SKKN Tổ chức dạy học dự án “Thiết kế sản phẩm đơn giản” Bài 22 - Công nghệ 10 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Nhân loại đang chứng kiến những thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tầm ảnh hưởng sâu rộng của khoa học, công nghệ đến đời sống con người, làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, học tập, làm việc và liên hệ với nhau. Trong xu hướng chung đó, việc tận dụng cơ hội và khắc phục những thách thức do cuộc cách mạng này đem lại đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao. Mà nguồn nhân lực này lại là đối tượng trực tiếp của nền giáo dục, đào tạo người học có năng lực và phẩm chất để chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kỹ năng mới nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, hệ thống giáo dục cần phải thích nghi với sự thay đổi của công nghệ 4.0, đưa vào chương trình học tập các kỹ năng mới bằng việc thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với bối cảnh mới, hướng tới việc phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Bộ môn Công nghệ dạy trong trường trung học phổ thông trang bị tri thức nền tảng về các lĩnh vực kỹ thuật điển hình trong thị trường lao động, qua đó giúp các em định hướng nghề nghiệp theo khả năng và sở thích. Vị trí môn học Công nghệ trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xác định rõ: Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật, công nghệ.

Năm học 2023-2024 Trường THPT Diễn Châu 4 tiếp tục có hai lớp lựa chọn học môn công nghệ 10 - thiết kế và công nghệ, đây là năm thứ hai thực hiện dạy và học chương trình 2018 ở khối 10 cấp Trung học phổ thông. Để thực hiện tốt được các mục tiêu chương trình môn học, chúng tôi luôn ý thức đổi mới, vận dụng sáng tạo và sử dụng linh hoạt các PPDH, kỹ thuật dạy học tích cực vào từng bài dạy, chủ đề bài học, mang lại hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu đổi mới về cách tiếp cận trong dạy học. Trong việc tìm kiếm phương pháp dạy các bài học, chủ đề công nghệ có ứng dụng kiến thức kĩ thuật vào giải quyết vấn đề thực tiễn chúng tôi nhận thấy vận dụng dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu trên. Đây là mô hình dạy học được phổ biến ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhưng còn khá mới ở Việt Nam.

Trong dạy học dự án, người học dưới sự tổ chức của người dạy, thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với bối cảnh thực, có tính thực tiễn cao, kết hợp lí thuyết với thực hành, người học tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả thông qua quá trình hợp tác. Để thực hiện dự án đạt kết quả cao, chúng tôi lựa chọn kết hợp “mô hình lớp học đảo ngược” gắn với sự phát triển công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Dưới sự định hướng của giáo viên, người học sẽ phải tự lực tìm hiểu kiến thức ở nhà, tự mình tìm tòi khám phá, kết nối các thông tin liên quan đến bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ người dạy.

Áp dụng mô hình học tập này giúp học sinh tự tin làm chủ quá trình học tập, phát triển tốt phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù; tạo không khí học tập hứng khởi, mặc dù những em không có thiên hướng về khoa học kỹ thuật, các em cũng rất hứng thú tìm hiểu bởi nội dung học môn CN rất gần gũi với cuộc sống.

docx 91 trang Hà Thanh 18/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học dự án “Thiết kế sản phẩm đơn giản” Bài 22 - Công nghệ 10 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức dạy học dự án “Thiết kế sản phẩm đơn giản” Bài 22 - Công nghệ 10 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

SKKN Tổ chức dạy học dự án “Thiết kế sản phẩm đơn giản” Bài 22 - Công nghệ 10 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
g B
Nội dung C
Nội dung D
Câu 1
S
S
Đ
Đ
Câu 2
S
S
S
Đ
Câu 3
Đ
Đ
S
Đ
Câu 4
Đ
Đ
S
S

