SKKN Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Công nghệ trồng trọt Lớp 10

Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất,năng lực học sinh không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra và áp dụng từ nhiều năm nay trong ngành giáo dục nước ta. Vấn đề này đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc đốivới giáo viên. Tuy nhiên, thực tiễn giảng dạy bộ môn Công nghệ hiện nay ở các trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập trong việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Căn cứ vào:

Công văn số 3899/BGDĐT-GDTrH ngày 03/8/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2023-2024,

Công văn số 2018/SGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023- 2024,

Công văn số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong đó có môn Công nghệ, tôi thấy rằng việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh đối với môn Công nghệ càng được chú ý nhiều hơn.

Năm học 2023- 2024 là năm học thứ hai triển khai chương trình GDPT 2018. Một trong những khó khăn, lúng túng của giáo viên khi giảng dạy chương trình mới theo dịnh hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là làm thế nào để thu hút HS chú ý đến bài học, môn học mà mình giảng dạy; Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học; hay là làm thế nào để HS phát triển được các năng lực phẩm chất cốt lõi theo chương trình GDPT 2018…

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, hoạt động Khởi động góp phần rất lớn đến sự thành công của tiết học. Nó sẽ tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên của tiết học. Nó giúp học sinh hệ thống lại nội dung của bài học cũ và kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh chuẩn bị cho bài học mới. Đồng thời, hoạt động Khởi động góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động Khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học.

docx 82 trang Hà Thanh 18/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Công nghệ trồng trọt Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Công nghệ trồng trọt Lớp 10

