SKKN Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề Bảo quản, chế biến nông sản - Môn Công nghệ 10

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Chương trình GDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS trở thành người học tích cực, làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp thu được những xu hướnglớn về giáo dục công nghệ như: Mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông; một số mô hình giáo dục kỹ thuật như mô hình định hướng thủ công; mô hình định hướng thiết kế; mô hình công nghệ đại cương…; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tiếp cận giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc thúc đẩy giáo dục STEM là một phương thức giáo dục để chuyển tải chương trình giáo dục, giúp cho người học có thể tự chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. STEM trong các nhà trường là phương thức giáo dục giúp chuyển tải chương trình phổ thông quốc gia một cách tích cực hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS trong giai đoạn hiện nay.Đây là cơ sở để xác định môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học, trung học; định hướng GD STEM – lĩnh vực rất được quan tâm trong Chương trình GDPT mới. Trong khi đó những kiến thức về STEM còn khá mới đối với nhiều giáo viên THPT nên việc đưa vào trường học hình thứcgiáo dục này còn khá nhiều bỡ ngỡ lúng túng.

docx 47 trang Hà Thanh 29/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề Bảo quản, chế biến nông sản - Môn Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề Bảo quản, chế biến nông sản - Môn Công nghệ 10

SKKN Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề Bảo quản, chế biến nông sản - Môn Công nghệ 10
p học STEM này học sinh chủ động tích cực trong học tập, để mỗi giờ học môn Công nghệ không còn lý thuyết, không còn khô khan, đơn điệu nữa và quan trọng hơn cả là rèn cho học sinh các kĩ năng ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Về mặt định lượng:
Để định lượng kết quả học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập chúng tôi luôn theo sát sự tiến bộ của từng em, cũng như chú trọng đánh giá kết quả mỗi bài kiểm tra để đánh giá một cách chính xác nhất có thể.
Cuối năm học 2020- 2021 sau khi dạy thực nghiệm thí điểm phương pháp dạy học STEM chúng tôi đã khảo sát 300 học sinh lúc đầu và kết quả như sau:
Câu
Nội dung
Trước thực nghiệm
Sau thực n ghiệm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Sự hứng thú học bộ môn Công nghệ ở các em thuộc mức nào?





Rất thích
15
5
80
26, 7
Thích
20
6, 7
123
41
Bình thường
82
27, 3
55
18, 3
Không thích
183
61
42
14
2
Em thích học môn Công nghệ là vì:





Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, nhẹ nhàng, dễ hiểu
81
27
74
24, 7
Kiến thức dễ nắm bắt
113
37, 7
46
15, 3
Kiến thức gắn với thực tế nhiều
106
35, 3
180
60
3
Trong giờ học môn Công nghệ em thích được học như thế nào?





Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến và làm việc
85
28, 3
83
27, 7
Nghe giảng và ghi chép thụ động
149
49, 7
55
18, 3
Được làm thực hành vận dụng vào thực tiễn đời sống
66
22
162
54
4
Nội dung dạy học





Không cần thực hành nhiều
90
30
40
13, 3
Tăng cường học lí thuyết
70
23, 3
56
18, 7
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, tăng cường các tiết dạy thực hành, trải nghiệm
140
46, 7
204
68

Phân tích kết quả khảo sát như sau:
1. Sự hứng thú học bộ môn Công nghệ ở các em thuộc mức nào?
2019-2020
2020-2021
Tỉ lệ%
Tỉ lệ %
Rất thích
5%
26, 7%
Thích
6, 7%
41%
Bình thường
27, 3%
18, 3%
Không thích
61%
14%

Biểu đồ 1: Sự hứng thú học môn Công nghệ của các em thuộc mức nào?
Qua khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu thích môn Công nghệ đã tăng lên, từ 6, 7 % năm học 2019- 2020 lên 41% năm học 2020- 2021, còn học sinh không thích học và bình thường giảm 61% xuống còn 14%.
2. Em thích học môn Công nghệ là vì:
2019-2020
2020-2021
Tỉ lệ%
Tỉ lệ %
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, nhẹ nhàng, dễ hiểu
27 %
24, 7%
Kiến thức dễ nắm bắt
37, 7%
15, 3%
Kiến thức gắn với thực tế nhiều
35, 3%
60%