ĐỀ THI SAU TÁC ĐỘNG
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 
Câu 1. Quá trình thiết kế kĩ thuật thực hiện trên cơ sở: 
A. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn 
B. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về môi trường 
C. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên 	
D. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về nhân văn 
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống: Hoạt động thiết kế kĩ thuật giúp nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn tổng thể và mang tính hệ thống, rèn luyện thói quen quan sát, khả năng tư duy nhạy bén, đa chiều của nhà thiết kế. 
A. mang tính hệ thống 	B. tổng thể 
C. tổng thể và mang tính hệ thống 	D. khái quát 
Câu 3. Quá trình thiết kế kĩ thuật thực hiện trên cơ sở: 
A. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn
B. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về môi trường 
C. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên 
D. Xem xét đầy đủ các khía cạnh về nhân văn 
Câu 4. Bước 2 trong thiết kế kĩ thuật là gì? 
A. Xác định vấn đề 	B. Tìm hiểu tổng quan 
C. Xác định yêu cầu 	D. Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp 
Câu 5. Bước 6 trong thiết kế kĩ thuật là gì? 
A. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp 	B. Kiểm chứng giải pháp 
C. Lập hồ sơ kĩ thuật 	D. Đề xuất đánh giá, lựa chọn giải pháp 
Câu 6. Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật? 
A. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp 	B. Lập hồ sơ kĩ thuật 
C. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp 	D. Kiểm chứng giải pháp 
Câu 7. Nguyên mẫu là: 
A. giải pháp tốt nhất vừa đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm, vừa phù hợp với nguồn lực thực hiện về tài chính, công nghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện. 
B. hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế 
C. phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo các vật liệu không giống với sản phẩm cuối cùng. 
D. nghiên cứu kiến thúc và các giải pháp đã có, chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo. 
Câu 8. Công việc chủ yếu của bước 2 là gì? 
A. Nghiên cứu kiến thức và các giải pháp đã có, chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo. 
B. Đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được. Một trong những cách xấy dựng tiêu chí là dựa vào sự phân tích các giải pháp hay sản phẩm đang có. 
C. Lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế phản ánh đầy đủ hình dạng, kết cấu, các thông số kĩ thuật, các quy trình công nghệ đủ để sản xuất, chế tạo sản phẩm. 
D. Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm. 
Câu 9. Ý nào dưới đây thuộc yếu tố về sản phẩm? 
A. Nhân tắc 	B. Tài chính 	C. Công nghệ 	D. Thiết bị 
Câu 10. Ý nào dưới đây thuộc yếu tố về nguồn lực? 
A. An toàn 	B. Phát triển bền vững 	C. Năng lượng 	D. Tài chính 
Câu 11. Quan sát hình dưới đây và cho biết sai sót trong thiết kế là gì? 
A. Ghế quá thấp so với mặt bàn 
B. Ghế quá cao so với mặt bàn 
C. Người ngồi không không đúng tư thế 
D. Thiết kế đúng, người ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, chân, tay đặt thoải mái. 
Câu 12. Nguyên tắc tối thiểu tài chính trong thiết kế kĩ thuật là: 
A. Làm cho giải pháp dễ tiếp cận, dễ hiểu và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. 
B. Với mục tiêu thiết kế sản phẩm chất lượng với chi phí tối thiểu. 
C. Nhằm mục đích xem xét điều chỉnh, cải tiến, kiểm soát chất lượng sản phẩm trung gian của quá trình thiết kế ở từng bước cũng như ở tổng thể quá trình thiết kế. 
D. Là mục tiêu thực tế của thiết kế kĩ thuật. 
Câu 13. Nguyên tắc giải pháp tối ưu trong thiết kế kĩ thuật là: 
A. Làm cho giải pháp dễ tiếp cận, dễ hiểu và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. 
B. Nhằm mục đích xem xét điều chỉnh, cải tiến, kiểm soát chất lượng sản phẩm trung gian của quá trình thiết kế ở từng bước cũng như ở tổng thể quá trình thiết kế. 
C. Với mục tiêu thiết kế sản phẩm chất lượng với chi phí tối thiểu. 
D. Là mục tiêu thực tế của thiết kế kĩ thuật. 
Câu 14. Thiết bị nào dùng để cầm, giữ, uốn cong và thậm chí cắt nhiều loại vật thể? 
A. Cưa 	B. Kìm 	C. Thước dây 	D. Máy tiện 