SKKN Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Công nghệ trồng trọt Lớp 10
iểm của một số loại phân bón phổ biến. 
- So sánh được các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón phổ biến. 
- Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. 
- Nhận biết được một số loại phân bón thông thường. 
- Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn. 
1.2. Năng lực chung: 
* Năng lực tự học và tự chủ: 
- HS tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
- HS giải quyết được các vấn đề, nhiệm vụ được đưa ra để hình thành kiến thức mới của bài học. 
* Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
- HS thực hiện thảo luận, trao đổi, báo cáo và hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. 
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức sử dụng phân bón hợp lí trong sản xuất góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK Công nghệ, vi deo, phiếu học tập, giấy A0, bút lông, nam châm, máy tính, máy chiếu 
- Link vòng quay may mắn: https://wheelofnames.com/vi/yc9-99f 
- Mẫu vật một số loại phân bón thường dùng: đạm, lân, kai, phân tổng hợp NPK, phân hữu cơ đã ủ hoai mục 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động (6 phút) 
a. Mục tiêu 
+ Tạo tình huống có vấn đề từ đó đề xuất được vấn đề cần giải quyết. 
+ Tạo không khí vui vẻ, khơi gợi hứng thú cho học sinh vào chủ đề học tập. 
b. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV nêu 2 câu hỏi sau đó cho vòng quay may mắn quay để chọn HS trả lời. 
Câu hỏi 1: Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp? 
Câu hỏi 2: Những dấu hiệu nào giúp em phân biệt các loại phân bón đó? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
- Hs hoạt động cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. 
Dự kiến câu trả lời của HS 
Câu hỏi 1: Đạm, lân, Kali, phân chuồng 
Câu hỏi 2: Dựa vào màu sắc, mùi của các loại phân bón. 
Bước 3. Báo cáo và thảo luận 
HS nào may mắn được vòng quay may mắn chỉ tên sẽ trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4. GV chốt vấn đề và dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức”
- Từ các câu trả lời của các em, chúng ta thấy trong thực tế có rất nhiều loại phân bón được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mỗi loại phân bón có những tính chất, đặc điểm và tác dụng không giống nhau nên biện pháp sử dụng chúng cũng sẽ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm, biện pháp sử dụng một số loại phân bón thông thường, chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần “Hình thành kiến thức”. 
2.3. KẾ HOẠCH BÀI DẠY SỐ 5 
Bài 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG (3 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực 
1.1. Năng lực công nghệ 
- Mô tả được các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến. 
- Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng 
- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính. 
1.2. Năng lực chung 
* Năng lực tự học và tự chủ: 
- HS tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
- HS giải quyết được các vấn đề, nhiệm vụ được đưa ra để hình thành kiến thức mới của bài học. 
* Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
- HS thực hiện thảo luận, trao đổi, báo cáo và hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. 
2. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Có ý thức tìm hiểu về phương pháp nhân giống cây trồng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng. 
- Trung thực: Rèn luyện tính trung thực trong quá trình học tập, thực hành và báo cáo kết quả thực hành. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tranh ảnh, video về các phương pháp nhân giống. 
- Máy tính, máy chiếu. 
- Tiết 3: Chuẩn bị bộ dụng cụ ghép cành (kéo, dao, dây buộc ) và cành cây. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Nghiên cứu trước các phương pháp nhân giống cây trồng, khuyến khích học sinh tìm kiếm tài liệu có liên quan đến nhân giống hữu tính, nhân giống vô tính. 
- HS chuẩn bị cây làm gốc ghép và cành để lấy mắt ghép 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Khởi đông (Mở đầu) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về giống cây trồng và nhân giống cây trồng, đồng thời kích thích học sinh mong muốn tìm hiểu các nội dung mới về nhân giống cây trồng. 
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
GV trình chiếu trên powerPoint slide các hộp quà, trong mỗi hộp quà chứa các phần thưởng bí mật khác nhau. Tương ứng với mỗi hộp quà sẽ là một câu hỏi được xuất hiện. 
Câu hỏi 1: Em hãy kể ra một số phương pháp tăng số lượng giống cây trồng từ một nguồn giống ban đầu? 
Câu hỏi 2: Trong các phương pháp nhân giống nói trên, theo em phương pháp nào là ưu việt nhất? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
- HS hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi 
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận 
Sau khi HS trả lời đúng câu hỏi, hộp quà sẽ mở ra và xuất hiện phần quà mà HS được nhận.
Bước 4. Đánh giá kết quả và dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức” 
Như vậy, có nhiều phương pháp để tăng số lượng cây giống từ một nguồn vật liệu ban đầu như: Giâm, chiết, ghép Mỗi phương pháp nhân giống đều có ưu, nhược điểm nhất định. Để thấy được ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp nhân giống đó, từ đó thấy được phương pháp nào ưu việt nhất, chúng ta cùng nhau nghiên cứu trong phần “Hình thành kiến thức” nhé! 
2.4. KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu 
1. Năng lực: 