Biểu đồ 2: Em thích học môn Công nghệ là bởi vì:
Qua thực nghiệm cho thấy khi sử dụng phương pháp dạy học STEM với bộ môn Công nghệ các em thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng kiến thức môn Công nghệ vào thực tiễn nhiều hơn từ 35,3% lên 60%, cùng với vai trò của người giáo viên giúp bài giảng dễ hiểu, bớt nhàm chán, khô khan không còn có suy nghĩ là môn phụ không quan trọng đối với học sinh.
3.Trong giờ học môn Công nghệ em thích được học như thế nào?
2019-2020
2020-2021
Tỉ lệ%
Tỉ lệ %
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến và làm việc
28, 3%
27, 7%
Nghe giảng và ghi chép thụ động
49, 7%
18, 3%
Được làm thực hành vận dụng vào thực tiễn đời sống
22%
54%

Biểu đồ 3: Trong giờ học môn Công nghệ em thích được học như thế nào?
60.0%
49.7%
54.0%
50.0%
40.0%
28.3%
27.7%
30.0%
18.3%
22.0%
20.0%
2019-2020
2020-2021
10.0%
0.0%
Tập trung nghe giảng,	Nghe giảng và ghi	Được làm thực
phát biểu ý kiến, làm	chép thụ động	hành, vận dụng vào
việc	thực tiễn đời sống
Từ số liệu thống kê trên cho thấy nguyện vọng của đa số học sinh đều rất muốn được học tập bộ môn Công nghệ theo hướng thực hành, trải nghiệm nhiều hơn( từ 22% lên 54%) thay vì sử dụng phương pháp dạy học truyền thống giảm từ 49, 7% xuống còn 18, 3%.
4. Nội dung dạy học
2019-2020
2020-2021
Tỉ lệ%
Tỉ lệ %
Không cần thực hành nhiều
30%
13, 3%
Tăng cường học lí thuyết
23, 3%
18, 7%
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, tăng cường các tiết dạy thực hành, trải nghiệm
46, 7%
68%
68.0%
70.0%
60.0%
46.7%
50.0%
40.0%
30.0%
30.0%
23.3%
18.7%
20.0%
13.3%
2019-2020
2020-2021
10.0%
0.0%
Không cần thực hành	Tăng cường học lý	Giảm tải lý thuyết,
nhiều	thuyết	vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
đời sống, tăng cường các tiết dạy thực hành trãi nghiệm
Biều đồ 4: Nội dung dạy học
Từ số liệu thống kê trên cho thấy rằng tỉ lệ các em học sinh có mong muốn giảm tải kiến thức lí thuyết và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua các tiết thực hành, trải nghiệm sáng tạo ở bộ môn Công nghệ tăng lên từ 46, 7% lên 68%.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy việc lựa chọn phương pháp dạy học STEM vào bộ môn Công nghệ đã cho kết quả khả quan. Đa số các em học sinh đều yêu thích môn học hơn, các em cảm thấy môn học Công nghệ không còn nhàm chán, đơn điệu, không còn cảm thấy đây không phải là môn học không quan trọng mà thực tế cho thấy môn học này được vận dụng vào thực tiễn góp phần hình thành kĩ năng sống cho học sinh.
Từ sau năm học 2020- 2021 đến năm học 2021- 2022 bản thân tôi đã áp dụng phương pháp dạy học STEM tại trường THPT Lê Lợi đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
I. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1.Tính mới
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng vào thực tiễn.STEM là mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thực tiễn.Qua đó vừa giúp học sinh vừa học kiến thức vừa vận dụng kiến thức đó vào thực tế.
Qua thực nghiệm, học sinh nắm được nội dung kiến thức trong các bài học của môn Sinh học, Hóa học và Công nghệ, Toán học.
Sáng kiến là cơ sở đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, chủ động trong nội dung dạy học, đáp ứng được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
2. Tính khoa học
Đề tài đã trình bày đầy đủ rõ ràng về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề đã nêu trong đề tài.
Đề tài đã làm rõ các bước tiến hành trong sáng kiến.Các dẫn chứng, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của đề tài.
3. Tính ứng dụng thực tiễn
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT nói chung và môn Công nghệ nói riêng.
Sáng kiến cũng góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển năng lực học sinh.
Sáng kiến khắc phục được hiện tượng ỷ lại của một số cá nhân khi làm việc nhóm, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong một nhóm từ đó phát huy năng lực hợp tác. Qua quá trình thực hiện dự án học sinh còn phát huy được năng lực đánh giá và năng lực giải quyết vấn đề - năng lực quan trọng để phát triển ở thế kỉ 21.
Sáng kiến cũng cho thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học và giữa các môn học với ứng dụng cuộc sống.
Sáng kiến còn khắc phục hiện tượng học tập thụ động, nhàm chán ở các môn học, đưa ra một phương pháp dạy học tích cực mới – học qua thực hành.
Qua tìm hiểu thực tiễn, học sinh thấy được tác hại của rác thải đối với ô nhiễm môi trường. Từ đó khơi gợi học sinh trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống và tìm ra biện pháp bảo vệ môi trường.
Sáng kiến không chỉ được áp dụng trong trường học mà còn được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.
4. Tính hiệu quả
