo viên xây dựng, đối với em thường: Quá dễ Bình thường Phải nỗ lực tối đa mới giải quyết được được Cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Ý kiến khác Câu 9: Em thích GV xây dựng các kiểu trò chơi dạy học như thế nào? Trò chơi phát triển nhận thức: (Các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy và tưởng tượng) Trò chơi phát triển các giá trị (Thái độ, cảm xúc, tình cảm, ý chí.) Trò chơi phát triển vận động (Chơi bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt) Ý kiến khác Câu 10: Mức độ giáo viên sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở lớp của em là: Quá nhiều Nhiều Vừa phải, hợp lý Ít Quá ít Không bao giờ tổ chức Câu 11: Khi dạy học môn Công nghệ trên lớp, theo em giáo viên nên tổ chức trò chơi như thế nào là hợp lý? Không sử dụng Một tiết/ hai tiết Cả hai tiết Linh động theo nội dung dạy học Ý kiến khác Câu 12: Những thuận lợi của em khi thực hiện trò chơi dạy học của giáo viên đưa ra là gì? Câu 13: Những khó khăn của em khi tham gia trò chơi dạy học của giáo viên đưa ra là gì? Câu 14: Em có kiến nghị gì để giáo viên xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học môn Công nghệ ở trên lớp được tốt hơn.
File đính kèm:
skkn_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc_mon_cong_nghe_10.docx
SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Công nghệ 10 nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của.pdf