Câu 15. Vật liệu lọc nào được sử dụng để loại bỏ các ion kim loại nặng như sắt, mangan ra khỏi nước? 
A. Xơ dừa 	B. Cát khử mangan 	C . Than hoạt tính	D. Sỏi 
Câu 16. Vật liệu lọc nào có khả năng trao đổi ion, giúp làm mềm nước? 
A. Xơ dừa 	B. Cát khử mangan 	C. Than hoạt tính 	D. Cation 
Câu 17. Vật liệu lọc nào có kích thước nhỏ nhất, giúp tăng diện tích tiếp xúc với nước? 
A. Xơ dừa 	B. Cát khử mangan 	
C. Than hoạt tính (dạng hạt) 	D. Sỏi 
Câu 18. Điền từ thích hộp vào ô trống số 1, 2, 3 theo thứ tự là
A. Màu sắc; Bền bỉ; Thiết kế sáng tạo, thông minh 
B. Giá thành rẻ; Thẩm mĩ; Bền bỉ 
C. Thẩm mĩ; Sáng tạo; Bền bỉ 
D. Bền bỉ; Màu sắc; Thiết kế thông minh 
Câu 19. Vật liệu lọc nào có thể tái sử dụng nhiều lần sau khi được vệ sinh? 
A. Xơ dừa 	B. Cát khử mangan	C. Than hoạt tính 	D. Sỏi 
Câu 20. Hệ thống lọc nước sinh hoạt nào phù hợp nhất cho gia đình có nguồn nước nhiễm mặn? 
A. Hệ thống lọc thô + hệ thống lọc tinh 	B. Hệ thống lọc tổng + hệ thống lọc RO 
C. Hệ thống lọc nước bằng màng UF 	D. Hệ thống lọc nước bằng than hoạt tính 
Câu 21. Loại máy lọc nước nào sử dụng công nghệ lọc tiên tiến nhất hiện nay? 
A. Máy lọc nước RO 	B. Máy lọc nước nóng lạnh 
C. Máy lọc nước tích hợp bình nóng lạnh 	D. Máy lọc nước giếng khoan 
Câu 22. Nước lọc có thể bảo quản được bao lâu? 
A. 1 - 2 ngày 	B. 2 - 3 ngày 	C. 3 - 4 ngày 	D. Trên 4 ngày 
Câu 23.Thứ tự nào là đúng nhất khi sắp xếp các lõi lọc trong thiết bị lọc nước cho gia đình? 
A. Lõi lọc thô - Lõi lọc than hoạt tính - Lõi lọc vi sinh - Lõi lọc RO (màng lọc thẩm thấu ngược) - Lõi lọc tinh sau RO. 
B. Lõi lọc RO (màng lọc thẩm thấu ngược) - Lõi lọc vi sinh - Lõi lọc than hoạt tính - Lõi lọc tinh sau RO - Lõi lọc thô. 
C. Lõi lọc than hoạt tính - Lõi lọc vi sinh - Lõi lọc RO (màng lọc thẩm thấu ngược) - Lõi lọc tinh sau RO.
D. Lõi lọc thô - Lõi lọc vi sinh - Lõi lọc than hoạt tính - Lõi lọc RO (màng lọc thẩm thấu ngược) - Lõi lọc tinh sau RO. 
Câu 24. Tại sao lõi lọc thô cần được đặt ở vị trí đầu tiên? 
A. Để loại bỏ các cặn bẩn lớn như bùn, cát, rong rêu,... trước khi nước đi vào các lõi lọc tiếp theo. 
B. Để bảo vệ các lõi lọc khác khỏi bị tắc nghẽn bởi cặn bẩn lớn. 
C. Để tăng tuổi thọ của các lõi lọc khác. 
D. Tất cả các lý do trên. 
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (Trong mỗi ý a,b,c,d, ở mỗi câu học sinh chọn đúng hoặc sai) 
Câu 1. Sử dụng thiết bị lọc nước sinh hoạt mang lại lợi ích: 
a. Loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, virus và các chất gây hại khác khỏi nguồn nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 
b. Loại bỏ tuyệt đối các chất độc hại có trong nước giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình. 
c. Loại bỏ tuyệt đối các chất độc hại, cải thiện sức khỏe và tinh thần 
d. Giúp giảm thiểu rác thải nhựa từ chai nước đóng bình. 
Câu 2. Tiến và Minh đang thực hiện thiết kế sản phẩm đơn giản, đưa ra các ý kiến 
a. Việc mô phỏng hoạt động của máy lọc nước bằng phần mềm là không cần thiết. 
b. Có thể sử dụng nguyên mẫu vật lý để kiểm tra thiết kế máy lọc nước mà không cần mô phỏng bằng phần mềm. 
c. Bản vẽ thiết kế máy lọc nước cần phải chi tiết và chính xác tuyệt đối. 
d. Việc thử nghiệm máy lọc nước chỉ cần thực hiện sau khi sản xuất hoàn tất. 
Câu 3. Nhân và nam bàn về kế hoạch mua máy lọc nước RO cho gia đình sử dụng và đưa ra các ý kiến tranh luận: 
a. Máy lọc nước nào cũng có thể loại bỏ hoàn toàn mọi tạp chất và vi khuẩn trong nước. 
b. Máy lọc nước có thể sử dụng cho nguồn nước nhiễm mặn 
c. Máy lọc nước RO sử dụng được cho tất cả các nguồn nước. 
d. Cần thay thế lõi lọc nước thường xuyên để đảm bảo hiệu quả lọc 
Câu 4. Đại và Quốc bàn về thiết kế thiết bị lọc, và đưa ra các ý kiến 
a. Càng nhiều lõi lọc trong máy lọc nước thì hiệu quả lọc càng cao. 
b. Nhà mình ở vùng cao, sử dụng nước giếng khoang không cần phải lọc 
c. Máy lọc nước là một thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình. 
d. Máy lọc nước có thể sử dụng cho nguồn nước nhiễm mặn.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
I. PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 
(Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
A
B
B
C
C
A
A
D
C
B
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
D
B
B
D
C
D
D
B
A
A
D
D