Đa số HS hào hứng học tập, tích cực chủ động và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống của dự án. Qua dự án, các kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện của học sinh được nâng cao. HS tự tin trình bày ý tưởng của mình, luôn có những ý tưởng mới trong học tập và tích cực tham gia các cuộc thi do trường, Sở giáo dục và đào tạo phát động.HS hiểu bài, nắm chắc kiến thức và có đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
II. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng học sinh THPT, , nhữngngười dân có thể áp dụng quy trình thiết kế thùng ủ rác hữu cơ cho gia đình, kinh nghiệm làm sữa chua, muối chua rau củ..
Sáng kiến còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy học các môn: Sinh học, Hóa học, Vật lí, Toán học và Công nghệ trong công tác dạy học tích hợp theo dự án và theo định hướng STEM.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đề xuất liên quan đến việc xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học theo giáo dục STEM đối với môn Công nghệ hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, yêu cầu liên quan đến đặc điểm tâm – sinh lí của người học. Trong đó dạy học theo định hướng STEM là một trong những hình thức dạy học phát huy được tối đa năng lực cần có của người học trong thế kỉ 21. Học sinh được học thông qua thực hành trải nghiệm nên tăng cường tính tự học, nâng cao ý thức trách nhiệm và đặc biệt là phát huy sự sáng tạo. Học sinh được học trong những giờ học thực sự có ý nghĩa thay cho thụ động lắng nghe, ghi chép, truyền thụ một chiều, mang tính áp đặt như trước đây. Dạy học STEM là hình thức dạy học mới, phù hợp với quá trình đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS hiện nay đặc biệt là đối với bộ môn Công nghệ thuộc môn khoa học thực nghiệm.
2. Đề xuất đối với việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM tại các trường THPT hiện nay.
Trên đây là đề tài: “Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề : Bảo quản, chế biến nông sản” mà tôi đã áp dụng khá thành công khi dạy vào tiết thực hành và đem lại hiệu quả khá tốt. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, GV có thể xây dựng các dự án dạy học theo định hướng STEM trong dạy học Lí, Hóa, Sinh, Công nghệ.
Cần có các buổi tập huấn riêng về xây dựng chủ đề dạy học STEM cũng như việc dạy mẫu một số chủ đề cho giáo viên được dự giờ, học hỏi.
Xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ ở tất cả các trường học, có kiểm tra, đánh giá.
Đối với nhà trường:
Bổ sung thêm các cơ sở vật chất cần thiết cho việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng kiến thức giáo dục STEM cho giáo viên, quan tâm đến giáo dục trải nghiệm sáng tạo.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và giáo dục, tạo cơ hội tối đa để học sinh được trải nghiệm và sáng tạo.
Đối với giáo viên cần chủ động trong môn học của mình, tích hợp các nội dung với các môn học khác và với kiến thức thực tế để xây dựng và tổ chức các chủ đề STEM đa dạng hơn.
Trên cơ sở đã tổ chức dạy học dự án thành công, tôi rất mong muốn lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để chúng tôi tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng STEM đạt hiệu quả cao.
Do thời gian có hạn nên chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để đề tài trên được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên thực hiện
Võ Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Công nghệ 10, NXB Giáo dục
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Công nghệ 10, NXB Giáo dục
3. Tài liệu giáo dục STEM: Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên xây dựng chủ đề STEM trong giáo dục trung học năm 2019.
4. Các văn bản liên quan (có trong cơ sở lí luận). 
5.Tìm kiếm thông tin trên trang Goolge.
PHẦN 4: PHỤ LỤC.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
Nhóm số :.
Họ và tên giáo viên giảng dạy: Võ Thị Hà 
Tổ chuyên môn: Tổ Khoa học tự nhiên
Chủ đề: BẢO QUÁN, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT
Họ và tên
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Trưởng nhóm
Quản lý nhóm, điều hành nhóm, đại diện nhóm trình bày trên PHT

2
Thư ký
Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm

3
Thành viên
Phô tô hồ sơ, tài liệu học tập

4
Thành viên
Chụp ảnh, quay video minh chứng của nhóm

5
Thành viên
Mua nguyên liệu

6
Thành viên
Tìm hiểu các kiến thức liên quan


Lưu ý: Các nhiệm vụ được dự kiến trên có thể được thay đổi trong quá trình nhóm triển khai thực hiện
CÁC MẪU PHIẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 DÀNH CHO NHÓM 1
Nhiệm vụ: chế biến một số món ăn từ nông sản
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Nêu một số món ăn được chế biến từ nông sản đặc trưng ở địa phương em?

