SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Công nghệ
Để có thể dạy tốt và có hiệu quả ngoài sự tâm huyết của giáo viên đối với nghề, đặc biệt là đối với bộ môn mình đang đảm nhận thì cần phải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự cần cù, chăm chỉ ham học của các em học sinh. Bên cạnh đó sự quan tâm, đầu tư của nhà trường, phụ huynh học sinh và các cấp lãnh đạo địa phương.Trong những năm qua, việc dạy học môn Công nghệ có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
Đơn vị công tác của tôi có đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, nhiệt tình công tác, thực hiện và chấp hành tốt các quy định của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với bản thân: Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Công nghệ nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phài khi lĩnh hội kiến thức công nghệ.
Trường tôi có nhiều giáo viên với chuyên ngành đào tạo 2 môn như Sinh - Công nghệ nông nghiệp, Toán - Công nghệ, Lí - Công nghệ công nghiệp với trình độ trên chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận Công nghệ với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Công nghệ một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Công nghệ cũng theo chiều hướng tích cực hơn.
Học sinh đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách đề các em tham khảo.
b. Khó khăn
Học sinh trường tôi giảng dạy là con em nông dân có bố mẹ làm ruộng, đời sống vật chất khó khăn, trình độ không đồng đều nên chất lượng bộ môn thấp.
Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp.
Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức Công nghệ.
Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Công nghệ đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải am hiểu văn học, toán học, vật lí, hóa học, sinh học, địa lí, Giáo dục công dân và chịu khó tìm tòi, sưu tầm các kiến thức phục vụ môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Công nghệ

cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống. (Tích hợp kiến thức Sinh học) - GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức (?): Thế nào là phương pháp gây đột biến? - HS: Cá nhân nghiên cứu sgk trả lời: Dùng các tác nhân vật lí, hoá học để xử lí các bộ phận của cây gây đột biến tạo ra những cây đột biến, chọn những đột biến có lợi để làm giống. (Tích hợp kiến thức Vật lí) - Lớp nhận xét và bổ sung - GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức (?): Phương pháp gây đột biến có an toàn với môi trường sinh thái không? (Tích hợp bảo vệ môi trường) - HS: Không. - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét, bổ sung. - GV: Yêu cầu HS quan sát H14 và giới thiệu qua phương pháp nuôi cây mô (Giảm tải). (?): Theo em trong 4 phương pháp trên thì phương pháp nào được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay - HS: Đó là phương pháp chọn lọc. - GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức I. Vai trò của giống cây trồng Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm. II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt. - Có năng suất cao và ổn định. - Chống chịu được sâu bệnh III. Phương pháp chọn lọc giống cây trồng: 1. Phương pháp chọn lọc - Từ nguổn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt. - Gieo hạt của các cây được chọn (2). - So sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà. 2. Phương pháp lai - Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhuy hoa của cây dùng làm mẹ. - Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống. 3. Phương pháp gây đột biến Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hóa học để xử lí các bộ phận cùa cây (hạt, mầm, nụ hoa, hạt phấn...) gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lí đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống. 4. Phương pháp nuôi cấy mô Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, từ mô (hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ra được giống mới. 4. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Giống có vai trò như thế nào trong trồng trọt? - Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Hãy cho biết đặc điểm của phương pháp chọn lọc? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi SGK câu 1,2,3. - Xem bài 11: Sàn xuất và bảo quản giống cây trồng. Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản giống cây trồng ở địa phương Tiết: 37 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 38: ĐỒ DÙNG ĐIỆN - ĐÈN HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang. - Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện 2. Kỹ năng: - Biết được các đặc điểm của đên huỳnh quang, chấn lưu, tắc te. - Biết cách phân loại đèn, lựa chọn đèn bóng phù hợp. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện hợp lí và tiết kiệm điện. - Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Phát triển năng lực lựa chọn bóng đèn phù hợp với thực tế cuộc sống, năng lực phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, tương tác. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu bài, tranh đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang tốt và hỏng. - Máy chiếu tranh phóng to hình 39.1. Đèn ống huỳnh quang, SGK/ trang 137. - Mẫu vật: Đèn ống huỳnh quang, đèn compac huỳnh quang. - Video quá trình phát sáng của đèn ống huỳnh quang. - Kiến thửc Hóa học về bột huỳnh quang, hơi thủy ngân. - Kiến thức Vật lí về hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực, tia tử ngoại. - Kiến thức về an toàn điện. - Máy chiếu, màn chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài học, bảng nháp. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1: Sợi đốt làm bằng chất liệu gì? Tại sao phần tử sợi đốt rất quan trọng của đèn? - Làm bằng vonfram. - Vì ở nhiệt độ cao sợi đốt thực hiện việc biến đổi điện năng thành quang năng. 6.0 Câu 2: Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt? - Dòng điện đốt nóng sợi đốt đến nhiệt độ cao, sợi đốt phát sáng. 4.0 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1 phút) Năm 1879, nhà bác học người Mỹ là Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy đèn Huỳnh Quang có cấu tạo, đặc điểm, nguyên lí làm việc như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu "Tiết 37: Đèn huỳnh quang" Hôm nay! b. Tiến trình giảng dạy: (37 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Chiếu: Các loại đèn huỳnh quang. Đèn huỳnh quang có nhiều loại, trong đó đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang là thông dụng nhất và các tính năng của chúng ngày càng được nâng cao. Đó là 2 loai đèn mà các em sẽ tìm hiểu hôm nay. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu đèn ống huỳnh quang. Hoạt động 1: Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang? - GV: đưa ra đèn ống huỳnh quang. Giới thiệu vào phần 1. - Chiếu: Hình 39.1 - HS: Quan sát hình 39.1, thảo luận theo nhóm 2 học sinh trả lời câu hỏi. (?): Hãy cho biết đèn ống huỳnh quang gồm mấy bộ phận chính? - HS: Quan sát, thảo luận theo nhóm và trả lời. - GV: Quan sát HS thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ. Cho HS trả lời, nhận xét và củng cố kiến thức. Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về bộ phận đầu tiên ống thủy tinh. - GV: Chiếu ảnh các loại bóng huỳnh quang - GV: Giới thiệu một số chiều dài của ống thủy tinh. - GV: Chiếu ảnh ống thủy tinh cắt rời. - HS: Quan sát ống thủy tinh. - GV: Chỉ cho HS thấy gồm lớp thủy tinh bên ngoài và lớp bột huỳnh quang bên trong và đưa ra câu hỏi. (?): Vậy lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? Mời các em xem đoạn phim sau đây. - GV: Chiếu đoạn phim tác dụng lớp bột huỳnh quang. (?): Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? - HS: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng làm tăng độ sáng của đèn. - GV nhận xét và tổng kết kiến thức: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng phát sáng, vì thế mà tăng độ sáng của đèn. Chúng ta vừa tìm hiểu cấu tạo ống thuỷ tinh vậy bộ phận thứ 2 của đèn: Điện cực cấu tạo như thế nào? Chúng ta sang phần b. điện cực. - GV: Chiếu ảnh điện cực, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK, thảo luận nhóm 2 HS trả lời các câu hỏi. (?): Điện cực làm bẳng chất gì? (?): Điện cực có hình dạng ra sao? (?): Mỗi đèn có mấy điện cực? - HS: Thảo luận nhóm, trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV: Nhận