II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. 
Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm 
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm 
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm 
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm 
- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Nội dung A
Nội dung B
Nội dung C
Nội dung D
Câu 1
Đ
S
S
Đ
Câu 2
S
Đ
Đ
S
Câu 3
S
S
S
Đ
Câu 4
S
S
Đ
S

PHỤ LỤC 6. BẢNG MÔ TẢ CÁC TIÊU CHÍ PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM 
Bảng 2.1. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ và ST.
Năng lực thành phần
Tiêu chí
Mức độ
Mức 1 (1 điểm)
Mức 2 (2 điểm)
Mức 3 (3 điểm)
Phát hiện và làm rõ vấn đề
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
Phát hiện được vấn đề nhưng chưa phát biểu được vấn đề trong học tập.
Phát hiện được vấn đề và nêu được vấn đề trong học tập nhưng chưa đầy đủ.
Phát hiện được vấn đề và nêu được vấn đề trong học tập một cách đầy đủ.
Phân tích được tình huống trong học tập.
Mô tả được tình huống trong học tập nhưng chưa phân tích được.
Mô tả được tình huống trong học tập nhưng chưa phân tích đầy đủ.
Mô tả và phân tích tình huống trong học tập đầy đủ.
Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình thành ý tưởng mới.
Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã gợi ý của GV.
Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin khác nhau và gợi ý của GV.
Thu thập được thông tin có liên quan đến vấn đề, hình thành ý tưởng và chia sẻ ý tưởng với nhóm học tập.
Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp.
Đề xuất được một giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp.
Đề xuất được một số giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp một cách hợp lí.
Đề xuất được đầy đủ giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp một cách hợp lí.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Đề xuất được một giải pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
Đề xuất được đầy đủ các giải pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề.
Lựa chọn được giải pháp nhưng chưa phải là giải pháp phù hợp.
Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhưng chưa phải là giải pháp phù hợp nhất.
Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề
Thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề.
Thực hiện chưa tốt giải pháp giải quyết vấn đề.
Thực hiện tốt giải pháp giải quyết vấn đề.
Thực hiện rất tốt giải pháp giải quyết vấn đề.
Đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề
Đánh giá chưa tốt các giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp với vấn đề.
Đánh giá được một số giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp.
Đánh giá đầy đủ các giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp.
Tư duy sáng tạo
Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới.
Vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới nhưng chưa phù hợp.
Vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới một cách phù hợp.
Vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới một cách phù hợp và sáng tạo.
Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau.
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề dưới góc nhìn khác nhau nhưng chưa đầy đủ.
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề dưới góc nhìn khác nhau một cách đầy đủ.
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo dưới góc nhìn khác nhau.