Những nguyên liệu thường được sử dụng để chế biến món ăn đó?

Các bước tiến hành thực hiện chế biến món ăn đó?

Chế độ dinh dưỡng của món ăn?

Trong quá trình chế biến món ăn đó có gặp khó khăn gì không?

Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng vào thực tiễn đời sống?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 DÀNH CHO NHÓM 2
Nhiệm vụ: Chế biến xi rô từ quả (dâu, ổi, táo, nho)
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Những nguyên liệu thường được sử dụng để làm xi rô?

Các bước tiến hành thực hiện chế biến xi rô từ quả?

Vai trò của xi rô đối với sức khỏe con người?

Trong quá trình chế biến xi rô đó có những khó khăn gì phát sinh?

Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng vào thực tiễn đời sống?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 DÀNH CHO NHÓM 1
Nhiệm vụ: chế biến một số món ăn từ nông sản
1.Nêu một số phương pháp bảo quản, chế biến từ gạo, rau, hoa quả tươi?
.
2. Nêu một số phương pháp chế biến các món ăn nông sản ở địa phương em thường áp dụng?
3. Nêu một số món ăn truyền thống chế biến từ gạo ở địa phương em?
.
4. Để chế biến thành công một món ăn chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào trong quá trình xử lý?
.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 DÀNH CHO NHÓM 2
Nhiệm vụ: chế biến xi rô từ quả
1. Nêu một số phương pháp chế biến xi rô từ quả mà em biết?
.
2. Nêu các bước cơ bản trong quy trình chế biến xi rô từ quả?
.
3. Để chế biến xi rô thành công chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào trong quá trình xử lý?
.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa

Quy trình

1
Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình chế biến thức ăn, xi rô
10
2
Mô tả rõ các bước/thao tác thực hiện ở các bước
20
3
Nêu rõ các nguyên liệu, các tỉ lệ nguyên liệu để tạo ra sản phẩm
20

Sản phẩm (món ăn/thức uông)

4
Mùi vị của món ăn/mùi thơm của sản phẩm xi rô
20
5
Màu sắc/hình thức
20
6
Chi phí thực hiện mô hình ít và đảm bảo vệ sinh
10

Tổng điểm
100

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1
Trình bày được quy trình chế biến thức ăn (thức uống) bổ dưỡng và mô hình sản phẩm rõ ràng, có cơ sở khoa học
3

2
Nêu và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật chế biến thức ăn (làm xi rô)
3

3
Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 
2

4
Hiệu quả làm việc của nhóm
2


Tổng điểm
10


MINH CHỨNG CỦA CÁC NHÓM HỌC SINH THỰC HIỆN
Một số sản phẩm chế biến thức ăn của nhóm 1 lớp 10a1 từ nguyên liệu là nếp
Nhóm 1 lớp 10A2 đang thực hiện chế biến sản phẩm chế biến
Sản phẩm của nhóm 05 và nhóm 06 lớp 10A3
Sản phẩm của nhóm 03 lớp 10A4
Sản phẩm của nhóm 06 lớp 10 A5
Sản phẩm của nhóm 05 lớp 10A6
Quy trình các bước làm xi rô dâu của nhóm 1- Lớp 10A6 
Quy trình làm xi rô dâu của nhóm 1 lớp 10A6
- Bước 1: Dâu mua về nhặt bỏ những quả bị giập, úng, bị sâu ăn, cho dâu vào rổ và rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy cho sạch bụi bẩn. Để dâu cho ráo nước rồi rải đều ra khay cho dâu nhanh khô.
- Bước 2: Hũ thủ tinh và nắp rửa sạch, trụng nước sôi, dùng khăn sạch lau cho thật khô.
- Bước 3: Khi dâu đã khô, bạn cho dâu vào hũ thủy tinh. Lần lượt một lớp dâu, một lớp đường. 
- Bước 5: Trong khi chờ nồi siro dâu nguội, bạn trụng rây qua nước sôi rồi dùng khăn sạch lau cho thật khô.
- Bước 6: Khi nồi siro dâu đã nguội, bạn dùng rây lọc lấy phần siro dâu. Rót siro vào chai để bảo quản.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_day_hoc_stem_trong_chu_de_bao_quan_che_bien_no.docx
  • pdfSKKN Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề Bảo quản, chế biến nông sản - Môn Công nghệ 10.pdf