xét, kết luận: Điện cực được tráng một lớp Bari-oxit để phát ra điện tử..... Mỗi đèn có hai điện cực, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện. Chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo đèn ống huỳnh quang... Vậy nguyên lí làm việc của nó như thế nào. Các em cùng tìm hiểu phần 2. - GV giới thiệu: Trong bộ đèn huỳnh quang, ngoài bóng đèn còn có chấn lưu điện cảm và tắc te. - GV: Chỉ ra tắc te và chấn lưu điện cảm trên bộ đèn ống. Yêu cầu HS quan sát kĩ quá trình phát sáng của đèn. Cắm điện cho đèn hoạt động. - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS, trả lời các câu hỏi: (?): Khi bật công tắc, bóng đèn hay tắc te sáng trước? Thời gian sáng của tắc te có lâu không? (?): Khi bóng đèn đã sáng, tắc te còn sáng nữa không? (?): Vậy đèn hoạt động ntn? - GV: Cho HS trình bày, nhận xét. Sau đó nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. (?): Các em có biết Nguyên lí làm việc bóng đèn ống huỳnh quang như thế nào không? Mời các em xem đoạn phim sau đây. - GV: Chiếu đoạn phim cơ chế phát sáng của đèn huỳnh quang. - HS: Xem phim rồi trình bày nguyên lí hoạt động của đèn (đến khi có sự phóng điện giữa 2 điện cực) - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - GV: Các em quan sát hiện tượng sau (GV bật công tắc cho 4 đèn huỳnh quang ánh sáng màu khác nhau hoạt động). (?): Vậy màu ánh sáng của đèn ống huỳnh quang phụ thuộc cái gì? - GV: Chiếu đoạn phim tạo ánh sáng màu. - HS xem rồi trả lời. - GV: Chúng ta vừa tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của đèn ống huỳnh quang. Vậy loại đèn này có đặc điểm, ưu nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 3... Chiếu slide đèn phát sáng. (?): Hãy nêu những đặc điểm của đèn ống huỳnh quang? - GV: Cho HS quan sát, thảo luận nhóm 4 học sinh trả lời và nhận xét câu trả lời cùa nhau. - GV: Nhận xét, tổng kết lại kiến thức. - GV: Hiện tượng nhấp nháy là đặc điểm đầu tiên của loại đèn này. GV thông báo: Với dòng điện tấn số 50 Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục.... (?): Vậy theo em trong thực tế có cách nào khắc phục được tình trạng này không? - HS: Thảo luận, trả lời. - GV: nêu 3 cách khắc phục. (?): Đèn ống huỳnh quang được sử dụng ở đâu? Muốn đèn sáng tốt chúng ta cần sử dụng như thế nào? - HS: Trả lời và nhận xét. - GV: nhận xét, cùng cố. - GV: yêu cầu HS tự tìm hiểu số liệu kỹ thuât. (?): Gia đình em sử dụng loại đèn ống có chiều dài, công suất bao nhiêu? Và theo em nó có phù hợp với gia đình của em không? Vì sao? - HS: Trả lời theo thực tế, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV: Nhận xét, củng cố. - GV: Giới thiệu đèn compac huỳnh quang. Vậy là các em đã được biết vể đèn huỳnh quang. Vậy giữa đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt có ưu - nhược điểm gì?...... Hoạt động 2: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. - GV: Chiếu Bảng 39.1 - HS: Dựa vào đặc điểm của mỗi loại đèn hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống? - HS: Trả lời, nhận xét. - GV: Nhận xét và kết luận. (?): Từ đó chúng ta nên sử dụng loại đèn nào để chiếu sáng ở nhà, ở lớp học? Vì sao? - HS trả lời, nhận xét. - GV: Nên sử dụng đên huỳnh quang vì so với đèn sợi đốt nó có hiệu suất phát quang cao hơn (tiết kiệm điện năng), ít phát nhiệt ra môi trường và tuổi thọ cao hơn (kinh tế hơn). - Hiện nay con người đã chế tạo ra đèn led. Led là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Light Emitting Diode, tạm dịch là đi-ốt phát quang. Đây là các đi-ốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Đặc điểm quan trọng nhất của bóng đèn Led là ít tiêu hao năng lượng và không nóng. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn về nhà */ Củng cố: - GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. - GV cho HS đọc có thể em chưa biết. - GV: Cho HS tương tác nhóm để củng cố kiến thức. (1 nhóm đưa ra câu hòi liên quan đến bài học yêu cầu nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm mình) */ Hướng dẫn về nhà. - Chiếu Slide: Dặn dò. - GV: Dặn HS chuẩn bị bài thực hành... I. ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG 1. Cấu tạo - Gồm 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và hai điện cực a) Ống thủy tinh. - Có các loại chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. - Mặt trong phủ một lớp bột huỳnh quang - Lớp bột huỳnh quang có tác dụng phát sáng. b) Điện cực - Điện cực dạng lò xo xoắn, làm bằng vonfram, được tráng một lớp Bari-oxit. 2. Nguyên lí làm việc - Khi đóng dòng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng với lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng. - Màu của ánh sáng phụ thuộc chất huỳnh quang. 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. a) Hiện tượng nhấp nháy: - Đèn phát ra ánh sáng không liên tục. b) Hiệu suất phát quang. - Cao, khoảng 20%-25%. c) Tuổi thọ. - Khoảng 8000 giờ. d) Mồi phóng điện. - Dùng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử. 4. Số liệu kỹ thuật. - Công suất: + Chiều dài 0,6m: 18w, 20w. + Chiều dài 1,2m: 36w, 40w. - Điện áp định mức là: 127V; 220V. 5. Sử dụng. - Chiếu sáng trong nhà. - Phải lau chùi bộ đèn để đèn phát sáng tốt. II. SO SÁNH ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ ĐÈN HUỲNH QUANG. * Ghi nhớ: SGK/ Tr.139 3. Kết quả đạt được Qua quá trình thực nghiệm dạy học theo kiểu tích hợp, liên môn tại đơn vị, bằng các bài kiểm tra định tính và định lượng sau mỗi bài học tôi đã thu được những kết quả khả quan. Tỷ lệ học sinh tiếp thu và nắm bài học trên lớp tăng lên rõ rệt. Khối Sĩ số Dạy học không tích hợp Dạy học tích hợp Khá - giỏi TB trở lên Yếu Kém Khá - giỏi TB trở lên Yếu Kém 6 148 20% 60% 40% 0% 30% 90% 10% 0% 7 144 22% 62% 38% 0% 32% 90% 10% 0% 8 152 25% 65% 35% 0% 35% 86% 14% 0% 9 153 21% 64% 36% 0% 31% 88% 12% 0% Học sinh vận dụng được kiến thức môn học giải quyết các tình huống thực tế ở gia đình và địa phương cụ thể học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiển thức liên môn igải quyết các tình huống thực tiễn "Sử dụng năng lượng gió sưởi ấm đàn vật nuôi và cây trồng" đạt giải 3 của Tỉnh và giải nhì Quốc Gia năm 2015-2016. III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài Dạy học nói chung và dạy học Công nghệ nói riêng là một hoạt động đặc thù giữa thầy và trò. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò không phải trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài. Trong dạy học Công nghệ đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Môn Công nghệ là một môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp trong tiết học một cách phù hợp, người giáo viên cần hiểu rộng các kiến thức ở nhiều môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn của mình. Sau khi nghiên cứu được sự quan tâm giúp đỡ của chuyên môn, tổ chuyên môn tôi đã thực hiện và áp dụng sáng kiến của mình vào thực tiễn nơi mình công tác, với mong muốn phát triển năng lực tư duy, tự học, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong việc học tập bộ môn Công nghệ. Đồng thời giúp phát triển năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn, kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Với đề tài này nếu thuận lợi thì bản thân tôi muốn gửi đến tất cả các đồng chí, đồng nghiệp cùng môn tham khảo và có thể áp dụng vào việc dạy học tại đơn vị mình. Tuy nhiên do điều kiện thời gian, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên việc thực hiện đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các đồng chí và bạn bè đồng nghiệp trao đổi và góp ý để giúp đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị đề xuất Để đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt cách thức dạy học mới phương pháp tích hợp với môn Công nghệ tôi có một số kiến nghị sau: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy học. Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học. Các cấp lãnh đạo địa phương và lãnh đạo cấp trên tiếp tục quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để giáo dục. Cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học. Các đơn vị trường học và ngành nên tổ chức cuộc thi dạy học theo hướng tích hợp hoặc chủ đề tích hợp để giáo viên nghiên cứu tham gia dự thi. Góp phần xây dựng, đóng góp cho việc chuẩn bị thay đổi sách giáo khoa phổ thông hiện nay.
File đính kèm:
skkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_bang_viec_van_dung_ki.docx