Phiếu đánh giá số 3: Đánh giá sản phẩm: Bản thiết kế
(Dành cho HS)
Phiếu đánh giá này dành cho nhóm khi giới thiệu 
Nhóm đánh giá:...........................
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1
Bản vẽ thiết kế rõ ràng, khoa học
10




2
Mô tả cấu tạo của sản phẩm chi tiết 
10




3
Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 
10




4
Tính ứng dụng rộng rãi trong thực tế, thiết bị và vật liệu dễ tìm, tính khả thi cao 
10




5
Tính sáng tạo trong thiết kế 
10




Tổng điểm





Đóng góp của nhóm dành cho nhóm bạn đang trình bày:

Phiếu đánh giá số 4. Đánh giá sản phẩm: Thiết bị lọc nước
(Dành cho HS)
Phiếu này dược sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm 
Nhóm đánh giá:.
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1
Bản vẽ đúng các tiêu chuẩn quy định. 
10




2
Sản phẩm tạo ra đẹp, có đầy đủ các phần như bản vẽ, bề mặt nhẵn, kích thước phù hợp với tỉ lệ trình bày trên bản vẽ. 
10




3
Nguyên liệu dễ tìm, có tính sáng tạo 
10




4
Các thành viên đoàn kết, biết lắng nghe ý kiến của nhau, đưa ra nhiều nhận xét để có sản phẩm chất lượng, Có video trình bày quá trình cắt gọt(nếu là tạo sp ở nhà) 
10




5
Thuyết trình mạnh dạn, rõ ràng, có sự tương tác tốt với lớp, 
10




Tổng điểm
50




Theo em, sản phẩm của nhóm bạn đã tốt chưa? Cần thay đổi, bổ sung thêm gì?

Phiếu đánh giá số 5. Đánh giá quá trình hoạt động nhóm
(Dành cho GV)
Thông qua biên bản hoạt động của các nhóm kết hợp với việc theo dõi của GV 
Nhóm.........................................
TT
Tiêu chí
Tốt
3
Khá
2
TB
1
Cần điều chỉnh 0
Điểm
1
Trao đổi, lắng nghe
Tất cả các thành viên
trong nhóm đều chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến và đưa ra ý kiến cá nhân.
Hầu hết các thành viên
trong nhóm đều chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến và đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi lắng nghe ý kiến và thỉnh thoảng đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến và hầu như không đưa ra ý kiến cá nhân.

2
Hơp̣ tác
Tất cả các thành viên đều tôn trong ý kiến người khác và hơp̣ tác đưa ra ý kiến chung.
Hầu hết
Thành viên đều tôn troṇg, ý kiến người khác và hơp̣ tác đưa ra ý kiến chung.
Đa phần các thành viên đều tôn thọng ý kiến người khác nhưng rất khóhơp̣ tác đưa ra ý kiến chung.
Chỉ môṭ vài ngườ i đưa ra ý kiến.

3
Phân chia công viêc̣
Công viêc̣
Đươc̣ phân chia đều, dưạ theo năng lưc̣
phù hơp.
Công việc phân chia tương đối hơp̣ lý.
Cá nhân có nhiêṃ vu ̣ nhưng năng lưc̣ chưa phù hơp̣ .
Công viêc̣ chỉ trung vài cá nhân.

4
Sắp xếp thời gian
Sắp xếp thời gian phù hơp̣ hoàn thành
nhiêṃ vu.̣
Sắp xếp thời gian phù hợp nhưng chưa hoàn thành nhiêṃ vu.̣
Sắp xếp thời gian hoàn thành nhiêṃ vu ̣nhưng để lãng phi.́
Chưa sắp xếp thời gian hợp lý, chưa hoàn thành nhiêṃ vu.


PHỤ LỤC 7: SLIDE TRONG BÀI GIẢNG E-LEARNING
PHỤ LỤC 8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHỤ LỤC 9. BIÊN BẢN HOẠT HOẠT ĐỘNG NHÓM

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_du_an_thiet_ke_san_pham_don_gian_bai_22.docx
  • pdfSKKN Tổ chức dạy học dự án “Thiết kế sản phẩm đơn giản” Bài 22 - Công nghệ 10 theo mô hình lớp học đ.pdf