SKKN Tổ chức dạy học dự án Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt - Công nghệ 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệpngày càng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, để hòa nhập được với nền kinh tế tri thức trong thế kỉ XXI thì sự nghiệp giáo dục cũng phải đổi mới nhằm tạo ra những con người không những có đủ trình độ kiến thức phổ thông cơ bản mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động trong thời kì mới.
Ngoài việc phát triển chương trình và biên soạn sách giáo khoa thì phương pháp dạy học cần phải chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống thực tiễn.
Trong chương giáo dục phổ thông 2018, đặt mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành...Môn Công nghệ là bộ môn khoa học trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức về hiểu biết kĩ thuật, công nghệ. Nó vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn; đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng về kĩ thuật, công nghệ. Trong đó gia công cắt gọt, một lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp.
Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã và đang từng bước triển khai áp dụng. Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học hiện đại, có hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực cho học sinh; là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy: phần gia công cơ khí trong chương trình Công nghệ 11 là phần có nhiều nội dung kiến thức mới, nhiều kiến thức trừu tượng, đòi hỏi học sinh được ứng dụng thực tế; gây không ít trở ngại cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức.Tuy nhiên phần gia công cơ khí có rất nhiều sản phẩm xung quanh các em; phần kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày, có nhiều phương pháp gia công các em đã được nhìn thấy, đã làm....Dự án "Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt" cho phép học sinh được trải nghiệm thực tế quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm, từ đó phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức dạy học dự án Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt - Công nghệ 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

ờng THPT chúng tôi công tác số lớp tham gia thực nghiệm, đối chứng là 2; thông qua tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt Ở lớp thực nghiệm tiến hành dạy học dự án, các kiến thức về trong phần chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện trong 3 tiểu dự án. 4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 4.1. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học làm cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Lập bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích cho các lớp đối chứng ( ĐC) và thực nghiệm (TN) với Xi là điểm số, ni là số HS đạt điểm. Vẽ đồ thị đường lũy tích theo bảng phân phối tần suất lũy tích. Tính các tham số thống kê theo công thức sau: * Điểm trung bình cộng Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự hội tụ của bảng số liệu. Điểm trung bình: X=∑xi.nin Trong đó: xi là các giá trị điểm 0<xi<10 ni là số HS đạt điểm kiểm tra n là tổng số HS của lớp TN hoặc lớp ĐC được kiểm tra. 4.2. Phân tích kết quả sư phạm Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá năng lực của học sinh ở các lớp thực nghiệm tại thời điểm trước và sau thực nghiệm thu được kết quả như sau Sau khi xử lí số liệu kết quả qua sản phẩm, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4.1: Phân phối tần suất số học sinh đạt điểm Xi Trường THPT Diễn Châu 2 Đối tượng Sĩ số Số học sinh đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11C2 TN 41 0 0 0 0 0 1 3 8 18 9 2 11C5 ĐC 39 0 0 0 0 2 3 5 13 9 4 0 Bảng 4.2: Phần trăm số HS đạt điểm Xi Trường THPT Diễn Châu 2 Đối tượng Sĩ số Số học sinh đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11C2 TN 41 0 0 0 0 0 2.43 7.31 19.51 43.90 21.95 4.87 11C5 ĐC 39 0 0 0 0 5.13 7.69 12.82 33.33 22.07 11.26 0 Từ số liệu đã qua xử lý ở các trên, chúng tôi vẽ được đường lũy tích sau: Biểu đồ: Đường lũy tích kết quả của học sinh * Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh Trường THPT Diễn Châu 2 Phân loại kết quả học tập của HS (%) Lớp Yếu, kém (<5) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN:11C2 0 9.75 % 66.14 22.82 ĐC: 11C5 5.12 22.51 55.41 11.25 Từ bảng trên ta có biểu đồ tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh Biểu đồ: Phân loại kết quả học tập của HS Q ua 2 biểu đồ trên cho ta thấy tại lớp thực nghiệm học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn lớp đối chứng và ngược lại, số học sinh đạt điểm yếu, kém, trung bình của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. - Đánh giá thông qua thống kê - Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá năng lực của học sinh ở các lớp thực nghiệm tại thời điểm trước và sau thực nghiệm thu được kết quả như sau: * Kết quả thực hiện: + Về phẩm chất, năng lực học sinh: - Học sinh đã thể hiện được sự tích cực, chủ động trong quá trình thực hiện dự án. - Học sinh đã biết cách làm việc nhóm, hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, phối hợp hành động để hoàn thành mục tiêu chung. - Học sinh đã biết cách trình bày ý tưởng, thuyết trình kết quả, phản hồi và tranh luận hiệu quả. - Học sinh đã biết cách tư duy sáng tạo, tìm ra giải pháp mới, độc đáo cho vấn đề. - Học sinh đã biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá bản thân và nhóm. + Về kiến thức và kỹ năng về gia công cắt gọt: - Học sinh đã nắm vững các khái niệm cơ bản về gia công cắt gọt. - Học sinh đã rèn luyện được các kỹ năng gia công cắt gọt cơ bản như: đo lường, đánh dấu, kẹp chặt, gia công, kiểm tra + Về khả năng ứng dụng: - Học sinh đã biết cách ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được vào thực tế để chế tạo các sản phẩm đơn giản, hữu ích. - Học sinh đã phát triển được tư duy kỹ thuật, khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 5.1. Mục đích khảo sát Nhằm khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất trong đề tài nghiên cứu 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 5.2.1.Nội dung khảo sát Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất khi áp dụng dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất khi áp dụng dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh. 5.2.2.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá phương pháp Phương pháp khảo sát: Trao đổi bằng bảng hỏi Thang đánh giá 04 mức tương ứng với điểm số từ 1 đến 4, cụ thể: Mức Điểm Sự cấp thiết Tính khả thi 1 1 điểm Không cấp thiết Không khả thi 2 2 điểm Ít cấp thiết Ít khả thi 3 3 điểm Cấp thiết Khả thi 4 4 điểm Rất cấp thiết Rất khả thi Tính điểm trung bình: X=∑xi.nin Trong đó: xi là các giá trị điểm (1 ≤ xi≤ 4 ) ni là số giáo viên chọn mức 𝑥i n là tổng số giáo viên được khảo sát. Với X = 1,00 ÷ 1,49 điểm: Mức 1 Với X = 1,50 ÷ 2,49 điểm: Mức 2 Với X = 2,50 ÷ 3,49 điểm: Mức 3 Với X = 3,50 ÷ 4,00 điểm: Mức 4 5.3. Đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng 1 Giáo viên giảng dạy Công nghệ Trường THPT Diễn Châu 2 11 2 Giáo viên giảng dạy Công nghệ ở một số trường THPT trong tỉnh 16 Tổng 27 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 5.4.1.Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Xây dựng quy trình dạy học áp dụng mô hình dạy học dự án 2,81 3 2 Thiết kế kế hoạch dạy học áp dụng dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh. 2.81 3 3 Xây dụng công cụ đánh giá năng lực của học sinh. 3.26 3 4 Chuẩn bị cơ sở vật chất trong dạy học dự án 2.81 3 Kết quả thu được từ quá trình khảo sát cho chúng ta thấy, việc áp dụng dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh là cấp thiết, không chỉ riêng đối với môn Công nghệ mà với tất cả các môn học có thể dạy học theo dự án nói chung. 5.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Xây dựng quy trình dạy học áp dụng mô hình dạy học dự án 2,96 3 2 Thiết kế kế hoạch dạy học áp dụng dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh. 2.52 3 3 Xây dụng công cụ đánh giá năng lực của học sinh 2.67 3 4 Chuẩn bị cơ sở vật chất trong dạy học dự án 2.37 3 * Phiếu khảo sát sự cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất trong đề tài Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng về dạy học Công nghệ nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh. Quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về sự cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy (cô)! Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất khi tổ chức dạy học dự án “Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt ” - Công nghệ 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Câu 1: Xây dựng quy trình dạy học áp dụng dạy học dự án A. Không cấp thiết. B. Ít Cấp thiết. C. Cấp thiết. D. Rất cấp thiết. Câu 2: Thiết kế kế hoạch dạy học áp dụng mô hình dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh. A. Không cấp thiết. B. Ít Cấp thiết. C. Cấp thiết. D. Rất cấp thiết. Câu 3: Xây dụng công cụ đánh giá năng lực của học sinh khi dạy học dự án A. Không cấp thiết. B. Ít Cấp thiết. C. Cấp thiết. D. Rất cấp thiết. Câu 4: Chuẩn bị cơ sở vật chất trong dạy học dự án A. Không cấp thiết. B. Ít Cấp thiết. C. Cấp thiết. D. Rất cấp thiết. * Để áp dụng mô hình tổ chức dạy học dự án “Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt ” - Công nghệ 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Các giải pháp đề xuất dưới đây có khả thi không? Câu 5 Xây dựng quy trình dạy học áp dụng dạy học dự án A. Không khả thi. B. Ít khả thi. C. Khả thi. D. Rất khả thi. Câu 6: Thiết kế kế hoạch dạy học áp dụng dạy học dự án A. Không khả thi. B. Ít khả thi. C. Khả thi. D. Rất khả thi. Câu 7: Xây dụng công cụ đánh giá năng lực của học sinh A. Không khả thi. B. Ít khả thi. C. Khả thi. D. Rất khả thi. Câu 8: Chuẩn bị cơ sở vật chất trong dạy học dự án A. Không khả thi. B. Ít khả thi. C. Khả thi. D. Rất khả thi. Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của quý thầy /cô * Kết quả khảo sát thực trạng của học sinh *Kết quả khảo sát thực trạng của giáo viên *Kết quả khảo sát sự cấp thiết và khả thi của các giải pháp Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các giải pháp đề xuất thực hiện khi áp dụng mô hình dạy học dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt nhằm phát triển năng lực của học sinh rất khả thi và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đa số đối tượng học. Từ những kết quả thu được ở trên cho thấy, mô hình dạy học dự án hỗ trợ tích cực, hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Điều này có thể khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, có tính khả thi và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Công nghệ. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ những nhiệm vụ đặt ra và đạt được những kết quả sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học dự án; phát triển năng lực. - Điều tra thực trạng việc áp dụng dạy học dự án trong dạy học Công Nghệ và phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT thông qua phiếu khảo sát giáo viên, học sinh. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học dự án và phát triển năng lực cho học sinh chúng tôi nhận thấy: + Việc áp dụng dạy học dự án trong dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh , đặc biệt với môn Công nghệ là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện của Bộ GD và ĐT của Nghị quyết trung ương 8 khóa XI đã đề ra. + Những giáo viên tham gia khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của năng lực đối với học sinh ở trường THPT nhưng đa số gặp khó khăn về cơ sở vật chất để tiến hành dạy học dự án. Đưa ra khái niệm ; mục tiêu, đặc điểm; quy trình dạy học dự án Nghiên cứu nội dung kiến thức và những yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ 11- chương trình GDPT 2018, đặc biệt chú trọng phần gia công cơ khí. Thiết kế các tiến trình dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh theo dạy học dự án đã xây dựng. Tiến hành dạy thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 2 và đánh giá sự tiến bộ, sự phát triền năng lực của học sinh thông qua trình bày và làm ra sản phẩm. Kết quả thực nghiệm sư phạm mà chúng ta thu được bước đầu đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả dạy học dự án trong dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Dự án này đã tạo ra một môi trường tích cực, phù hợp với mọi đối tượng học sinh và đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT 2018. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài “ Tổ chức dạy học dự án “ Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt ” - Công nghệ 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh- giúp học sinh nắm được các kiến thức kĩ thuật, công nghệ để áp dụng vào trong cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập các môn nói chung và học tập môn Công nghệ nói riêng, góp phần quan trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, hình thành phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân. Giúp cho học sinh biết cách phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đối với hoạt động giáo dục, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các năng lực khác cũng như kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra còn thúc đẩy giáo dục STEM. Mặt khác giúp giáo viên tăng sự linh hoạt trong bài giảng, với đồng nghiệp trong tổ - nhóm hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học dự án để họ áp dụng vào trong quá trình giảng dạy của mình thông qua các buổi trao đổi chuyên môn Với đề tài này chúng tôi mong muốn và hi vọng góp phần nhỏ vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học Công nghệ. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, đồng môn để đề tài hoàn thiện, vận dụng tốt cho những năm học kế tiếp. Báo cáo này chúng tôi đã trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực, song nhất định không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô, các đồng nghiệp để báo cáo được thiết thực và hoàn chỉnh hơn. 2. Đề xuất Qua quá trình thực tiến hành hiện đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau: Để tiến hành thực hiện có tính phổ biến, hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có thể triển khai, nhân rộng việc áp dụng mô hình dạy học dự án chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực của học sinh thì: + Đối với học sinh: Nhận thức đúng về vai trò của việc học khi tham gia dự án, có thái độ học tập tích cực, tự lực và sáng tạo; cần trang bị các thiết bị cần thiết để có thể thực hiện được dự án. + Đối với giáo viên: Không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện năng lực, chính kiến của mình. Đồng thời áp dụng dạy học dự án tương ứng với những bài học có tính khả thi và vận dụng được vào trong thực tiễn. + Đối với nhà trường: Nhà trường cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để tất cả giáo viên ở các bộ môn nói chung và môn Công nghệ nói riêng có đủ điều kiện để tổ chức các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng nội dung kiến thức và đối tượng học sinh. Cần tổ chức tập huấn cho giáo viên nhiều hơn về phương pháp dạy học dự án. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.“Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể”- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), 2.“Chương trình giáo dục phổ thông – môn Công nghệ ”-Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa Công nghệ 11- Nhà xuất bản Giáo dục. 4.Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo viên 11- Nhà xuất bản Giáo dục. 5.Dạy học phát triển năng lực môn Công nghệ- THPT: Chủ biên: Lê Huy Hoàng- NXB đại học sư phạm. 6. Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM: Trịnh Văn Biểu, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương. 7. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – dự án phát triển GDTHPT. 8. Trang tập huấn: http//taphuan.csdl.edu.vn. 9. Một số Websibes điện tử:
File đính kèm:
skkn_to_chuc_day_hoc_du_an_che_tao_san_pham_bang_phuong_phap.docx
SKKN Tổ chức dạy học dự án Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt - Công nghệ 11 nhằm ph.pdf