* Năng lực công nghệ 
- Nhớ và nêu lại được những kiến thức cơ bản về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm để thiết kế, tham gia hợp sức cùng làm bài trên Quizizz 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thiết kế và trình bài thuyết trình thể hiện được tính sáng tạo, khoa học. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ được giao. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. 
- Có ý thức trong việc phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ cây trồng. 
- II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Phương tiện công nghệ thông tin: tivi, máy tính và đường truyền internet 
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Quizizz 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động) 
a) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại được một số nội dung trong tiết học một cách nhẹ nhàng, hứng thú, không căng thẳng, nhàm chán. 
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV phổ biết luật chơi, HS tham gia trò chơi bằng cách quan sát chọn ô chữ. Tương ứng với mỗi ô chữ là một câu hỏi, trả lời đúng hết các câu hỏi hàng ngang sẽ có một ô chữ hàng dọc. 
- GV trình chiếu ô chữ, GV yêu cầu các nhóm HS chọn câu hỏi và trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm (4 nhóm thi đua với nhau, nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất nhóm đó giành chiến thắng). 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 
Các nhóm chọn câu hỏi, thảo luận và trả lời câu hỏi theo thời gian quy định. 
Các câu hỏi: 
- Các câu hỏi hàng ngang: 
Câu hỏi 1 (Có 10 chữ cái): Sự thay đổi kích thước, thể tích của cơ thể cây trồng gọi là quá trình gì? 
Câu hỏi 2 (Có 6 chữ cái): Giai đoạn nào sâu hại cây trồng phá hại mạnh nhất? 
Câu hỏi 3 (Có 14 chữ cái): Giai đoạn cuối cùng trong vòng đời phát triển sâu hại là giai đoạn nào?
Câu hỏi 4 (Có 6 chữ cái): Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, biện pháp nào tiên tiến nhất? 
Câu hỏi 5 (Có 6 chữ cái): Vì sao chúng ta không nên lạm dụng biện pháp hóa học để trừ sâu bệnh? 
Câu hỏi 6 (Có 11 chữ cái): Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, biện pháp nào quan trọng nhất?
Bước 3: Báo cáo và thảo luận 
Nhóm được chọn đưa ra đáp án, các nhóm khác có ý kiến bổ sung hoặc thay thế. 
Bước 4: GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức” 
	Thông qua ô chữ này chúng ta thấy được về một số giai đoạn trong vòng đời của sâu hại cây trồng, một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Chúng ta sẽ tiếp tục hệ thống lại các kiến thức liên quan đến nội dung của chủ đề 5 qua phần “Hình thành kiến thức”
2.5. KẾ HOẠCH BÀI DẠY SỐ 7 
Chủ đề 7. TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO 
BÀI 20: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
I. MỤC TIÊU 
1. Về năng lực 
1.1. Năng lực công nghệ 
- Trình bày được những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao: Khái niệm, ưu điểm và hạn chế. - Mô tả được một số mô hình trồng trọt công nghệ cao. 
- Đề xuất được tiêu chí chính cho việc lựa chọn, sử dụng một số sản phẩm công nghệ ứng dụng trong trồng trọt công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất ở địa phương 
1.2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học và tự chủ: HS tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS giải quyết được các vấn đề, nhiệm vụ được giao 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS thực hiện thảo luận, trao đổi, báo cáo và hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. 
2. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập 
- Trách nhiệm: Nhận thức vai trò của ứng dụng công nghệ vào sản xuất trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cũng như chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK Công nghệ, tranh ảnh, vi deo, phiếu học tập, giấy A0, bút lông, nam châm, máy tính, máy chiếu. 
- Video về một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: https://youtu.be/caNpw4yT6ik 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) 
a. Mục tiêu: 
+ Tạo tình huống có vấn đề từ đó đề xuất được vấn đề cần giải quyết. 
+ Tạo không khí vui vẻ, khơi gợi hứng thú cho học sinh vào chủ đề học tập. 
b. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Xem đoạn video theo đường link sau: https://youtu.be/caNpw4yT6ik 
- Câu hỏi thảo luận nhóm: 
Câu hỏi 1: Video giới thiệu về những công nghệ nào được ứng dụng trong trồng trọt? 
Câu hỏi 2: Chỉ ra những ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao so với trồng trọt truyền thống? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV. 
Bước 3: Báo cáo và thảo luận 
HS hoạt động nhóm và báo cáo kết quả. Dự kiến kết quả thảo luận nhóm: 
1. Những công nghệ được ứng dụng trong trồng trọt gồm: Máy thu hoạch trái cây, máy làm đất, máy lên luống, máy gieo hạt 
2. Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao so với trồng trọt truyền thống: Tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao 
Bước 4: Nhận xét và kết luận 
	Sau khi HS trình bày kết quả, Gv nhận xét, đánh giá cho điểm các nhóm, GV giớ thiệu kết nối hoạt động “Hình thành kiến thức”: Như vậy, các em vừa được tiếp cận một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Ngoài những ứng dụng đó, có rất nhiều thành tựu khác cũng được ứng dụng. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài học hôm nay qua phần “Hình thành kiến thức”.
Phụ lục 3. ĐỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BÀI SỐ 2
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN

ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
MÔN CÔNG NGHỆ NN 10
Câu 1: Nhóm cây nào sau đây là cây hai lá mầm? 
A. Ngô, lúa, bưởi, cam, rau cải 	B. Khế, bưởi, ổi, lạc, rau dền 
C. Rua muống, lúa, khoai, ổi 	D. Ngô, khoai, xà lách, đu đủ. 
Câu 2: Các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu nóng là nhóm cây nào? 
A. Ôn đới. 	B. Nhiệt đới. 	C. Á nhiệt đới. 	D. Hàn đới. 
Câu 3: Cho các cây trồng sau, dãy nào gồm tất cả các cây thuộc nhóm cây ăn quả? 
A. vải, ổi, cà chua, mít, bưởi. 	B. vải, ổi, nhãn, cà rốt, bơ. 
C. vải, đào, nhãn, mít, rau cải. 	D. vải, ổi, nhãn, mít, xoài. 
Câu 4: Theo chu kì sống, cây trồng được phân làm mấy loại? 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 5: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo chu kì sống? 
A. Nhóm cây hàng năm 	B. Nhóm cây ôn đới 
C. Nhóm cây một lá mầm 	D. Nhóm cây hai lá mầm 
Câu 6: Dựa vào đặc tính sinh vật học, không có cách phân loại cây trồng nào sau đây? 
A. Phân loại theo chu kì sống 	B. Phân loại theo khả năng hóa gỗ của thân 
C. Phân loại theo số lượng lá mầm 	D. Phân loại theo mục đích sử dụng 
Câu 7: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo nguồn gốc? 
A. Nhóm cây ôn đới 	B. Nhóm cây hàng năm
C. Nhóm cây thân thảo 	D. Nhóm cây một lá mầm 
Câu 8: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo chu kì sống? 
A. Nhóm cây ôn đới 	B. Nhóm cây hàng năm 
C. Nhóm cây thân thảo 	D. Nhóm cây một lá mầm 
Câu 9: Trong các cây trồng sau, đâu là cây lương thực? 
A. Đậu bắp 	B. Ngô 	C. Bưởi 	D. Rau cải 
Câu 10: Trong các cây trồng sau, đâu là cây dược liệu? 
A. Đậu bắp 	B. Quế 	C. Bưởi 	D. Rau cải 
Câu 11: Trong các cây trồng sau, đâu là cây cải tạo đất? 
A. Lúa 	B. Lạc 	C. Khoai 	D. Chè 
Câu 12: Trong các cây trồng sau, đâu là cây một lá mầm? 
A. Đậu bắp 	B. Ngô 	C. Cam 	D. Bắp cải 
Câu 13: Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì? 
A. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng trên đất và theo mùa vụ một cách hợp lí. 
B. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng mục đích sử dụng. 
C. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng loại đất quy định. 
D. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng theo thời gian hợp lí. 
Câu 14: Phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng có ý nghĩa gì? 
A. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng trên đất và theo mùa vụ một cách hợp lí. 
B. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng mục đích sử dụng. 
C. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng loại đất quy định. 
D. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng theo thời gian hợp lí. 
Câu 15: Phân loại cây trồng theo đặc tính sinh vật học có ý nghĩa gì?
A. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng trên đất và theo mùa vụ một cách hợp lí. 
B. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng mục đích sử dụng. 
C. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng đúng loại đất quy định. 
D. Giúp người trồng trọt xác định chu kì sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng theo thời gian hợp lí.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
B
B
D
B
A
D
A
B
B
B
B
B
A
B
D
Link đề đánh giá thường xuyên trên Azota: https://azota.vn/de-thi/dmr0si
(Hình ảnh chụp đề đánh giá thường xuyên trên Azota)
Phụ lục 4. HÌNH ẢNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI LỚP HỌC

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_nham_phat_trien_pham_chat_v.docx
  • pdfSKKN Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Công n.pdf